Thuốc trị hăm tã cho bé là lựa chọn của nhiều mẹ để giúp bé nhanh khỏi khỏi tình trạng này. Nhưng trên thị trường có nhiều dòng kem, làm cách nào để mẹ chọn được loại kem phù hợp với từng tình trạng của bé. Mẹ theo dõi tư vấn của chuyên gia để chọn đúng mẹ nhé!
1. Nhóm kem bôi trị hăm tã cho bé
Đây là nhóm kem bôi ngoài da dành cho bé đang ở giai đoạn nhẹ (cấp độ 1,2,3). Khi đó, mẹ chỉ cần sử dụng kem bôi trị hăm kết hợp với chế độ chăm sóc đúng cách thì bé sẽ khỏi sau 3 – 7 ngày mà không cần dùng thuốc. Mẹ sử dụng kem ngoài da khi da bé CHƯA xuất hiện 1 trong các dấu hiệu sau:
- Vùng da ửng đỏ rõ, lan rộng khắp vùng da mặc tã của bé.
- Vị trí bị hăm sưng đỏ và nổi mụn mủ sần sùi.
- Vùng da bị hăm tã phù nề nặng, mụn mủ vỡ loét gây đau rát cho bé.
- Bé sốt, quấy khóc dữ dội, bỏ ăn,…
Dưới đây là năm loại kem trị hăm cho trẻ an toàn, hiệu quả cao được chuyên gia nhi khuyên dùng. Mỗi loại sẽ có những lưu ý nhất định và công dụng đi kèm, mẹ theo dõi chi tiết:
1.1. Kem Sudocrem
Kem Sudocrem với thành phần diệt khuẩn, đồng thời chứa mỡ cừu giúp bảo vệ, dưỡng ẩm phục hồi làn da bị hăm tã cho bé.
Xuất xứ: Đây là dòng kem trị hăm được nghiên cứu và phát triển từ Anh Quốc
Thành phần chính: Zinc Oxide, lanolin (mỡ cừu).
Công dụng:
- Làm dịu da khi bị hăm, bảo vệ và tái tạo tế bào.
- Diệt khuẩn, giảm viêm và chống kích ứng.
- Mỡ cừu giúp dưỡng ẩm cho da.
1.2. Kem Bepanthen
Kem Bepanthen với thành phần từ tự nhiên giúp tăng độ ẩm cho da, tái tạo làm da mềm hơn và cải thiện tình trạng hăm hiệu quả.
Xuất xứ: Kem trị hăm có nguồn gốc từ Đức
Thành phần chính: Dexpanthenol 5%, Lanolin (mỡ cừu), sáp ong,…
Công dụng:
- Giảm các triệu chứng của hăm: da ửng đỏ, mẩn ngứa.
- Tái tạo lớp da, củng cố biểu bì da khỏe mạnh, giúp vùng da tổn thương do hăm trở nên mềm mại và tăng tính đàn hồi.
1.3. Kem Desitin
Kem với nhiều thành phần giúp giữ ẩm, bảo vệ da không bị khô rát, giảm mẩn đỏ và kích ứng ở vùng hăm tã.
Xuất xứ: Kem trị hăm đến từ đội ngũ chuyên gia nước Đức
Thành phần chính: 40 Kẽm oxit (ZnO), Vitamin E, chiết xuất lô hội,…
Công dụng:
- Tạo lớp màng bảo vệ da khỏi vi khuẩn, nấm gây hăm da cho trẻ.
- Thành phần vitamin E giúp dưỡng ẩm, lô hội làm mát, giảm kích ứng mẩn đỏ do hăm.
1.4. Kem Bubchen
Kem với thành phần tự nhiên lành tính với trẻ em, giúp chống nhiễm khuẩn và bảo vệ vết hăm bởi các tác nhân xấu.
Xuất xứ: Dòng kem trị hăm Bubchen được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia nước Đức.
Thành phần: Tinh dầu hoa cúc, mật ong, tinh dầu hướng dương, kẽm Panthenol…
Công dụng:
- Ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp vùng da bị hăm của bé luôn khô thoáng.
- Với tinh dầu tự nhiên, mật ong giúp dưỡng ẩm, giảm khô rát và phục hồi tái tạo vùng da bị hăm đỏ, giúp da bé trở nên mềm mại sau hăm.
1.5. Kem Cetaphil
Kem nổi tiếng với các thành phần giàu vitamin giúp dưỡng ẩm, tái tạo da bé khỏe mạnh, điều trị hăm hiệu quả.
Xuất xứ: Dòng kem dưỡng ẩm đến từ Canada.
Thành phần: Zinc Oxide, dịch chiết Organic Calendula, Vitamin B năm, Vitamin E,…
Công dụng:
- Vitamin giúp dưỡng ẩm, cung cấp độ ẩm cần thiết để duy trì làn da mềm mại của bé.
- Bảo vệ da bé, chống lại tác nhân gây viêm da, làm dịu vùng da tổn thương do mặc tã.
Dưới đây là bảng tổng hợp về giá và đánh giá ưu nhược điểm của các loại kem để mẹ hiểu rõ nhất:
Kem | Giá thành | Ưu điểm | Nhược điểm |
Kem Sudocream | 100.000 – 130.000 đ/hũ 60g |
|
|
Kem Bepanthen | 70.000 đồng/tuýp 30g |
|
Tuyp vỏ cứng khó sử dụng |
Kem Desitin | 210.000 đồng/ tuýp 113g |
|
|
Kem Bubchen | 150.000 đồng/hũ 150ml |
|
Sản phẩm dạng hũ không có dụng cụ lấy đi kèm nên không đảm bảo vệ sinh, khó bảo quản. |
Kem Cetaphil | 220.000/tuýp 70g |
|
Giá thành cao, khó mua hàng chuẩn |
Cách dùng kem trị hăm đúng cách cho trẻ sơ sinh: Mẹ sử dụng kem sai cách, không đúng liều lượng không đem lại hiệu quả như mong muốn mà còn dẫn tới một số tác dụng phụ như gây bít tắc lỗ chân lông làm tình trạng nặng hơn. Mẹ thực hiện bôi kem theo 3 bước dưới đây để phát huy tối đa hiệu quả của kem:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch tay mình bằng xà phòng sát khuẩn, lau khô tay bằng khăn sạch.
- Bước 2: Vệ sinh vùng da hăm bằng nước sấm, sạch, thấm khô bằng khăn mềm sạch.
- Bước 3: Mẹ thoa một lượng kem vừa đủ theo hướng dẫn lên vùng da bị hăm, massage để kem thấm hết.
Lưu ý: Mẹ bôi kem trị hăm sau mỗi lần tắm rửa cho bé chuẩn bị mặc tã mới. Nếu sử dụng kem quá 7 ngày mà thấy tình trạng của bé không cải thiện mẹ cần đi khám bác sĩ để nhận tư vấn.
2. Nhóm thuốc trị hăm tã cho bé
Thuốc trị hăm tã được sử dụng cho bé bị hăm nặng với những biểu hiện cụ thể:
- Vùng da bị ửng đỏ rõ rệt, dày đặc lan rộng khắp vùng mặc tã của bé.
- Vị trí hăm bị sưng đỏ, nổi mụn mủ nhiều.
- Nốt mụn vỡ lở loét, da bị phù nề nghiêm trọng.
- Bé có sốt, quấy khóc, bỏ bú,…
Khi bé có các biểu hiện trên cảnh báo tình trạng của trẻ dễ gặp biến chứng nguy hiểm: nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết,… Vì vậy, mẹ cần đưa bé đi khám để được chữa trị kịp thời.
Khi đến bác sĩ, bé sẽ được kê các nhóm thuốc giảm triệu chứng viêm, thuốc sát trùng, kháng sinh,… Tùy vào tình trạng từng bé, bác sĩ sẽ kê thuốc kết hợp các nhóm trên. Dưới đây là thông tin về từng loại thuốc để mẹ tham khảo và sử dụng theo hướng dẫn đúng cách:
2.1. Nhóm thuốc Corticoid chống viêm và trị hăm tã cho bé
Thuốc chống viêm có tác dụng giúp giảm các triệu chứng: sưng, đau, giảm ngứa. Trong thành phần của nhóm thuốc có corticoid nên cần sử dụng đúng theo hướng dẫn tránh các tác dụng phụ như: teo da, sưng rát, bong tróc da làm hăm nặng hơn.
2.1.1. Hydrocortison
Hydrocortisone cream là thuốc chống viêm an toàn được sử dụng cho trẻ.
Thành phần: Hydrocortison acetat
Cách dùng:
- Mẹ bôi một lượng mỏng thuốc lên vùng da bị hăm ngày 2 lần, sử dụng trong khoảng 7 ngày.
- Không bôi quá rộng, tuyệt đối không bôi nhiều lần lên da trẻ vì sử dụng thuốc quá liều trong khi da bé còn mỏng mong có thể dẫn đến sưng rát, phồng rộp,….
2.1.2. Fucidin
Thuốc Fucidin với thành phần kháng sinh và hoạt chất kháng viêm giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển, đồng thời giảm tình trạng sưng, mẩn đỏ.
Thành phần: acid fusidic 2%, hydrocortison acetat 1%
Cách dùng:
- Bôi một lượng mỏng lên vùng da bị hăm ngày 2 lần.
- Mẹ bôi lượng theo hướng dẫn của bác sĩ và không dùng quá 2 tuần.
Sau đây là so sánh 2 loại thuốc trên để mẹ tham khảo:
Tên thuốc | Giá thành | Ưu điểm | Nhược điểm |
Hydrocortison | 30.000 đồng/tuýp 15 g | Hiệu quả nhanh, giá thành rẻ | Nhiều tác dụng phụ với da trẻ nếu dùng sai cách |
Fucidin | 73.000 đồng/tuýp 15g | Hiệu quả giảm các triệu chứng viêm hiệu quả | Có tác dụng phụ nếu dùng sai liều lượng |
2.2. Nhóm thuốc sát trùng trị hăm tã cho bé hiệu quả
Đây là thuốc có tác dụng làm sạch, rửa trôi vi khuẩn, nấm trên da. Đồng thời, thuốc có tác dụng dưỡng da, duy trì độ ẩm tái tạo da thúc đẩy quá trình bị hăm nhanh khỏi hơn.
2.2.1. Povidine
Thuốc sát trùng Povidine giúp sát khuẩn, rửa sạch vết hăm tránh tình trạng nhiễm trùng. Mẹ lưu ý thuốc chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi vì có thể gây ra nhược giáp ở trẻ (chậm phát triển)
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Povidon iodin 10%
Cách dùng: Nhỏ thuốc vào bông hoặc tăm bông sát trùng, lau đều lên vùng da bị hăm của bé. Mẹ sử dụng ngày 2 – 3 lần.
2.2.2. Mama ShuShu
Thuốc sát trùng Mama ShuShu dạng xịt với thành phần chính là nước điện giải có tính axit nhẹ có thể tiêu diệt vi khuẩn, nấm nhanh hiệu quả.
Xuất xứ: Nhật Bản
Thành phần: Alcohol, Sodium Hypochlorite
Cách dùng: Thuốc dạng xịt mẹ xịt trực tiếp lên vùng da bị hăm ngày 4 sáu lần.
Sau đây là đánh giá 2 thuốc trên để mẹ tham khảo:
Tên thuốc | Giá thành | Ưu điểm | Nhược điểm |
Povidine | 7.000 đồng/lọ 8ml | Giá thành rẻ, sát trùng sạch | Sản phẩm có màu, để lại màu vàng nâu trên da trẻ sau khi dủng |
Mama ShuShu | 365.000 đồng/chai 100ml | Dạng xịt tiện dụng, đảm bảo vệ sinh khi dùng | Giá thành cao
Nhiều hàng giả, khó mua chính hãng |
2.3. Nhóm thuốc trị hăm tã bị nhiễm nấm cho bé
Trẻ bị hăm tã nặng dễ dẫn đến biến chứng nhiễm nấm Candida với biểu hiện da nổi mảng trắng đỏ, ngứa ngáy dữ dội. Ở giai đoạn này, bé sẽ được chỉ định dùng các thuốc chống nấm bôi tại chỗ như Nystafar, Miconazol.
2.3.1 Nystafar
Thuốc dùng để dự phòng và điều trị tại chỗ nhiễm nấm, giúp giảm các triệu chứng khi bé hăm tã bị nhiễm.
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Nystatin 100000 IU
Cách dùng: Mẹ bôi lớp mỏng lên vùng da hăm 2 4 lần/ngày. Không bôi thuốc lên vùng da rộng.
2.3.2. Miconazole Nitrate
Miconazole là một loại thuốc kháng nấm nhóm azole, ngăn chặn sự phát triển của nấm. Mẹ lưu ý thuốc không dùng cho trẻ dưới 4 tháng tuổi
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Miconazol
Cách dùng: mẹ thoa lượng mỏng lên da bé 4 lần/ngày.
Sau đây là đánh giá 2 thuốc trên để mẹ tham khảo:
Tên thuốc | Giá thành | Ưu điểm | Nhược điểm |
Nystafar | 10.000 đồng/tuýp 10g | Chống nấm hiệu quả | Có tác dụng phụ với da trẻ nếu bôi sai cách |
Miconazole Nitrate | 42.000 đồng/tuýp 10g | Chống nấm hiệu quả | Với trẻ dưới 4 tháng tuổi có tác dụng phụ |
2.4. Nhóm thuốc khi hăm tã bị nhiễm khuẩn
Thuốc được bác sĩ chỉ định khi vùng da có dấu hiệu nhiễm khuẩn như: da sưng, mưng mủ lở loét,… Thuốc giúp làm giảm các triệu chứng của viêm như sưng, nóng, đau,…Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, độ tuổi của bé mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp. Một số loại thuốc kháng sinh trị bệnh ngoài da như: Amoxicillin, Zinnat,…
2.4.1. Amoxicillin
Amoxicillin là kháng sinh rất hữu hiệu ức chế vi khuẩn tăng trưởng, với mỗi trẻ đang ở độ tuổi khác nhau có liều dùng riêng biệt.
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Amoxicillin 250mg
Cách dùng:
- Mẹ pha với tỷ lệ 250mg Amoxicilin với 10ml nước.
- Trẻ em từ 1 đến năm tuổi: uống 1 gói/lần, ngày 2 lần.
- Trẻ em dưới 1 tuổi: uống ¼ ½ gói/lần, ngày 2 lần.
2.4.2. Zinnat
Zinnat hỗn dịch chứa cốm cefuroxime màu trắng đục với hương vị nhiều loại trái cây giúp trẻ dễ uống. Lưu ý trẻ dưới 3 tháng tuổi mẹ không nên dùng thuốc.
Xuất xứ: Anh quốc
Thành phần: Cefuroxime 125mg
Cách dùng:
- Pha bột với tỷ lệ 125mg Cefuroxime với 10ml nước.
- Uống thuốc 2 lần/ngày ngay sau khi ăn.
Để giúp mẹ nhìn nhanh được ưu nhược điểm của từng loại thuốc và dùng cho bé đúng cách mẹ tham khảo đánh giá sau đây:
Tên thuốc | Giá thành | Ưu điểm | Nhược điểm |
Amoxicillin | 75.000 đồng/hộp 30 gói | Giá thành rẻ cho mỗi lần sử dụng
Dạng gói đúng liều lượng dễ sử dụng |
Thường xuyên bị mẹ lạm dụng gây ảnh hưởng xấu đến bé |
Zinnat | 157.000 đồng/hộp 10 gói | Hiệu quả kháng sinh tốt | Giá cao hơn thuốc cùng nhóm |
3. Lưu ý khi chăm sóc bé bị hăm tã
Mẹ chăm sóc bé theo 5 hướng dẫn sau đây để giúp bé nhanh khỏi hăm tã nhất, giúp việc điều trị đem lại hiệu quả cao:
- Giữ da luôn sạch sẽ: Việc này giúp da bé thông thoáng, mồ hôi không bị ứ đọng trên da quá lâu khiến hăm nặng hơn. Mẹ lau vệ sinh bé ngày 2 lần, đặc biệt sau mỗi lần thay tã và trước khi bôi thuốc/kem.
- Thường xuyên thay tã/bỉm: Tã/bỉm để quá lâu sẽ khiến chất thải tiếp xúc với da bé thời gian dài sẽ tấn công da bé làm tình trạng hăm nặng hơn. Mẹ nên thay tã sau 3 – 4 giờ/lần và thay khi thấy bỉm đầy/bé ị.
- Hạn chế mặc tã: Đeo tã thường xuyên không phải việc tốt, khiến da bé bí bách. Mẹ nên thả rông cho bé ngày 3 đến 4 tiếng, nếu bé bị hăm nặng mẹ nên ngưng mặc tã để mông con thông thoáng, nhanh khỏi hơn.
- Chọn tã phù hợp: Mẹ chọn loại tã kích cỡ của bé, tránh mặc tã quá chật gây bí bách, cọ xát vào da khiến tình trạng hăm nặng hơn. Mẹ chọn tã thấm hút tốt, mềm mịn để da bé thông thoáng. Mẹ ưu tiên chọn sản phẩm từ thương hiệu lớn như Bobby, Pamper, Goon,…
- Sử dụng sữa tắm: Mẹ thay thế sữa tắm hóa học bằng nước tắm thảo dược vì thành phần từ tự nhiên không kích ứng da bé, giúp da bé sạch thoải mái đồng thời tăng sức đề kháng cho da trẻ.
Mẹ tham khảo nước tắm thảo dược Dr.Papie được chuyên gia nhi khuyên dùng, là sự lựa chọn của nhiều mẹ bỉm hiện nay để giúp hỗ trợ điều trị hăm tã nhanh khỏi. Nước tắm với thành phần từ 9 loại thảo dược, kết hợp công nghệ chiết xuất cao nên hoàn toàn an toàn, lành tính đồng thời còn kháng viêm, kháng khuẩn tránh nhiễm trùng.
Hăm tã ở trẻ sơ sinh nếu mẹ chăm sóc, sử dụng thuốc trị hăm tã cho bé đúng cách và kết hợp sử dụng nước tắm thảo dược sẽ nhanh khỏi, không để lại biến chứng xấu. Nếu mẹ còn bất cứ thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ hotline 0988229672 để nhận được sự tư vấn kịp thời từ đội ngũ chuyên gia của Dr.Papie nhé!
Dạo này trời nắng nóng bé nhà mình đêm hay mặc bỉm nên cứ hay bị hăm đỏ hết mông luôn ý ạ
Con mình dùng nước tắm drpapie nên không còn bị hăm các các vấn đề về da nữa
Nước tắm thảo dược Dr.papie dùng rất thích, an toàn mà sạch sẽ lắm
Mùa này mồ hôi ra nhiều bé hay bị hăm. Mk cũng đang sợ đây
Nhà mình dùng nước tắm thảo dược drpapie nên con không bị hăm hay rôm sảy gì cả
Đọc bài viết này mình lại có thêm hành trang cho tập sau rồi
Bé nhà mình dùng nước tắm thảo dược drpapie từ lúc mới sinh đến jo luôn ạ,con ko bị rôm sảy hay mẩn ngứa bao giờ ạ
Nhà mình đang dùng nước tắm thảo dược drpapie cho con
Trời nắng nóng mặc bỉm cho bé hay bị hăm , nhà minh dùng nước tắm thảo dược dr.papie trộm vía thấy da bé mịn màng và ki bị hăm da