Hăm tã bao lâu thì khỏi? Hướng dẫn 4 cách giúp hăm tã nhanh khỏi

Rate this post

Hăm tã bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào mức độ và cách chăm sóc của mẹ, thông thường kéo dài từ 5 – 7 ngày mà không cần đến sự can thiệp của thuốc. Dưới đây, chuyên gia sẽ giúp mẹ hiểu hơn về hăm tã cũng như những biện pháp điều trị hăm tã cho bé tại nhà hiệu quả nhất.

Xem thêm:

 

các cấp độ hăm tã
Hăm tã bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào cấp độ hăm tã

1. Thời gian khỏi hăm tã theo cấp độ 

Hăm tã được chia thành 5 cấp độ với thời gian khỏi, dấu hiệu và cách chăm sóc khác nhau. Mẹ kéo xuống dưới để tìm hiểu cụ thể từng cấp độ nhé!

1.1. Hăm tã cấp độ 1

Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh với những triệu chứng mờ nhạt, bé không quấy khóc khó chịu nên mẹ thường không phát hiện ra. Thời gian khỏi hăm tã cấp độ 1 là khoảng 2-3 ngày nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Triệu chứng: 

  • Vùng da mặc tã của bé xuất hiện những vệt ửng hồng có diện tích nhỏ, không lan rộng. 
  • Da bé có thể xuất hiện một vài mụn li ti, da khô, không có dấu hiệu ẩm ướt khó chịu.
Hăm tã cấp độ 1
Hăm tã độ 1 khỏi nhanh sau 2-3 ngày nếu điều trị sớm

Thời gian khỏi bệnh dự kiến: Mẹ phát hiện sớm và xử lý bằng cách vệ sinh sạch sẽ, giữ cho da bé luôn khô ráo, thoáng khí, bé sẽ khỏi nhanh sau 2 – 3 ngày. 

1.2. Hăm tã cấp độ 2 

Hăm tã cấp độ 1 chuyển sang cấp độ 2 sau  1 – 2 ngày nếu như không được chăm sóc đúng cách. Hăm tã cấp độ 2 sẽ khỏi sau 3-5 ngày

Triệu chứng:

  • Vùng tã lót có màu ửng hồng đậm hơn, xuất hiện mụn nhỏ li ti, không ẩm ướt. 
  • Bé bắt đầu ngứa ngáy, đòi gãi và quấy khóc khó chịu.
Hăm tã cấp độ 2
Những vết đỏ hăm độ 2 đã bắt đầu đậm màu và lan rộng hơn cấp độ 1, thường khỏi sau 3-5 ngày

Thời gian khỏi dự kiến: Vệ sinh sạch sẽ cũng như giữ da cho bé thoáng mát, khô ráo làm cho bệnh khỏi nhanh trong vòng từ 3 – 5 ngày. 

1.3. Hăm tã cấp độ 3

Đây là giai đoạn các mẹ dễ dàng phát hiện ra nhất khi bé xuất hiện những triệu chứng điển hình và nổi bật. Hăm tã cấp độ 3 sẽ khỏi sau 4-7 ngày.

Triệu chứng: 

  • Những vệt đỏ ở vùng mặc tã bắt đầu lan rộng, đậm màu và trở nên rõ ràng hơn,  dày đặc hơn. 
  • Bé có biểu hiện quấy khóc, khó ngủ thậm chí cáu gắt.
Hăm tã cấp độ 3
Hăm tã cấp độ 3 với vệt đỏ lan rộng, thường khỏi sau 4-7 ngày 

Thời gian khỏi hăm tã cấp độ 3: Ở giai đoạn này, ngoài việc vệ sinh sạch sẽ cũng như giữ khô thoáng cho làn da của bé thì việc kết hợp thêm kem, thuốc trị hăm. Thời gian khỏi thường dao động trong khoảng từ 4 đến 7 ngày. 

1.4. Hăm tã cấp độ 4

Đây là giai đoạn hăm tã nặng, bé có những biểu hiện rõ rệt, giai đoạn này dễ chuyển nặng và có thời gian khỏi lâu hơn. Hăm tã cấp độ 4 thường khỏi sau 7-14 ngày nếu được điều trị đúng cách.

Triệu chứng:

  • Vết hăm đậm màu và trở nên rõ rệt hơn, số lượng vết đỏ trên vùng da mặc tã dày đặc hơn. 
  • Xuất hiện những nốt sần trên da, sưng, có thể xuất hiện mụn mủ. 
  • Bé quấy khóc, cáu gắt cả ngày, bỏ bú, bỏ ăn, không ngủ được và không muốn cho mẹ chạm vào vùng hăm. 
Hăm tã cấp độ 4
Hăm tã độ 4 với vệt đỏ đậm lan rộng, thường khỏi sau 7-14 ngày

Thời gian khỏi bệnh dự kiến: Thời gian khỏi bệnh của cấp độ 4 kéo dài từ 7 – 14 ngày.

1.5 Hăm tã cấp độ 5

Cấp độ 5 là cấp độ nặng nhất, dễ để lại các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, nấm,… Nếu được điều trị đúng cách, hăm tã cấp độ 5 sẽ khỏi sau 2 tuần đến 1 tháng.

Triệu chứng: 

  • Vùng da bị hăm lan rộng khắp vùng da mặc tã.
  • Da sưng đỏ, phù nề nặng,xuất hiện mụn mủ.
  • Xuất hiện những vết loét trên da gây đau cho bé.
  • Bé quấy khóc và thậm chí có thể sốt nhẹ do đau nhiều. 
Hăm tã cấp độ 5
Hăm tã độ 5 rất nguy hiểm, điều trị đúng cách sẽ khỏi trong vòng 2 tuần tới 1 tháng

Thời gian dự kiến khỏi: Cấp độ này mẹ không thể tự điều trị tại nhà mà cần phải sự can thiệp của các bác sĩ. Tình trạng nặng khiến việc điều trị và hồi phục có thể bị kéo dài từ 2 tuần đến 1 tháng và khả năng cao sẽ để lại sẹo thâm về sau cho bé.

Như vậy, thời gian khỏi hăm tã phụ thuộc vào cấp độ hăm tã và cách chăm sóc của mẹ.

Cấp độ Biểu hiện  Thời gian 
Hăm tã cấp độ 1 – Nhẹ  Xuất hiện một số lượng nhỏ vết ửng hồng, da khô ráo 2 – 3 ngày 
Hăm tã cấp độ 2 – Nhẹ  Số lượng vết đỏ nhiều hơn nhưng chỉ rải rác, diện tích nhỏ 3 – 5 ngày 
Hăm tã cấp độ 3 – Trung bình  Vết đỏ đậm màu và lan rộng 4 – 7 ngày
Hăm tã cấp độ 4 – Nặng  Vết đỏ đậm màu, lan rộng nhiều hơn, da bắt đầu sưng và có nốt sần trên da.  7 – 14 ngày 
Hăm tã cấp độ 5 – Nghiêm trọng  Da sưng, phù nề, có mụn mủ và có thể dẫn đến loét 14 ngày – 30 ngày 

Lưu ý: Hăm tã không thể tự khỏi nếu mẹ không có những biện pháp xử trí cho bé, đặc biệt là vệ sinh sạch sẽ, sử dụng những phương pháp điều trị đúng cách và khoa học.

Xem thêm: Chi tiết cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh nhanh khỏi nhất

2. Khi nào thì hăm tã lâu khỏi hơn bình thường?

Hăm tã mức độ nhẹ có thời gian khỏi trong khoảng từ 4-5 ngày, muộn nhất là 7 ngày, tuy nhiên hăm tã cấp độ 4,5 lâu khỏi hơn, có thể kéo dài đến cả tháng vì ở giai đoạn này bé dễ gặp phải các biến chứng:

  • Nhiễm khuẩn trên da: Ở hăm tã cấp độ nặng, da bé thường xuất hiện những mụn nước, chúng dễ vỡ ra khi bé vận động tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào gây sưng tấy, phù nề ở da, thậm chí nhiễm trùng. 
  • Nhiễm nấm Candida: Vùng da mặc tã ở bé thường xuyên ẩm ướt, đây là điều kiện môi trường thuận lợi cho nấm phát triển và gây bệnh. Lúc này, mẹ chú ý thấy vùng da của bé có mảng trắng, bé cảm thấy ngứa ngáy, cọ xát liên tục vào vùng da bị hăm.
Bé bị hăm tã nhiễm nấm
Biến chứng nhiễm nấm Candida của trẻ bị hăm tã

Vậy khi nào cần đưa bé đi khám? Nếu mẹ thấy các bé nhà mình có một trong những biểu hiện sau đây thì cần phải đưa bé đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để được điều trị kịp thời:

  • Vùng da bị hăm phồng rộp 
  • Viêm da bị hăm, xuất hiện mụn nhọt chứa đầy mủ 
  • Vùng da bị hăm rỉ dịch vàng 
  • Vùng da bị hăm lở loét

Tổng kết: Hăm tã dễ dàng được xử lý bằng những phương pháp thông dụng nhưng nếu mẹ không phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý đúng cách, nó có thể chuyển sang biến chứng nặng hơn. 

3. Hướng dẫn 4 cách giúp hăm tã nhanh khỏi 

Để bé nhanh khỏi hăm tã, mẹ cần có phương pháp chăm sóc đúng cách, khoa học. Phần dưới đây, chuyên gia đã tổng hợp các mẹo nhỏ để bé khỏi nhanh, mẹ theo dõi nhé!

3.1. Tắm lá thảo dược 

Việc sinh thân thể hằng ngày giúp loại bỏ chất bẩn, vi khuẩn, vi nấm bám lại trên vùng da mặc tã, nhờ đó hạn chế viêm nhiễm, ngứa ngáy. Với bé bị hăm, mẹ nên sử dụng các loại lá tắm thảo dược hoặc nước tắm chuyên dụng vì chúng lành tính, không gây kích ứng. Cụ thể từng phương pháp mẹ theo dõi trong phần dưới đây. 

3.1.1 Tắm/lau bằng nước lá dân gian 

Tắm bằng nước lá dân gian đang là phương pháp được rất nhiều các mẹ áp dụng cho bé nhà mình khi gặp phải tình trạng hăm tã bởi nguyên liệu dễ tìm, lành tính với bé. Đặc biệt công dụng của việc “tắm lá” trị hăm tã do trong thành phần chứa chất diệt khuẩn, làm sạch và không độc hại với da bé. Nhiều loại lá dân gian thường được nhiều mẹ tắm cho con như lá trầu không, lá trà shan tuyết, khổ qua, lá kinh giới, cỏ mần trầu, mướp đắng,…

Lưu ý: Phương pháp này chỉ áp dụng với trường hợp hăm tã nhẹ và thời gian điều trị lâu. 

Tắm lá kinh giới trị hăm tã cho bé
Tắm lá thảo dược giúp hăm tã nhanh khỏi 

Mẹ có thể áp dụng các bước đơn giản sau để nấu nước lá tắm cho bé:

  • Bước 1: Rửa sạch một lượng lá vừa đủ với nước muối loãng, rửa nhiều lần bằng nước thông thường. 
  • Bước 2: Đun sôi nguyên liệu với 1,5 – 2l nước. Để nguội đến nhiệt độ 36-37 độ C.
  • Bước 3: Tắm cho bé.

Một số lưu ý khi tắm lá trị hăm tã cho bé:

  • Nguyên liệu phải đảm bảo sạch: Với những nguyên liệu mua bên ngoài, mẹ nên rửa sạch bằng nước muối loãng để sát khuẩn, loại bỏ hết bụi bẩn trước khi đun nước tắm cho bé.
  • Tắm đúng cách: Với lần đầu tiên tắm bằng nước lá, để đảm bảo da bé không bị kích ứng với thành phần nào của nước tắm, mẹ nên thử thoa nước tắm lên 1 vùng nhỏ của da, chờ 15 phút. Nếu da không có dấu hiệu bất thường nào  thì có thể tắm toàn thân cho bé. 

Ưu điểm nhược điểm của phương pháp tắm, lau bằng nước lá dân gian 

Ưu điểm  Nhược điểm 
  • Hiệu quả tốt 
  • Nguyên liệu sẵn có và dễ kiếm. 
  • Có thể thực hiện tại nhà.
  • Tác dụng chậm, thời gian điều trị lâu.
  • Thời gian chuẩn bị nguyên liệu lâu
  • Da bé dễ bị kích ứng nếu không đảm bảo đúng lượng sử dụng. 
  • Da bé dễ bị xỉn màu do nhựa lá 
  • Chỉ áp dụng với những trường hợp hăm tã nhẹ.

3.1.2. Tắm hoặc lau bằng nước tắm thảo dược chuyên dụng 

Để khắc phục nhược điểm và phát huy tốt hơn những tác dụng từ lá tắm, mẹ có thể cân nhắc dùng nước tắm thảo dược cho bé. Ưu điểm của nước tắm thảo dược được chứng minh vượt trội hơn so với việc tắm bằng nước lá dân gian: 

  • Thành phần trong nước tắm gồm thảo dược được chiết xuất tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, giúp sát trùng và diệt trừ nấm gây bệnh trên da của bé. 
  • Tích hợp thêm các vitamin thúc đẩy quá trình phục hồi của da khi bị tổn thương do hăm tã, đặc biệt hăm tã ở cấp độ nặng. 
  • An toàn và lành tính với da. 
  • Dễ sử dụng, không mất thời gian chuẩn bị. 
  • Tác động vào sâu bên trong da, làm giảm thời gian điều trị hăm tã cho bé. 

Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm nước tắm thảo dược cho bé như nước tắm thảo dược Dr. Papie, Fons Care Baby, YaoCare Baby, Amibebe,… Trong đó phải kể đến Nước tắm Thảo dược Dr.Papie được nhiều mẹ tin tưởng và sử dụng cho bé.

Nước tắm thảo dược Dr. Papie trị hăm tã cho bé
Nước tắm thảo dược chuyên dụng giúp hăm tã nhanh khỏi và an toàn hơn

Nước tắm thảo dược Dr. Papie là loại nước tắm thảo dược uy tín, đã được sở Y tế Hà Nội kiểm nghiệm với những ưu điểm vượt trội sau: 

  • Hiệu quả nhanh: Chứa các thành phần kháng khuẩn kháng viêm hỗ trợ làm giảm thời gian khỏi bệnh.
  • Tiết kiệm chi phí: Mẹ chỉ tốn 5000 đồng cho 1 lần tắm cho bé .
  • Có thể sử dụng hàng ngày để phòng ngừa hăm tã tái phát

Cách sử dụng nước tắm trị thảo dược hăm tã tái phát:

  • Bước 1: Pha 2,5ml Dr. Papie với 5l nước sạch.
  • Bước 2: Tắm, gội và mát xa nhẹ nhàng cho bé. 
  • Bước 3: Lau khô người, không cần tráng lại bằng nước thường. 

3.2. Chọn bỉm hỗ trợ hăm tã 

Mặc bỉm đúng cách cho bé sẽ làm giảm được thời gian điều trị và phòng ngừa hăm bỉm quay lại. Mẹ bỉm cần chú ý những ý sau để mặc bỉm đúng cách cho con nhé!

  • Thay tã thường xuyên cho bé 3 – 4 giờ/lần: Các chất thải trong tã trong thời gian dài cộng thêm môi trường bít tắc là điều kiện để vi khuẩn nhân lên nhanh chóng, tấn công da bé và gây hăm tã.
  • Giảm bớt thời gian mặc tã/bỉm:Làn da tổn thương của con không bị cọ xát nhiều do mặc bỉm quá lâu, da thoáng giúp mau khỏi và nhanh hồi phục hơn đó!
  • Sử dụng loại bỉm, tã chất lượng, rõ nguồn gốc: Mẹ nên chọn những loại tã thấm hút và giữ nước tốt để giúp da bé luôn khô thoáng, không bị ẩm ướt. Các loại tã này thường chứa nhiều rãnh thoát khí và các hạt SAP mẹ nhé. Ngoài ra một chiếc quần tã vừa vặn và thoải mái với con sẽ tránh làm cọ xát nhiều vào vết hăm gây đau khiến con lâu khỏi hơn.
Lựa chọn tã phù hợp cho bé
Những loại bỉm thoáng mát giúp bé nhanh khỏi hăm tã hơn

3.3. Dùng kem trị và chống hăm tã

Thành phần của kem trị hăm chứa các tinh dầu thực vật tác dụng sát khuẩn nhẹ, giảm ngứa giảm viêm. Ngoài ra, kem trị hăm có khả năng bảo vệ da, cân bằng độ ẩm và thúc đẩy quá trình phục hồi cho da của bé đấy. Với những bé bị hăm tã ở mức độ nhẹ, mẹ có thể dùng kết hợp kem trị hăm để giảm thời gian điều trị nhé.

Mẹ tham khảo những dòng kem trị hăm trên thị trường có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thành phần thảo dược từ thiên nhiên. Lưu ý: Không chọn kem chứa chất chống viêm corticoid và phải phù hợp với lứa tuổi của con mẹ nhé. 

Một số ít kem trị hăm da ở trẻ mà mẹ có thể quan tâm đến như: kem Sanosan của Đức, Biolane của Pháp hay Weleda của Đức,…

Bôi kem trị hăm tã cho bé
Dùng kem trị hăm để bé nhanh khỏi hăm tã hơn

Cách dùng kem trị hăm tã cho con mà các mẹ có thể áp dụng: 

  • Bước 1: Mẹ rửa tay và khử khuẩn tay sạch trước khi thoa kem cho bé.
  • Bước 2: Vệ sinh vùng da bị hăm bằng nước ấm. 
  • Bước 3: Thoa một lượng kem đủ dùng lên vùng da bị hăm. 

Lưu ý: Khi thoa kem cho bé, mẹ chú ý chỉ thoa một lớp mỏng tránh gây bí da cho con, động tác thoa nhẹ nhàng tránh làm đau bé. Đặc biệt, để đạt hiệu quả cao nhất mẹ nên thoa cho bé sau mỗi lần thay tã và trước khi bé đi ngủ nhé!

3.4. Lưu ý để hăm tã nhanh khỏi 

Hăm tã sẽ nhanh khỏi hơn nếu được chăm sóc bé theo những mẹo sau đây:

  • Không mặc quần áo quá chật với bé: Mặc quần áo không đúng size gây bó sát vào da gây bí da, tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến hăm. Do đó,mẹ nên chọn những bộ quần áo rộng, không mặc quần quá chật. 
  • Không bôi phấn rôm cho trẻ bị hăm: Phấn rôm sẽ làm bít tắc lỗ chân lông gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da. 
  • Không dùng sữa tắm, xà phòng có chất tạo bọt, tạo mùi cho bé: Các loại sữa tắm có xà phòng, chất tạo mùi hóa học,… dễ gây kích ứng da, làm nặng thêm tình trạng hăm tã của bé. 
  • Không tự ý dùng thuốc bôi lên vùng da bị hăm của bé: Da bé rất mỏng nên các phân tử thuốc dễ dàng đi qua da, vào trong máu và gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó việc sử dụng thuốc cho bé phải thực sự cần thiết và được sự cho phép của bác sĩ.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng của bé: Khi bị hăm tã, mẹ nên tránh dùng những loại thực phẩm có tính acid như cà chua, cam, chanh, dâu tây, việt quất,.. trong chế độ ăn của con vì chúng làm pH da giảm và yếu hơn, vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây hăm da đó. 
Lưu ý không dùng thuốc chống viêm trị hăm tã cho bé
Lưu ý vài mẹo nhỏ để chứng hăm tã của bé nhanh khỏi hơn

Hăm tã bao lâu thì khỏi là câu hỏi không trả lời chính xác được thời gian. Nó phụ thuộc vào tình trạng da của bé cũng như hướng điều trị chăm sóc của các mẹ. Mẹ nên phối hợp nhiều phương pháp để đạt được hiệu quả chăm sóc, bên cạnh đó cũng cần lưu ý một số điểm khi chăm sóc con mà mẹ có thể bỏ qua đấy! 

44 thoughts on “Hăm tã bao lâu thì khỏi? Hướng dẫn 4 cách giúp hăm tã nhanh khỏi

  1. Avatar
    Hải dung says:

    Hăm tã đơn giản nhưng không để ý thì tội cho con. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ em sẻ tắm nước tắm thảo dược DrPapie cho con để tránh tình trạng này mới được

  2. Avatar
    Hoàng Thái says:

    Các mom cẩn thận, đừng để con đến giai đoạn 4 – 5 dễ rơi vào tình trạng nhiễm trùng. Nếu như thấy tự chữa mà ko khỏi phải đến gặp bác sỹ ngay

    • Avatar
      Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook