Nguyên nhân bị chàm sữa ở trẻ và cách trị dứt điểm hiệu quả

5/5 - (3 bình chọn)

Chàm là một bệnh viêm da lành tính thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia Dr.Papie sẽ giúp mẹ hiểu rõ nguyên nhân bị chàm sữa và mách mẹ cách chữa dứt điểm tình trạng này cho bé yêu. Cùng Dr.Papie tìm hiểu ngay nhé!

Xem thêm:

Nguyên nhân bị chàm sữa
Chàm sữa là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

1. Nguyên nhân bị chàm sữa ở trẻ nhỏ 

Cho đến nay, nguyên nhân bị bệnh chàm sữa ở trẻ em vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc và khiến bệnh trầm trọng hơn. 

1.1. Yếu tố di truyền

Bố mẹ có các bệnh dị ứng như: Viêm mũi dị ứng, dị ứng thời tiết, hải sản, hen, lupus ban đỏ hệ thống, viêm da cơ địa… thì trẻ sinh ra có tỷ lệ bị chàm sữa cao hơn so với đứa trẻ khác.

Theo hướng dẫn của BS. Nguyễn Ngọc Anh (Khoa Da Liễu, bệnh viện Bạch Mai): Nếu cả bố và mẹ bị chàm sữa, đứa trẻ sinh ra có tới 80% mắc bệnh này. Còn trẻ có chỉ bố hoặc mẹ bị chàm sữa, viêm da cơ địa, khả năng trẻ bị chàm sữa là khoảng 50%. 

Chàm sữa do yếu tố di truyền
Cha mẹ bị viêm da dị ứng khiến trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh chàm sữa

1.2. Nhiễm virus, vi khuẩn

Khi da bé xuất hiện vết thương hở, sự xâm nhập của các virus hay vi khuẩn khiến bé bị viêm nhiễm và dễ bị chàm sữa.

Lý do là bởi, hệ miễn dịch bé chưa hoàn thiện, thường phản ứng đồng loạt khi một cơ quan bị bệnh. Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể, mỏng manh và non nớt nên không tránh khỏi bị ảnh hưởng ít nhiều. Nhiễm virus, vi khuẩn hay một tình trạng sốt đều có thể khởi phát chàm sữa.

1.3. Cơ địa dị ứng

Theo ý kiến của các chuyên gia: Bé có cơ địa dị ứng, bị viêm da, hen suyễn, dị ứng thức ăn, thời tiết,… có nguy cơ mắc chàm sữa cao hơn trẻ khác. 

1.4. Ảnh hưởng từ môi trường ô nhiễm

Một nguyên nhân bị chàm sữa ở trẻ nhỏ chính là ô nhiễm môi trường. Không cần bàn đến những điều to tát như bụi đường, khí thải bởi không gian sống ngay trong nhà của bé cũng sẽ bị ô nhiễm nếu mẹ không chú ý đấy. Bụi, mạt nhà, lông thú cưng, phấn hoa, nước lau sàn, túi thơm phòng,… đều là những tác nhân lạ lẫm và có thể gây hại cho da bé.

Khi con chạm vào hay khi những lông, bụi này bám lên da bé khởi động quá trình miễn dịch, da đỏ lên và ngứa, nổi mụn đỏ li ti hay còn gọi là chàm tiếp xúc.

nguyên nhân bị chàm sữa
Nước lau sàn nhiều chất kích ứng có thể khởi phát chàm trên chân trẻ khi bé bò trên sàn

1.5. Dị ứng thực phẩm

Một số thực phẩm như tôm, cá biển, hạnh nhân, óc chó, lạc, thịt bò, sữa, trứng,… dễ gây dị ứng, với các  dấu hiệu thường gặp như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da. Những thực phẩm này có thể là nguyên nhân khởi phát một đợt chàm ở trẻ hoặc khiến chàm kéo dài nặng hơn.

Chàm sữa do dị ứng thực phẩm
Cá biển và các loại hạt là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng, làm nặng tình trạng viêm da

1.6. Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết cũng là nguyên nhân dẫn tới chàm sữa ở trẻ nhỏ. Do thời tiết thay đổi đột ngột, bé có sức đề kháng kém và sự thích nghi chưa cao nên dễ gặp các phản ứng dị ứng trên da và tạo thành chàm sữa hơn. 

1.7. Da khô

Da khô khiến cho lớp màng liên kết trên da “lỏng lẻo hơn”, lúc này trẻ dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ngứa ngáy, hình thành chàm sữa. Do đó, bất kỳ tác nhân nào gây khô da như: tắm nước ấm nhiều lần mùa đông, đi lạnh, nằm gió quạt thổi trực tiếp,… đều có thể là nguyên nhân khởi phát chàm sữa và khiến chàm lâu lành hơn trong quá trình điều trị. 

nguyên nhân bị chàm sữa
Da khô, không đủ độ ẩm làm suy yếu sự bảo vệ của da, có thể khởi phát chàm sữa

2. Biểu hiện chàm sữa theo từng giai đoạn

Trẻ bị chàm sữa thường hay gặp ở trên mặt, má, cằm, cổ với các biểu hiện như. 

  • Biểu hiện thường gặp: Trên da bé xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti. Da vùng này thường khô, bong vảy trắng và căng khi gần hồi phục. Trẻ ngứa ngáy nên hay đòi gãi. 
  • Biểu hiện nguy hiểm: Là khi bé gãi nhiều khiến vùng chàm chảy máu, xuất hiện mụn mủ vỡ chảy dịch trắng đục hoặc đóng vảy tiết dày màu nâu. Khi phát hiện những biểu hiện này, mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn chăm sóc đúng cách, mẹ nhé.

Chàm sữa thường trải qua 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn tương ứng với một vài biểu hiện cụ thể.

Giai đoạn Biểu hiện Hình ảnh minh họa
Giai đoạn 1 – Da bị tấy đỏ Da bé đỏ lên, hơi gồ cao so với vùng da lành kèm ngứa Chàm sữa giai đoạn 1
Giai đoạn 2 – Nổi mụn nước trên da Các mụn nước li ti mọc trên nền da đỏ cạnh nhau, có thể tụ lại thành mụn lớn và vỡ rất nhanh. Giai đoạn này mẹ có thể không quan sát được. Chàm sữa giai đoạn 2
Giai đoạn 3 – Mụn nước bị vỡ Giai đoạn này dễ quan sát thấy nhất trên da bé. Mụn vỡ hàng loạt, chảy dịch tiết vàng trong. Chàm sữa giai đoạn 3
Giai đoạn 4 – Nhẵn da Tình trạng da đỏ vẫn còn song đã bằng phẳng hơn. Da sau khi bong vảy tiết trở nên căng bóng, mỏng, sờ thấy thô ráp. Chàm sữa giai đoạn 4
Giai đoạn 5 – Da bong vảy Vùng da mỏng vừa tái tạo dưới lớp vảy bong ra thành từng mảng da trắng như tờ giấy hoặc li ti như vụn cám.

Trong 5 giai đoạn này, nguy hiểm nhất là khi chàm ướt, đồng nghĩa với giai đoạn 3 – mụn nước bị vỡ. Lý do là bởi khi mụn vỡ, hàng rào da bị thủng, chất dịch chảy ra tạo môi trường thuận lợi, thu hút vi khuẩn đến và xâm nhập vào sâu hơn trong da. Từ đó có thể gây bội nhiễm, tạo mủ cả những bọng chưa vỡ, khiến đáp ứng viêm càng dữ dội dễ tạo sẹo sau này.

3. 3 bước chăm sóc vết chàm sữa cho bé

Dưới đây, chuyên gia sẽ giới thiệu đến mẹ 3 phương pháp chăm sóc hàng ngày giúp bé nhanh hết chàm sữa. Mẹ theo dõi nhé!

3.1. Vệ sinh cơ thể bé hằng ngày bằng nước tắm thảo dược

Nước tắm thảo dược chuyên dụng có sự kết hợp từ nhiều dược liệu quý như mướp đắng, trầu không, kinh giới,… được dùng để trị chàm cho trẻ em trong dân gian. Nước tắm thảo dược có tác dụng làm sạch da dịu nhẹ với pH cân bằng da trẻ, không chất tẩy rửa gây kích ứng. Ngoài ra, chúng giàu kháng sinh, tinh dầu tự nhiên giúp giảm viêm ngứa và có dưỡng chất, vitamin dưỡng ẩm để trẻ nhanh khỏi chàm hơn. 

nguyên nhân bị chàm sữa
Mẹ ưu tiên lựa chọn nước tắm có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên sẽ lành tính cho bé

Nước tắm thảo dược Dr.Papie là sản phẩm được nhiều mẹ tin dùng trị chàm sữa cho bé vì:

  • Làm sạch dịu nhẹ: Nước tắm có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên giúp sạch dịu nhẹ bụi bẩn, tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm, tránh viêm nhiễm khi bé bị chàm sữa chảy nước. Bên cạnh đó, sản phẩm không có chứa xà phòng tạo bọt chất tẩy rửa tổng hợp nên tránh được tình trạng làm xót, đau hoặc kích ứng vết thương hở. 
  • Dưỡng ẩm: Sản phẩm có sự kết hợp từ 9 loại thảo dược, cung cấp đa dạng vitamin C, B1, dưỡng chất,… để làm ẩm, ngừa khô da, đặc biệt ở giai đoạn hình thành da non sau khi chảy nước. 
  • Giảm viêm ngứa: Nhờ hoạt tính kháng sinh, các chất chống viêm tự nhiên từ thảo dược như trầu không, kinh giới, mướp đắng, trà shan tuyết… có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm ngứa khi bị chàm sữa cho bé.
Nước tắm thảo dược Dr.Papie nhận được rất nhiều đánh giá tốt từ mẹ bỉm sữa 
Nước tắm thảo dược Dr.Papie nhận được rất nhiều đánh giá tốt từ mẹ bỉm sữa

Cách sử dụng nước tắm Dr.Papie cho bé bị chàm sữa cho mẹ rất đơn giản: Mẹ pha nước tắm theo nhà sản xuất đã in trên bao bì với tỷ lệ: 2,5ml nước tắm Dr.Papie: 5 ml nước ấm. Nước tắm Dr.Papie có chiết xuất từ 100% dược liệu thiên nhiên, nên rất lành tính cho bé. Mẹ yên tâm sử dụng nhé.

Nấu nước lá tắm cho bé bị chàm sữa là phương pháp có hiệu quả chậm, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu mẹ dùng sai cách. Ví dụ, mẹ nấu nước tắm đặc, lá không được rửa sạch còn dính lại lông tơ sâu bệnh,…. Do vậy, đa số các chuyên gia khuyên mẹ dùng nước tắm thảo dược thay thế nước lá tự đun tắm cho bé.

3.2. Sát khuẩn

Sát khuẩn đối với bé bị chàm sữa là bước quan trọng. Mẹ cần sát khuẩn cả những vùng da lành quanh vết chàm, tay bé để hạn chế bé gãi đem vi khuẩn từ vùng da lành xâm nhập vào vùng tổn thương.

Một số dung dịch sát khuẩn lành tính, phổ biến như: Nước muối sinh lý, dung dịch Jarish hoặc gel sát khuẩn Promed, kem bôi Dermalex

Cách dùng: Mẹ đổ ra gạc và đắp lên vùng da chàm bé từ 5-10 phút. 

3.3. Dưỡng ẩm cho vùng da bị chàm sữa

Dưỡng ẩm là bước vô cùng quan trọng trong chăm sóc da cho bé bị chàm giai đoạn cấp và giai đoạn hồi phục. Ngoài giai đoạn 3 vỡ mụn nước hàng loạt, các giai đoạn chàm khô khác đều cần được cấp và khóa ẩm.

Dưỡng ẩm giúp giữ nước lại trong da, chống da khô thêm gây bong tróc, ngứa gãi tạo thêm thương tổn.

Một số loại sản phẩm dưỡng ẩm mẹ có thể dùng cho con trong giai đoạn này như: Kem ceraVe, vaseline, cetaphil,… được Hiệp hội chàm quốc gia kiểm định. 

Cách dùng: Mẹ thoa ngày 3-4 lần, thoa ngay sau khi tắm để kem thẩm thấu tốt hơn.

nguyên nhân bị chàm sữa
Các loại kem dưỡng ẩm dùng cho bé bị chàm thường tích hợp khả năng sát khuẩn da

4. Mẹo chăm sóc để bé khỏi chàm sữa nhanh

Để làn da bé yêu nhanh hồng hào, căng mịn trở lại, Dr.Papie bật mí cho mẹ 5 mẹo chăm sóc con bị chàm nhanh khỏi:

  • Chú ý chế độ dinh dưỡng: Bé nên kiêng ăn thực phẩm dễ để lại sẹo như rau muống, thịt bò, trứng gà,… và các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, các thực phẩm từ bò, các loại hạt. Thay vào đó, mẹ cho bé ăn thịt lợn nạc, rau xanh, cà rốt, khoai tây, nước rau má… để vừa cung cấp cho con dưỡng chất, vừa bổ sung các vitamin thúc đẩy da bé nhanh lành thương. Nếu bé đang bú mẹ thì mẹ chủ động kiêng những món trên nhé!
  • Không để bé gãi vết chàm sữa: Mụn chàm khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, bé có biểu hiện dùng tay gãi và dụi vào vết chàm, làm da lâu lành hơn. Lúc này, mẹ chú ý quan sát, tránh để bé gãi nhiều làm tổn thương nặng bằng cách cắt móng tay 1 – 2 lần/tuần hoặc đeo bao tay đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nhé.
  • Tránh để bé ra nhiều mồ hôi: Mồ hôi tạo điều kiện cho vi khuẩn da phát triển mạnh và nóng ẩm là yếu tố kỵ nhất với chàm sữa, sẽ khiến chàm bùng lên dữ dội. Mẹ cần đảm bảo da bé luôn mát, bé ngủ ngon bằng cách kiểm tra lưng, gáy của con thường xuyên nhé.
  • Mặc quần áo thoáng mát cho bé: Chất liệu bông, có lông và giặt nước xả nồng là những điều cấm kỵ với bé bị chàm, mẹ nhớ nhé. Quần áo cho bé mặc thời điểm này nên có chất liệu là cotton, mỏng và thoáng. 
  • Để ý đến môi trường xung quanh bé: Lông thú cưng, bụi bẩn, phấn hoa… có thể là tác nhân gây dị ứng khiến trẻ ngứa ngáy hơn khi bị chàm sữa, khiến bệnh lâu khỏi. Do đó, mẹ vệ sinh sạch sẽ khu vực xung quanh bé chơi, giặt chăn gối thường xuyên 1 lần/tuần… cho bé nhanh hết chàm sữa nhé.
nguyên nhân bị chàm sữa
Cắt móng tay cho bé thường xuyên giúp hạn chế bé gãi làm xước da, cho chàm nhanh lành thương hơn

Tổng kết lại, nguyên nhân bị chàm sữa có nhiều lý do, mẹ cần chú ý để phòng ngừa và chăm sóc đúng cách cho bé nhanh khỏi hơn. Nếu có thắc gì thêm về tình trạng viêm da của bé, mẹ có thể để lại các câu hỏi ở phần phản hồi bên dưới hoặc liên hệ qua hotline 0988.229.672 để được chuyên gia Dr.Papie giải đáp nhanh chóng nhất nhé.

55 thoughts on “Nguyên nhân bị chàm sữa ở trẻ và cách trị dứt điểm hiệu quả

  1. Avatar
    Maidungquynh says:

    Cảm ơn ! những thông tin hữu ích giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức chăm con , qua chia sẻ mình nghiệm ra rằng nếu con đc chăm sóc và bảo vệ tốt sẽ ngăn ngừa đc nhiều bệnh ngoài da cho con đặc biệt là các mẹ hãy luôn chọn cho con những sp an toàn, lành tính từ thảo dược, để cho con có làn da luôn khỏe mạnh.

  2. Avatar
    Maidungquynh says:

    Qua bài chia sẻ mình mới biết rõ hơn trẻ bị tràm sữa do nhiều nguyên nhân gây ra để phòng bệnh cho con chúng ra cần vệ sinh nhà cửa và chăm sóc con , tắm rửa cho con bằng những thảo dược tự nhiên lành tính giữ cho da con luôn khỏe mạnh , mình luôn tin dùng nước tắm dr.papie cho con từ nhỏ nên da luôn sạch sẽ , mềm mại.

    • Avatar
      Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ

  3. Avatar
    Nhung nguyên says:

    Bé nhà e kg có bị chàm sữa,nhưng lãi hay nổi rôm sảy vào mùa nóng,thì cách pha nước tắm cũng như trên ạ.mong câu trả lời từ dược sĩ,e cảm ơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook