Trị hăm háng cho bé bằng phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả 100%

5/5 - (3 bình chọn)

Mẹ lo lắng khi thấy những vết hăm ở vùng háng khiến bé đau và quấy khóc nhiều? Mẹ lúng túng không biết xử lý như thế nào? Các chuyên gia Dr.Papie sẽ cùng mẹ tìm hiểu cách trị hăm háng cho bé an toàn qua bài viết dưới đây. 

Xem thêm:

Trị hăm háng cho bé
Vùng da ở háng tích tụ nhiều chất thải và mồ hôi nên dễ gây ra hăm

1. Nguyên tắc trị hăm háng cho bé an toàn

Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc trị hăm háng, mẹ cần biết tới các nguyên nhân gây bệnh là gì, từ đó có phương án chữa trị đúng cách. Dưới đây là 4 nguyên nhân gây hăm háng ở trẻ hay gặp:

  • Háng là nơi thường xuyên tiếp xúc với chất thải: Vì háng gần bộ phận sinh dục và hậu môn, nên chất thải từ hậu môn, chất thải trong tã lót dính vào vùng háng dẫn tới nguy cơ bị hăm cao. 
  • Vệ sinh vùng háng không sạch sẽ: Vùng háng của bé dễ bị ẩm ướt, lại thêm cấu tạo nếp gấp nên dễ tích tụ chất thải ở đó. Nếu mẹ vệ sinh không sạch khiến vi khuẩn nhân lên nhanh chóng và tấn công vào da sẽ gây ra hăm cho bé.
  • Da bé kích ứng với chất liệu bỉm tã: Da trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, mỏng nên dễ bị kích ứng với chất liệu làm bỉm hoặc những chất hóa học có trong đó như chất tạo hương, chất chống nhăn,…
  • Dùng bỉm sai cách cho con: Mặc bỉm chật cho con khiến vùng da háng bí bách, cọ xát làm tổn thương da. Đồng thời mẹ không thay tã thường xuyên khiến vùng háng bị ẩm ướt, vi khuẩn, vi nấm gây bệnh ngoài da dễ phát triển hơn. 
Nguyên nhân khiến bé bị hăm háng
Mẹ dùng bỉm kém chất lượng hoặc chọn size bỉm quá chất khiến con dễ bị hăm háng hơn.

Từ những nguyên nhân ở trên, các chuyên gia của Dr.Papie mách mẹ 2 nguyên tắc điều trị hăm háng là: 

1 – Loại bỏ nguyên nhân gây hăm:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng mặc bỉm đặc biệt là kẽ háng của con. 
  • Sử dụng tã bỉm chất lượng, nguồn gốc xuất xứ đảm bảo. 
  • Chọn bỉm đúng size và thoải mái với con.

2 – Điều trị triệu chứng bằng cách: 

  • Giảm viêm, nhiễm khuẩn: Sử dụng các loại nước tắm, kem bôi có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm. 
  • Giảm ngứa: Sử dụng thuốc chống kích ứng, nước tắm hoặc kem bôi giảm ngứa, dị ứng 
  • Thúc đẩy quá trình tái tạo da: bằng kem trị hăm, kem dưỡng ẩm,nước tắm thảo dược,…

Háng là vị trí dễ bị ẩm ướt và tích tụ nhiều vi khuẩn nhất nên thời gian điều trị sẽ lâu hơn vùng da khác. Hăm háng cũng làm cho bé đau hơn, quấy khóc nhiều hơn, khiến mẹ lo lắng. Do đó mẹ cần phối hợp tốt những nguyên tắc điều trị kể trên để giúp bé mau lành hơn nhé!

2. TOP 4 cách trị hăm háng cho bé

Dựa vào những nguyên tắc nêu ở trên, phần dưới đây chuyên gia hướng dẫn mẹ top 4 cách trị hăm háng cho bé tại nhà dễ áp dụng nhất! 

2.1. Trị hăm háng cho bé bằng nước lá tự làm

Trị hăm háng cho bé bằng nước lá áp dụng nguyên tắc vệ sinh sạch sẽ đồng thời giảm triệu chứng viêm nhiễm. Mẹ sử dụng nước lá tắm rửa và lau sạch vùng da đang bị hăm cho con. Một số lá được nhiều mẹ bỉm truyền tay nhau mà mẹ cần ghi lại:

2.1.1. Trị hăm háng bằng lá trầu không

Lá trầu không chứa từ 0,8 – 2,4% tinh dầu có thành phần chính là Eugenol, có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn, nấm, do đó làm giảm nhanh quá trình viêm da đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành da ở bé bị hăm háng.

Lá trầu không trị hăm háng cho bé
Trầu không chứa hàm lượng eugenol tương đối cao nên có thể giảm tình trạng viêm ở háng cho bé nhanh chóng.

Cách nấu lá trầu không: 

  • Bước 1: Chuẩn bị từ 3 – 5 lá trầu, rửa sạch và ngâm nước muối loãng 3-5 phút. 
  • Bước 2: Đun sôi với 2l nước.
  • Bước 3: Để nguội tự nhiên để nước ấm từ 35 – 38 độ C, chắt lấy nước. 
  • Bước 4: Dùng khăn thấm để lau háng hoặc pha loãng để tắm cho bé. 

2.1.2. Trị hăm háng bằng lá trà xanh

Trong trà xanh có chứa các chất có tính sát khuẩn cao đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi da như tanin, polyphenol, vitamin B,C,… Do đó trà xanh đặc biệt có hiệu quả trong trị hăm háng ở bé nhờ giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm, nâng cao sức đề kháng của da.

Cách nấu lá trà xanh: 

  • Bước 1: Rửa sạch 100g lá và ngâm nước muối loãng 3-5 phút.
  • Bước 2: Cho lá trà nấu cùng 2l nước sạch. 
  • Bước 3: Khi nước sôi và có màu vàng nhạt, tắt bếp và để nguội đến 35 – 38 độ C. 
  • Bước 4: Dùng khăn lau háng cho bé hoặc pha loãng để tắm cho bé. 

Lưu ý: 

  • Tần suất thực hiện: 1 lần/ngày. 
  • Không dùng lá trà xanh khi da bé có vết thương hở hoặc sưng tấy. 

2.1.3. Trị hăm háng bằng lá khế

Theo Đông Y, lá khế là loại thảo dược được biết đến với công dụng tiêu viêm, giảm sưng, sát khuẩn hiệu quả,… do trong thành phần chứa alkaloid, flavonoid, tanin,..., thậm chí được chứng minh trong các nghiên cứu khoa học gần đây. Do đó, nhiều mẹ chọn cách chữa hăm háng bằng lá khế cho con và nhận lại những hiệu quả tích cực. 

Trị hăm háng bằng lá khế
Nước lá khế giã nát dùng để trị hăm háng cho bé.

Cách nấu nước bằng lá khế:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 20g lá khế, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng. 
  • Bước 2: Giã nát lá khế, đun sôi 10 phút cùng 1,5-2l nước và ¼ thìa cà phê muối. 
  • Bước 3: Để nguội, bỏ bã, chắt lấy nước. 
  • Bước 4: Dùng khăn sạch thấm nước khế lau vùng da bị hăm. 

Lưu ý: 

  • Tần suất thực hiện: 2-3 lần/ngày khi thay bỉm cho con. 
  • Không để lâu nước giã lá khế hoặc pha loãng vì làm mất tác dụng của nó. 

2.1.4. Trị hăm háng bằng lá trà shan tuyết

Trà shan tuyết có hàm lượng cao các chất như vitamin, dưỡng chất, flavonoid EGGC được coi như kháng sinh tự nhiên chống lại sự phát triển của vi khuẩn, nấm gây bệnh. Do đó mà lá trà shan tuyết được nhiều mẹ áp dụng để trị hăm cho con. 

Cách nấu lá trà xanh: 

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch 100g lá và ngâm với nước muối loãng 3-5 phút. 
  • Bước 2: Cho lá trà vào nấu cùng 2l nước sạch.
  • Bước 3: Khi nước sôi và có màu vàng nhạt, tắt bếp và để nguội đến 35 – 38 độ C để tắm cho bé. 

Lưu ý: 

  • Tần suất thực hiện: 1 lần/ngày. 
  • Không đun sôi quá kỹ để tránh làm giảm dưỡng chất trong lá trà. 
  • Có thể thay thế bằng lá trà shan tuyết khô. 

2.1.4. Trị hăm háng bằng mướp đắng

Mướp đắng có chứa nhiều glucoside, vitamin B, C, protein,… giúp làm sạch, sát khuẩn vùng háng bị hăm, rút ngắn thời gian điều trị hăm cho con.

Mướp đắng trị hăm háng cho bé
Mướp đắng chứa nhiều chất sát khuẩn, vitamin giúp hồi phục nhanh chóng vết hăm của bé.

Cách nấu nước tắm bằng mướp đắng: 

  • Bước 1: Rửa sạch 2-3 quả mướp đắng, ngâm muối trong 3-5 phút để loại bỏ hết vi khuẩn. 
  • Bước 2: Rửa sạch, bỏ hạt và thái lát vừa phải. 
  • Bước 3: Cho mướp đắng vừa cắt vào trong 2l nước đã đun sôi, đun tiếp trong vòng 10 phút. 
  • Bước 4: Để nguội đến 35-38 độ C, sau đó mẹ chắt lấy nước tắm hoặc rửa cho con. 

Lưu ý: 

  • Tần suất thực hiện: 1 lần/ngày. 
  • Không sử dụng mướp đắng với trường hợp hăm háng cấp độ nặng (xuất hiện dấu hiệu sưng tấy, mụn mủ và trầy xước ở da) vì có thể gây xót và nặng thêm tình trạng hăm cho con. 

Dù đem lại những hiệu quả tích cực trong điều trị hăm ở trẻ nhỏ, tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại nhiều nhược điểm, mẹ quan sát bảng phân tích dưới đây của Dr.Papie nhé: 

Ưu điểm Nhược điểm
  • Hiệu quả, an toàn 
  • Nguyên liệu đơn giản, dễ tìm. 
  • Dễ thực hiện.
  • Tác dụng chậm, thời gian điều trị lâu.
  • Chuẩn bị lâu
  • Da bé dễ bị kích ứng nếu không đảm bảo đúng lượng sử dụng. 
  • Da dễ bị xỉn màu nếu tắm nhiều lần.
  • Nguồn gốc thảo dược không đảm bảo.
  • Dễ bị dính lông tơ gây kích ứng vùng da bị hăm.

2.2. Trị hăm háng cho bé bằng nước tắm thảo dược chuyên dụng

Phương pháp nước lá dân gian được nhiều mẹ tin tưởng áp dụng cho bé nhà mình, tuy nhiên nó lại tồn tại nhiều rủi ro. Nếu mẹ vẫn muốn áp dụng phương pháp dân gian để trị hăm cho bé, mẹ nên chọn các loại nước tắm thảo dược chuyên dụng thành phần gồm các loại lá tắm kể trên. Không chỉ khắc phục được những nhược điểm của phương pháp dân gian mà còn có nhiều ưu điểm như: 

  • Hiệu quả nhanh, an toàn lành tính với bé. 
  • Chuẩn bị nhanh, đơn giản, tiện lợi. 
  • Chiết xuất từ thảo dược quý có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo không chứa chất độc hay chất bảo vệ thực vật. 
  • Dùng ngay cả khi bệnh đã khỏi để phòng hăm háng quay lại. 

Lưu ý: Khi chọn nước tắm thảo dược trị hăm háng cho bé, mẹ ưu tiên sản phẩm có thành phần hữu cơ thiên nhiên, có chứng nhận đầy đủ của cơ quan y tế có thẩm quyền  để an toàn, lành tính nhất với da con.

Nước tắm thảo dược Dr.Papie là sản phẩm được nhiều mẹ bỉm tin tưởng sử dụng để hỗ trợ trị hăm háng cho bé bởi: 

  • Hiệu quả nhanh chóng: Thành phần là sự kết hợp của 9 loại thảo dược có khả năng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi da cho bé. 
  • An toàn: Nước tắm được chiết xuất từ thảo dược có nguồn gốc rõ ràng, kiểm nghiệm nghiêm ngặt về chất lượng. 
  • Tiết kiệm chi phí: Mỗi lần tắm chỉ tốn 5000 đồng, mẹ có thể tắm nhiều lần cho con. 
MẸ review nước tắm Dr. Papie trị hăm háng cho bé
Mẹ Thành Mai chia sẻ về trải nghiệm sử dụng nước tắm thảo dược Dr.Papie

Sử dụng nước tắm thảo dược để trị hăm háng cho bé có những ưu điểm và nhược điểm sau: 

Ưu điểm Nhược điểm
  • Hiệu quả nhanh 
  • Thành phần từ thiên nhiên lành tính, an toàn 
  • Nhanh chóng, tiện lợi
  • Mẹ cần bỏ ra chi phí khoảng 200.000đ để mua sản phẩm

Để vệ sinh thân thể đặc biệt là vùng háng cho bé, mẹ nên ưu tiên sử dụng nước tắm thảo dược thay vì tắm bằng nước lá dân gian để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn.

2.3. Trị hăm háng cho bé bằng kem hăm

Kem trị hăm là phương pháp được rất nhiều mẹ sử dụng hiện nay để điều trị hăm háng cho con. Mẹ nên lựa chọn những loại kem chứa thành phần là tinh dầu thực vật, có tác dụng sát khuẩn và làm sạch hiệu quả, hỗ trợ phục hồi tổn thương của da. Với thuốc bôi ngoài da có thành phần chất hóa học, chúng có thể làm con bị kích ứng, phát ban, thậm chí gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó mẹ chú ý không sử dụng những sản phẩm này cho con khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ nhé!

Mẹ có thể tham khảo một số kem trị hăm háng hiệu quả và an toàn với bé được bán rộng rãi hiện nay: Bepanthen, Sudocrem,Chicco, Sanosan, Biolane, Cetaphil,…

Kem trị hăm háng cho bé
Kem trị hăm hỗ trợ hiệu quả trong điều trị hăm háng ở trẻ nhỏ

Lưu ý nhỏ cho mẹ khi sử dụng kem trị hăm háng cho con:

  • Sử dụng kem phù hợp với tháng tuổi của nó, thường được ghi trên bao bì sản phẩm. 
  • Khi thoa kem ở háng, mẹ chú ý thao tác nhẹ nhàng, tránh làm đau con. 
  • Lấy một lượng vừa đủ thoa ở vùng háng, nếu lấy dư sẽ làm kem lem sang vùng khác gây lãng phí. 
  • Vệ sinh sạch sẽ trước khi thoa kem cho con mẹ nhé!

Dưới đây là bảng tổng kết ưu và nhược điểm của phương pháp dùng kem trị hăm cho bé:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Nhanh, tiện lợi
  • Hiệu quả nhanh 
  • Thành phần từ thiên nhiên, lành tính với da bé. 
  • Chỉ dùng trong trường hợp hăm nhẹ (vùng da bị hăm không xuất hiện vết thương hở, không có mụn nước và các vết loét). 

2.4. Dùng bỉm/tã đúng cách cho bé

Nguyên tắc quan trọng trong điều trị hăm háng đó là lựa chọn loại bỉm hợp lý. Làm thế nào để mẹ lựa được những chiếc bỉm đạt chuẩn cho con? Dr.Papie mách mẹ 3 lưu ý khi chọn bỉm sau: 

  • Chọn tã thấm hút tốt, giữ nước tốt, chứa nhiều hạt SAP: Hạt này có cấu tạo polyme có khả năng ngậm nước, giữ cho bề mặt khô ráo và chống trào ngược hiệu quả. Nhờ đó mà vị trí háng của bé giảm tích tụ nước thải, vùng da bị hăm sẽ nhanh hồi phục hơn. 
  • Chọn tã lành tính: Da bé nhạy cảm và dễ bị kích ứng với những chất độc hại có trong các loại bỉm không rõ nguồn gốc như chất làm trắng, chất chống nhăn, chất tạo hương,….
  • Chọn kích thước tã phù hợp với bé: Tã chật có thể gây cọ xát giữa bề mặt tã và da khiến bé dễ bị tổn thương. Mẹ dựa vào độ tuổi và cân nặng của con để lựa chọn size bỉm thích hợp cho con nhé!

Ngoài ra, mẹ cần chú ý mặc tã cho bé đúng cách như sau:

  • Thay tã thường xuyên cho bé 3 – 4 giờ/lần ngay cả khi còn sạch: Háng là vị trí dễ bị hăm do cấu trúc da có nhiều nếp gấp, thường hay bị ẩm ướt nên mẹ cần phải thay tã liên tục tránh để chất thải tích tụ quá lâu, gây hầm bí và nặng thêm tình trạng hăm của trẻ. 
  • Làm sạch phần da vùng kín đặc biệt là háng trước khi mặc tã: Vi khuẩn hay chất thải đặc biệt bám nhiều ở vùng háng, do đó mẹ cần vệ sinh sạch sẽ, tốt nhất với nước tắm thảo dược, đợi da con khô rồi mới mặc tã mẹ nhé! 

Mẹ nên phối hợp nhiều phương pháp với nhau, đồng thời tuân thủ những nguyên tắc trị hăm ở trên, khi đó vết hăm ở vùng háng của con sẽ nhanh chóng biến mất đó ạ!

3. Khi nào nên cho trẻ đi khám bác sĩ?

Những phương pháp ở trên phù hợp với những bé bị hăm nhẹ, trên da không xuất hiện các vết thương hở hay các mụn nước. Trong trường hợp hăm nặng, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ khám, tránh những biến chứng nặng hơn như nhiễm trùng da, nhiễm nấm Candida,…

Dấu hiệu mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ đây ạ!

  • Vùng da háng bị hăm sưng lên, sần sùi, xuất hiện mụn nước, mụn mủ lở loét
  • Hăm lan rộng từ háng sang các vùng da khác
  • Bé đau rát, ngứa ngáy, bỏ bú, quấy khóc cả ngày
  • Sốt không rõ nguyên nhân
Bé bị hăm háng
Khi da con lở loét, lan rộng và xuất hiện mụn mủ, mẹ cần đưa bé đi khám ngay tránh để biến chứng nguy hiểm.

4. Chăm sóc khoa học cho bé bị hăm háng

Chăm con khoa học sẽ giúp giảm triệu chứng hăm đồng thời ngừa hăm quay lại:

  • Mặc quần rộng làm từ chất vải mềm mại, không mặc quần quá chật: Quần áo chật, chất liệu cứng dễ gậy cọ xát, làm đau vết thương hở do hăm và gây nhiễm trùng da. 
  • Không bôi phấn rôm lên vùng da háng bị hăm: Phấn rôm là các hạt mịn thô dễ gây cọ xát và tổn thương da của bé, làm nặng thêm tình trạng hăm. 
  • Không dùng sữa tắm/xà phòng tắm có chất tạo bọt, tạo mùi để lau rửa vùng háng cho bé: Làn da nhạy cảm của bé dễ bị kích ứng bởi những chất tạo bọt, tạo mùi từ các loại sữa tắm thông thường. Thay vì đó mẹ nên sử dụng nước tắm thảo dược không chứa chất tạo bọt, tạo mùi, hoàn toàn an toàn cho da của con. 
  • Chú ý chế độ ăn: Hạn chế cho bé ăn những thực phẩm có tính acid, nóng (cà chua, dâu tây, chanh, đồ ăn cay nóng…), gây rối loạn tiêu hóa, nếu bé còn đang bú mẹ thì bản thân mình cũng nên hạn chế các mẹ nhé. Những thực phẩm đó có thể trực tiếp hoặc qua sữa vào cơ thể khiến bé dễ tiêu chảy và đi ngoài nhiều, gây nguy cơ hăm háng cao. 
  • Chú ý giới tính của bé để lưu ý đặc biệt hơn khi trị hăm: Trị hăm tã cho bé trai và bé gái có sự khác nhau nho nhỏ, mẹ tìm hiểu thêm để chăm sóc đúng, bé nhanh khỏi nhất nhé! 

Để trị hăm háng cho bé hiệu quả, nhanh chóng nhất mẹ chú ý kết hợp loại bỏ nguyên nhân và làm giảm các triệu chứng như đã chia sẻ ở trên. Nếu còn vấn đề cần giải đáp, mẹ liên hệ tới hotline 0988.229.672 hoặc để lại câu hỏi bên dưới bình luận để được chuyên gia Dr.Papie tư vấn chính xác nhé!

48 thoughts on “Trị hăm háng cho bé bằng phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả 100%

  1. Avatar
    Lê quyên says:

    Mình trước đây dùng nước lá khế để tắm rửa cho bé trị hăm nhưng từ ngày có nước tắm drpapie mình tiết kiệm được thời gian và côn sức rất nhiều. Mà lại hiệu quả hơn

  2. Avatar
    Thơm says:

    Cảm ơn những chia sẻ của bác sĩ. Thông tin rất hữu ích đối với các bà mẹ có con nhỏ như mình. Bé nhac mình trộm vía ko bị hăm háng bao giờ. Mình sẽ lưu lại để phòng khi cần dùng

  3. Avatar
    Maidungquynh says:

    Bài chia sẻ sẻ rất hữu ích ,giúp mình biết được nhiều cách chữa hăm ở trẻ và những cách mẹ lựa chọn sản phẩm an toàn cho con khi bị hăm , trộm vía bé nhà mình từ nhỏ ko bị hăm và mình luôn lựa chọn sản phẩm nước tắm từ thảo dược nên con từ nhỏ da khô thoáng , mềm mại ko bị hăm và mình ít cho con dùng bỉm , chỉ dùng bỉm khi trời lạnh vì thế hạn chế đc cho con bị hăm.

  4. Avatar
    Nguyễn Dung says:

    Trước mình hay dùng chè xanh để đun nước tắm cho con nhưng thấy cũng lích kích, giờ có nước tắm thảo dược Dr papie dùng rất tốt và tiện dụng.

  5. Avatar
    Thùy linh says:

    Bé nhà mình bị hăm tắm bằng lá trầu không nhưng không đỡ may quá đọc được bài viết này.Mình sẽ mua nước tắm dr.papie về cho con dùng thử

  6. Avatar
    Nhung nguyên says:

    Trộm vía bé nhà mik kg có bị hăm,nhưng lại hay nổi rôm sảy khi nắng nóng.trong bài viết e thấy có nói đến nước tắm Drpapie,cho e hỏi nước tắm này có trị rôm đc kg?và cách pha trị rôm như thế nào ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook