Mẹ thấy bé bị chàm sữa, hay lấy tay gãi lên vết chàm, đôi khi bé còn cà mặt vào gối,… Mẹ không biết chàm sữa có gây ngứa không, hay bé đang bị ngứa do nguyên nhân nào khác? Chuyên gia Dr.Papie khẳng định chàm sữa có gây ngứa cho bé. Cụ thể thế nào? Cách xử lý ra sao? Mẹ đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Xem thêm:
- Chàm sữa tắm lá gì nhanh khỏi nhất?
- Chàm sữa có thể trị bằng trà xanh không?
- Chàm sữa chảy nước cần xử trí thế nào?
1. Chàm sữa có gây ngứa cho bé
Chàm sữa là một bệnh viêm da cơ địa với các nốt mụn nhỏ và gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Nguyên nhân chính gây chàm sữa là do các yếu tố bất thường ở gen và rối loạn hệ thống miễn dịch. Điều này làm cho da bé luôn ở trạng thái khô và nứt nẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh tấn công.
Mức độ ngứa ở trẻ bị chàm sữa còn tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh. Từ đó, trẻ sẽ có các biểu hiện như là dụi mặt vào gối (ngứa âm ỉ) hay dùng tay gãi xước mặt (ngứa dữ dội). Mẹ nên quan sát kĩ bé để nhận ra từng giai đoạn bệnh và có cách chăm sóc, điều trị kịp thời để bé nhanh chóng khỏi bệnh.
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh gồm có 5 giai đoạn:
Giai đoạn | Biểu hiện | Hình ảnh |
Giai đoạn 1 – Tấy đỏ | Da nổi các mảng đỏ, thường ở 2 bên má, xuất hiện những vết sần nhỏ. Bé ngứa âm ỉ, hay dụi mặt vào gối. | |
Giai đoạn 2 – Nổi mụn nước | Mụn nước mọc thành từng đám gây ngứa ngáy, bé hay dụi mặt vào gối hoặc dùng tay gãi,… | |
Giai đoạn 3 – Chảy nước | Mụn nước vỡ ra gây chảy nước, tạo thành vết thương hở. Lúc này, bé ngứa ít hơn nhưng lại bị đau rát, khó chịu. | |
Giai đoạn 4 – Tạo da nhẵn | Các vết mụn sẽ bong ra và tạo lớp da bé mỏng nhẵn. Đây là giai đoạn lên da non nên bé ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc. | |
Giai đoạn 5 – Bong vảy da | Lớp da mỏng nhanh chóng bị khô và rạn nứt, bong tróc thành mảng vảy dày, vùng da bị chàm đậm màu hơn. |
Các vết mụn sẽ gây ra ngứa ngáy và khó chịu. Do đó trẻ có phản xạ gãi và có thể cào xước hay gây vỡ mụn. Khi xuất hiện các vết thương hở, một số loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, nấm hay virus sẽ nhân cơ hội xâm nhập, phát triển và tiết ra các độc tố gây viêm loét. Lúc này, chàm sữa trở nên nặng hơn và tiến triển thành chàm sữa bội nhiễm. Chàm sữa bội nhiễm gây ra biến chứng nguy hiểm cho bé như sẹo lồi, nhiễm khuẩn trên da, nhiễm khuẩn máu,…
2. Mẹo giảm ngứa cho bé khi bị chàm sữa
Chắc hẳn, đến đây mẹ rất cần giải pháp giảm ngứa an toàn, hiệu quả. Chuyên gia Dr.Papie hướng dẫn mẹ một số mẹo nhỏ, mẹ cùng xem nhé!
2.1. Vệ sinh thân thể cho bé hằng ngày bằng thảo dược
Vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho bé là bước chăm sóc quan trọng giúp trẻ bớt ngứa ngáy khó chịu. Mẹ có thể sử dụng các lá tắm dân gian hay nước tắm thảo dược chuyên biệt để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, mồ hôi giúp bé sạch sẽ, thoải mái và giảm ngứa.
2.1.1. Tắm nước lá dân gian cho bé
Theo kinh nghiệm dân gian, bé bị chàm sữa thường được tắm các thảo dược như: Trầu không, kinh giới, chè xanh, lá riềng, tía tô, sài đất… Vì chúng có tác dụng làm giảm viêm ngứa, nhiễm trùng,… làm giảm cảm giác khó chịu do chàm. Hầu hết các loại lá tắm này có thành phần là các hoạt chất có tính kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn có hại trên da bé, giúp làm sạch và giảm ngứa trong chàm sữa hiệu quả cho bé.
Để nấu nước tắm bằng lá dân gian trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh, mẹ thực hiện theo các bước dưới đây:
- Bước 1 (Rửa sạch nguyên liệu): Mẹ chuẩn bị 1 nắm lá định sử dụng để tắm cho bé, rửa sạch và ngâm với nước muối trong vòng 10 – 15 phút để loại bỏ bớt bụi bẩn, vi khuẩn hay vi nấm có trên mặt lá.
- Bước 2 (Giã nát lá): Sau khi ngâm nước muối xong, mẹ rửa lại với nước sạch và để ráo nước. Mẹ sử dụng máy xay sinh tố hoặc cối xay để giã nát lá tắm.
- Bước 3 (Lọc nước lá): Mẹ lấy khăn sữa mỏng, đổ hỗn hợp lá vừa giã và vắt lấy nước cốt. Bỏ phần bã lá.
- Bước 4 (Pha nước tắm): Mẹ sử dụng nước lá tắm vừa lọc pha với 1,5 – 2 lít nước ấm và bắt đầu tắm cho bé.
Phương pháp tắm lá dân gian giảm ngứa, hết chàm sữa chỉ áp dụng cho bé bị chàm sữa nhẹ. Không tắm lá khi chàm sữa xuất hiện các vết mủ hay vết loét nặng vì có thể gây xót, kích ứng da trẻ làm tình trạng bệnh nặng hơn, lúc này mẹ cần đưa bé đến cơ sở khám uy tín để điều trị.
Mẹ có thể tham khảo thêm: Chàm sữa tắm lá gì? TOP 9 loại lá an toàn, khỏi bệnh nhanh nhất.
Lá tắm cho bé tuy lành tính nhưng nếu dùng sai cách sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho bé. Vì vậy, mẹ cần chú một số vấn đề sau để phát huy tốt tác dụng của lá, tránh tác dụng phụ không mong muốn:
- Lựa chọn lá có nguồn gốc rõ ràng: Các thành phần hóa học trong thuốc trừ sâu còn bám trên lá có thể gây kích ứng, viêm da bé. Chính vì vậy, mẹ lựa chọn các loại lá tắm biết rõ nguồn gốc, không bị sâu bệnh và không có thuốc trừ sâu. Lá tắm cần được rửa sạch và lọc bỏ cặn bã trước khi tắm cho bé.
- Tần suất: Do các thành phần hoạt chất hay nhựa trong lá có thể gây xỉn màu da bé. Chính vì vậy, mẹ chỉ tắm 2 – 3 lần/tuần với lá tắm cho bé.
- Thời gian: Mẹ chọn thời gian tắm cho bé sau 9h sáng và trước 16h chiều vì đây là lúc ấm nhất trong ngày, trẻ tắm vào lúc này sẽ không dễ bị nhiễm lạnh.
- Thử dị ứng: Trước khi tắm, mẹ sử dụng 1 lượng nước tắm lá nhỏ xoa vào tay bé và chờ 30 phút. Nếu bé có hiện tượng nổi mẩn đỏ, phù nề, ngứa ngáy,… thì mẹ không nên tắm bằng nước lá đó cho bé nữa.
- Cách tắm: Mẹ vệ sinh mặt mũi của trẻ trước, sau đó mới tắm phần thân và tay chân. Khi tắm, các phần bị mụn chàm sữa, mẹ tắm nhẹ nhàng, không cọ xát mạnh gây xước hay vỡ mụn.
- Tắm tráng lại: Sau khi tắm bằng nước lá xong, mẹ hãy tắm tráng lại bằng nước ấm lại cho bé để loại bỏ hoàn toàn cặn bã của lá tắm còn sót lại.
- Đưa bé đi khám sau nếu tắm lá không giúp giảm ngứa: Nếu tắm nước lá sau khoảng 2 tuần không thấy tình trạng chàm sữa cải thiện, giảm ngứa hoặc chàm sữa có dấu hiệu trở nặng, bố mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị phù hợp.
Phương pháp tắm lá dân gian giúp giảm ngứa cho trẻ nhỏ khi bị chàm sữa sẽ có một số ưu điểm và nhược điểm. Dưới đây là một số đánh giá của chuyên gia Dr.Papie về phương pháp tắm lá thiên nhiên khi bị chàm sữa ở trẻ sơ sinh.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
2.1.2. Dùng nước tắm thảo dược cho bé
Sử dụng các loại lá tắm tốn nhiều thời gian, công sức và có hiệu quả chậm. Vì vậy, mẹ thông thái hiện nay ít áp dụng cách này, thay vào đó, mẹ chọn các loại nước tắm thảo dược đóng sẵn và chỉ cần 5 – 10 phút mỗi ngày. Bên cạnh tiện lợi, nước tắm thảo dược kết hợp nhiều loại thảo dược với nhau để bổ trợ, phát huy tác dụng điều trị chàm sữa hiệu quả hơn 1 loại lá. Chính vì vậy, nước tắm thảo dược trị chàm sữa sẽ đem đến hiệu quả tốt hơn, nhanh khỏi hơn khi mẹ sử dụng 1 loại lá tắm.
Nước tắm thảo dược Dr. Papie là sản phẩm được nhiều bác sĩ khuyên dùng cho bé bị chàm sữa vì:
- Làm sạch dịu nhẹ: Với công thức hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, nước tắm Dr.Papie giúp làm sạch dịu nhẹ bụi bẩn, tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm, tránh viêm nhiễm khi bé bị chàm sữa chảy nước. Bên cạnh đó, nước tắm thảo dược Dr.Papie không có chứa xà phòng tạo bọt chất tẩy rửa tổng hợp nên tránh được tình trạng làm xót, đau hoặc kích ứng vết thương hở.
- Dưỡng ẩm: Kết hợp từ nhiều thảo dược, sản phẩm cung cấp đa dạng vitamin C, B1, dưỡng chất,… để làm ẩm, ngừa khô da, đặc biệt ở giai đoạn hình thành da non sau khi chảy nước.
- Giảm viêm ngứa: Nhờ hoạt tính kháng sinh, các chất chống viêm tự nhiên từ thảo dược như trầu không, kinh giới, mướp đắng, trà shan tuyết. Khác so với thuốc tây kháng sinh thực vật này lành tính, an toàn và không gây tác dụng phụ trên cơ thể bé.
- Kích thích nhanh lành vết thương hở: nước tắm thảo dược Dr.Papie với thành phần chính là trà shan tuyết, trầu không, diệp lục tố,… những thảo dược đã được chứng minh có công dụng tái tạo da, biểu bì, giúp vết lở loét của chàm nhanh khỏi hơn.
Với nguồn nguyên liệu sạch, quy trình bảo quản đạt chuẩn Châu Âu và công nghệ chế biến hiện đại đã tạo nên nước tắm thảo dược có độ pH phù hợp với làn da trẻ, không tạo bọt, không gây kích ứng và không làm cay mắt bé.
Nước tắm thảo dược Dr. Papie có giá thành rẻ, mẹ chỉ cần 3000 – 5000 đồng/lần tắm cho bé. Khi đã có nước tắm thảo dược trong tay, việc chuẩn bị nước tắm cho bé trở nên đơn giản hơn. Mẹ chỉ cần pha nước tắm theo công thức của nhà sản xuất 2,5 ml nước tắm với 5l nước ấm sạch. Vậy là xong, nước tắm thảo dược 3 trong 1, với 1 chai nước tắm, mẹ có thể dùng gội đầu, rửa mặt, tắm cho bé.
Chính vì vậy, mẹ ưu tiên phương pháp tắm bé bằng nước tắm thảo dược để trị chàm sữa, giảm ngứa hiệu quả, an toàn hơn, đồng thời, chăm sóc da bé toàn diện hơn.
2.2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý sẽ giúp bé giảm ngứa và nhanh hết chàm sữa hơn. Vậy trong thời gian bị chàm sữa, chế độ dinh dưỡng của bé và mẹ có cần thay đổi và lưu ý những gì?
Chế độ dinh dưỡng cho bé bị chàm sữa:
- Bé kiêng ăn: Trứng, sữa, đậu phộng, các thức ăn giàu chất tanh, giàu chất béo. Đây là những thực phẩm mà bé nên kiêng trong thời gian bị chàm sữa. Các thực phẩm này có khả năng kích thích phản ứng miễn dịch cao, kích thích tiêu hóa mạnh gây nên dị ứng. Ngoài ra, trong một số loại quả như cam, chanh, cà chua còn có chứa các hoạt chất histamin gây dị ứng khiến cho bệnh trở nên nặng hơn.
- Bé nên ăn: Trẻ bị chàm sữa phần lớn là do thiếu sắt. Chính vì vậy, mẹ bổ sung một số thực phẩm giàu sắt cho trẻ như thịt đỏ, rau, các loại đậu…Đồng thời, cho trẻ uống nhiều nước, rau xanh để cung cấp thêm độ ẩm, làm mát da và giảm tình trạng ngứa ngáy.
Chế độ dinh dưỡng đối với mẹ đang cho con bú có con bị chàm sữa: Do một số thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm có thể hòa tan trong sữa mẹ và từ đó đi vào cơ thể bé khi bú mẹ. Trong thời gian này, mẹ chú ý:
- Mẹ kiêng ăn: Các thực phẩm dễ gây ngứa, dị ứng như các loại tôm, cua, cá biển, các chất kích thích, thực phẩm giàu chất béo. Vì các thực phẩm này dễ gây kích ứng, ngứa ngáy khi bé bú mẹ đó.
- Mẹ nên ăn: Mẹ ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và các thực phẩm giàu protein để cho sữa được mát và giàu dinh dưỡng.
2.3. Hạn chế bé gãi/chạm lên vết chàm khi ngứa
Các vết mụn chàm sữa sẽ làm bé ngứa ngáy và khó chịu. Theo phản xạ tự nhiên, bé sẽ cho tay lên mặt gãi hay là dụi mặt vào tay, gối…. Việc này sẽ dễ khiến vùng da bị chàm sữa của bé bị vỡ mụn, xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, làm tăng nguy cơ bị chàm sữa bội nhiễm. Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng này, mẹ nên cắt sạch móng tay thường xuyên 1 lần/tuần và đeo bao tay cho bé dưới 6 tháng tuổi. Đồng thời, mẹ chú ý quan sát không cho bé gãi hay cọ vào gối, giường.
2.4. Dưỡng ẩm cho da bé
Bé khi bị chàm sữa, tầng biểu bì ngoài cùng rất yếu và dễ tổn thương, làm cho da bé rất khô, bong tróc và gây nên tình trạng ngứa ngáy. Do đó, trong thời gian này, để giảm khô ngứa cho bé, mẹ vệ sinh da bé sạch sẽ và bôi kem dưỡng ẩm nhé.
Có 2 sản phẩm dưỡng ẩm phổ biến được sử dụng phổ biến cho trẻ sơ sinh bao gồm kem dưỡng ẩm và thuốc mỡ. Chúng giúp ngăn ngừa sự bốc hơi nước, phục hồi hàng rào bảo vệ của da bé, từ đó giảm khô và ngứa ngáy. Thời điểm sử dụng dưỡng ẩm hiệu quả nhất cho bé là sau khi vừa tắm xong, vì lúc này da bé đã được làm sạch nên khả năng hấp thu tốt hơn.
Lưu ý: Nếu mẹ đã dùng nước tắm thảo dược có tác dụng dưỡng ẩm như Dr.Papie thì mẹ có thể cân nhắc không dùng thêm sản phẩm dưỡng ẩm khác.
2.4. Mặc quần áo mềm, thoáng cho trẻ
Quần áo chật, gây cọ xát với da, khiến cho vết chàm sữa dễ vỡ, gây nhiễm trùng. Vì vậy, mẹ ưu tiên lựa chọn vải có chất liệu mềm, bằng cotton, rộng rãi, dễ thấm hút mồ hôi. Mẹ không lựa chọn quần áo làm bằng chất liệu len (do sợi len đâm vào da gây ngứa), sợi tổng hợp (dễ gây kích ứng da bé).
Với bỉm, mẹ ưu tiên chọn loại có kích thước vừa vặn và thay bỉm khoảng 4 giờ/ 1 lần, vì tã ẩm ướt hầm bí sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm sinh sôi phát triển gây viêm da, chàm sữa.
2.5. Chú ý các yếu tố có thể gây ngứa trong môi trường xung quanh bé
Mẹ chú ý loại bỏ những yếu tố tiếp xúc với da bé có thể gây ngứa, kích ứng ở môi trường xung quanh bé bằng cách:
- Mẹ vệ nhà cửa, khu vực bé chơi thường xuyên, giặt màn chăn gối 1 lần/tuần để loại bỏ hết hoàn toàn mồ hôi và bụi bẩn bám trên đó.
- Che chắn cho bé mỗi khi ra ngoài bằng cách mang mũ hay khăn voan. Việc này sẽ giúp bé hạn chế tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật…
3. Câu hỏi thường gặp khi bé bị chàm sữa
Dưới đây, chuyên gia Dr. Papie sẽ giải đáp cho mẹ một số thắc mắc về cách chăm sóc khi bé bị chàm sữa.
3.1. Bé bị chàm sữa tắm lá gì?
Theo kinh nghiệm dân gian, tắm các loại lá tự nhiên như lá trà, sài đất, trầu không, kinh giới,… rất lành tính và giúp bé giảm ngứa, nhanh hết chàm sữa. Tuy nhiên, phương pháp này khá mất công sức cho mẹ và hiệu quả mang lại cũng không cao. Đồng thời, tiềm ẩn nhiều nguy cơ như nguyên liệu không sạch, chế biến sai cách,… do khi bị chàm sữa da bé rất nhạy cảm. Chính vì vậy, thay vì tắm lá dân gian, mẹ thông thái hiện nay ưu tiên lựa chọn nước tắm thảo chiết xuất từ dược liệu điều trị chàm để tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn cho bé nhà mình.
Xem thêm: Nước tắm thảo dược cho bé chàm sữa
3.2. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không?
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể tự hết. Theo thống kê, có đến 70% trẻ sơ sinh có chàm sữa tự khỏi khi đến 2 tuổi. Còn 30% còn lại do sự chăm sóc không đúng cách của mẹ dẫn đến tình trạng chàm sữa nặng hơn, chàm sữa bội nhiễm.
Chàm sữa sẽ tự khỏi nhưng lâu, đồng thời, sự chăm sóc không đúng cách của mẹ sẽ khiến chàm sữa của bé nặng hơn và gây biến chứng. Chính vì vậy, mẹ vệ sinh sạch sẽ da bé, không tự ý lạm dụng thuốc và đưa bé đến khám bác sĩ chuyên môn khi chàm sữa của bé có dấu hiệu sưng mủ, hay có các vết loét.
3.3. Chàm sữa có để lại sẹo không?
Chàm sữa có để lại sẹo cho trẻ sơ sinh. Chàm sữa là bệnh ngoài da gây ngứa ngáy khó chịu cho bé, từ đó bé sẽ có phản xạ đưa tay lên gãi, làm da bị tổn thương dễ nhiễm trùng, dẫn tới thời gian lành vết thương lâu hơn và để lại sẹo cho bé. Đồng thời, da trẻ sơ sinh rất mỏng, khả năng tăng sinh mạnh nên dễ để lại sẹo trong quá trình hồi phục da.
Chàm sữa để lại sẹo cho trẻ còn do nhiều yếu tố như chăm sóc trẻ không đúng cách của mẹ, cơ địa của bé…
3.4. Khi nào cần đưa bé bị chàm sữa đi bác sĩ?
Chàm sữa có thể tự khỏi sau 1 thời gian dài, . Chính vì vậy, khi phát hiện bé bị chàm sữa, thay vì tự tìm hiểu các cách tự điều trị cho bé, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán chính xác, đưa ra các phương thức điều trị và cách chăm sóc hợp lý. Một số cách chăm sóc như tránh để bé gãi lên vết chàm, giữ vệ sinh da sạch sẽ, mặc quần áo mềm mại, hạn chế tiếp xúc với yếu tố kích ứng bên ngoài thì tình trạng mụn chàm sữa của bé sẽ nhanh khỏi hoàn toàn.
Chàm sữa là một bệnh viêm da cơ địa với các nốt mụn nhỏ và gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ sơ sinh. Để giảm tình trạng ngứa ngáy do chàm sữa, mẹ chú ý vệ sinh sạch sẽ da bé, mặc quần áo mềm mại, và có chế độ dinh dưỡng hợp lý… Nếu chàm sữa không được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp điều trị kịp thời, sẽ dẫn tới chàm sữa bội nhiễm và gây nguy hiểm cho bé.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề chàm sữa có ngứa không hoặc mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm nước tắm thảo dược Dr. Papie, mẹ vui lòng liên hệ ngay tới số hotline 0988.229.672 để được hỗ trợ sớm nhất.
Trước lúc con bị chàm sữa ngứa ngáy khó chịu lắm, mẹ cũng loay hoay nấu nước lá tắm cho con. Nhưng khi mình dùng nc tắm thảo dược Dr Papie thì thấy thực sự hiệu quả trong việc trị chàm, mà mẹ lại tiết kiệm đc rất nhìu thời gian.
Mình đang dùng nước tắm dr papie, chữa chàm sữa hiệu quả và an toàn cho bé
Nhờ. Có nước tắm dr.papie mà việc tắm mỗi ngày cho con mẹ nhàn hằn luôn.
Chàm sữa con mình chưa ghặp nhưng qua đây biết thêm được 1 số lá cây dùng tắm cho bé cũng rất tốt
Bị chàm cx đáng ngại lắm ạ. Từ khi biết đến nc tắm Dr. Papie bé nhà khỏi hẳn các vấn đề về gia .
Thông tin rất hay luôn , m sẽ luu lai khi cần thiết
Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ ạk nhà mình đang dùng nước tắm drpapie cho con hằng ngày.
Nước tắm dr papie dùng rất tốt các mẹ ạ. Trị chàm sữa rất hiệu quả mà tiết kiệm thời gian cho các mẹ nữa.
Bé nha m 1 tuôi cứ trời ret mặt lại nổi nút . Như thế có phải tràm sữa ko ạ
Bé nhà mình thường hay bị ngứa mình tắm nước tắm dr.papie là sạch à
Nhờ được sỹ tư vấn loại nước tắm thảo dược tự nhiên, an toàn lành tính cho trẻ sơ sinh ạ. Cảm ơn
M hay tắm cho con bằng sữa tắm của dr papie. Da bé mát và hết hẳn chàm sữa sau vài lần sd
Nhà mình đang xài nước tắm dr papie cho bé, nước tắm sạch chàm, da con sạch và mềm hơn
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin thật bổ ích
bài viết hữu ích quá e đọc kham khảo đc nhiều đều ghê lun e ra tiệm mua nước tắm về cho bé dùng mới đc
Con mình dùng nuoc tam thao duoc drpapie tắm bôi mà khỏi chàm
chàm này k nguy hiểm nhưng nếu k biết cách điều trị và chăm sóc thì sữ để lại sẹo hoặc nhiễm trùng
2 bé nhà mình lúc nhỏ đều bị chàm sữa nhưng may là chỉ bị ở giai đoạn 1 mẩn đỏ nên dùng lá tắm cũng đỡ dần và hết. Nhưng lấy lá đun bất tiện lắm đôi khi đi xin mãi mới có. Giờ ra tiệm thuốc bác sĩ hướng dẫn dùng nước tắm dr.papie thích lắm dễ dùng mà an toàn cho da con
Trước bé nhà mình bị rôm sảy cũng được mách cho dùng nước tắm dr papie.công nhận bé tắm mấy hôm đỡ hẳn luôn ý ạ.
Trước mình phải nấu nước lá tắm cho bé rất tốn nhiều thời gian.xau mình được mách cho dùng nước tăm dr papie trôm vía con tắm mấy hôm rôm lặn luôn ạ.còn giúp mình giề kiệm thời gian rất nhiều
Bé nhà mình dùng nước tắm thảo dược dr papie trị chàm sữa cho con rất hiệu quả, an toàn mà tiết kiệm thời gian
Tràm sữa tắm lá dân gian cũng rất nhạy. Nhưng mất thời gian mình dùng nước tắm dr. Papie cho tiện
Mình luôn tin tưởng sản phẩm của dr papie
Cảm ơn những chia sẻ hay từ Dược Sĩ , giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức chăm con , nước tắm của dr.papie luôn là số 1 của nhà mình , trộm vía ngay từ nhỏ con đc tắm bằng nước tắm thảo dược nên da con luôn mềm mại và ko bị rôm sảy.
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin bổ ích ạ
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ ạ
Bé nhỏ rất hay bị chàm sữa, ngứa ngáy khó chịu, em dùng sữa tắm thảo dược drpapie tắm cho bé thường xuyên là hết.
Cảm ơn ad đã chia sẻ thông tin hữu ích để mình chăm sóc con đc tốt hơn
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ ạ
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẽ ạ
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ những thông tin hữu ích e sẽ lưu lại để chăm sóc bé tốt hơn ạ
Bé nhà mình cũng bị chàm xuốt ý.giờ lớn rôi cũng hay bị lắm nè.bài viết rât bổ ích.cảm ơn dược sy đã chia sẻ ạ
Tràm sữa không khó chữa nhưng không cẩn thận dễ để lại sẹo lắm.
Thường xuyên vệ sinh.tắm nước tắm thảo dược dược cho con
Mình lựa chọn nước tắm dr.papie tắm cho con hàng ngày
Mỗi ngày học hỏi được thêm kiến thức chăm con. Cảm ơn dr.papie
Hôm nay em mới biết thêm về chàm sữa gây ngứa. Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ kinh nghiệm bổ ích.
Cảm ơn những chia sẻ của bác sĩ bé nhà mình cũng đang bị chàm chắc là cũng khó Chịu lắm thấy con gãi mặt suốt
Bé ngà mình được 2t rồi, mình luôn dùng sữa tắm dr. Papie cho con, da dẻ mềm mại, sạch sẽ vô cùng. Yêu ❤
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ cho mình biết cách điều trị chàm sữa
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ những thông tin này.
Thông tin thật bổ ích cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ dược sỹ cho e hỏi chàm sữa thì chữa bao lâu thì khỏi ạ
Mình đang dùng cho con bằng nước tắm thảo dược drpapie từ lúc mới sinh cho đến giờ trộm vía không thấy bị chàm sữa và rôm sảy gì đâu ạ
Mk cho con dùng nước tắm thảo dược dr papie từ khi sinh ra đến giờ nên con k bị chàm sữa ,da dẻ con nhẵn nhụi lắm.đọc bài viết này xog mk cũng mới biết tầm quan trọng của bệnh chàm sữa
Bữa hôm con mình cũng bị chàm mà da cứ dát đau.Bôi thuốc mãi ko đỡ từ ngày dùng qua nước tắm thảo dược drpapie thấy chàm khỏi hẳn mà ko thấy tái chàm lại
Bệnh chàm sữa cũng nguy hiểm thật.cũng may là mk đc dược sĩ giới thiệu cho về dùng mấy hôm con nhà mk đã khỏi. Giờ da dẻ mịn màng lắm luôn. Cảm ơn dr papie luôn đồng hành cùng con
Cảm ơn bs đã chia sẽ mk phải lưu về để áp dụng cho con
Nguy hiểm quá
Sau khi được giới thiệu và sử dụng bé nhà em đã khỏi hẳn và em rất yên tâm, cảm ơn bác sĩ
0326217743.tv thêm giúp mk về sản phẩm nước tắm thảo dược dr papie vs ạ
Cảm ơn những chia sẻ của dược sĩ
Nhà mk thì dùng nước tắm dr.papie trộn vía bé ít khi mắc chàm sữa lắm