Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh đơn giản nhưng lại hiệu quả bất ngờ

5/5 - (4 bình chọn)

Mẹ đang tìm cách trị hăm cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả nhanh? Tham khảo ngay bài viết sau! Chuyên gia sẽ tư vấn cho mẹ 7 cách trị hăm tốt nhất, an toàn nhất hiện nay, bé hăm nặng đến mấy cũng khỏi nhanh chóng.

Xem thêm:

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi có nguy cơ bị hăm da cao.

1. Nguyên tắc trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn

Nguyên tắc điều trị hăm được chuyên gia khuyên dùng là loại bỏ các nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh:

  • Da bé mỏng, nhạy cảm: Da trẻ sơ sinh chỉ mỏng bằng ⅓ người lớn, hệ thống tiết mồ hôi, bã nhờn ở da chưa hoàn thiện. Vào mùa đông da bé dễ bị khô, nứt nẻ, mùa hè dễ bị bít tắc lỗ chân lông do đổ nhiều mồ hôi. Ngoài ra, bé cũng rất dễ bị dị ứng với các hoá chất tẩy ở bỉm tã, hoặc chất tẩy rửa bỉm tã…
  • Một số vị trí trên cơ thể dễ bị hăm: Nách, cổ, vùng mặc tã là các vị trí có nhiều nếp gấp nên mồ hôi, chất bẩn dễ bị ứ lại, lâu dần gây hăm.
Nguyên tắc trị hăm cho trẻ sơ sinh
Nguyên tắc trị hăm da hiệu quả là loại bỏ các nguyên nhân gây hăm và giảm triệu chứng viêm da.

Để điều trị hăm tã hiệu quả mẹ cần kết hợp loại bỏ nguyên nhân gây hăm và giảm các triệu chứng viêm nhiễm. 

  • Loại bỏ nguyên nhân gây hăm: Mẹ cần giữ gìn vệ sinh da bé sạch sẽ kết hợp với lựa chọn tã bỉm chất lượng và sử dụng đúng cách.
  • Điều trị các triệu chứng: Kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ hoặc biện pháp điều trị khác để làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, đau rát và thu nhỏ vùng da bị hăm.

2. TOP 7 cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Hăm da là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng tái phát cao nếu không được điều trị đúng cách. Dưới đây là 3 biện pháp điều trị hăm da tại nhà được bác sĩ khuyên dùng, mẹ tham khảo ngay nhé!

2.1. Cách trị hăm cho bé bằng nước lá dân gian

Biện pháp sử dụng nước lá dân gian điều trị hăm tã chỉ được áp dụng với những bé hăm tã ở dạng nhẹ kèm các biểu hiện ngoài da như: Xuất hiện vết ửng đỏ có diện tích nhỏ trên da, chưa lan rộng.

2.1.1. Trị hăm bằng lá khế

Trong Đông Y, lá khế có chứa các kháng sinh nhóm Flavonoid, alcaloid có tác dụng giảm viêm giúp giảm sưng, đau,… Ngoài ra, lá khế còn chứa acid oxalic có tác dụng kháng khuẩn, giúp làm sạch da nên có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh.

Trị hăm háng bằng lá khế
Lá khế có tác dụng tiêu viêm giúp giảm các triệu chứng hăm da.

Các bước trị hăm tã bằng lá khế:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: 
    • 1 nắm lá khế xanh (10 – 15 lá)
    • Muối sạch
    • 1 chiếc khăn xô sạch
    • Nước sạch
  • Bước 2 – Sơ chế nguyên liệu: 
    • Rửa tay sạch với xà phòng hoặc chất sát khuẩn trước khi chế biến để tránh vi khuẩn lây từ tay sang nguyên liệu.
    • Ngâm lá khế với nước muối loãng trong 10 – 15 phút để loại bỏ vi khuẩn bám trên lá, sau đó rửa lại với nước sạch. Để ráo nước.
    • Giã nát lá khế, cho vào nồi đun sôi cùng 1,5 lít nước và ¼ thìa cafe muối và để nguội. Sau đó chắt lấy nước cốt.
  • Bước 3 – Vệ sinh vùng da bị hăm cho bé: Dùng khăn sạch đã chuẩn bị trừ trước thấm nước cốt, lau nhẹ nhàng vùng da bị hăm (khoảng 5 phút). Sau đó rửa lại bằng nước sạch và lau khô với khăn mềm trước khi mặc quần áo cho bé.

Lưu ý: Lá khế có nhiều lông, khi sử dụng mẹ cần vò nát để tránh lông lá sót lại ở nước tắm của bé khiến bé bị mẩn ngứa và kích ứng vết thương.

2.1.2. Trị hăm bằng lá trà Shan tuyết

trà Shan tuyết có chứa hàm lượng lớn tanin có tác dụng sát khuẩn, làm sạch da giúp da thông thoáng, ngăn ngừa hăm chuyển nặng. Đặc biệt, trong lá trà Shan tuyết còn chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao, có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp vùng da bị hăm nhanh hồi phục.

Trị hăm tã bằng lá shan tuyết
Lá trà Shan tuyết chứa lượng lớn tanin và các chất chống oxh vừa có tác dụng làm sạch da, vừa có tác dụng thúc đẩy quá trình hồi phục da.

Các bước điều trị hăm với lá trà Shan tuyết: 

  • Bước 1 – Chuẩn bị nguyên liệu:
    • 1 nắm lá trà Shan tuyết tươi (10 – 15 lá)
    • 1 thìa con muối sạch
    • Nước sạch (vừa đủ)
    • 2 khăn mềm sạch
  • Bước 2 – Sơ chế nguyên liệu:
    • Rửa tay sạch với xà phòng hoặc chất sát khuẩn trước khi chế biến để tránh vi khuẩn lây từ tay sang nguyên liệu. 
    • Ngâm lá trà Shan tuyết trong nước muối loãng 3 – 5 phút để loại bỏ hết vi khuẩn, sau đó rửa lại với nước sạch. Để ráo nước.
    •  Đun sôi 2 lít nước, cho lá trà vào đun tiếp khoảng 10 phút, tắt bếp. Để nguội đến khi nước ấm (khoảng 35 – 38°C), chắt lấy nước cốt trà (bỏ lá).
  • Bước 3 – Vệ sinh da cho bé: Dùng khăn thấm nước cốt trà lau nhẹ nhàng vùng da bị hăm của bé, sau đó rửa lại với nước sạch. Thấm khô vùng da vừa vệ sinh bằng khăn sạch trước khi mặc quần áo mới cho bé.

Lưu ý: Nếu không có lá trà Shan tuyết tươi, mẹ có thể thay bằng loại khô nhưng mẹ nên chọn mua lá từ nguồn uy tín, đảm bảo không hoá chất bảo quản. Mẹ nên lau rửa vùng hăm tã cho bé khoảng 2 – 3 lần/ngày và không bảo quản nước lá lâu trong không khí vì dễ bị nhiễm bẩn, ôi thiu.

2.1.3. Trị hăm bằng mướp đắng

Theo y học phương đông mướp đắng có tính hàn,giúp tiêu viêm, giảm sưng hiệu quả. Trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS. Đỗ Tất Lợi đã chỉ ra mướp đắng chứa nhiều catechin, acid gallic có tác dụng sát khuẩn, làm sạch da giúp da luôn thông thoáng. Ngoài ra, mướp đắng cũng chứa các loại vitamin B, C,… có tác dụng dưỡng ẩm, tăng cường sức đề kháng giúp vùng da bị tổn thương do hăm nhanh liền.

Mướp đắng trị hăm háng cho bé
Mướp đắng chứa nhiều vitamin B, C, glycosid, có tác dụng tiêu viêm giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng đau do hăm.

Cách trị hăm tã với mướp đắng:

  • Bước 1 – Chuẩn bị nguyên liệu: 
    • 2 quả mướp đắng tươi (200g)
    • Nước sạch (vừa đủ)
    • 2 khăn mềm sạch.
    • 1 thìa con muối sạch.
  • Bước 2 – Sơ chế nguyên liệu:
    • Rửa tay sạch với xà phòng hoặc chất sát khuẩn trước khi chế biến để tránh vi khuẩn lây từ tay sang nguyên liệu. 
    • Ngâm mướp đắng trong nước muối loãng 3 – 5 phút để loại bỏ hết vi khuẩn bám trên vỏ quả, sau đó rửa lại với nước sạch. Để ráo nước.
    •  Đun sôi 2 lít nước, cho mướp đắng vào đun tiếp khoảng 3 phút, tắt bếp. Để nguội đến khi nước ấm (khoảng 35 – 38°C), chắt lấy nước cốt mướp đắng (bỏ bã).
  • Bước 3 – Vệ sinh da cho bé: Dùng khăn thấm nước cốt mướp đắng lau nhẹ nhàng vùng da bị hăm của bé, sau đó rửa lại với nước sạch. Thấm khô vùng da vừa vệ sinh bằng khăn sạch trước khi mặc quần áo mới cho bé.

Lưu ý: Ngoài cách nấu nước mướp đắng, mẹ có thể giã nhỏ thịt quả mướp đắng và lọc lấy nước cốt, sau đó thoa lên vị trí hăm như hướng dẫn ở bước 3. Mẹ chú ý không thoa nước mướp đắng lên da bé nếu vùng da hăm có dấu hiệu mưng mủ, trầy xước vì sẽ gây xót.

2.1.4. Trị hăm bằng lá trà xanh

Theo GS. Đỗ Tất Lợi, lá trà xanh chứa một lượng lớn tanin nên có tác dụng làm sạch, sát khuẩn da tốt, giúp giảm triệu chứng hăm tã. Hơn nữa, trong lá trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp đẩy mạnh quá trình tái tạo da, giúp da nhanh lành.

Lá trà xanh có tác dụng sát khuẩn da giúp ngăn ngừa, điều trị hăm tã hiệu quả.
Lá trà xanh có tác dụng sát khuẩn da giúp ngăn ngừa, điều trị hăm tã hiệu quả.

Các bước điều trị hăm tã với lá trà xanh:

  • Bước 1 – Chuẩn bị nguyên liệu: 
    • 1 nắm lá trà xanh tươi (10 – 15 lá)
    • Nước sạch (vừa đủ)
    • 2 khăn mềm
    • 1 thìa con muối sạch
  • Bước 2 – Sơ chế nguyên liệu:
    • Rửa tay sạch với xà phòng hoặc chất sát khuẩn trước khi chế biến để tránh vi khuẩn lây từ tay sang nguyên liệu. 
    • Ngâm lá trà xanh trong nước muối loãng 3 – 5 phút để loại bỏ hết vi khuẩn bám trên lá, sau đó rửa lại với nước sạch. Để ráo nước.
    •  Đun sôi 2 lít nước, cho lá trà xanh vào đun tiếp khoảng 10 phút, tắt bếp. Để nguội đến khi nước ấm (khoảng 35 – 38°C), chắt lấy nước cốt lá trà (bỏ lá).
  • Bước 3 – Vệ sinh da cho bé: Dùng khăn thấm nước cốt trà xanh lau nhẹ nhàng vùng da bị hăm của bé, sau đó rửa lại với nước sạch. Thấm khô vùng da vừa vệ sinh bằng khăn sạch trước khi mặc quần áo mới cho bé.

Lưu ý: Mẹ có thể dùng lá trà xanh khô, sau đó hãm lấy nước cốt và lau, rửa cho bé theo hướng dẫn ở bước 3. Nếu vùng da bị hăm của bé bị mưng mủ hoặc chảy máu, mẹ không dùng nước lá trà xanh để lau rửa vết thương vì sẽ khiến bé bị xót.

2.1.5. Trị hăm bằng lá trầu không

Theo cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, trong lá trầu không có chứa lượng lớn “kháng sinh tự nhiên” gồm Chavicol, chavibetol có tác dụng diệt khuẩn trên da rất tốt, ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn. Trầu không chứa đến gần 30% eugenol – tinh dầu có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, giúp giảm nhanh triệu chứng của hăm da.

Lá trầu không trị hăm cho trẻ sơ sinh
Lá trầu không chứa một lượng lớn kháng sinh tự nhiên, các loại tinh dầu giúp diệt khuẩn, làm sạch da giúp trị hăm hiệu quả.

Các bước trị hăm tã với lá trầu không:

  • Bước 1 – Chuẩn bị nguyên liệu: 
    • 1 nắm lá trầu không tươi (10 – 15 lá)
    • Nước sạch (vừa đủ)
    • 1 khăn mềm
    • 1 thìa con muối sạch 
  • Bước 2 – Sơ chế nguyên liệu:
    • Rửa tay sạch với xà phòng hoặc chất sát khuẩn trước khi chế biến để tránh vi khuẩn lây từ tay sang nguyên liệu. 
    • Ngâm lá trầu không trong nước muối loãng 3 – 5 phút để loại bỏ hết vi khuẩn bám trên lá, sau đó rửa lại với nước sạch. Để ráo nước.
    •  Đun sôi 2 lít nước, cho lá trà xanh vào đun tiếp khoảng 10 phút, tắt bếp. Để nguội đến khi nước ấm (khoảng 35 – 38°C), chắt lấy nước cốt lá trà (bỏ lá).
  • Bước 3 – Vệ sinh da cho bé: Dùng khăn thấm nước cốt trầu không lau nhẹ nhàng vùng da bị hăm của bé, sau đó rửa lại với nước sạch. Thấm khô vùng da vừa vệ sinh bằng khăn sạch trước khi mặc quần áo mới cho bé.

Lưu ý: Trầu không là loại cây thân leo, dễ bị nhiễm bẩn từ đất cát, mẹ nên chọn loại lá đủ già ở phần trên cao để tránh nám, bẩn. Nếu trầu không trồng cạnh lá lốt, mẹ nên cẩn thận để tránh hái nhầm 2 loại lá này do hình thức khá giống nhau.

Ưu nhược điểm của phương pháp điều trị hăm tã bằng nước lá thảo dược:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Lành tính, bé tránh được tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị hăm.
  • Dễ kiếm, giá thành rẻ. 
  • Chỉ áp dụng được với hăm tã nhẹ (cấp độ 1, 2, 3)
  • Tốn thời gian hơn khoảng 30p – 1 tiếng so với phương pháp tắm nước có sẵn. 
  • Thao tác chuẩn bị khá lích kích, phức tạp
  • Khó tìm mua loại lá sạch, quá trình chế biến không vô khuẩn làm tăng nguy cơ kích ứng da con
  • Có thể gây xỉn màu da nếu sử dụng trong thời gian dài vì nhựa của lá còn đọng lại trên da bị oxy hoá sẽ tạo thành mảng bám vàng.

Mẹ có thể tham khảo thêm: Cách trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa an toàn dịu nhẹ

2.2. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng nước tắm thảo dược

Để hạn chế những nhược điểm của phương pháp trị hăm bằng nước lá truyền thống, mẹ bỉm sữa đã lựa chọn sản phẩm nước tắm thảo dược chuyên dụng cho trẻ. Mặc dù nước tắm thảo dược bản chất vẫn là lá tắm nhưng lại đảm bảo an toàn, hiệu quả hơn phương pháp tắm lá dân gian vì sản phẩm có thành phần là các loại dược liệu hữu cơ được lựa chọn kỹ lưỡng, sản xuất dưới quy trình chất lượng khắt khe.

Nước tắm gội thảo dược Dr. Papie
Nước tắm thảo dược chuyên dụng kết hợp nhiều loại thảo dược không chỉ làm sạch da mà còn làm dịu vùng da bị viêm và dưỡng da mềm mịn.

Nước tắm thảo dược chuyên dụng không chỉ làm sạch da mà còn làm dịu vùng da bị viêm, giảm triệu chứng ngứa, đau rát và nhanh chóng thu nhỏ vùng da bị hăm nên phù hợp với bất kỳ loại hăm nào từ nhẹ đến nặng. 

Khi lựa chọn nước tắm cho bé, mẹ cần chú ý 3 tiêu chí quan trọng dưới đây: 

  • Thành phần hữu cơ thiên nhiên.
  • Có chứng nhận đầy đủ từ các cơ quan y tế.
  • Được nhiều chuyên gia nhi khoa khuyên dùng và nhiều mẹ đánh giá cao.

Nước tắm gội thảo dược Dr.Papie là sản phẩm hỗ trợ trị hăm được nhiều chuyên gia khuyên dùng và nhận được nhiều phản hồi tốt từ mẹ bỉm vì: 

  • Hiệu quả rõ rệt, nhanh chóng: Nước tắm Dr.Papie kết hợp từ 9 loại thảo dược như trầu không, trà Shan tuyết, mướp đắng, cỏ mần trầu, kinh giới, tràm trà, sả chanh, diệp lục tố. Nhờ đó nước tắm có hiệu quả trị hăm nhanh hơn chỉ sử dụng 1 vài loại lá tắm. 
  • Đảm bảo an toàn, lành tính: Toàn bộ thành phần trong nước tắm đều đạt chuẩn hữu cơ với quy trình sản xuất được kiểm định nghiêm ngặt. Nước tắm hoàn toàn lành tính, có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh với tất cả các loại hăm từ nhẹ đến nặng.
  • Tiết kiệm chi phí, tiện lợi: Nước tắm có kèm theo 1 cốc đong, mỗi lần tắm mẹ chỉ cần lấy 1 lượng vừa đủ đến vạch chia và hoà loãng với lượng nước theo hướng dẫn có sẵn. Tính ra mẹ chỉ cần 5000đ cho 1 lần tắm là có thể giúp bé thổi bay hăm tã rồi.
Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh
Nước tắm gội thảo dược Dr. Papie nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ mẹ bỉm.

Ưu nhược điểm của phương pháp sử dụng nước tắm thảo dược:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Tiện lợi, giá cả hợp lý.
  • Hiệu quả rõ rệt, nhanh chóng. 
  • Đảm bảo an toàn, lành tính với trẻ nhỏ.
  • Cần tìm hiểu kỹ thành phần, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm trước khi mua để tránh mua phải hàng kém chất lượng.

Kết luận: Nếu phải tắm/lau hằng ngày cho bé sơ sinh bị hăm, mẹ nên ưu tiên dùng nước tắm thảo dược chuyên dụng thay vì lá tắm để đảm bảo an toàn và giúp bé mau khỏi hơn.

2.3. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng kem hăm

Kem trị hăm tã là biện pháp được mẹ bỉm áp dụng rất phổ biến vì có thể được sử dụng cho bất kỳ tình trạng hăm tã nào, từ nhẹ đến nặng. Đặc biệt, với những bé thường xuyên bị hăm, mẹ nên kết hợp dùng kem trị hăm và nước tắm thảo dược để phòng hăm tái phát cho bé.

Kem trị hăm chuyên dụng cho bé
Kem trị hăm tã được sử dụng điều trị hăm tã hiệu quả với cả trường hợp hăm nhẹ đến hăm nặng.

Kem trị hăm có thành phần chính chủ yếu là Kẽm oxit và các chất dưỡng da, có tác dụng:

  • Làm dịu da, giảm ngứa nhanh chóng.
  • Sát khuẩn da, tạo một lớp màng bảo vệ da khỏi ảnh hưởng của mồ hôi, nước tiểu, bụi bẩn.
  • Dưỡng da, đẩy nhanh quá trình phục hồi da.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm trị hăm như: Kem trị hăm Sudocrem, Chicco,… và xịt trị hăm như: Expert mamamy, Cavilon,…

Lưu ý: Mẹ chú ý vệ sinh sạch vùng da bị hăm và lau khô trước khi thoa kem cho bé. Mẹ nên sử dụng loại xịt trị hăm vì hạn chế sự tiếp xúc giữa tay mẹ với vùng da đang tổn thương của bé. 

Ưu điểm Nhược điểm
  • Hiệu quả cao, điều trị được các thể hăm nặng, hay tái phát. 
  • Dễ sử dụng, tiện lợi.
  • Giá thành khá đắt khoảng 100.000đ – 300.000đ.

3. Bố mẹ nên đưa bé đi khám trong trường hợp nào?

Các phương pháp trên có thể áp dụng điều trị hăm tại nhà song nếu chứng hăm của bé chuyển biến xấu hoặc kéo dài vài tuần đến cả tháng thì bố mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế. Mẹ nên đưa bé đi khám bác khi xuất hiện 1 trong những dấu hiệu sau:

  • Vùng da bị hăm sưng lên, sần sùi, xuất hiện mụn nước, mụn mủ lở loét.
  • Hăm lan rộng sang các vùng da khác.
  • Bé đau rát, ngứa ngáy, bỏ bú, quấy khóc cả ngày.
  • Sốt không rõ nguyên nhân.
Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh
Bé bị hăm tã nặng thường kèm theo nổi mụn nhọt, mưng mủ, có thể có phù nề,…

Những dấu hiệu trên cho thấy tình trạng hăm của bé đã chuyển nặng sang cấp độ 4, 5 và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như bội nhiễm vi khuẩn,… Do đó, bé cần được sử dụng thuốc kháng viêm, kháng sinh (nếu cần),… Mẹ tuyệt đối không tự mua thuốc cho bé uống vì có thể dùng sai cách gây ảnh hưởng đến bé nhé!

4. Chăm sóc đúng cách để trị hăm nhanh khỏi

Bên cạnh những biện pháp trên, mẹ cần kết hợp chăm sóc bé đúng cách tại nhà để hăm tã nhanh khỏi hơn. Bỏ túi ngay 4 lưu ý quan trọng khi chăm sóc bé sơ sinh bị hăm dưới đây mẹ nhé!

  • Mặc quần áo đúng cách đối với từng vị trí hăm: Quần áo tưởng chừng như “vô hại” nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị hăm tã ở bé. Nếu quần áo quá chật hoặc cọ xát vào vùng da đang bị hăm sẽ khiến da bé bị kích ứng gây ngứa ngáy, đau rát khiến bé khó chịu hơn. Mẹ lưu ý:
    • Với hăm cổ: Mẹ hạn chế dùng khăn quàng cổ, nên chú ý lau dãi bé sạch sẽ để dãi không chảy xuống cổ.
    • Với hăm nách: Mùa hè nách ra nhiều mồ hôi, dễ bí bách gây hăm da. Mẹ nên ưu tiên mặc áo ngắn tay hoặc sát nách để thông thoáng nhất nhé!
    • Với hăm tã: Mẹ nên cho bé mặc quần rộng hoặc váy, từ chất liệu thấm hút mồ hôi tốt (ví dụ: cotton, bamboo,…) để hạn chế sự cọ sát của quần áo với vết thương. Khi chọn tã bỉm cho bé, mẹ chú ý chọn loại có khả năng thấm hút tốt (trong thành phần có chứa nhiều hạt SAP – có khả năng chuyển thành dạng gel sau khi hút nước, ngăn chất lỏng thấm ngược lại da bé), thoáng khí. 
  • Không bôi phấn rôm lên vùng da bị hăm của bé: Trong thành phần của phấn rôm có rất nhiều bột mịn, tá dược trơn không tan trong nước nên rất dễ gây bít tắc lỗ chân lông, khiến vết thương mưng mủ, nhiễm trùng. 
  • Không dùng sữa tắm/xà phòng tắm có chất tạo bọt, tạo mùi cho bé: Sữa tắm, xà phòng có thành phần chứa nhiều chất tạo bọt với pH >7 (cao hơn pH da bé là 5.5) nên rất dễ gây bào mòn da, khiến da bé bị khô và kích ứng. Hơn nữa, các sản phẩm này thường có mùi tổng hợp, dễ gây kích ứng vùng da bị hăm.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng của mẹ cho con bú: Theo thông tin từ các nguồn khoa học, các loại thực phẩm chứa nhiều acid như: cà chua, dứa, dâu tây, mâm xôi, cam,… có khả năng đẩy mạnh quá trình hăm da. Do đó, mẹ nên tránh ăn những loại thực phẩm này và tăng cường bổ sung chất xơ, đạm.
Chăm sóc đúng cách để trị hăm nhanh khỏi
Mẹ không nên tuỳ tiện bôi phấn rôm lên da bé vì trong phấn rôm có rất nhiều bột mịn không tan, sẽ gây bít tắc lỗ chân lông.

5. Thắc mắc khác trong quá trình trị hăm cho trẻ sơ sinh

Hăm da rất thường gặp ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 3 tháng tuổi trở lên và khiến nhiều mẹ bỉm lo lắng, băn khoăn về cách điều trị. Mẹ tham khảo ngay lời khuyên của chuyên gia Dr.Papie với một số thắc mắc mẹ bỉm dưới đây nhé! 

5.1. Chữa hăm cho bé bằng nước chè được không?

Nước chè thực chất là nước lá trà xanh, chứa nhiều tanin, có tác dụng sát khuẩn, làm sạch da. Hơn nữa trong nước chè cũng chứa nhiều chất chống oxy hoá, thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi da giúp vết thương nhanh lành hơn.

Mẹ có thể dùng nước chè điều trị hăm da cho bé bằng cách hãm chè với nước sôi, sau đó lau hoặc pha loãng ra và tắm cho bé. Tuy nhiên mẹ chỉ nên áp dụng biện pháp này với những bé hăm da ở mức độ nhẹ, khi da bé chưa có dấu hiệu lở loét thôi mẹ nhé!

Nước chè xanh trị hăm cho bé
Lưu ý: Khi sử dụng nước chè để trị hăm da, mẹ cần chú ý chọn nguồn chè sạch, không bị nhiễm hoá chất.

5.2. Trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn phải làm sao?

Khi bé xuất hiện các vết hăm đỏ ở hậu môn, mẹ đừng quá lo lắng, chỉ cần điều trị hăm theo đúng nguyên tắc: Vệ sinh da sạch sẽ với nước tắm thảo dược và bôi thuốc trị hăm, vết hăm hậu môn của bé sẽ sớm biến mất. 

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh
Hậu môn là vị trí rất dễ bị hăm do bé phải đóng bỉm cả ngày và tiếp xúc nhiều với chất thải.

Mẹ lưu ý: Vết hăm ở hậu môn rất dễ bị nhiễm trùng do thường xuyên phải tiếp xúc với chất thải và mồ hôi do bí bách. Mẹ  chú ý lau rửa sạch sẽ cho bé sau mỗi lần đi vệ sinh và thay tã thường xuyên 3 – 4h/lần. Nếu thấy bé có dấu hiệu hăm hậu môn nặng, mẹ cho bé đi khám bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời nhé!

Các dấu hiệu hăm hậu môn nặng bao gồm:

  • Xuất hiện nhiều mụn nước ở mông, có thể kèm theo mủ, chảy máu. 
  • Vùng da bị hăm ở mông ửng đỏ, có dấu hiệu sưng phù.
  • Bé đau rát, khóc khi đi vệ sinh, hay quấy khóc, bỏ ăn, mất ngủ.
  • Bé có thể sốt nhẹ.

5.3. Chữa hăm cho bé gái khác gì bé trai không?

Do cơ quan sinh dục của bé gái có dạng phễu ngược, khó vệ sinh và dễ bị nhiễm bẩn từ chất thải hơn so với bé trai nên hăm tã ở bé gái khó điều trị hơn so với bé trai. Dù vậy, điều trị hăm tã ở bé gái vẫn dựa trên nguyên tắc chung: Chăm sóc da bé với nước tắm thảo dược kết hợp dùng thuốc điều trị hăm. 

Trị hăm tã cho bé
Hăm tã ở bé gái thường khó điều trị và có khả năng tái phát cao hơn bé trai.

Ngoài ra, khi chọn bỉm tã, mẹ cần chú ý chọn loại phù hợp với bé gái: có phần nửa sau dày hơn (vì nước tiểu bị đọng lại ở phần sau), có rãnh thông thoáng và khả năng thấm hút tốt. 

Tham khảo chi tiết cách điều trị hăm tã cho bé gái tại đây.

5.4. Trẻ sơ sinh bị hăm ở bộ phận sinh dục phải làm sao?

Hăm bộ phận sinh dục là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh do bé phải đóng bỉm nhiều gây bí bách dẫn đến ứ đọng mồ hôi, chất bẩn. Khi bé bị hăm bộ phận sinh dục, mẹ vẫn điều trị cho bé theo đúng nguyên tắc trên: Chăm sóc da bé với nước tắm thảo dược  kết hợp bôi thuốc điều trị hăm để giảm triệu chứng và thay đổi thói quen mặc bỉm.

Bé bị hăm bộ phận sinh dục
Bộ phận sinh dục là vị trí dễ bị hăm da nhất trên cơ thể do thường xuyên phải tiếp xúc với chất bẩn và bị ứ đọng mồ hôi do bí bách. (trên 700 rùi ạ)

Hăm tã ở bộ phận sinh dục rất dễ tiến triển nặng dẫn đến nhiễm trùng nếu không được điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Để biết thêm thông tin về cách điều trị hăm vùng kín ở trẻ sơ sinh, mẹ tham khảo ngay bài viết tại đây.

5.5. Liệu có cách trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn?

Bé bị hăm cổ sẽ xuất hiện các đám ửng đỏ trên da khiến bé ngứa ngáy, khó chịu. Một số nguyên nhân phổ biến gây hăm như:

  • Không vệ sinh vùng da cổ sạch sẽ khiến mồ hôi, chất bẩn ứ đọng ở các nếp gấp. 
  • Sử dụng phấn rôm tuỳ tiện gây bít tắc lỗ chân lông. 
  • Quần áo cọ sát thường xuyên gây kích ứng vùng da ở cổ.
Bé bị hăm cổ
Khi bé bị hăm cổ, mẹ nên tránh không để bé mặc áo cao cổ hoặc quàng khăn vì sẽ gây kích ứng nghiêm trọng hơn.

Để điều trị hăm cổ hiệu quả, mẹ tham khảo bài viết:Mách mẹ hướng xử lý an toàn, nhanh gọn khi trẻ bị hăm cổ.

Như vậy, cách trị hăm cho trẻ sơ sinh từ nước tắm thảo dược kết hợp với thuốc đặc trị có thể được áp dụng điều trị tại nhà với các bé hăm nhẹ đến trung bình. Khi hăm da tiến triển sang thể nặng hơn, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh để lại sẹo và các biến chứng nguy hiểm. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến cách chăm sóc da ở trẻ, hãy gọi ngay đến hotline: 0988229672 để được tư vấn miễn phí sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook