Vùng kín của các bé gái sơ sinh rất nhạy cảm, dễ bị đau, viêm nhiễm nếu mẹ tắm và chăm sóc sai cách. Vậy cách tắm cho bé gái sơ sinh và vệ sinh vùng sinh dục thế nào là đúng? Chuyên gia Dr.Papie sẽ giúp mẹ trả lời băn khoăn đó trong bài viết này.
Xem thêm:
- Cách tắm bia cho trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả nhất
- Cách lau người cho trẻ sơ sinh dịu nhẹ nhất
- Cách sử dụng chậu tắm cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn
1. Chuẩn bị trước khi tắm cho bé gái sơ sinh
Trước khi tắm cho cho bé gái sơ sinh, mẹ chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết, nước tắm, nhiệt độ phòng tắm,…
1.1. Vật dụng cần thiết
Trước khi tắm cho bé, mẹ chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như
- Chậu tắm dài, chậu tắm tròn: Mẹ chọn chậu tắm dài hoặc tròn có kích cỡ lớn hơn so với bé một chút.
- Khăn tắm lớn, gạc hoặc khăn xô mềm, tã sạch: Mẹ nên lựa chọn các loại khăn mềm, dày, thấm nước tốt giúp giữ ấm cho bé sau khi tắm.
- Dụng cụ vệ sinh và chăm sóc sau khi tắm: Mẹ chuẩn bị dụng cụ chăm sóc sau tắm như kem chống hăm, tăm bông ngoáy tai, nước muối nhỏ mắt mũi, rơ lưỡi, tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu,… Với những bé chưa rụng rốn, mẹ chuẩn bị thêm tăm bông tiệt trùng, gạc băng rốn, cồn 70 độ.
1.2. Chuẩn bị nước tắm
Mẹ chuẩn bị nước tắm cho bé có độ ấm từ 35 – 38 độ C. Mẹ có thể dùng cùi chỏ để kiểm tra nước có độ ấm vừa phải là được. Nhưng để chính xác hơn, tốt nhất các mẹ nên dùng nhiệt kế để đo. Ngoài ra, mẹ lưu ý để nước trong thau tắm khoảng 7cm để tránh nước tràn vào tai, mũi, mắt của trẻ.
1.3. Nhiệt độ phòng tắm
Nhiệt độ phòng tắm là một trong những yếu tố mà các mẹ cần lưu tâm trước khi tắm cho bé gái. Nhiệt phòng tắm thích hợp là từ 26 – 35 độ C. Lưu ý:
- Vào mùa đông: Mẹ đóng kín các cửa sổ và bật quạt sưởi để xua tan khí lạnh và giữ nhiệt độ phòng tắm được ổn định.
- Vào mùa hè: Không nên cho bé tắm trước quạt hoặc trong phòng điều hòa để đảm bảo an toàn cho bé, tránh xảy ra tình trạng sốc nhiệt.
1.4. Massage toàn thân cho bé
Đây là bước không bắt buộc mẹ phải thực hiện cho bé trước khi tắm. Tuy nhiên, massage được nhiều chuyên gia khuyến khích nên thực hiện cho trẻ giúp trẻ ăn, ngủ tốt, tạo cho trẻ thân hình dẻo dai, cân đối. Massage còn giúp bé và mẹ gia tăng tình cảm và gắn bó với nhau hơn.
Chỉ cần 4 bước dưới đây, mẹ đã thành chuyên gia massage giúp bé dễ chịu hơn hẳn:
- Bước 1: Massage nhẹ nhàng khuôn mặt của bé từ trên xuống dưới qua các bộ phận trán, mắt, mũi, má, cằm,…
- Bước 2: Massage từ cánh tay đến các ngón tay.
- Bước 3: Mẹ massage vùng chân theo chiều hướng đi lên.
- Bước 4: Massage nhẹ nhàng vùng bụng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Lặp lại các động tác massage trên theo các bước từ dưới lên trên.
1.5. Cởi bỏ quần áo, tã bỉm và vệ sinh sơ qua cho bé
Khi thay tã, bỉm cho bé, mẹ dùng tay nhấc 2 chân bé lên, lấy bỉm ra ngoài và dùng giấy ướt lau sạch vùng kín. Mẹ lau theo nguyên tắc từ trên xuống dưới tránh làm ngược lại vì sẽ đưa phân và chất bẩn từ hậu môn lên vùng sinh dục của bé gây viêm nhiễm.
Sau khi cởi bỏ tã bỉm, mẹ cởi áo của bé rồi dùng 1 chiếc khăn mỏng để quấn quanh người bé vừa giúp giữ ấm vừa tránh bé bị trơn tuột trong quá trình tắm, gội.
2. Cách tắm cho bé gái sơ sinh chi tiết từng bước
Cách tắm cho bé gái sơ sinh chỉ khác bé trai ở việc vệ sinh vùng kín. Mẹ tham khảo video sau để tìm hiểu thêm về cách tắm cho bé gái sơ sinh:
2.1. Rửa mặt
Da bé gái sơ sinh còn non yếu, các tế bào da còn nhỏ và các sợi Collagen còn rất mỏng, vì thế khi rửa mặt cho bé gái, mẹ dùng khăn mềm và thao tác nhẹ nhàng, tránh gây trầy xước, tổn thương và để lại sẹo. 2 Bước rửa mặt cho bé như sau:
- Bước 1: Rửa tay mẹ sạch, nhúng khăn xô vào nước, vắt kiệt nước.
- Bước 2: Dùng khăn xô lau nhẹ nhàng mắt, mũi, trán, tai và xung quanh mặt cho bé.
Lưu ý: Sau khi dùng khăn lau mặt xong, mẹ để riêng, không dùng khăn này để tắm toàn thân cho bé.
2.2. Gội đầu
Mẹ bế ngửa và ôm bé sát vào lòng và vòng tay đỡ gáy, ép 2 vành tai để tránh nước rơi vào tai bé. Sau đó, dùng khăn lau từ trước ra sau và dội nước nhẹ nhàng. Gội đầu xong, mẹ dùng khăn lau khô tóc giúp giữ ấm cho bé tốt hơn.
2.3. Tắm thân người
Sau bước rửa mặt và gội đầu, mẹ tháo khăn quấn người rồi dùng 2 tay, 1 tay đỡ đầu trẻ, tay còn lại đỡ mông và đặt bé vào chậu nước thật nhẹ nhàng. Mẹ tắm cho bé từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Mẹ chú ý lau sạch các vùng tiết nhiều mồ hôi như cổ, nách, cánh tay, lưng, đùi, mông,… và tắm nhanh cho bé trong khoảng 5 phút, tránh để bé dễ bị nhiễm lạnh.
2.4. Vệ sinh vùng kín của bé gái
Khác với bé trai, vùng kín của bé gái rất gần hậu môn nên dễ bị hăm đỏ, viêm nhiễm nên mẹ cần cẩn trọng khi vệ sinh vùng kín cho bé.
Các bước vệ sinh vùng kín cho bé khi tắm như sau:
- Bước 1: Dùng khăn xô mềm thấm nước ấm, quấn quanh ngón tay trỏ của mẹ và nhẹ nhàng lau xung quanh vùng kín của con.
- Bước 2: Giặt lại khăn, sau đó quấn quanh ngón tay trỏ và nhẹ nhàng lau dọc theo các nếp gấp ở âm đạo của con. Mẹ lau theo hướng từ âm đạo ra hậu môn, không làm ngược lại vì có thể đưa vi khuẩn từ hậu môn lên vùng sinh dục của con.
- Bước 3: Lau khô vùng kín cho bé, tránh đọng nước ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
3. Thao tác chăm sóc bé gái sơ sinh sau khi tắm
Các thao tác sau khi tắm cho bé bao gồm lau khô và ủ ấm, vệ sinh rốn, vệ sinh mắt mũi tai.
3.1. Lau khô và ủ ấm cho bé
Mẹ dùng khăn mềm, sạch, thấm nước tốt để lau khô. Mẹ chú ý lau kỹ ở các vị trí dễ đọng nước như: tai, nách, bẹn và vùng kín. Sau khi lau khô, mẹ ôm bé vào lòng từ 3-5 phút để truyền nhiệt ấm từ mẹ sang con nhé!
3.2. Vệ sinh rốn cho bé
Chăm sóc rốn giữa bé đã rụng và chưa rụng sẽ khác nhau 1 chút, mẹ kéo xuống để theo dõi nhé!
Dụng cụ:
- Cồn 70 độ hoặc dung dịch Betadin.
- Bông, gạc đã khử trùng.
- Khăn sạch.
Cách tiến hành:
- Bé chưa rụng rốn: Mẹ dùng khăn hoặc bông đã khử trùng lau sạch nước còn đọng lại trên rốn bé. Với những bé chưa rụng rốn, mẹ sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc dung dịch betadin bằng bông, gạc đã chuẩn bị.
- Bé đã rụng rốn: Với bé đã rụng rốn, mẹ chỉ cần dùng khăn bông mềm lau khô rốn cho bé.
3.3. Vệ sinh mắt mũi miệng cho bé gái
Mắt, mũi, tai là những cơ quan nhạy cảm, dễ tổn thương, mẹ chú ý cẩn thận và nhẹ nhàng khi thực hiện vệ sinh các bộ phận này cho bé.
1 – Vệ sinh mắt: Đầu tiên, mẹ dùng bông khử trùng đã thấm nước muối sinh lý lau từ khóe mắt đến đuôi mắt. Với trường hợp bé dính gỉ mắt đã khô, mẹ nhỏ nước muối sinh lý và dùng bông nhẹ nhàng lấy gỉ mắt ra ngoài.
2 – Vệ sinh mũi: Mẹ dùng miếng bông nhỏ đã thấm ướt nước muối sinh lý để làm sạch mũi cho bé nhẹ nhàng để tránh làm đau và khó chịu cho bé.. Mỗi bên mũi, mẹ dùng một miếng bông khác nhau để đảm bảo vệ sinh.
3 – Vệ sinh tai: Mẹ dùng bông khô và nhẹ nhàng, khéo léo lau sạch tai cho bé. Mẹ giữ cố định bé, không được để bé ngọ nguậy làm ảnh hưởng đến quá trình vệ sinh tai. Mẹ tuyệt đối không được dùng các dụng cụ đầu nhọn để làm sạch tai cho bé.
4. Lưu ý khi tắm cho bé gái sơ sinh
Bé gái sơ sinh còn non yếu và rất dễ bị tổn thương bởi các tác động từ bên ngoài. Một số lưu ý giúp tắm bé đơn giản, an toàn hơn
- Không thụt rửa hay lau sâu vào bên trong vùng kín của bé gái: Cấu tạo vùng kín của bé gái còn nhỏ, hẹp nên việc thụt rửa hoặc lau sâu vào bên trong có thể khiến vùng kín bị tổn thương.
- Không lạm dụng nước chè xanh đặc để vệ sinh vùng kín cho bé: Nước chè xanh đặc có tính tẩy rửa mạnh và độ pH kiềm dễ làm khô vùng kín của bé.
- Không dùng dung dịch vệ của mẹ để vệ sinh bộ phận dinh dục của bé gái sơ sinh: Dung dịch vệ sinh phụ nữ của mẹ có tính sát khuẩn cao, chất tạo màu, tạo bọt rất dễ làm tổn thương vùng kín của bé.
- Đôi khi âm đạo của bé cũng có thể tiết dịch trong không mùi: Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của bé thôi ạ. Trong bào thai, bé gái vẫn luôn nhận được nội tiết tố do mẹ truyền cho nên sau khi sinh, nội tiết tố giảm sút đột ngột và gây ra hiện tượng này. Nếu bé thỉnh thoảng có dịch trong không mùi, mẹ không cần quá lo lắng, mẹ chú ý vệ sinh sạch vùng kín, thay tã bỉm thường xuyên (3 -4 giờ/lần). Nếu âm đạo bé tiết dịch màu vàng, có mùi hôi, mẹ đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời.
- Vệ sinh vùng kín cho bé bằng nước trắng: Nước trắng chỉ có thể làm sạch vết bẩn mà không thể loại bỏ vi khuẩn, vi nấm. Chính vì thế, vùng kín của bé gái vẫn có thể gặp phải tình trạng viêm nhiễm nếu chỉ dùng nước trắng để vệ sinh. Do đó, mẹ nên sử dụng nước tắm thảo dược chuyên dụng để vệ sinh vùng kín cho bé vừa kháng khuẩn, kháng viêm, vừa đảm bảo an toàn cho bé.
Sản phẩm vừa giúp làm sạch toàn thân vừa có thể hỗ trợ làm sạch vùng kín dịu nhẹ mà vẫn an toàn được đông đảo bà mẹ lựa chọn cho bé đó là nước tắm thảo dược. Mẹ nên ưu tiên chọn các loại nước tắm thành phần hữu cơ 100%, không chất tạo màu, không xà phòng, chất tẩy rửa, pH cân bằng với da bé để tránh gây kích ứng cho bé. Thêm vào đó, sản phẩm cần có công dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn, giúp phòng ngừa một số bệnh như hăm tã, mẩn đỏ,…
Nước tắm thảo dược Dr.Papie là sản phẩm hiếm hoi trên thị trường có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên, an toàn cho cả vùng da nhạy cảm ở bộ phận sinh dục của bé gái. Sản phẩm là sự kết hợp chọn lọc của 7 thành phần thảo dược là lá trầu không, cỏ nhọ nồi, trà shan tuyết, kinh giới, sài đất, khổ qua, diệp lục tố,…
Nước tắm thảo dược Dr.Papie có tác dụng phòng ngừa các bệnh ngoài da, diệt khuẩn, làm sạch da, chống nhiễm trùng, giữ ẩm cho da,… Dr.Papie còn được Sở y tế Hà Nội cấp phép đạt chuẩn không gây kích ứng da và pH cân bằng với da bé sơ sinh. Vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng nước tắm Dr.Papie hàng ngày cho bé nhà mình.
Vùng kín của bé gái rất dễ bị tổn thương và viêm nhiễm nếu không được vệ sinh đúng cách. Để vùng kín của bé luôn được vệ sinh sạch sẽ mà vẫn đảm bảo an toàn mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm nước tắm thảo dược cho bé.
Nếu mẹ có mong muốn tìm hiểu thêm thông tin về cách tắm cho bé gái sơ sinh hoặc cần tư vấn về sản phẩm nước tắm thảo dược Dr.Papie, hãy liên hệ tới số hotline 0911.225.336 để được hỗ trợ.
Bé nhà mình cũng thường xuyên dùng nước tắm thảo dược Dr.papie rất an toàn và tốt cho bé. Mình rất yên tâm
Trước kia mình không biết cũng toàn tắm cho con bằng lá chè, có hôm rửa k kỹ con còn bị ngứa. Giờ có nước tắm thảo dược Dr papie thật tiện, nhờ được sỹ tư vấn kỹ hơn về cách dùng ạ. Cảm ơn.
Từ khi biết đến nước tắm thảo dược Dr papie nhà mình luôn dùng nước tắm có lưu lại mùi thơm của mùi xả chanh thật là dễ chịu cộng thêm bé không bị mẩn đỏ hay hăm mình rất yên tâm khi dùng sản phẩm của hãng
Nhà mình cũng có bé gái hơn 1 tuổi, khi có bé mình cũng ý thức được việc phải vệ sinh vùng kín cho con. Nhưng thực sự bản thân còn thiếu rất nhìu kinh nghiệm. Qua bài báo mình thực sự có thêm rất nhiều thông tin bổ ích. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ.
Nước tắm này cách pha như thế nào ạ.da bé nhạy cảm thì có dùng đc nước tắm này k ạ
Mình đang dùng nước tắm dr papie cho baby nhà mình mom ạ, dùng thích lắm
Cảm ơn nhãn hàng dr.papie cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ cách tắm cho bé,thông tin hữu ích lắm
Dừng nước tắm dr papie cho bé mình thấy da bé mịn màng sạch sẽ và thơm mùi thảo dược. Chỉ muốn ôm con cả ngày thôi
Bài viết chi tiết quá. Trước mình chỉ có tắm qua qua cho con thôi, giờ thì phải học lại cách tắm cho con
Giờ thì mình biết có dòng nước tắm này cho con trước đây mình toàn có phải đi tìm lá tắm rất mất nhiều thời gian bài viết hay cho các mẹ nên tham khảo
Mấy ngày đầu mình còn yếu toàn phải nhờ bà ngoại, nhưng sau mình học tắm rồi tự tắm cho con nhưng chưa học được cách matxa. Híc mình phải tập thêm móm này để làm cho con mới được
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin hữu ích. M sẽ lưu lại để vệ sinh cho con khi tắm
Trước kia mỗi lần chuẩn bị nước tắm cho con là mất 1 khoảng thời gian. Nhưng từ khi dùng nước tắm dr.papie cho con thấy nhàn hẳn. Hiệu quả không kém gì dùng nước tắm dân gian
Dùng sản phẩm tự nhiên cho con rất tốt. Nhưng khâu chuẩn bị rất kĩ mất thời gian. Có nước tắm dr. Papie dùng cho con cũng rất hiệu quả như cách dân gian. Mà còn nhanh nữa chứ
Bài viết rất tuyệt luôn í ,e học được nh điều qua bài viết này đó ạ
Bé trước mình thiếu kiến thức tắm cho con còn lóng ngóng, bé thứ 2 mình đã thạo hơn các bước nhưng vẫn chưa matxa cho bé được. Giờ mình tranh thủ luyện thêm để làm cho con thôi
Bé đầu mình thật ngốc thiếu kinh nghiệm toàn nghe các bà tắm trà xanh liên tục cho bé. Lại chẳng biết matxa cho con ji cả. Bé em này mình phải chuẩn bị kỹ hơn và mua nước tắm thảo dược mới được.
Thông tin thật hữu ích cho các bà mẹ bỉm sữa.đoc để biết cách chăm sóc con hơn
Tăm cho bé ko may dc tắm vào miêngj bé thì có ảnh hương j ko ạ
Trước mình toàn nấu nước lá tắm cho con nhưng có hôm thấy da con mẩn đỏ, nay biết đến nước tắm thảo dược Dr papie rất tiện, nhờ dược sỹ tư vấn thêm về cách sử dụng sản phẩm ạ. Cảm ơn
Mình đang dùng nước tắm dr papie, thành phần thảo dược, không có chất tạo bọt, tắm và vệ sinh cho con gái rất an toàn.
Bé gái nhà e cũng được 7 tháng rồi, và e cũng rất bỡ ngỡ khi vệ sinh cho bé, nhưng bài viết này đã cho e thêm rất nhìu kinh nghiệm. Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ mình cbi đón bé đầu nên cũng chưa có kinh nghiệm .cảm ơn đã chia sẽ rất chi tiết ạ
Nhà mình đang dùng nước tắm có thành phần thảo dược tự nhiên dr papie, mình rất yên tâm khi dùng cho con, nước tắm ko có bọt xà phòng nên mỗi khi tắm rửa cho con mình ko lo lắng nhiều như trước
Giờ mình mới biết đến là vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh phải rất cẩn thận, biết đến nước tăm thảo được dr papie thì tập sau mình sẽ mua về cho con dùng từ lúc sơ sinh luôn cho tiện.
Cảm ơn nhãn hàng đã chia sẻ ạk nhà mình đang dùng nước tắm drpapie cho con
Mình cũng hay bị lúng túng mỗi khi vệ sinh vùng kín cho con. Sau khi đọc bài viết mình hiểu ra nhiều điều. Cảm ơn những chia sẻ rất hưũ ích
Mình trc đây đều tắm sai cách cho con k à. Cx may từ khi độc dc nhiều thoing tin và biết đến nc tắm Dr.papie mình đã cải thiện tốt hơn . Cảm ơn những thông tin của bài báo nhé.
Mình trc đây cx tắm sai cách cho bé k à . CẢm ơn những thông tin hữu ích của bài báo nhé . Mình sẽ chú ý hơn