Nguyên nhân trẻ bị hăm mông và cách điều trị an toàn, nhanh chóng

5/5 - (3 bình chọn)

Trẻ bị hăm mông là vấn đề thường gặp ở các bé trong độ tuổi mặc bỉm. Vậy nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để bé nhanh khỏi nhất? Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để được các chuyên gia của Dr.Papie tư vấn nhé!

Xem thêm:

Trẻbij hăm mông
Hăm mông là nỗi lo của nhiều bà mẹ lần đầu sinh con và chăm con

1. Vì sao trẻ thường bị hăm ở mông? 

Mông là vị trí thường xuyên tiếp xúc với chất thải của bé. Bởi đó, vùng mông bị ẩm ướt cùng với vi khuẩn có trong chất thải sinh sôi, phát triển gây hăm. Mẹ thường chỉ nghĩ nguyên nhân dẫn đến hăm mông là do vấn đề vệ sinh không sạch sẽ vùng mặc bỉm cho con, tuy nhiên có nhiều yếu tố khác mà mẹ chú ý nhé!

  • Bé đóng tã bỉm thường xuyên: Mặc bỉm thường xuyên khiến phần da vùng kín hầm bí, ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn nhân lên nhanh chóng và gây tổn thương cho da. 
  • Mẹ sử dụng bỉm tã không chất lượng: Bỉm có chứa chất làm trắng, chất chống nhăn, chất tạo hương, chất thấm hút hóa học, kém chất lượng… dễ gây kích ứng da bé.
  • Do dị ứng: Trẻ có cơ địa dị ứng (hen suyễn, dị ứng, viêm mũi,…) có nguy cơ bị hăm mông cao hơn trẻ bình thường. 
  • Mẹ vệ sinh không đúng cách: Mẹ vệ sinh vùng mông không sạch, ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn nhân lên làm tổn thương da của con đó! 
Nguyên nhân trẻ bị hăm mông
Sử dụng bỉm tã không chất lượng là một trong những nguyên nhân gây hăm mông ở bé.

2. Dấu hiệu nhận biết và các cấp độ hăm của trẻ

Hăm mông được chia thành 5 cấp độ, với từng cấp độ sẽ có những biện pháp xử trí khác nhau. Mẹ cùng Dr.Papie tham khảo những biểu hiện của từng cấp độ dưới đây và đánh giá em bé nhà mình ở mức hăm tã nào nhé!

Cấp độ Biểu hiện 
Cấp độ 1
  • Mông xuất hiện những đốm đỏ. 
  • Diện tích vết đỏ nhỏ, nằm rải rác, mẹ khó phát hiện thấy.
  • Da bé vẫn khô thoáng, bé không bị ngứa.
Hăm mông cấp độ 1
Cấp độ 2
  • Vết đỏ đậm màu hơn so với cấp 1.
  • Vết hăm nhiều hơn nhưng vẫn chỉ ở rải rác.
  • Bé thấy ngứa, cọ xát liên tục ở chỗ hăm.
Hăm mông cấp độ 2
Cấp độ 3
  • Vết đỏ đậm màu rõ rệt, mẹ dễ phát hiện. 
  • Diện tích vết đỏ lan rộng khắp vùng kín.
  • Bé quấy khóc, cáu gắt.
Hăm mông cấp độ 3
Cấp độ 4
  • Da bé đỏ ửng, sần sùi. 
  • Có thể có mụn nước.
  • Bé khó chịu nhiều, quấy khóc , bỏ ăn, có thể sốt. 
Hăm mông cấp độ 4
Cấp độ 5
  • Da sưng đỏ, phù nề, xuất hiện nhiều mụn nước.
  • Có vết loét trên da nếu mụn nước bị vỡ.
  • Bé cáu gắt, quấy khóc, có thể sốt do nhiễm trùng.
Hăm mông cấp độ 5

3. Cách trị hăm mông cho trẻ hiệu quả

Dưới đây là tổng hợp các cách điều trị hăm hiệu quả mẹ tham khảo nhé:

3.1. Sử dụng kem trị hăm mông

Mẹ đừng nhầm lẫn kem trị hăm là thuốc nhé vì thực chất chúng có thành phần là tinh dầu thực vật, có tác dụng hỗ trợ điều trị hăm nhờ khả sát khuẩn, làm sạch da và tham gia vào quá trình làm lành da. Mẹ nên sử dụng kem trị hăm cho con nhưng chỉ trường hợp hăm nhẹ (cấp độ 1,2,3). Với trường hợp hăm nặng (cấp độ 4,5), mẹ không tự ý điều trị tại nhà mà cần đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Kem bôi trị hăm mông
Kem trị hăm đẩy nhanh quá trình phục hồi và làm lành da, giảm nguy cơ để lại sẹo cho bé

Một số kem trị hăm hiệu quả và an toàn với bé trên thị trường hiện nay được nhiều mẹ truyền tai nhau có thể kể đến như Bepanthen, Sudocrem, Cetaphil,Chicco, Sanosan, Biolane, Mustela,…

Lưu ý khi sử dụng kem trị hăm mông:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ: Hàng rào bảo vệ da của con đang bị tổn thương nên mẹ cần rửa tay bằng xà phòng, sát khuẩn kỹ trước khi chạm vào da con, tránh để vi khuẩn xâm nhập mẹ nhé!
  • Bôi lớp mỏng: Lớp kem mỏng sẽ dễ dàng thấm qua da, phát huy nhanh tác dụng trị hăm đồng thời giúp tiết kiệm được lượng kem bôi cho con đó ạ!
  • Nên kết hợp với tắm rửa sạch sẽ để làm tăng hiệu quả của kem bôi: Các chuyên gia khuyên mẹ nên kết hợp thoa kem trị hăm sau khi tắm cho con, đặc biệt sử dụng kết hợp nước tắm thảo dược để đạt được hiệu quả cao nhất.

3.2. Sử dụng thảo dược để trị hăm mông cho trẻ 

Do trong thành phần một số loại thảo dược có các chất sát trùng, diệt nấm, hàm lượng ở mức an toàn không gây hại cho bé nên các loại lá này được nhiều mẹ bỉm áp dụng trị hăm mông cho con. Một số loại lá hay được sử dụng mẹ có thể tham khảo: 

  • Nha đam: Thành phần giàu vitamin và các loại acid hữu cơ, ngoài ra nha đam chứa các chất là aloe amodine, anthracene, ester,.. có tác dụng kháng viêm, ức chế sự phát triển của nấm gây bệnh. 
  • Kinh giới: Thành phần chứa khoảng 1,8% tinh dầu (d-limonen, d-menton) có khả năng kháng khuẩn, làm sạch da hiệu quả.
  • Lá ổi: Chứa 10% tanin, 3% nhựa và hàm lượng cao các chất chống oxy hóa giúp kháng viêm và kháng khuẩn hiệu quả. 
  • Lá trầu: Chứa 0,8-1,8% tinh dầu gồm chủ yếu là 2 phenol là eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác có tác dụng đặc biệt trong diệt khuẩn, diệt virus hiệu quả. 
  • Lá chè: Chứa hàm lượng tanin và polyphenol lớn có tác dụng chống viêm, làm săn da hỗ trợ lớn trong điều trị hăm mông ở trẻ.
  • Mướp đắng: Chứa nhiều vitamin, glycozid, protein… giúp làm sạch, kháng khuẩn, ổn định nhanh vùng da bị hăm của con. 

Lưu ý chung khi sử dụng nước lá:

  • Nguyên liệu đảm bảo  sạch, rõ nguồn gốc: Mẹ chọn những lá sạch, tươi, không bị sâu hay dập nát và không chứa thuốc trừ sâu hay chất bảo vệ thực vật. 
  • Tắm đúng cách: Lần đầu tiên tắm nước lá cho bé, mẹ thoa nhẹ một ít nước tắm lên da tay để kiểm tra xem bé có dị ứng với thành phần trong lá không. Nếu sau 30 phút trẻ không có dấu hiệu nổi mẩn, ngứa ngáy ở tay mẹ mới sử dụng nước lá để tắm cho con. 
Lá trà xanh
Chè xanh có khả năng điều trị hăm mông hiệu quả khi mẹ dùng đúng cách cho con.

Dù có những tác động tích cực trong điều trị hăm mông ở trẻ, tuy nhiên phương pháp tắm lá tồn tại một số hạn chế sau: 

Ưu điểm  Nhược điểm 
  • Hiệu quả, an toàn với bé.
  • Nguyên liệu sẵn có và dễ kiếm. 
  • Đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà. 
  • Tác dụng chậm, thời gian điều trị lâu.
  • Chuẩn bị lâu
  • Da bé dễ bị kích ứng nếu không đảm bảo đúng lượng sử dụng. 
  • Da dễ bị xỉn màu nếu tắm nhiều lần.
  • Chỉ áp dụng với những trường hợp hăm tã nhẹ.

Sử dụng các loại lá dân gian trở nên phổ biến, được nhiều mẹ áp dụng để trị hăm mông cho con nhưng phương pháp này còn tồn tại một số hạn chế, mẹ có thể cân nhắc thay thế bằng sử dụng nước tắm lành tính và hỗ trợ trị hăm nhanh ở phần dưới đây!

3.3. Sử dụng nước tắm lành tính, hỗ trợ trị hăm

Phương pháp tắm nước lá dân gian có nhiều ưu điểm nhưng mẹ cảm thấy tốn thời gian trong việc chuẩn bị, nguồn gốc lá khó mà đảm bảo. Ngoài ra, chắc hẳn không mẹ nào thích làn da của con bị xỉn màu do tắm lá đúng không ạ! Đó là lý do một số mẹ bỉm hiện nay đã chọn dùng nước tắm thảo dược cho con thay thế nước lá thô nhờ những ưu điểm sau:

  • Công dụng vượt trội hơn so với tắm lá: Nước tắm thảo dược thường được kết hợp nhiều loại lá khác nhau, cho hiệu quả tốt hơn nhiều lần chỉ tắm bằng 1 loại lá. 
  • Không làm xỉn màu da của bé: Nước tắm thảo dược không chứa nhựa lá trong thành phần do áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại.
  • Không tốn thời gian chuẩn bị: Thay vì tốn 15 – 30 phút cho các công đoạn như rửa sạch nguyên liệu, đun nước, pha loãng nước tắm,… thì với nước tắm thảo dược, mẹ chỉ cần 1 – 2 phút để pha nước tắm.
  • Chứa các thành phần dưỡng ẩm cho da: Hăm mông khiến da con khô hơn nên trong nước tắm thảo dược thường có thêm các vitamin, dưỡng chất với nồng độ cao hơn so với lá tắm giúp dưỡng ẩm, phục hồi da nhanh chóng. 
  • Dùng trường hợp đã khỏi để phòng hăm mông quay lại: Mẹ không sử dụng lá tắm thường xuyên cho bé được vì với tần suất quá nhiều có thể khiến da con bị xỉn màu. Do đó nước tắm thảo 

Nước tắm thảo dược dễ dàng sử dụng chỉ với 3 bước đơn giản sau: 

  • Bước 1: Pha 2,5ml nước tắm với khoảng 5l nước ấm sạch.
  • Bước 2: Tắm, gội, mát xa nhẹ nhàng cho bé.
  • Bước 3: Lau khô người cho con, không cần tráng lại bằng nước thường

Một số loại nước tắm thảo dược được nhiều người sử dụng nhất hiện nay mà mẹ có thể tham khảo: Dr.Papie, Rosabela, Amibebe,… Trong đó sản phẩm nước tắm thảo dược Dr.Papie là sản phẩm uy tín đã thông qua kiểm nghiệm và chứng minh được khả năng của trong việc trị hăm da. 

Dr.Papie là nước tắm thảo dược hỗ trợ điều trị hăm mông 
Dr.Papie là nước tắm thảo dược chiết xuất từ 9 loại thảo dược khác nhau có công dụng tốt trong hỗ trợ điều trị hăm mông

Nước tắm thảo dược Dr.Papie được chiết xuất từ 9 loại thảo dược kết hợp với nhau, cùng phát huy tác dụng làm sạch, kháng khuẩn, giảm viêm ngứa nhanh chóng cho bé bị hăm mông. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm đảm bảo an toàn, hiệu quả cho bé từ 0 – 3 tuổi, mẹ yên tâm sử dụng nhé!

4. Lưu ý để bé hết hăm mông nhanh hơn

Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ, để bé hết hăm mông nhanh hơn, mẹ cần lưu ý thêm những điều sau: 

4.1. Chữa hăm mông cho trẻ sơ sinh bằng sử dụng tã, bỉm đúng cách

Nguyên nhân chính khiến con bị hăm mông là do mẹ đang sử dụng bỉm sai cách, vì thế để rút ngắn thời gian khỏi của con đồng thời phòng ngừa hăm quay lại mẹ cần lưu ý những điều sau đây: 

  • Hạn chế đóng bỉm: Việc đóng bỉm nhiều sẽ khiến da con hầm bí cộng thêm môi trường nhiều vi khuẩn, gây nguy cơ hăm vùng mặc tã cao. Vì vậy, khi bé bị hăm mông mẹ chỉ nên mặc bỉm lúc trẻ đi ngủ hoặc ra ngoài.
  • Thay bỉm thường xuyên: Mẹ nên thay bỉm cho bé tối đa 3 – 4 tiếng sau lần mặc trước kể cả khi bỉm còn sạch, thay ngay khi bé ị ra bỉm do mặc lâu vi khuẩn có thời gian tiếp xúc với da nhiều, có điều kiện xâm nhập vào những vùng da tổn thương. 
  • Lưu ý chọn kích thước bỉm: Mẹ chọn cho bé những loại bỉm vừa hoặc nhỉnh hơn 1 size so với với bé, tránh chật chội gây cọ xát, tổn thương da bé.
  • Lưu ý chọn chất lượng bỉm: Mẹ nên chọn những loại bỉm rõ nguồn gốc, xuất xứ đặc biệt chứa nhiều hạt SAP – loại hạt làm từ polyme có khả năng hút ẩm, tạo cảm giác khô thoáng và chống trào ngược hiệu quả. Một số thương hiệu nổi tiếng mẹ có thể tham khảo: Bobby. Pampers,…
  • Vệ sinh mông bé sau mỗi lần thay bỉm: Mẹ chú ý vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần thay tã và lau khô trước khi mặc bỉm cho con, tránh để vi khuẩn có điều kiện tiếp xúc và nhân lên trên bề mặt da đang bị tổn thương của bé, từ đó làm nặng thêm tình trạng hăm.
Lưu ý sử dụng tã bỉm cho bé
Sử dụng bỉm không đúng cách vô tình khiến bé bị hăm mông lâu khỏi hơn bình thường.

4.2. Giữ vùng mông luôn sạch sẽ khô thoáng

Môi trường trong bỉm vừa hầm bí vừa chứa hàng triệu vi khuẩn gây bệnh, nếu không giữ cho vùng mông khô thoáng, là điều kiện để các vi sinh vật nhân lên, tấn công vào da và gây hăm. 

Vậy vệ sinh như thế nào là đúng cách? Mẹ sử dụng nước ấm pha cùng nước tắm thảo dược để rửa mông cho bé, vừa lau vừa dội nước mà không đặt vùng mông bé vào chậu. Sau đó, mẹ dùng khăn sạch để lau khô kỹ trước khi mặc tã cho con nhé.

Lưu ý cho mẹ: Trước khi tắm hay rửa mông cho con, mẹ vệ sinh tay thật sạch sẽ, tránh để vi khuẩn tiếp xúc với vết thương trên da con. Ngoài ra, thao tác của mẹ bỉm cần phải nhẹ nhàng, không làm đau cũng như làm trầy xước da của con. 

Mẹ cần lau khô kĩ vùng kín cho con trước khi mặc bỉm cho con.
Mẹ cần lau khô kĩ vùng kín cho con trước khi mặc bỉm cho con.

4.3. Không sử dụng phấn rôm

Phấn rôm chứa các hạt mịn có kích thước lớn dễ gây hầm bí, bít tắc lỗ chân lông làm nặng thêm tình trạng hăm da của con. Ngoài ra những hạt phấn dễ gây cọ xát vào da khi bé vận động liên tục, làm tổn thương da, tạo điều kiện cho tình trạng viêm tiến triển. Do vậy, khi con bị hăm, mẹ không lạm dụng phấn rôm cho con mà thay vào đó sử dụng các phương pháp được chuyên dùng ở trên như sử dụng nước tắm thảo dược, thoa kem trị hăm, tắm nước lá,…

4.4. Thoa kem chống hăm hàng ngày

Thoa kem chống hăm giúp làm dịu nhẹ da, giảm ngứa, ngáy, khó chịu, viêm nhiễm. Khi thoa kem cho con, mẹ lấy một lượng vừa đủ, tùy thuộc vào diện tích bị hăm da của bé. Sau đó thoa nhẹ nhàng kem lên da con để tránh làm đau con. Mẹ chú ý lớp kem phải mỏng để tinh chất thấm sâu vào da hơn đồng thời tránh để da con bị bít tắc.

Kem chống hăm mông
Thoa kem hàng ngày sẽ giúp da con mau lành và mịn màng hơn đó!

Trẻ bị hăm mông do nhiều nguyên nhân khác nhau, mẹ chú ý để có cách phòng ngừa và chữa trị đúng cách nhé! Nếu có thắc mắc cần Dr.Papie giải đáp, mẹ có thể để lại bình luận ở dưới bài viết này hoặc liên hệ số hotline 0988.229.672 nhé!

55 thoughts on “Nguyên nhân trẻ bị hăm mông và cách điều trị an toàn, nhanh chóng

  1. Avatar
    Hoang xuan says:

    Trươc sinh con mình đi vệ sinh nhiều cũng hay bị hăm vậy thương lắm.cũng phải tắm lá kinh giới mới đỡ được.Bài chia sẻ bổ ích

  2. Avatar
    Lê quyên says:

    May quá bé nhà mình từ lúc sinh ra tới giờ không bị ham vì mình tắm rửa vệ sinh cho bé bằng nước tắm drpapie. Mỗi lần thay bỉm mình cũng pha nước ấm lau cho con rồi mới mặc lại nên hạn chế hăm

  3. Avatar
    Oanh mai says:

    Hầu như bé nào đóng bỉm cũng ít nhất vài lần bị hăm ấy, mình thấy dùng nước tắm thảo dược dr papie kết hợp với kem chống hăm trị hăm rất hiệu quả

  4. Avatar
    Chinh Vũ says:

    Trước bé nhà mình đóng bỉm nhiều bị hăm. Mình cho bé dùng nước tắm thảo dược Dr.papie khoảng 5-7 hôm là thấy bé đỡ nhiều rồi

  5. Avatar
    Thơm says:

    Cảm ơn những chia sẻ của bác sĩ bé nhà mình dùng bỉm cả ngày cả ngày nhưng mình vệ sinh thật sạch sẽ cho con nên trộm vía con chưa bị hăm bao giờ

  6. Avatar
    Maidungquynh says:

    Cảm ơn Dược Sĩ chia sẻ , bài chia sẻ rất hay, mình hiểu hơn và biết đc nhiều cách chữa hăm cho con và cách chọn bỉm , kem bôi or phấn bôi cho con như thế nào cho hợp với da của từng con .

  7. Avatar
    Phương huyền says:

    Bé nhà mình trước cũng bị thế. Sau khi đổi bỉm hãng khác và dùng nước tắm thảo dược DrPapie thì giờ rất ok. Da bé mịn màng lắm ko lo hăm tã nữa

  8. Avatar
    Nhung nguyên says:

    Trộm vía bé nhà e từ sơ sinh đến giờ kg có bị hăm,mà chỉ bị rôm sảy thôi.nhưng từ khi dùng nước Drpapie giờ da khỏe hẳn rồi ạ

  9. Avatar
    Mai thị phượng says:

    May quá bé nhà mình từ lúc sih ra tới giờ ít khi bị hăm vì nhà mình mỗi lần thay bỉm mình đều dùng nước tắm drpapie pha với nước rồi lau cho bé

  10. Avatar
    Nguyễn thị thúy says:

    Trước đây sinh bé đầu mình cũng không biết cách vệ sinh đúng cách nên bé cứ bị hăm suốt nhưng đến bé thứ hai thì đỡ hơn hẳn

  11. Avatar
    Phương Thảo says:

    Khi trẻ bị hăm thì mình thường ít đóng bỉm cho con,và tắm bằng nước tắm thảo dược drpapie cho con và bôi thêm kem sudo cho con ít hôm sẽ khỏi ạ

  12. Avatar
    Ngọc Nhi says:

    trước con nhà mình bị hăm mình thường cho con dùng kem hăm kết hợp tắm nước tắm thảo dược Dr.papie chỉ 5-7 hôm là đỡ

  13. Avatar
    Hoàng huyền says:

    Đóng bỉm nhiều khiến da bé dễ bị hăm và tổn thương da.sử dụng nước tắm thảo dược drpapie mình thấy an toàn

    • Avatar
      Nguyễn Chung says:

      Chào mom! rất cảm ơn sự tin tưởng của mom dành cho Nước tắm thảo dược Dr.Papie! Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

    • Avatar
      Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ

Comments are closed.

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook