Trẻ bị hăm đỏ hậu môn | Nguyên nhân và cách Dứt Điểm

5/5 - (1 bình chọn)

Trẻ bị hăm đỏ hậu môn là tình trạng hay gặp từ 0 đến 1,5 tuổi. Bệnh gây ngứa ngáy, đau khiến bé quấy khóc, không được chăm sóc kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm. Mẹ tham khảo bài viết sau để tìm cách trị và phòng an toàn hiệu quả nhé!

Xem thêm:

Trẻ bị đỏ hậu môn
Hăm hậu môn hay gặp ở trẻ từ 0 đến một tuổi rưỡi với tổn thương ở vùng xung quanh hậu môn

1. Biểu hiện nhận biết trẻ bị hăm đỏ hậu môn

Hăm đỏ hậu môn là tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh, với dấu hiệu đặc trưng, mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào từng giai đoạn như sau: 

  • Giai đoạn nhẹ: Vùng da hậu môn ửng đỏ, hồng, có thể xuất hiện những nốt mụn nhỏ li ti, khi sờ thấy nóng hơn các vùng xung quanh. Hăm ở giai đoạn này chưa nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ, trẻ quấy khóc khi mẹ chạm vào vùng hăm và khỏi nếu mẹ chăm sóc đúng cách.  
  • Giai đoạn nặng: Vết hăm lan rộng cả mông, đùi, xuất hiện mụn mủ, lở loét,… Trẻ quấy khóc cả ngày, bỏ ăn,… Nếu mẹ không đưa đến bác sĩ kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nặng gây nguy hiểm đến sức khỏe như nấm hậu môn, nhiễm trùng huyết,…
Các cập độ bị hăm hậu môn
Hăm hậu môn có mức độ 1,2, 3 là nhẹ; khi trẻ ở 4, đã chuyển sang nặng nguy hiểm

2. Nguyên nhân biết trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn

Mẹ thắc mắc sao bé nhà mình lại hăm hậu môn dù đã giữ vệ sinh cho bé? Câu trả lời là đây:  

  • Khi bé bị hăm hậu môn sẽ có hiện tượng vùng da ở hậu môn thường xuyên tiếp xúc với chất thải: Đây là vùng da tiếp xúc với chất thải nhiều (phân, nước tiểu, mồ hôi,…). Vì vậy, vi khuẩn, vi nấm trên da có điều kiện để phát triển, gây hăm đỏ hậu môn.   
  • Hăm hậu môn ở trẻ sơ sinh do dùng bỉm sai cách: Việc mẹ sử dụng bỉm lâu từ 4h trở lên, mặc bỉm chật cho bé gây cọ xát vào da, bỉm kém chất lượng (thấm hút kém, bề mặt không khô thoáng) khiến da bé luôn ẩm ướt, bí bách trong thời gian dài dẫn đến hăm đỏ hậu môn. 
  • Hăm đỏ hậu môn ở trẻ sơ sinh do bé bị tiêu chảy nhiều và liên tục: Lúc này, vùng hậu môn thường xuyên tiếp xúc với chất thải (vi khuẩn nhiều), và việc mẹ lau chùi hậu môn nhiều lần gây cọ xát da bé nguy cơ dẫn đến kích ứng.  
  • Hăm hậu môn ở trẻ sơ sinh do bố mẹ vệ sinh vùng hậu môn không sạch sẽ: Hậu môn có nhiều nếp gấp dễ dính lại nếu mẹ không vệ sinh cẩn thận sẽ để lại chất thải trên da da lâu dễ gây hăm.
Nguyên nhân trẻ bị hăm hậu môn
Nguyên nhân bị hăm hậu môn chủ yếu do mẹ vệ sinh không sạch dẫn đến vi khuẩn phát triển

3. Cách trị hăm hậu môn cho trẻ an toàn, hiệu quả

Bé bị hăm hậu môn khiến bé khó chịu, đau đớn bởi vậy mẹ cần điều trị càng sớm càng tốt. Sau đây là cách chữa trị hăm hậu môn nhanh khỏi, an toàn được các chuyên gia nhi chia sẻ. Mẹ bỏ túi ngay nhé! 

3.1. Lau rửa hậu môn hằng ngày bằng nước tắm thảo dược 

Lau rửa hậu môn sạch hằng ngày giúp loại bỏ hết chất thải, vi khuẩn có trên da. Nhiều mẹ nghĩ chỉ lau cho bé bằng nước lã nhưng cách này chỉ có tác dụng làm sạch, không đem lại tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm giúp hỗ trợ điều trị hăm. 

Có ý kiến cho rằng mẹ sử dụng nước lá tắm tự nấu để rửa cho bé, tuy nhiên nước lá còn nhiều bất cập: lá không sạch, cặn lông tơ còn sót tiếp xúc với da bé gây dị ứng,… khiến tình trạng hăm nặng hơn. Đồng thời mẹ cần tắm lại với nước sạch khiến bé dễ bị nhiễm lạnh hơn (đặc biệt thời tiết mùa đông).

Theo ý kiến chuyên gia, để giúp con nhanh khỏi và mẹ tiết kiệm thời gian, mẹ nên sử dụng các loại nước tắm thảo dược. Vì các sản phẩm này kết hợp nhiều thảo dược tự nhiên theo công nghệ chiết xuất đạt chuẩn, đem đến hiệu quả kháng khuẩn, giảm viêm, giảm ngứa hăm hậu môn nhanh hơn lá tắm. Đồng thời, cách này còn giúp mẹ tiết kiệm thời gian, không phải chuẩn bị lá lích kích. 

Nước tắm thảo dược Dr.Papie là sản phẩm hỗ trị hăm đỏ hậu môn hiệu quả, đang được nhiều mẹ sử dụng và đánh giá tích cực vì: 

  • Hiệu quả nhanh: Nước tắm có kết hợp 9 loại thảo dược: cỏ mần trầu, trầu không, chè xanh,… công nghệ chiết lạnh giữ nguyên hoạt chất, giúp làm sạch da, kháng viêm kháng khuẩn. 
  • An toàn với vùng da hậu môn: Nguồn nguyên liệu hữu cơ đạt chuẩn Organic Châu Âu, lọc màng lọc giúp loại bỏ hoàn toàn cặn, bụi bẩn, lông tơ gây kích. Đồng thời, sản phẩm đã đạt chứng nhận của Sở Y Tế Hà Nội nên mẹ hoàn toàn yên tâm.
  • Chi phí rẻ, tiện lợi: Với giá thành 135.000đ cho 230ml, công thức đậm đặc nên mẹ chỉ cần 4 đến 5ml cho một lần tắm rửa và chỉ tốn 3000- 5000 đồng. 
Đánh giá nước tắm thảo dược Dr. Papie trị hăm cho bé
Nước tắm thảo dược Dr.Papie nhận được tin tưởng của mẹ vì giúp điều trị hăm nhanh khỏi, an toàn

Cách sử dụng nước tắm rất đơn giản: Mẹ lấy lượng nước tắm vừa đủ (theo hướng dẫn sử dụng và nhu cầu của mẹ) pha với nước ấm sạch và không cần tắm lại bằng nước sạch.

3.2. Dùng kem chuyên dụng trị hăm đỏ hậu môn 

Kem trị hăm được sử dụng khi trẻ đang bị hăm đỏ hậu môn nhẹ. Chúng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa sẹo và dưỡng ẩm cho vùng da hậu môn. 

Làn da trẻ em rất manh mạnh, nhạy cảm nên lựa chọn kem với các tiêu chí: Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được các chuyên gia khuyên dùng; có thành phần tự nhiên chứa các vitamin E,C; không chứa chất chống viêm Corticoid (vì kèm theo nhiều tác dụng phụ teo da, bong tróc da,..) 

Một số loại kem trị hăm an toàn hiệu quả đang được nhiều mẹ sử dụng: Kem Skinbibi từ Việt Nam, kem Sudocrem của Anh, Bubchen của Đức,…

Kem trị hăm hậu môn
Một số loại kem được mẹ dùng khi bé bị hăm đỏ hậu môn

Cách sử dụng kem trị hăm: 

  • Bước 1: Mẹ vệ sinh vùng da bị hăm của trẻ lau khô, rửa tay mẹ sạch sẽ với xà phòng. 
  • Bước 2: Lấy lượng kem vừa đủ theo hướng dẫn sử dụng thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm. 

Chú ý: Mẹ tránh bôi lượng dày quá sẽ khiến da bé bí bách, và nên test thử lên vùng da khác xem bé có dị ứng với kem không. 

3.3. Mặc bỉm/tã đúng cách và khoa học 

Nguyên nhân dẫn đến hăm hậu môn một phần do mẹ mặc tã chưa đúng cách. Dưới đây là những chia sẻ để mẹ khắc phục được các vấn đề liên quan đến tã: 

  • Cách chọn tã: Mẹ chọn tã thấm hút, giữ nước tốt (nhiều hạt SAP thấm hút – loại hạt có khả năng hấp thụ lượng chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng của nó), bề mặt bỉm nhiều rãnh thoát khí; lớp đáy thoáng khí giúp vùng hậu môn thông thoáng. Để bé thoải mái, mẹ chọn bỉm kích thước vừa vặn hoặc nhỉnh hơn 1 size với bé nhà mình, tránh quá chật/rộng khiến con khó chịu, bí bách mẹ nhé!
  • Cách mặc tã: Mẹ nên thay bỉm cho bé sau khoảng 3 đến 4 giờ, mẹ cần thay ngay sau khi bé đi ị để tránh chất thải tiếp xúc với da bé lâu. Khi thay tã xong, mẹ vệ sinh sạch,  lau khô, nên thả rông khoảng 15 phút để vùng mông thoáng mát.
Bé mặc bỉm tã đúng cách
Mẹ chú ý trong việc chọn tã và đeo tã của trẻ để hăm nhanh khỏi và phòng tránh

3.4. Chú ý đặc biệt khi chăm sóc bé 

Để hăm đỏ hậu môn ở trẻ nhanh khỏi, bên cạnh việc sử dụng nước tắm để làm sạch hoặc kết hợp kem trị hăm mẹ cần chú ý những chi tiết khi chăm sóc bé, cụ thể: 

  • Vệ sinh sạch sẽ: Sau mỗi lần bé đại tiện/tiểu tiện mẹ lau sạch để tránh chất thải đọng lại ở vùng hậu môn quá lâu,  tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi tấn công vùng da quanh hậu môn bé.  
  • Dùng khăn ướt: Mẹ không chọn sản phẩm có mùi thơm hoặc chứa các chất bảo quản, cồn,… để lau hậu môn cho bé vì có thể gây kích ứng. Một số sản phẩm được nhiều mẹ dùng như: Khăn ướt Mamamy, Mamago, khăn ướt Kiza,…
  • Thao tác vệ sinh: Khi bé bị hăm hậu môn thì trẻ nhạy cảm, đau hơn vùng khác đặc biệt khi bé đi vệ sinh hoặc tay mẹ chạm vào. Bởi vậy, khi lau hậu môn của bé, mẹ cần nhẹ nhàng sử dụng sản phẩm mềm mại, tránh làm bé đau và trầy xước da.
  • Bôi kem hăm sau mỗi lần thay tã: Trước khi bôi, mẹ rửa sạch tay mình để không lây vi khuẩn sang bé, vệ sinh hậu môn bé để không lây vi khuẩn sang vùng da xung quanh.  
  • Không sử dụng phấn rôm: Phấn rôm gây bít kín lỗ chân lông khiến mồ hôi không thoát được sẽ làm tình trạng hăm nặng hơn.
  • Chọn quần áo: Mẹ mặc quần rộng, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt, tránh bó sát mông sẽ chạm vào vết hăm gây đau cho bé. 
 Mẹ chú ý chăm sóc khi trẻ bị hăm hậu môn và tuyệt đối không dùng phấn rôm
Mẹ chú ý chăm sóc khi trẻ bị hăm hậu môn và tuyệt đối không dùng phấn rôm

4. Khi nào nên cho trẻ đi khám bác sĩ? 

Hăm đỏ hậu môn là tình trạng viêm da lành tính có thể tự khỏi nếu mẹ chăm sóc khoa học như ở trên đã chia sẻ. 

Tuy nhiên có trường hợp bé bị biến chứng do cơ địa hoặc mẹ chăm sóc sai cách. 

Khi mẹ thấy sau 3 đến 4 ngày điều trị mà triệu chứng hăm không giảm hoặc bé có dấu hiệu như: Vết hăm lan rộng toàn mông, xuống đùi, nốt mụn mưng mủ, lở loét, bé sốt cao,… Điều này cảnh báo các vết hăm đã bị nhiễm trùng, mẹ cần đưa bé đi đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chữa trị kịp thời. 

Bé bị hăm mông nặng
Khi thấy hăm nặng lan rộng ra cả mông, lở loét,.. mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay tránh biến chứng nguy hiểm

5. Hỏi đáp về cách chữa hăm hậu môn cho trẻ

Trên đây là toàn bộ vấn đề liên quan đến hăm đỏ hậu môn ở trẻ, mẹ đã tìm được cách điều trị an toàn, hiệu quả cho bé chưa nhỉ? Tiếp theo là mục mẹ hỏi chuyên gia đáp, mẹ theo dõi nhé! 

5.1. Trẻ bị hăm tắm lá gì? 

Nấu lá tắm là phương pháp dân gian để làm sạch da, đồng thời thảo dược còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Một số loại lá được mẹ dùng khi bé bị hăm hậu môn như: lá kinh giới, lá trầu không, lá chè xanh,… vì thành phần có tác dụng tiêu viêm và ức chế nhiều vi khuẩn (tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn,…) giúp tránh bội nhiễm. 

Tắm lá trầu không trị hăm hậu môn cho bé
Lá trầu không có tính kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa,… giúp điều trị hăm hậu môn

Mẹ chỉ dùng khi trẻ bị hăm nhẹ, nếu trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng lở loét mẹ không sử dụng các loại nước lá vì nguy cơ hăm nặng hơn bởi yếu tố: lá không sạch, nước tắm còn cặn/lông tơ… gây kích ứng da bé. Để dùng nước lá an toàn và hiệu quả mẹ cần lưu ý: 

  • Chọn nguồn nguyên liệu: Mẹ chọn lá sạch không sâu, có nguồn gốc rõ ràng, không nên chọn loại lá có nhiều lông,..
  • Chế biến cẩn thận: Lá rửa sạch, lọc kỹ tránh cặn lá bám dính vào hậu môn gây kích ứng. 

5.2. Bé bị hăm rửa nước gì? 

Với trẻ bị hăm đỏ hậu môn mẹ nên sử dụng nước thảo dược chuyên dụng. Vì chúng có hiệu quả nhanh, tiện sử dụng và đảm bảo không có cặn lá gây kích ứng vùng nếp gấp ở hậu môn. 

Mẹ tham khảo nước tắm thảo dược Dr.Papie đang nhận được đánh giá tích cực của chuyên gia và nhiều mẹ sau sử dụng

Nước tắm thảo dược Dr.Papie với 9 thành phần giúp hăm hậu môn nhanh khỏi. 
Nước tắm thảo dược Dr.Papie với 9 thành phần giúp hăm hậu môn nhanh khỏi.

5.3. Thuốc trị hăm cho bé dùng loại nào? 

Mẹ chỉ sử dụng thuốc khi bé có dấu hiệu viêm nhiễm (lở loét, mụn mưng mủ,…) và được tư vấn của bác sĩ, không tự ý vì chúng dễ gây tác dụng phụ nếu dùng sai cách. Một số loại thuốc dùng ở giai đoạn hăm nặng như: 

  • Thuốc chống viêm: Thuốc bôi ngoài da: Hydrocortisone 1%, Clobetasol butyrate 0,05%,…
  • Kháng sinh (đường uống): mupirocin 2%, acid fusidic,ketoconazol,…
  • Thuốc chống dị ứng (đường uống): Clorpheniramin, Loratadin,…
Thuốc trị hăm hậu môn cho bé
Khi bé có dấu hiệu viêm nhiễm mẹ bôi ngoài da thuốc kháng sinh, chống viêm nhưng không tự ý sử dụng mà cần có tư vấn bác sĩ tránh tác dụng phụ

5.4. Trẻ đi ngoài nhiều bị đỏ hậu môn phải làm sao?

Để điều trị hăm hậu môn do tiêu chảy, mẹ cần kết hợp điều trị tiêu chảy và chăm sóc da bên ngoài. 

  • Điều trị tiêu chảy: Mẹ cho bé uống nhiều nước, bổ sung điện giải tránh mất nước. Ngoài ra mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng, cho bé ăn chín, uống sôi để đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời, mẹ cho bé uống các loại thuốc cầm tiêu chảy theo hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ. 
  • Điều trị hăm: Mẹ rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước ấm mỗi khi bé ị, lau bằng khăn mềm (không sử dụng giấy vệ sinh), mẹ kết hợp với kem bôi ngoài da (cần xem kỹ thông tin kem và tham khảo bác sĩ). 

Trẻ bị hăm đỏ hậu môn cần được chăm sóc, chữa trị đúng cách để giúp con nhanh khỏi, không bị biến chứng, đau đớn mẹ nhé. Nếu mẹ còn bất cứ thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ hotline 0988229672 để nhận được sự tư vấn kịp thời từ đội ngũ chuyên gia của Dr.Papie nhé!

45 thoughts on “Trẻ bị hăm đỏ hậu môn | Nguyên nhân và cách Dứt Điểm

  1. Avatar
    Oanh mai says:

    Trẻ bị hăm đỏ hậu môn thương lắm ý, mình dùng ít bỉm và bôi thêm kem chống hăm và kết hợp tắm nước tắm thảo dược giúp con đỡ bị hăm.

  2. Avatar
    Mai thị phượng says:

    Trời ơi trước đây bé nhà e cứ bị hăm vùng mông và hậu môn tái đi tái lại nhưng từ ngày mình tắm rửa hằng ngày cho bé bằng nước tắm drpapie thì trộm vía bé k bị nữa may quá

  3. Avatar
    Lan anh Nguyễn says:

    May quá nhà mình dùng nước tắm thảo dược drpapie cho con từ sơ sinh đến giờ không thấy con bị hăm hay rôm sảy gì cả

  4. Avatar
    ngọc huệ says:

    ngày xưa cầu kỳ mà còn dứt điểm cho con, nay có nước tắm dr.papie rồi nên cũng k lo lắng quá, cảm ơn dr.papie nhé

  5. Avatar
    Ninh thanh says:

    Bé nhà mình bị chàm sữa dùng nước tắm thảo dược drpapie một tuần là khỏi .nước tắm thảo dược drpapie thành phần hoàn toàn bằng thảo dược nên mình rất yên tâm khi sử dụng cho con

  6. Avatar
    Nguyễn thị phương says:

    Bé nhà em dùng nước tắm thảo dược Dr.Papie thấy lành cho con mà hiệu quả lắm, da bé cũng khỏe hơn hay sao ý, trộm vía con không bao giờ mắc các bệnh ngoài da cả.

  7. Avatar
    Hoa phượng says:

    Bé nhà mk mặc bỉm nhiều nên con rất hay bị hăm do tã.mk phải thường xuyên rửa bằng trầu không cho con.rồi bôi thuốc trị hăm.thương con lắm.cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ

  8. Avatar
    Minh Quân says:

    Con mk trc đây da nhạy cảm nên hay bik hăm lắm.nhưng từ khi biết đến nc tắm thảo dược dr papie này thì mk tắm rửa thường xuyên cho con.con đã khỏi hăm luôn

  9. Avatar
    ngọc huệ says:

    nước tắm dr.papie này dùng thích lắm ạ, bé nhà mình đã dứt điểm rôm sẩy và hăm tã, cảm ơn các chuyên gia ạ

  10. Avatar
    Ngọc Nhi says:

    Trước mình hay dùng phấn rôm cho con. Nhưng đi khám bsi bảo k nên nên mình chuyển sang dùng nước tắm Dr.papie cho con. Khoảng 5-7 hôm là đỡ hẳn

  11. Avatar
    Mai nga says:

    Bé nhà mình dùng nước tắm thảo dược dr papie để tắm và vệ sinh cho con sau mỗi lần đi vs, trộm vía con k bị hăm

  12. Avatar
    Phương huyền says:

    Bé nhà em cũng từng bị nên em rất sợ ,con đau khóc xót ruột lắm sau phải bôi thuốc và tắm nước tắm thảo dược mới hết đó

Comments are closed.

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook