Hăm bẹn ở trẻ sơ sinh có biểu hiện là các đám đỏ quanh bẹn, kéo dài xuống đùi, mông, khiến bé bị ngứa, quấy khóc. Nếu không được điều trị đúng cách, hăm bẹn sẽ tái phát nhiều lần và có thể để lại sẹo. Vậy nguyên nhân gây hăm bẹn là gì? Cách điều trị dứt điểm an toàn, hiệu quả hăm bẹn như thế nào? Mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
- Bé bị hăm cổ phải làm sao?
- Trị hăm cổ cho bé bằng dầu dừa làm thế nào cho đúng?
- Cách trị hăm háng cho bé nhanh khỏi
1. Dấu hiệu hăm bẹn ở trẻ sơ sinh
Vùng da bẹn của trẻ sơ sinh có cấu trúc nhiều nếp gấp nên dễ bị ứ đọng mồ hôi, nước tiểu tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, bẹn cũng là vị trí thường xuyên phải tiếp xúc với các enzym có trong phân, nước tiểu khiến da bị mẩn đỏ, ngứa ngáy và gây hăm bẹn.
1.1. Dấu hiệu chung
Bé bị hăm bẹn thường xuất hiện các dấu hiệu trên da dưới đây:
- Vùng da ở bẹn xuất hiện các mẩn đỏ hoặc mụn li ti, có màu sẫm, căng, bóng, sờ vào thấy ấm hơn các vùng da khác.
- Ở giai đoạn nặng sẽ xuất hiện mụn, vết loét, vết sưng chảy nước, có mủ.
- Bé quấy khóc, tỏ ra khó chịu đặc biệt khi mẹ thay tã hoặc vệ sinh vùng bẹn.
1.2. Dấu hiệu riêng
Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh, hăm bẹn ở trẻ sơ sinh có những biểu hiện khác nhau như:
- Hăm bẹn do nhiễm khuẩn: Nguyên nhân gây hăm bẹn là vi khuẩn phát triển quá mức dẫn đến nhiễm khuẩn da với các biểu hiện như: Vùng da bị hăm có màu vàng, có nước thậm chí có thể mưng mủ, xuất hiện các vết loét và đóng vảy như sáp ong.
- Hăm bẹn do nấm: Nguyên nhân gây hăm bẹn là do nấm phát triển quá mức dẫn đến nhiễm khuẩn da với các vết hăm đỏ tươi trên da, có thể kèm theo các mụn nhỏ màu đỏ.
2. Nguyên nhân gây hăm bẹn ở trẻ sơ sinh
Vùng bẹn là vị trí có nhiều nếp gấp, thường xuyên tiếp xúc với chất thải từ phân, nước tiểu và dễ bị bí bách do tã lót. Bởi vậy nếu mẹ không vệ sinh sạch sẽ, sử dụng tã bỉm không phù hợp sẽ dẫn đến hăm bẹn đó mẹ ạ.
2.1. Vệ sinh vùng bẹn không sạch sẽ
Vùng da bẹn ở trẻ sơ sinh có nhiều nếp gấp, nếu mẹ chỉ vệ sinh vùng bẹn cho bé bằng nước sẽ rất khó loại sạch hết cặn bẩn bám. Các chất bẩn ứ lại lâu ngày trên da tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm phát triển gây hăm khiến bé ngứa ngáy, khó chịu.
2.2. Do bé kích ứng với chất liệu bỉm/tã
Do vùng da bẹn của trẻ sơ sinh rất mỏng, chỉ bằng ⅔ người lớn và thường xuyên phải tiếp xúc với bề mặt bỉm tã nên rất dễ kích ứng với các chất hóa học có trong bỉm tã. Nếu bỉm được làm từ bông đã ngâm qua thuốc tẩy màu, chứa hương liệu tổng hợp sẽ rất dễ khiến bé bị kích ứng da.
Hơn nữa, các loại bỉm có nguyên liệu từ ni lông có khả năng gây hăm tã cao hơn do khả năng thấm hút kém khiến da bẹn bé tiếp xúc nhiều với chất thải. Lâu ngày vùng da bẹn của bé sẽ bị kích ứng gây ngứa, hình thành các đám hăm bẹn, thậm chí có thể bị mưng mủ do nhiễm trùng.
2.3. Do bố mẹ dùng bỉm sai cách cho bé
Một trong những nguyên nhân quan trọng gây hăm bẹn cho trẻ sơ sinh không thể không nhắc tới đó chính là sử dụng bỉm tã sai cách. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến mẹ hay gặp phải:
- Kích thước chật: Mẹ có thói quen chọn bỉm nhỏ hơn kích thước thực của bé khoảng 1 size vì lo lắng bé mặc bỉm rộng sẽ bị tụt, không thoải mái vận động. Tuy nhiên việc mặc bỉm chật khiến vùng da bẹn của bé đổ nhiều mồ hôi do bị bí, tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển. Hơn nữa khi mặc bỉm quá chật cũng gây cọ xát vào vùng da bẹn của bé khiến bé bị ngứa, khó chịu.
- Không thay tã thường xuyên: Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, mẹ nên thay bỉm cho bé khoảng 4h/lần hoặc ngay sau khi bé “ị” để hạn chế sự tiếp xúc của chất thải với da bé. Nhưng có thể do mẹ không để ý nên thường kéo dài thời gian mặc bỉm cho bé lên 5 – 6h/lần khiến chất thải, mồ hôi, vi khuẩn tích tụ trên bề mặt bỉm thấm ngược trở lại da bé và gây hăm.
- Không vệ sinh sạch, khô trước khi mặc bỉm: Do mẹ không vệ sinh sạch vùng bẹn của bé trước khi mặc bỉm khiến vi khuẩn vẫn bám trên bề mặt da. Khi mặc bỉm mới, do thông khí kém kết hợp với môi trường ẩm ướt sẵn trên da sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bám trên da phát triển gây hăm bẹn.
3. Cách chữa hăm bẹn cho trẻ sơ sinh an toàn
Hăm bẹn ở trẻ sơ sinh nếu được chăm sóc và chữa trị đúng cách, kịp thời bé sẽ khỏi sau khoảng 3 – 5 ngày. Phần dưới đây, chuyên gia mách mẹ 1 số cách dễ áp dụng, đảm bảo an toàn cho bé, mẹ theo dõi nhé!
3.1. Vệ sinh vùng da bẹn của bé hằng ngày bằng thảo dược
Vệ sinh vùng da bẹn của bé hằng ngày bằng thảo dược là một trong những biện pháp điều trị hăm hiệu quả được nhiều mẹ bỉm áp dụng tại nhà. Mẹ tham khảo ngay những lưu ý về 2 phương pháp trị hăm bằng thảo dược phổ biến hiện nay nhé!
3.1.1. Tắm/lau bằng nước lá dân gian
Trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền, nước lá thảo dược dân gian thường được sử dụng để điều trị hăm bẹn cho trẻ sơ sinh vì chúng có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa, sát khuẩn da hiệu quả. Một số loại lá phổ biến thường được dùng để điều trị hăm bẹn ở trẻ sơ sinh gồm có:
- Lá trầu không: Trầu không chứa tinh dầu eugenol và các “kháng sinh tự nhiên” như chavicol, chavibetol nên có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm, ngứa khi bé bị hăm bẹn. Mẹ đun sôi khoảng 2 lít nước, sau đó cho 10 – 15 lá trầu và đun sôi thêm trong vòng 3 phút, để nguội, chắt lấy nước cốt và lau vùng da bị hăm cho bé.
- Mướp đắng: Mướp đắng chứa nhiều catechin, acid gallic có tác dụng sát khuẩn, làm sạch da giúp giảm hăm bẹn hiệu quả. Mẹ đun sôi 2 lít nước, sau đó cho 1 quả mướp đắng thái nhỏ vào, đun tiếp 3 phút. Sau đó để nguội, lọc lấy nước cốt và lau vùng da bị hăm cho bé.
- Lá trà Shan tuyết: Lá trà Shan tuyết chứa lượng lớn tanin và chất chống oxy hóa nên có tác dụng loại bỏ vi khuẩn trên da, ngăn ngừa sự tiến triển của hăm. Mẹ đun sôi khoảng 2 lít nước, sau đó cho 10 – 15 lá trà đã rửa sạch vào, đun tiếp 3 phút, chắt lấy nước cốt và lau vùng da bị hăm cho bé.
- Lá sài đất: Trong lá sài đất có chứa lượng lớn chlorophyl và tanin, vừa có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch da, vừa có tác dụng làm dịu, giảm viêm ở vùng hăm bẹn. Mẹ đun sôi khoảng 2 lít nước, sau đó cho 200g lá sài đất đã rửa sạch vào, đun tiếp 3 phút. Để nguội, lọc lấy nước cốt và nhẹ nhàng lau vùng hăm bẹn cho bé.
- Lá kinh giới: Theo Đông Y, lá kinh giới có chứa lượng lớn tinh dầu và kháng sinh tự nhiên Flavonoid, có tác dụng diệt khuẩn tốt, giúp làm sạch da, giảm hăm bẹn. Khi nấu nước lá kinh giới, mẹ đun sôi 1 lít nước, cho lá kinh giới đã rửa sạch vào đun tiếp 3 phút. Để nguội, lọc lấy nước cốt và nhẹ nhàng lau vùng hăm bẹn cho bé.
Khi tắm cho bé bằng nước lá thảo dược, mẹ chú ý:
- Chọn lá tươi sạch, không bị sâu, nguồn gốc uy tín không chứa hoá chất bảo vệ thực vật.
- Không dùng nước đun lá tắm cho bé khi vùng hăm bẹn bị chảy máu, mưng mủ vì có thể gây nhiễm trùng.
Một số ưu nhược điểm của phương pháp trị hăm bằng nước lá thảo dược:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
3.1.2. Tắm/lau bằng nước tắm thảo dược chuyên dụng
Để khắc phục nhược điểm và phát huy tốt hơn ưu điểm từ các loại lá tắm truyền thống, hiện nay trên thị trường đã cho ra đời nhiều loại nước tắm thảo dược chuyên dụng trị hăm bẹn cho bé sơ sinh. Bản chất cũng là từ lá tắm, nhưng các sản phẩm nước tắm chuyên dụng lại an toàn, hiệu quả và tiện lợi hơn phương pháp nấu nước tắm truyền thống vì kết hợp từ nhiều loại thảo dược cùng phát huy tác dụng chữa hăm, quy trình sản xuất chuẩn chất lượng.
Nước tắm gội thảo dược Dr.Papie là sản phẩm uy tín do Sở Y Tế Hà Nội kiểm nghiệm, nhận được nhiều phản hồi tích cực của mẹ bỉm với những ưu điểm:
- Hiệu quả nhanh: Nước tắm Dr.Papie kết hợp 9 loại thảo dược chuyên trị hăm bẹn như trầu không, trà Shan tuyết, mướp đắng, cỏ mần trầu, kinh giới, tràm trà, sả chanh, diệp lục tố. Vì vậy, nước tắm Dr.Papie mang lại hiệu quả trị hăm bẹn nhanh chóng, rõ rệt hơn nhiều so với việc chỉ dùng một loại lá tắm.
- Tiết kiệm chi phí, tiện lợi: Nước tắm có kèm cốc đong, do đó mỗi lần sử dụng mẹ chỉ cần lấy đúng lượng nước tắm theo chỉ dẫn và pha loãng, không cần phải lích kích chuẩn bị lá như trước. Tính ra mẹ chỉ cần mất khoảng 5k/lần tắm bé nhưng lại vừa đảm bảo an toàn, con nhanh khỏi hăm bẹn mà mẹ lại không mất nhiều công sức.
- Có thể sử dụng hàng ngày để phòng ngừa hăm bẹn tái phát: Nước tắm Dr.Papie được sản xuất từ các loại thảo dược đạt chuẩn hữu cơ, ứng dụng bài thuốc Y Học Cổ Truyền kết hợp với quy trình hiện đại nghiêm ngặt. Sản phẩm đã được Sở Y Tế chứng nhận được sử dụng cho trẻ sơ sinh, vì vậy mẹ hoàn toàn có thể sử dụng hàng ngày để ngừa hăm bẹn tái phát cho bé.
Cách dùng nước tắm thảo dược trị hăm bẹn cho bé hoàn toàn đơn giản, mẹ chỉ cần thực hiện theo 3 bước sau:
- Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ với nước sát khuẩn trước khi pha nước tắm cho bé.
- Bước 2: Chuẩn bị một chậu nước ấm sạch để tắm cho bé.
- Bước 3: Lấy một lượng nước tắm theo hướng dẫn của nhà sản xuất, pha loãng vào chậu nước sạch vừa chuẩn bị.
Như vậy chỉ với 3 bước đơn giản là mẹ có thể bắt đầu tắm cho bé rồi.
3.2. Mặc bỉm/tã cho bé đúng cách
Mặc bỉm, tã sai cách là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến bé bị hăm bẹn. Do đó mẹ cần thay đổi thói quen, mặc bỉm tã đúng cách cho bé.
- Thay tã đúng giờ: Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo mẹ nên thay bỉm cho bé sau mỗi 3 – 4h/lần, ngay sau khi bé ị hoặc bỉm đầy để vùng bẹn của bé luôn sạch sẽ. Vì nếu mẹ để lâu sẽ khiến vùng hăm bẹn của bé tiếp xúc nhiều với vi khuẩn, các chất thải khiến da bẹn bị kích ứng nặng hơn, các mảng hăm ở bẹn có thể bị nhiễm trùng.
- Giảm bớt thời gian mặc bỉm: Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, mỗi ngày mẹ nên cho bé thoát ly bỉm khoảng 3 – 4h để da bé được “thở”, giảm đổ mồ hôi vì không bị bí bách do phải đóng bỉm cả ngày.
- Sử dụng bỉm/tã chất lượng, rõ nguồn gốc: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bỉm/tã nhái các thương hiệu nổi tiếng, chúng chủ yếu được sản xuất từ các loại bông, nilon không đảm bảo tiêu chuẩn, khiến vùng háng của bé bị kích ứng nặng khi mặc. Do đó, mẹ nên mua bỉm từ các siêu thị mẹ bé, đại lý uy tín để mua được bỉm chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn cho bé. Một số thương hiệu bỉm nổi tiếng được mẹ bỉm tin dùng như: Mamamy, Bobby, Huggies…
3.3. Dùng kem trị/chống hăm
Kem trị hăm tã được áp dụng đối với mọi trường hợp hăm bẹn dù nặng hay nhẹ. Kem trị hăm tã có thành phần chính là Kẽm oxit và các chất dưỡng da, có tác dụng:
- Tạo một lớp màng bảo vệ ở vùng bẹn, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, các enzym có trong nước tiểu.
- Dưỡng da, xoa dịu các mảng hăm, giúp vùng hăm ở bẹn mau lành.
- Giảm các triệu chứng viêm ở vị trí hăm: giảm ngứa, giảm đau, giảm đỏ,…
Một số loại kem trị hăm nổi bật trên thị trường được nhiều mẹ lựa chọn như: Kem trị hăm Sudocrem, Chicco,…Cách dùng các loại kem này cũng rất đơn giản, mẹ chỉ cần lấy một lượng kem vừa đủ, thoa nhẹ lên vùng hăm bẹn đến khi kem thấm vào da.
Lưu ý: Trước khi bôi kem cho bé mẹ nên vệ sinh vùng háng sạch sẽ, lau khô nước rồi mới tiến hành bôi kem để có hiệu quả tốt nhất nhé.
Một số ưu nhược điểm của phương pháp bôi kem trị hăm:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
3.4. Lưu ý chăm sóc đúng cách cho vùng bẹn bị hăm của bé
Ngoài các phương pháp trên, khi chăm sóc bé bị hăm bẹn, mẹ cần chú ý thay đổi một số thói quen sau để giúp bé nhanh khỏi hăm bẹn hơn:
- Mặc quần rộng làm từ chất vải mềm mại, không mặc quần quá chật: Để tránh quần cọ xát vào vết thương trên bẹn khiến bé bị đau, khó chịu.
- Không bôi phấn rôm lên vùng da bẹn khi bé bị hăm háng: Trong phấn rôm chứa rất nhiều thành phần bột không tan trong nước như Talc, Mg stearat,… gây bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng hăm chuyển nặng hơn.
- Không dùng sữa tắm/xà phòng tắm có chất tạo bọt, tạo mùi cho bé: Các sản phẩm sữa tắm, xà phòng hoá học chứa nhiều chất tẩy rửa, hương liệu tổng hợp có khả năng gây kích ứng da bé rất cao. Hơn nữa, những sản phẩm này cũng gây mất cân bằng pH trên da bé, khiến da bé quá khô và tăng nhạy cảm hơn.
- Không tự ý dùng thuốc bôi lên vùng bẹn cho bé, nên tham khảo ý kiến bác sĩ: Việc tự ý bôi các loại thuốc chống viêm chứa corticoid, kháng sinh không có tác dụng làm hăm bẹn nhanh khỏi hơn, thậm chí còn khiến vùng hăm bẹn dễ bị bội nhiễm vi khuẩn. Để tránh những hậu quả do dùng thuốc, mẹ nên hỏi ý kiến của dược sỹ hoặc bác sĩ trước khi quyết định bôi thuốc bất kỳ cho bé nhé.
4. Thắc mắc thường gặp về cách trị hăm bẹn
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp, mẹ hãy tham khảo ngay lời khuyên từ chuyên gia y tế Dr.Papie nhé!
4.1. Làm sao để trẻ không bị hăm tái lại?
Nguyên tắc để điều trị hăm bẹn là loại bỏ nguyên nhân gây hăm kết hợp với các biện pháp làm giảm triệu chứng viêm. Do đó, mẹ cần đảm bảo vệ sinh vùng da bẹn của bé sạch sẽ hàng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn, vi nấm phát triển gây hăm trở lại. Vùng bẹn có nhiều nếp gấp, thường xuyên bị đổ mồ hôi, tiếp xúc với chất thải, do đó mẹ nên vệ sinh vùng bẹn cho bé bằng nước tắm thảo dược chuyên dụng để tăng hiệu quả làm sạch, tăng sức đề kháng cho da.
Ngoài ra, để phòng hăm hiệu quả mẹ cần kết hợp với mặc bỉm/tã đúng cách. Một số lưu ý khi mặc bỉm cho bé mẹ cần nhớ:
- Chọn bỉm đúng cách: Khi chọn bỉm, mẹ cần chọn loại có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo có rãnh thoáng khí, có khả năng thấm hút cao và kích cỡ phù hợp để bé được thoải mái nhất khi mặc. Chọn đúng bỉm sẽ giúp vùng bẹn của bé luôn thông thoáng, khô ráo, tránh tạo môi trường ẩm ướt để vi khuẩn phát triển.
- Mặc bỉm đúng cách: Mẹ chú ý thay bỉm cho bé mỗi 4h/lần để hạn chế chất thải bị tràn, thấm ngược vào da bé. Ngoài ra, mẹ nên cho bé “ở chuồng” khoảng 3 – 4h/ngày để giúp vùng bẹn của bé khô thoáng, không bị bí vì phải đóng bỉm cả ngày.
4.2. Cách trị hăm bẹn cho bé gái có khác bé trai không?
Do cấu trúc bộ phận sinh dục bé gái có dạng phễu ngược khiến nước tiểu dễ bị đọng lại, khó vệ sinh hơn bé trai nên trị hăm bẹn ở bé gái sẽ lâu hơn bé trai. Hăm bẹn ở bé gái cũng dễ tái phát hơn bé trai. Tuy nhiên, nguyên tắc trị hăm bẹn ở bé gái và bé trai đều giống nhau, đó là đảm bảo giữ vệ sinh vùng háng sạch sẽ với nước tắm thảo dược chuyên dụng + dùng thuốc giảm triệu chứng viêm.
Ngoài ra, khi chọn bỉm/tã cho bé gái, mẹ nên chọn loại phù hợp với bé gái: Có phần nửa sau dày hơn (do nước tiểu đọng nhiều ở phần gần hậu môn), khả năng thấm hút tốt, có rãnh thoát khí để đảm bảo vùng bẹn của bé luôn khô thoáng, sạch sẽ.
Để điều trị và ngăn ngừa hăm bẹn ở trẻ sơ sinh tái phát, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín của bé với nước tắm chuyên dụng, kết hợp bôi thuốc trị hăm và mặc bỉm đúng cách. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, mẹ hãy liên hệ đến hotline 0988229672 để được tư vấn miễn phí sớm nhất.