Cách trị hăm cho bé trai không khác biệt nhiều so với bé gái. Trong trường hợp bé bị hăm tã nhẹ (cấp độ 1, 2, 3), mẹ chỉ cần chăm sóc tại nhà là bé có thể khỏi sau 3 – 5 ngày. Nếu bé bị hăm nặng hơn (cấp độ 4, 5), mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được kê thuốc phù hợp. Cụ thể thế nào, mẹ đọc tư vấn của chuyên gia trong bài viết dưới đây để hiểu rõ nhé!
Xem thêm:
1. Nguyên nhân bé trai bị hăm tã
Trước khi tìm hiểu về cách trị hăm tã cho bé trai, mẹ cần hiểu tại sao con bị hăm để biết cách chăm sóc phù hợp. Theo chuyên gia, bé trai có thể bị hăm vì:
- Đặc điểm cấu tạo vùng kín: Bộ phận sinh dục của bé trai có cấu tạo nhiều khe và nếp gấp hơn bé gái nên khiến cho các chất bẩn đọng lại, khó làm sạch. Nếu không được vệ sinh đúng cách thường xuyên, khu vực mặc tã của bé trai sẽ trở thành môi trường sống lý tưởng của vi khuẩn dẫn đến hăm.
- Bỉm tã không được thay kịp thời: Trẻ nhỏ thường đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, nếu bé mặc tã, bỉm sau khoảng 4 giờ mà không được thay ra, vùng mặc bỉm sẽ trở nên rất ẩm ướt, làm cho vi khuẩn gây hăm sinh sôi nhanh chóng.
- Bé trai có cơ địa dị ứng: Trẻ có cơ địa dị ứng (hen suyễn, viêm da cơ địa,…) rất dễ bị hăm tã, đặc biệt khi thay đổi thời tiết, sử dụng tã bỉm có chất lưu hương hóa học, sữa có tắm có xà phòng,…
- Sử dụng tã bỉm có chất liệu thô ráp: Bỉm cứng, thô gây cọ xát, dễ làm tổn thương, kích ứng vùng da tã lót trong quá trình bé vận động.
2. Dấu hiệu khi hăm tã ở bé trai
Dấu hiệu để mẹ nhận biết bé trai bị hăm tã có thể kể đến như:
- Xuất hiện vết đỏ ở vùng kín: Các phần da tiếp xúc với bỉm như mông, bẹn, bộ phận sinh dục,… xuất hiện các vết ửng hồng, mẩn đỏ. Ban đầu chúng phân bố lẻ tẻ và có diện tích nhỏ, sau khoảng 2 – 3 ngày sẽ lan rộng và đậm màu hơn làm đỏ ửng mảng lớn da xung quanh bẹn, khe hậu môn.
- Nổi nhiều mụn nhỏ li ti: Xuất hiện rải rác mẩn đỏ li ti như mụn nước, kích thước khoảng 0.5 -1 mm.
- Vùng da hăm có thể ẩm ướt: Hăm tã giai đoạn nặng sẽ bị ẩm ướt, lở loét.
- Bé hay bị ngứa ngáy, cáu gắt: Vết hăm gây ngứa, đau nên bé có thói quen gãi vùng kín. Khi mẹ thay tã, hoặc sờ vào bé sẽ khóc do bị đau.
3. Cách trị hăm tã an toàn cho bé trai
Mẹ nghe nói có rất nhiều cách trị hăm tã cho bé trai nhưng không biết thực hư ra sao và áp dụng như nào mới phù hợp với con yêu. Đừng quá lo lắng, các chuyên gia đã giúp mẹ tổng hợp tất tần tật các phương pháp ở phần dưới đây.
3.1. Vệ sinh vùng kín bé trai sạch sẽ
Cấu tạo vùng kín của bé trai có nhiều khe và nếp gấp khiến cho chất bẩn, mồ hôi, chất thải dễ dàng bám lại trên da, khiến vi khuẩn dễ phát triển gây viêm nhiễm. Vệ sinh vùng kín cho bé thường xuyên giúp loại bỏ nơi trú ngụ của vi sinh vật, cho “chỗ đó” của bé luôn thoáng mát, sạch sẽ, đẩy lùi nhanh chóng tình trạng hăm tã.
Khi tắm rửa cho bé hàng ngày, mẹ cần vệ sinh kỹ hậu môn, chà nhẹ các khe háng và vùng dưới bìu cẩn thận, tránh cọ xát mạnh vì dễ làm tổn thương các vết hăm.
Lưu ý cho mẹ: Làn da của bé khi bị hăm tã rất nhạy cảm nên việc lựa chọn ra loại nước tắm phù hợp vô cùng quan trọng. “Bí kíp” sau đây sẽ giúp mẹ chọn ra loại nước tắm giúp trị hăm hiệu quả và còn an toàn cho con:
- Không sử dụng sữa tắm có chất tạo mùi, tạo bọt hóa học: Vì các chất này thể gây kích ứng cho bé, làm hăm tã càng nặng thêm.
- Ưu tiên sử dụng sản phẩm chiết xuất thảo dược tự nhiên: Dòng sản phẩm nước tắm thảo dược giúp làm sạch dịu nhẹ, cung cấp thêm vitamin, kháng sinh và nhiều loại dưỡng chất khác. Mẹ dùng để tắm cho bé giúp vùng kín sạch sẽ hơn, bảo vệ và hỗ trợ mau lành vết hăm tã.
Nước tắm Dr.Papie có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, không chứa xà phòng và chất tạo bọt nên rất an toàn và tránh gây kích ứng cho bé yêu. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn giàu vitamin và kháng sinh tự nhiên giúp nâng cao sức đề kháng, dưỡng ẩm, ngăn ngừa vi khuẩn, vi nấm tấn công khi bé bị hăm tã.
3.2. Sử dụng các loại kem trị hăm
Kem trị hăm có tác dụng làm dịu nhẹ, củng cố lớp bảo vệ tự nhiên, giảm các vết tấy đỏ, viêm nhiễm giúp làn da bé trai nhanh chóng phục hồi và mịn màng trở lại. Dưới đây là một số loại kem trị hăm được nhiều mẹ lựa chọn:
- Bepanthen: Kem Bepanthen được sản xuất tại Đức với thành phần chính là Dexpanthenol, Lanolin (mỡ cừu), sáp ong. Nó có tác dụng tăng độ ẩm cho da, tái tạo, làm da mềm hơn và cải thiện tình trạng hăm hiệu quả cho bé trai.
- Sanosan: Kem trị hăm Sanosan đến từ Đức với thành phần Dầu oliu, Allantoin, Protein từ sữa, Panthenol,… Khi bôi kem lên da tạo nên một lớp màng mỏng, lớp màng này có vai trò cung cấp dưỡng chất và bảo vệ khu vực bị viêm khỏi các tác nhân gây hại, giúp trị chứng hăm tã cho bé trai.
- Biolane: Kem chống hăm Biolane được sản xuất tại Pháp với thành phần chính là Panthenol, Vitamin E, Kẽm oxyd và dầu hạnh nhân. Nó có khả năng tăng cường tái tạo, phục hồi làn da ở khu vực bị hăm đồng thời xoa dịu tình trạng tấy đỏ, ngứa ngáy cho bé.
- Sudocrem: Sudocrem được sản xuất tại Anh có tác dụng làm dịu nhẹ, phục hồi và sát khuẩn các tổn thương trên da bé. Thuốc chứa thành phần chính là Kẽm oxyd, Lanolin (mỡ cừu) rất lành tính và an toàn nên mẹ yên tâm khi dùng để trị hăm tã cho bé trai.
- Mustela: Kem Mustela là trợ thủ trị hăm đắc lực đến từ Pháp. Với thành phần dầu quả bơ, dầu hướng dương, Caprylic Triglyceride,… kem có tác dụng xoa dịu vùng da bị kích ứng, cân bằng độ ẩm và xây dựng hàng rào bảo vệ da bé.
Cách trị hăm tã cho bé trai bằng kem trị hăm:
- Bước 1: Mẹ rửa tay sạch sẽ bằng các dung dịch sát khuẩn.
- Bước 2: Rửa sạch vùng da mặc tã của bé bằng nước ấm, lau khô.
- Bước 3: Lấy lượng kem vừa đủ thoa đều lên chỗ bị hăm.
3.3. Trị hăm cho bé trai bằng thảo dược dân gian
Cha ông ta từ lâu đã biết cách tận dụng những loại thảo dược trong tự nhiên để trị hăm tã cho bé trai. Phương pháp này không những hiệu quả mà còn lành tính, không gây tác dụng phụ nếu được mẹ áp dụng đúng cách. Một số loại thảo dược Dr.Papie khuyên mẹ sử dụng gồm:
3.3.1. Lô hội
Lô hội (hay nha đam) chứa nhiều chất nhầy, vitamin E và các chất chống oxy hóa, có tác dụng làm dịu nhẹ và phục hồi da bị tổn thương nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp bảo vệ làn da bé khi bị hăm tã. Mẹ sử dụng bằng cách gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, lấy phần gel trong suốt bên trong lá lô hội để thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm .
3.3.2. Tràm trà
Hợp chất α-terpineol trong tinh dầu tràm có khả năng kháng khuẩn, chống viêm vô cùng hiệu quả. Chính vì thế trong dân gian tràm trà hay được sử dụng cho bé trai bị hăm tã. Mẹ pha tinh dầu với dầu nền theo tỉ lệ 1:1 rồi bôi một lớp mỏng hỗn hợp lên vùng da bị hăm giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm của con.
3.3.3. Dầu dừa
Dầu dừa là nguyên liệu rất quen thuộc với mẹ trong việc dưỡng ẩm và bảo vệ làn da nhờ chứa vitamin E và lượng acid béo dồi dào. Không những thế nó còn rất hiệu quả khi sử dụng để trị hăm tã cho bé yêu nhờ khả năng chống viêm và ngăn chặn vi khuẩn gây hăm. Mẹ sử dụng bằng cách lấy khoảng 2-3 ml dầu dừa để bôi trực tiếp lên chỗ bị hăm của bé.
3.3.4. Lá trà shan tuyết
Trà Shan tuyết là loại thảo dược vô cùng “đa năng” nhờ chứa chất chống oxy hóa EGCG, tanin cùng nhiều kháng sinh thực vật. Các chất này có tác dụng bảo vệ làn da bé, thúc đẩy quá trình phục hồi và ức chế vi khuẩn gây hăm phát triển.
3.3.5. Mướp đắng
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, mướp đắng (hay khổ qua) chứa nhiều vitamin có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự nhân lên của vi khuẩn gây viêm nhiễm, hăm tã. Đồng thời chúng có tác dụng giảm ngứa, làm mát giúp vết hăm dịu nhẹ, giảm cảm giác khó chịu hơn.
3.3.6. Lá khế
heo Y học cổ truyền, lá khế chứa nhiều Flavonoid, Acid oxalic, viatmin B, C có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng tấy,… Mẹ sử dụng nước giã lá khế lau lên vùng bị hăm giúp bé khỏi nhanh chóng.
2.3.7. Cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu có chứa tanin, có công dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, ức chế sự nhân lên của vi khuẩn. Chữa hăm tã bằng cỏ mần trầu là phương pháp hiệu quả, làm giảm sự lây lan của bệnh.
3.3.8 Lá kinh giới
Lá kinh giới chứa hơn 1,8% tinh dầu với tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm ngứa, làm sạch và xoa dịu vùng da tổn thương do hăm. Ngoài ra, dược liệu này còn giàu vitamin nuôi dưỡng, tăng cường đề kháng cho bé nhanh khỏi hăm tã hơn.
3.3.9 Cây sài đất
Lá sài đất với các thành phần như flavonoid, tanin, saponin,… có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, làm mát da và giảm tình trạng ngứa ngáy cho trẻ khi bị hăm tã.
Cách tắm trị hăm cho bé trai bằng thảo dược: Mẹ chuẩn bị nguyên liệu và tắm cho bé theo các bước sau đây:
- Bước 1 – Chuẩn bị nước tắm:
- Lấy lượng thảo dược vừa đủ ngâm trong nước muối khoảng 5 – 10 phút, rửa sạch để ráo nước.
- Đun sôi khoảng 2 lít nước, cho thảo dược vào đun tiếp trong 5 – 7 phút.
- Lọc lấy phần nước (bỏ lá), để nguội đến khoảng 35 – 38 độ C.
- Bước 2 – Tắm bé: Mẹ rửa và mát xa nhẹ nhàng vùng da bị hăm cho bé bằng nước lá vừa chuẩn bị. Sau đó mẹ tráng lại bằng nước thường, lau khô.
4. Lưu ý khi trị hăm tã cho bé trai
Trị hăm tã cho bé trai để giúp con nhanh khỏi là mong muốn của tất cả mẹ bỉm sữa. Phần dưới đây sẽ mách mẹ một số mẹo giúp chăm sóc cho con thật hiệu quả, hãy tham khảo nhé!
- Chọn bỉm rộng hơn một chút so với trẻ: Bé trai có bộ phận sinh dục chiếm diện tích lớn hơn bé gái và sẽ căng lên khi sắp đi vệ sinh. Bởi vậy mẹ nên lựa chọn loại bỉm có kích thước rộng hơn khoảng 1 đốt ngón tay so với bé để tránh cọ xát vào bề mặt bỉm, giảm tình trạng kích ứng gây hăm.
- Lau khô vùng kín sau khi tắm và đi vệ sinh: Mẹ nên sử dụng khăn mềm để lau khô vùng da mặc tã để luôn khô ráo và thoáng mát, tránh tình trạng ẩm ướt khiến vi khuẩn gây hăm phát triển.
- Lau rửa nhẹ nhàng vùng da bị hăm: Khi rửa vùng kín cho con mẹ cần thao tác thật nhẹ nhàng, sử dụng các ngón tay cọ rửa kỹ vùng bẹn, hậu môn, dưới bìu,… Tránh chà xát mạnh và sử dụng khăn có chất liệu thô ráp gây đau vết hăm.
- Không tự ý sử dụng phấn rôm: Phấn rôm thực chất là những hạt nhỏ li ti dễ làm bít tắc lỗ chân lông khiến hăm tã càng khó khỏi hơn.
5. Cách phòng ngừa hăm tã cho bé trai
Hăm tã là tình trạng dễ gặp ở trẻ em nên mẹ cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả để hạn chế nguy cơ bé trai nhà mình mắc phải như sau:
- Không sử dụng khăn ướt chứa thành phần gây hại: Mẹ nên sử dụng các loại khăn ướt chuyên dùng cho trẻ em, không chứa chất tạo mùi để tránh gây kích ứng vùng da mặc bỉm của bé.
- Thay tã thường xuyên: Như mẹ đã biết, thay tã thường xuyên giúp loại bỏ môi trường ẩm ướt và đầy chất bẩn ra khỏi vùng kín của bé, khiến vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập gây hăm. Bởi vậy mẹ nên mặc tã mới cho bé sau mỗi 3 – 4 giờ.
- Sử dụng bỉm tã chất lượng: Ưu tiên sử dụng loại bỉm được làm từ chất liệu mềm mại, không chứa chất tạo mùi, thấm hút tốt để da bé luôn khô ráo và không bị kích ứng.
- Giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát: Trong không khí luôn có nhiều vi khuẩn và bụi bẩn bay lơ lửng, chúng có thể bám vào da bé, kết hợp với độ ẩm của vùng kín gây hăm. Vậy nên mẹ cần vệ sinh nhà cửa 1 – 2 tuần/lần để giảm nguy cơ hăm tã cho con.
- Hạn chế đóng bỉm cho bé: Mỗi ngày mẹ nên để cho vùng kín của bé “tự do” trong vài giờ bởi mặc bỉm quá nhiều sẽ khiến con bị bí bách, không thoải mái, vùng kín khó thoát khí gây ẩm ướt, hăm tã.
- Mặc quần rộng rãi, thoáng khí: Cho bé sử dụng quần áo được làm từ chất liệu mát mẻ, thoáng khí, tránh bó sát gây bí bách, cọ xát vào da gây tổn thương.
6. Giải đáp thắc mắc khi bé trai hăm tã
Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều mẹ băn khoăn trong quá trình trị hăm tã cho bé trai. Mẹ đọc để hiểu rõ nhất về cách chăm sóc vùng da bị hăm của con nhé!
6.1. Bé trai hăm tã trong bao lâu thì khỏi?
Hăm tã có nhiều cấp độ, nếu mẹ phát hiện kịp thời và áp dụng phương pháp chăm sóc hợp lý, bé sẽ có thời gian khỏi khác nhau tùy cấp độ, cụ thể là:
- Bé bị hăm tã nhẹ: Khỏi sau khoảng 2 – 5 ngày. Giai đoạn này mẹ chỉ cần giữ cho vùng da mặc tã của bé luôn sạch sẽ và kết hợp sử dụng nước tắm trị hăm.
- Bé bị hăm tã nặng: Khỏi sau khoảng 2 tuần – 1 tháng. Khi tình trạng hăm nghiêm trong, xuất hiện các vết lở loét thì mẹ cần đến sự tư vấn của bác sĩ để có cách điều trị hiệu quả nhất cho con.
Mẹ xem thêm chi tiết: Hăm tã bao lâu thì khỏi?
6.2. Khi nào nên đưa bé đi gặp bác sĩ?
Để ngăn ngừa hăm tã trở nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào của việc nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ở vùng da bị hăm như sau:
- Xuất hiện mụn dạng đỏ tấy hoặc mụn nước ở vùng da bị hăm.
- Vùng tã lót sưng đỏ, nóng rát, ngứa ngáy khiến bé bị đau và khó chịu, quấy khóc.
- Các nốt mụn trên da có hiện tượng lở loét, mưng mủ, chảy nước.
- Trẻ sốt không rõ nguyên nhân.
Trị hăm tã cho bé trai không khó, bé sẽ khỏi hoàn toàn và không gặp biến chứng gì nguy hiểm nếu mẹ phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hoặc mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm nước tắm gội thảo dược Dr. Papie, mẹ vui lòng liên hệ ngay tới số hotline 0988.229.672 để được hỗ trợ sớm nhất.