Trẻ bị hăm tã mùa đông khiến mẹ băn khoăn không biết là do thời tiết hay cách chăm sóc. Câu trả lời cho mẹ đây ạ! Bài viết này, chuyên gia sẽ giúp mẹ hiểu rõ nguyên nhân và chỉ cho mẹ các giải pháp trị hăm hiệu quả nhất giúp bé mau khỏi hăm, mẹ theo dõi nhé!
xem thêm:
- Cách trị hăm tã mùa hè để bé không bị nóng
- Trẻ bị hăm tã phải làm gì đầu tiên?
- Hăm tã khác rôm sảy thế nào, mẹ cần biết để tránh nhầm lẫn
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã vào mùa đông
Mùa đông thời tiết hanh khô khó chịu khiến trẻ bị khô da, làm hệ thống miễn dịch yếu hơn. Ngoài ra, nhiều mẹ có thói quen đóng bỉm cả ngày, ít vệ sinh vì sợ con bị nhiễm lạnh khiến nguy cơ hăm tã mùa đông cao. Để hiểu rõ hơn, mẹ tham khảo một số nguyên nhân cụ thể dưới đây:
1.1 Nguyên nhân chủ quan
Một số thói quen chăm sóc con của mẹ tưởng chừng như vô hại nhưng lại là lý do quan trọng khiến bé bị hăm tã mùa đông là:
- Mẹ mặc tã bỉm liên tục 24/24 cho con: Mùa đông mẹ có thói quen mặc cho con rất nhiều quần áo và đóng bỉm cả ngày. Điều này khiến cho vùng kín của bé bị bí bách, ẩm ướt tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây hăm.
- Không thay tã thường xuyên cho trẻ: Tã, bỉm nên được thay mới sau khoảng 4 giờ bởi trẻ nhỏ đi vệ sinh rất nhiều lần trong ngày. Nếu mẹ ngại thay bỉm vì sợ con bị lạnh, nước tiểu sẽ không thấm hết được và còn sót lại ở mông, bẹn, bộ phận sinh dục của bé làm vi khuẩn gây hăm sinh sôi nhanh chóng.
- Do vệ sinh sai cách cho bé: Vào mùa đông, mẹ thường tắm rửa sơ sài, giảm tần suất tắm, sử dụng nước quá nóng để vệ sinh cho bé vì sợ con nhiễm lạnh… Đây đều là những quan điểm sai lầm khiến nguy cơ bị hăm tã mùa đông tăng lên.
- Dùng bỉm, tã kém chất lượng: Các loại tã bỉm làm từ chất liệu thô ráp, khả năng thấm hút kém, sử dụng chất tạo mùi,… khiến cho làn da nhạy cảm của bé dễ bị kích ứng, ẩm ướt gây hăm.
- Đóng bỉm, tã quá chật: Sử dụng bỉm chật không chỉ làm con khó chịu mà còn khiến bỉm cọ xát nhiều vào da gây tổn thương, kích ứng khi bé vận động.
1.2 Nguyên nhân khách quan
Hăm tã mùa đông còn là do thời tiết và sinh lý của trẻ như sau:
- Da trẻ thường bị khô hơn vào mùa đông: Tiết trời mùa đông thường hanh khô khiến làn da mỏng manh của bé mất đi độ ẩm tự nhiên, khô ráp, nứt nẻ. Điều này làm vùng da mặc tã dễ bị tổn thương, kích ứng hơn gây hăm.
- Sức đề kháng của trẻ suy giảm vào mùa đông: Nhiệt độ thấp khiến hệ miễn dịch của trẻ em kém hoạt động hơn làm cho hàng rào bảo vệ trên da bé bị suy yếu, dễ bị vi sinh vật tấn công gây viêm nhiễm, hăm tã.
- Dị ứng với thức ăn: Bé ăn phải thực phẩm không phù hợp với cơ thể có thể gây dị ứng hoặc tiêu chảy. Dị ứng khiến da bé ngứa ngáy, nổi mẩn và mụn nhọt, dễ bị tổn thương khi cọ xát vào bỉm, quần áo, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây hăm xâm nhập. Khi bé bị tiêu chảy mẹ thường xuyên lau rửa, cọ xát khiến vùng kín mất đi độ ẩm tự nhiên gây hăm tã.
- Do bé có cơ địa dị ứng: Theo Trung tâm Y tế Mayo Clinic, trẻ mắc phải các bệnh về da (viêm da dị ứng, chàm, lupus ban đỏ hệ thống,…) thường dễ bị hăm tã mùa đông.
2. Dấu hiệu khi trẻ bị hăm tã mùa đông
Các biểu hiện của trẻ bị hăm tã mùa đông được chia thành 5 cấp độ với độ nghiêm trọng tăng dần. Mẹ chú ý quan sát thật kỹ, xác định xem con mình thuộc cấp độ nào để có phương án xử lý kịp thời nhé.
Hăm tã nhẹ (cấp độ 1, 2, 3): Đây là giai đoạn đầu khi bé mới bị hăm tã với các biểu hiện như:
- Xuất hiện các vết ửng đỏ: Vệt đỏ ở phần da tiếp xúc với bỉm như mông, khe hậu môn, bẹn,… Ban đầu chúng chỉ là những nốt màu hồng mờ nhạt, sau lan rộng thành mảng lớn có màu đỏ đậm hơn.
- Nổi mẩn rải rác: Trên phần mu, bẹn, mông của bé xuất hiện các chấm đỏ nhỏ li ti như nổi sẩn, kích thước bằng đầu ngòi bút bi.
- Bé bị ngứa ngáy, hay cáu gắt khó chịu: Da vùng kín bị kích ứng khiến bé ngứa ngáy khó chịu, hay đưa tay xuống gãi, thậm chí cáu gắt không cho mẹ động vào vết hăm.
Hăm tã nặng (cấp độ 4, 5): Lúc này tình trạng hăm của trẻ ngày càng nặng hơn, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu,… Bé có các biểu hiện như:
- Vết đỏ lan rộng khắp vùng da mặc tã: Khắp vùng da mặc tã của bé xuất hiện nhiều vệt ửng đỏ hơn, sưng tấy, phồng rộp.
- Xuất hiện các vết lở loét, mụn nhọt: Da bé sưng lên và có dấu hiệu phù nề, ẩm ướt. Xuất hiện mụn mủ, mụn nước nổi lên khắp vùng kín của bé có thể dẫn đến loét.
- Bé quấy khóc, bỏ ăn thường xuyên: Da bị tổn thương nghiêm trọng khiến bé bị đau, không ngồi được bình thường, quấy mẹ và bỏ bú thường xuyên.
Các dấu hiệu khác: Tình trạng đau và ngứa ngáy khiến bé khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Nếu vết hăm bị nhiễm trùng bé có thể bị sốt nhẹ.
3. Bé bị hăm tã mùa đông bao lâu thì khỏi? Có nguy hiểm không?
Hăm tã mùa đông là vấn đề phổ biến ở trẻ, thời gian khỏi và mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào cấp độ. Nếu bé bị hăm ở mức độ nhẹ (cấp độ 1, 2, 3) sẽ không nguy hiểm, chỉ cần mẹ chăm sóc đúng theo hướng dẫn ở dưới thì con sẽ khỏi sau khoảng 3 – 7 ngày.
Nếu bé bị hăm mức độ nặng (cấp độ 4, 5) thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn, có thể kéo dài từ 2 tuần – 1 tháng. Trong giai đoạn này bé có thể gặp phải nhiều biến chứng khiến bệnh khó điều trị hơn ví dụ như:
- Nhiễm khuẩn trên da: Các vết thương hở như ổ loét rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng. Mẹ sẽ thấy da bé bắt đầu bị phù nề, xuất hiện mủ và có mùi có mùi rất khó chịu. Nếu nặng hơn trẻ có thể bị sốt cao thậm chí bị nhiễm trùng máu.
- Nhiễm nấm Candida: Tình trạng hăm và ẩm ướt khiến hàng rào bảo vệ tự nhiên của bé suy giảm, dễ bị vi nấm xâm nhập và phát triển làm bệnh nặng thêm. Mẹ quan sát thấy các mảng trắng xuất hiện lấm tấm trên da, bé ngứa ngáy nhiều hơn, khó đi tiểu do đau rát.
4. Khi nào nên đưa bé đi viện?
Thông thường, hăm tã mùa đông ở trẻ thường không quá nghiêm trọng, mẹ có thể tự chăm sóc cho bé tại nhà để bệnh tự khỏi. Mẹ cần đưa con đến thăm khám bác sĩ nếu vùng da bị hăm xuất hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn, nhiễm nấm như sau:
- Xuất hiện nhiều mụn nước và các vết lở loét.
- Các vết đỏ có hiện tượng sưng, mưng mủ, tiết dịch.
- Trẻ sốt không rõ nguyên nhân.
5. Cách trị hăm tã cho bé vào mùa đông an toàn
Có 2 phương pháp trị hăm an toàn và hiệu quả cho bé bị hăm tã mùa đông đó là:
5.1. Cách trị hăm tã mùa đông bằng thảo dược
Phương pháp tắm bằng thảo dược tự nhiên vừa có tác dụng làm sạch da bé, vừa cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất mang lại tác dụng trị hăm tã mùa đông hiệu quả. Một số cách tắm chuyên gia chỉ mẹ như sau:
- Sử dụng nước tắm thảo dược cho trẻ: Các loại sữa tắm chứa nhiều chất tạo bọt, chất tạo mùi hóa học sẽ gây kích ứng cho da bé, làm hăm tã càng nặng thêm. Bởi vậy mẹ nên lựa chọn nước tắm thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên như nước tắm Dr. Papie để an toàn, lành tính nhất cho con.
- Trị hăm tã mùa đông bằng lá trầu không: Theo nghiên cứu của Bộ môn ký sinh – Trường Đại học Y Dược Hà Nội năm 1956, lá trầu không có tác dụng kháng vi khuẩn, vi nấm rất mạnh. Không những thế, trầu không còn có tính ấm cùng khả năng kích thích tái tạo da nên thường được sử dụng để nấu nước tắm trị hăm tã mùa đông cho bé.
- Trị hăm tã mùa đông bằng lá chè xanh: Chè xanh chứa nhiều hợp chất tanin có khả năng làm sạch, diệt khuẩn. Bên cạnh đó nó còn chứa nhiều vitamin và chất chống oxy giúp làn da bị hăm mau chóng phục hồi, củng cố hàng rào bảo vệ của da đặc biệt vào mùa đông.
- Trị hăm tã mùa đông bằng lá kinh giới: Lá kinh giới chứa rất nhiều loại tinh dầu với hàm lượng trên 1,8% có công dụng kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm, ngứa ngáy. Mẹ dùng nước lá kinh giới tắm cho bé sẽ làm sạch và xoa dịu vùng da bị hăm, giúp con mau khỏi hơn.
- Trị hăm tã mùa đông bằng dầu dừa: Mùa đông hanh khô nên mẹ cần sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm như dầu dừa để da bé luôn mịn màng. Trong đó còn chứa vitamin E và lượng acid béo dồi dào có tác dụng tăng cường khả năng tự bảo vệ của làn da, giúp chống lại vi khuẩn hiệu quả. Mẹ sử dụng 2-3 ml dầu dừa thoa trực tiếp lên vùng da mặc tã của con giúp đẩy lùi hăm tã nhanh chóng.
- Trị hăm tã bằng tinh dầu tràm trà: Trong tinh dầu tràm trà có chứa hợp chất α-terpineol có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra, sản phẩm này còn giúp giữ ấm, phòng cảm cho trẻ vào mùa đông.
5.2. Sử dụng kem bôi chuyên biệt
Kem trị hăm tã có tác dụng làm dịu nhẹ các vết tấy đỏ, kháng khuẩn và thúc đẩy quá trình tái tạo vùng da bị hăm của bé, được sử dụng khi bé đang ở giai đoạn nhẹ, chưa có vết thương hở. Các loại kem hăm trên thị trường hiện nay rất đa dạng, nhiều mẫu mã với nhiều mức giá và chất lượng khác nhau. Để chọn ra loại kem phù hợp nhất cho con bị hăm tã mùa đông, mẹ dựa vào các tiêu chí sau:
- Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Mẹ nên mua kem trị hăm tại các cơ sở mua bán uy tín, kiểm tra kỹ tem chống giả, quét mã vạch để đảm bảo không mua phải hàng giả hàng nhái.
- Chiết xuất từ các thành phần trong tự nhiên: Mẹ chọn loại kem chứa các thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên và dưỡng ẩm tốt như mỡ cừu, dầu thực vật,… để an toàn, lành tính với da con. Lưu ý: Tránh xa loại kem chứa corticoid vì tuy chúng làm giảm tình trạng viêm nhanh chóng nhưng lại gây ra cho bé rất nhiều tác dụng không mong muốn như ngứa rát, khô da, dị ứng,…
Một số loại kem trị hăm được các chuyên gia khuyên dùng là:
- Bepanthen: Kem chứa thành phần chính là mỡ cừu, sáp ong, Dexpanthenol có tác dụng dưỡng ẩm cho da, giảm ngứa và thúc đẩy vùng hăm tã mau lành.
- Sudocrem: Kem hăm Sudocrem chứa mỡ cừu, Kẽm oxyd giúp xoa dịu tình trạng tấy đỏ, sát khuẩn và tăng cường phục hồi vùng da tổn thương do hăm.
- Sanosan: Thành phần Dầu oliu, Protein từ sữa, Panthenol có trong kem Sanosan có tác dụng làm mềm da, cung cấp dưỡng chất giúp da tái tạo và phục hồi, cải thiện tình trạng hăm tã.
- Mustela: Kem trị hăm Mustela chiết xuất từ dầu quả bơ, dầu hướng dương, Caprylic Triglyceride,… có tác dụng xoa dịu vùng da bị kích ứng, cân bằng độ ẩm và xây dựng hàng rào bảo vệ da bé.
6. Cách chăm sóc trẻ bị hăm tã mùa đông
Một số bí kíp dưới đây sẽ giúp mẹ có phương pháp chăm sóc đúng cách giúp bé cải thiện hăm nhanh chóng vào mùa đông:
- Hạn chế mang bỉm, tã: Mẹ chỉ nên mặc tã cho bé khi đi ngủ, đi ra ngoài, bởi mang bỉm quá lâu sẽ khiến da bé bị bí bách, ẩm ướt, càng làm vết hăm lâu khỏi.
- Thay bỉm, tã thường xuyên: Mẹ cần thay bỉm cho bé sau mỗi 4 giờ và rửa sạch vùng kín sau mỗi lần thay bỉm để loại bỏ hết chất bẩn dính trên da. Mẹ nhớ vệ sinh kĩ phần hậu môn, bộ phận sinh dục rồi lau khô cho con nhé.
- Tắm và mát xa thường xuyên: Tắm rửa thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn, chất bẩn và mồ hôi trên da, ngăn chặn vi khuẩn lây lan và phát triển làm hăm tã lâu khỏi. Mẹ đừng ngại thời tiết lạnh mùa đông và hãy tắm cho bé hàng ngày nhé!
- Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ: Dinh dưỡng đầy đủ giúp bé nâng cao sức đề kháng, thật khỏe mạnh để chống lại các tác nhân gây hăm từ bên ngoài. Trong 6 tháng đầu đời, mẹ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, cần cho con uống nhiều nước và sinh tố hoa quả để cung cấp vitamin, dưỡng chất và tránh khô da.
- Chọn loại tã phù hợp: Mẹ ưu tiên chọn loại bỉm thấm hút tốt và làm từ chất liệu mềm mại để giữ cho da con yêu luôn khô ráo, đem lại cảm nhất thoải mái nhất cho trẻ. Ngoài ra, mẹ nên dựa vào cân nặng của bé để chọn size bỉm sao cho phù hợp nhất để giúp ôm vừa sát, tránh kích ứng do cọ xát nhiều vào vết hăm.
- Luôn giữ ẩm cho da bé: Mẹ nên bôi kem dưỡng ẩm cho con 2 lần/ngày để làm giảm tình trạng nứt nẻ, khô da gây hăm tã. Một số loại kem dưỡng ẩm an toàn với bé là: Johnson baby Cream, Chicco, Aveeno Baby,...
7. Một số lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị hăm tã vào mùa đông
Mẹ lưu ý một số mẹo dưới đây để việc chăm sóc em bé nhà mình trở nên dễ dàng hơn:
- Không nên chọn quần áo dày, bí khí: Mùa đông mẹ có tâm lý mặc quần áo dày cho con để giữ ấm tuy nhiên điều này khiến bé bị bí bách, hơi ẩm không lưu thông được gây ẩm ướt và hăm tã. Thay vào đó mẹ nên mặc cho trẻ nhiều lớp quần áo để vừa giữ ấm tốt, vừa thoáng khí mà không sợ bị hăm tã.
- Không dùng kem hăm cấp tốc: Các loại kem này phần lớn đều chứa corticoid có khả năng làm giảm các biểu hiện hăm rất nhanh chóng. Tuy nhiên khi sử dụng cho trẻ có thể gây ra các tác dụng phụ như bỏng da, tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm nang lông,…
- Không sử dụng phấn rôm: Các hạt phấn rôm nhỏ li ti rất dễ vương lại trên da và đọng vào lỗ chân lông gây bít tắc, có thể dẫn đến viêm da khiến hăm tã nặng hơn.
Như vậy hăm tã mùa đông chủ yếu do thời tiết khô hanh và mẹ chăm sóc bé sai cách. Mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu và áp dụng các cách trị hăm như bài viết trên đã nêu để con nhanh khỏi. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hoặc mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm nước tắm thảo dược Dr.Papie, mẹ liên hệ ngay tới số hotline 0988.229.672 để được hỗ trợ sớm nhất.
Nhà mình con bị hăm thì hay dùng nước tắm drpapie để tắm rửa và bôi kem sudo cho con là khỏi đấy ạ
Mình phải lưu lại để bé sau mình dễ chăm sóc ạ
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ bài viết rất bổ ích. Mùa đông lạnh bé cũng hay bị hăm lắm.
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ.bay giờ đã có nc tam drpapie mẹ k lo con ham tã nua
Bài viết hay quá cảm ơn đã chia sẻ thông tin
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ,bé nhà mình mới sinh có dùng được nước tắm drpapie này ko ạ
Trời lạnh con bị hăm tả thương lắm ah. Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ.
Mình dùng nước tắm thảo dược dr papie chữa hăm hiệu quả
Đóng bỉm nhiều thì sợ hăm, k đóng thì con tè ra sợ con lạnh, chỉ có cẩn thận chăm con thôi
Bé nhà em cũng bị nhưng nhẹ. Em tắm nước tắm thảo dược DrPapie thường xuyên và mặc thoáng cho bé. Từ đó là khỏi hẳn luôn
Đúng là mùa đông đóng bỉm cho bé cả ngày lẫn đêm lại ít vệ sinh vì sợ con lạnh nên bé hay bị hăm lắm. Bài viết thực sự hay và ý nghĩa đối với các mẹ bỉm sữa
Trẻ con rất nhiều bệnh, mình phát hiện sớm và chữa cho con đừng để bị nặng mới chữa sẽ lâu khỏi và con sẽ rất khó chịu
Nhà mình dùng nước tắm dr papie cho bé , chữa hăm hiệu quả
Nhà mik thì chỉ mặc tả cho con vào ban đêm thôi,trộm vía hồi giờ kg có bị hăm
Bé nhà m có thời gian hăm tã. Đỡ dùng bỉm k hợp với da bé. Cũng rất lo. Và kiên trì dùng nước tắm thảo dược dr.papie lau vệ sinh cho con là khỏi à.
Thông tin hữu ích
Mùa đông mình thường cho bé dùng nước tắm thảo dược Dr.papie an toàn mà k lo con bị hăm
Nhà mình luôn sử dụng nước tắm thảo dược Dr papie cho con quanh năm nên trộm vía đỡ bị hăm.
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạk bài viết rất tốt và hữu ích
Bài viết rất hữu ích
Cảm ơn đã chia sẻ những thông tin hữu ích
Mùa đông bé hay đóng bỉm cả ngày nên rất dễ bị hăm
Mình thấy sử dụng nước tắm Dr Papie hàng ngày cho con có thể giúp da con tránh bị hăm đỏ.
Cản ơn bác sĩ đã chia sẻ.
Cám ơn bài viết đã chia sẻ, thông tin rất hữu ích
Mình hay đóng bỉm cho bé nên con dễ bị hăm da lắm. Cảm ơn bài chia sẻ của dược sĩ
Cám ơn bài viết đã chia sẻ thông tin rất hữu ích
Toàn những kiến thức bổ ích. Em nghĩ mẹ nào cũng nên lưu lại khi cần ạ
Bé nhà mk mùa đông thay tã bỉm thường xuyên mà vẫn bị hăm. Thương con lắm. Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ nhé
Thông tin bổ ích quá. Cảm ơn dược sĩ rất nhiều
Bé nhà mình hay ra mô hoi là bị hăm mình hay lấy lá chè để tắm
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ ạ.bé nhà mk dùng nước tắm thảo dược drpapie nên da bé ko bị hăm
Hăm tã mẹ nào cũng gặp phải cảm on bai chia sẻ
Nhà bình cũng từng bị hăm h cứ tắm cho con bằng nước tắm thảo dược Dr papie rất nhah lặn và kết hợp bôi
Bé mk cũg đag bị hăm mông. Cảm ơn đã chia sẻ thông tin hữu ích