Chữa chàm sữa bằng lá trầu không thế nào hiệu quả nhất?

5/5 - (2 bình chọn)

Chữa chàm sữa bằng lá trầu không là phương pháp dân gian được ông cha ta áp dụng từ xa xưa. Năm 1956, đội ngũ chuyên gia Đại học y dược Hà Nội đã phát hiện ra tác dụng kháng sinh mạnh của lá trầu không với các vi khuẩn da – tác nhân gây nặng chàm ở bé. Ngoài ra, trấu không còn có tác dụng giảm ngứa, kích thích nhanh lành da khi bé bị chàm sữa.

Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Dr.Papie giới thiệu cho mẹ 3 cách dùng lá trầu không trị chàm cho con nhanh khỏi, mẹ đừng bỏ lỡ nhé! 

Xem thêm:

Chữa chàm sữa bằng lá trầu không
Lá trầu không là bài thuốc dân gian thường dùng trị chàm sữa cho bé

1.Tác dụng của lá trầu không với chàm sữa ở trẻ

Trầu không, tên khoa học là Piper betle L., là loài cây mọc leo, lá hình trái xoan, mọc so le, khi soi lên kính hiển vi thấy có rất nhiều điểm chứa tinh dầu nhỏ. Theo tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, trong lá trầu không chứa các thành phần có tác dụng chữa các vết loét, mụn nhọt và vết chàm của trẻ nhỏ hiệu quả. Cụ thể:

Thành phần dược chất Tác dụng trị chàm sữa
Chavicol, Chavibetol Là các kháng sinh mạnh tự nhiên, ngăn chàm bị bội nhiễm vi khuẩn
Tinh dầu Eugenol Chống viêm, giảm ngứa, cải thiện chất lượng giấc ngủ của bé
Các chất chống oxy hóa (EGCG, EGC, ECG…) Giúp thúc đẩy làm lành, tái tạo da khiến chàm sữa nhanh hồi phục
Vitamin, khoáng chất:  Cấp ẩm và dưỡng ẩm cho da trẻ

Chữa chàm sữa bằng lá trầu không là phương pháp dân gian an toàn, lành tính, được sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi các lý do:

  • Kháng sinh nguồn gốc thực vật tự nhiên không gây hại cho da
  • Lá trơn nhẵn, không chứa lông tơ gây kích ứng da
Lá trầu không nhẵn
Lá trầu không nhẵn, không chứa lông tơ đảm bảo an toàn hơn cho bé.

2. 3 cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không

Dưới đây, chuyên gia sẽ hướng dẫn mẹ cụ thể 3 cách ứng dụng lá trầu không chữa chàm, tham khảo ngay mẹ nhé!

2.1. Dùng nước cốt lá trầu không

Sử dụng nước cốt lá sẽ tối đa được công dụng chống viêm, dưỡng ẩm của trầu không. Với các bé trong giai đoạn chàm khô, da chỉ tấy đỏ, bong tróc gây ngứa rát, chưa có loét, mẹ có thể áp dụng cách này cho con.

Nước cốt lá trầu không
Nước cốt lá trầu không tươi có thể dùng cho các bé bị chàm sữa ở giai đoạn khô

Cách lấy nước cốt lá trầu không như sau:

  • Nguyên liệu: 5 – 7 lá trầu không sạch, không dập nát. 
  • Cách chế biến nước cốt lá trầu không:
    • Bước 1: Ngâm nước muối lá trầu trong 5 phút để loại bỏ vi khuẩn, chất bẩn. Để ráo nước.
    • Bước 2: Giã nát lá trầu không. Vắt lấy nước cốt vào chén nhỏ, loại bỏ bã.

Các bước chữa chàm sữa bằng nước cốt lá trầu không:

  • Bước 1: Vệ sinh da bằng nước ấm (35-38 độ).
  • Bước 2: Dùng vải mềm hoặc gạc y tế thấm nước cốt, chấm lên vùng da bị chàm sữa. Mẹ nên để qua đêm để dịch chiết thấm sâu vào da. 
  • Bước 3: Vệ sinh da sau khi bé ngủ dậy với nước ấm hoặc nước muối sinh lý. 

Lưu ý:

  • Tần suất sử dụng: 1 lần/ ngày. 
  • Chỉ dùng nước cốt trầu không tươi: Không sử dụng lại nước lá từ lần trước vì nước dùng lại có thể bị nhiễm khuẩn hoặc biến đổi thành chất gây kích ứng da bé.

2.2. Dùng tinh dầu từ bã lá trầu không

Với các bé trong giai đoạn chàm khô (da khô và ửng đỏ) hoặc giai đoạn gần hồi phục (đóng vảy tiết vàng nhạt), mẹ có thể xoa trực tiếp bã lá trầu lên da. Cách làm này sẽ giúp giảm ngứa, cho bé nhanh phục hồi da và hết chàm sữa.

Bã lá trầu không
Bã lá trầu không có thể đắp trực tiếp lên da bé bị chàm mức độ trung bình

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 5 – 7 lá trầu không sạch, không dập nát. Mẹ chọn lá căng bóng, sẫm màu sẽ chứa nhiều tinh dầu hơn. 
  • Bước 2: Ngâm lá trầu trong nước muối loãng khoảng 5 phút để loại bỏ vi khuẩn, chất bẩn. Để ráo nước.
  • Bước 3: Vò nát lá hoặc giã tay lá trầu không, tinh dầu trong lá trầu sẽ tiết ra, đọng trên bã lá.

Các bước chữa chàm sữa bằng tinh dầu từ trầu không:

  • Bước 1: Dùng khăn sữa làm sạch vùng da bị chàm với nước ấm (35-38 độ).
  • Bước 2: Lấy bã lá trầu không đắp lên vùng da bị chàm khoảng 15 phút.
  • Bước 3: Rửa vùng da vừa đắp lá trầu bằng nước ấm (35-38 độ).

Lưu ý:

  • Thời gian sử dụng: Không quá 15 phút do tinh dầu có thể gây nóng rát da.
  • Tần suất sử dụng: 1 lần/ ngày.

2.3. Nấu nước tắm bé từ lá trầu không

Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm được thời gian cho mẹ, nhất là khi bé con bị chàm lan ra nhiều bộ phận như: mặt, cổ, tay, chân. Tắm với nước lá trầu không phù hợp với các bé bị chàm sữa nhẹ, chưa có dấu hiệu lở loét, viêm nhiễm. 

Nấu nước tắm bé lá trầu không
Nước tắm lá trầu không tiết kiệm thời gian, thích hợp cho bé bị chàm nhiều vị trí

Cách nấu nước tắm lá trầu không như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 5-10 lá trầu không tươi, già, không dập nát. Ngâm nước muối  trong 5 phút để loại bỏ vi khuẩn, chất bẩn. Để ráo nước.
  • Nấu nước lá trầu không: Vò nhẹ lá trầu, cho vào nồi và thêm 2 lít nước sạch. Đun sôi trong vòng 3 phút.

Trước khi tắm cho con, mẹ cần:

  • Chuẩn bị dụng cụ: khăn tắm khô, khăn sữa
  • Chuẩn bị phòng tắm: Mẹ nên đóng tất cả các cửa trước khi tắm bé bất kể đông hay hè để tránh gió lùa đột ngột. Vào mùa đông, mẹ bật thêm lò sưởi để giữ ấm cho trẻ tốt hơn. 
  • Chuẩn bị nước tắm: Pha loãng nước lá vừa đun với 5 -7 lít nước, điều chỉnh nước tắm trong khoảng 35-38 độ với nhiệt kế đo nhiệt độ nước cho bé. Khi bị chàm, da bé khô và nhạy cảm, mẹ chú ý không để nhiệt độ quá nóng nhé!
Kiểm tra nhiệt độ nước tắm
Ngoài ra, mẹ có thể thử nước với khuỷu tay, bởi da khuỷu tay nhạy với nhiệt độ hơn bàn tay

Tham khảo: Chuyên gia giải đáp nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh

Các bước tắm bé với nước trầu không: 

  • Bước 1: Làm ướt người bé bằng nước ấm (35-38 độ) hoặc nước tắm vừa pha trước khi đặt bé vào chậu tắm, tránh làm bẩn nước tắm đã chuẩn bị cho bé.
  • Bước 2: Dùng khăn xô mềm, thấm nước và lau nhẹ nhàng vùng da bị chàm sữa nhiều lần. Sau đó tắm cho trẻ lần lượt từ gội đầu, rửa mặt và tắm thân mình, tay chân.
  • Bước 3: Bọc và lau khô người bé với khăn tắm lớn.

Lưu ý:

  • Tần suất tắm 1 lần/ngày: Tắm nhiều lần khiến bé con dễ bị cảm, nhiễm lạnh và bị xỉn màu da. 
  • Không nên tắm cho bé chưa rụng rốn: Do cặn bã lá có thể đọng lại ở vị trí rốn gây viêm nhiễm.
Bôi kem dưỡng ẩm cho bé
Sau khi tắm, mẹ bôi kem dưỡng ẩm ngay lập tức để da bé không bị mất nước nhé

3. Lưu ý khi dùng lá trầu không chữa chàm sữa

Để tránh bé bị kích ứng, lâu khỏi chàm mẹ cần chú ý các vấn đề dưới đây! 

3.1. Trường hợp trẻ không nên dùng lá trầu không

Khi bé bị chàm sữa nặng với các dấu hiệu: chảy nước, lở loét đỏ, có mụn mủ, đóng vảy dày màu nâu… mẹ nên đưa con đi khám da liễu. Thời điểm này, kháng sinh và chất chống viêm tự nhiên trong lá trầu không không đủ để giúp bé nhanh khỏi chàm được nữa. Bé cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn về dùng dưỡng ẩm, dùng thuốc, quần áo mặc và chế độ ăn kiêng cho cả mẹ và bé. 

Đưa bé đi khám chàm sữa nặng
Nếu bé có dấu hiệu của chàm nặng, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ da liễu để dùng thuốc

3.2. Thời gian phục hồi khi trị chàm sữa bằng lá trầu không

Thông thường, chàm sữa sẽ khỏi sau 1 – 2 tuần dùng lá trầu không. Khi da có dấu hiệu phục hồi (giảm đỏ, giảm phù nề, bong vảy mỏng trắng để lại nền da mỏng,…), mẹ có thể giảm dần tần suất. 

Phương pháp tắm lá trầu không có thể áp dụng tắm cho bé ngay cả khi bé đã khỏi chàm sữa nhé. Mẹ nên tắm 2 – 3 lần/tuần giúp làm sạch da, cung cấp dưỡng chất, cho da khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh ngoài da khác.

Tác dụng của lá trầu không trị chàm sữa
Chàm sữa của bé sẽ khỏi hẳn sau 1 – 2 tuần sử dụng lá trầu không

3.3. Lưu ý về nguyên liệu lá trầu không

Có 2 lưu ý cho mẹ khi chuẩn bị nước lá trầu không cho con:

  • Lưu ý khi chọn lá trầu không: Mẹ chọn lá sạch, nguồn gốc rõ ràng để hạn chế tạp chất (thuốc trừ sâu, chất tăng trưởng) gây hại cho da bé. Lá già, xanh đậm, căng bóng chứa nhiều tinh dầu hơn, hiệu quả sẽ tốt hơn lá to nhưng lại non.
  • Lưu ý khi sơ chế lá trầu không: Luôn rửa kỹ lá và ngâm nước muối loãng để tẩy sạch đất cát, bụi bẩn. Không ngâm nhiều hơn 5 phút, không ngâm muối quá mặn tránh héo và mất dưỡng chất của lá.

Để TỐI ƯU hiệu quả trị chàm sữa, mẹ nên kết hợp lá trầu không với các loại thảo dược khác có tính chống viêm, kháng khuẩn như kinh giới, sài đất, trà shan tuyết,…

kết hợp kinh giới và trầu không trị chàm sữa
Mẹ có thể kết hợp kinh giới, lá trà trong nước tắm lá trầu không để tăng hiệu quả

3.4. Lưu ý về ưu – nhược điểm khi dùng lá trầu không trị chàm sữa

Tuy vậy, tự chuẩn bị lá trầu không chữa chàm cho con có nhiều nhược điểm hơn ưu điểm:

Ưu điểm     Nhược điểm
  • Nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền
  • Lá trầu không có lông tơ, không gây kích ứng, an toàn với da trẻ
  • Mất thời gian chuẩn bị
  • Tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương da bé nếu chọn phải lá trầu chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, nhiễm sâu bệnh,…
  • Giảm hiệu quả nếu đun nấu quá lâu (đối với cách tắm lá) do phá hủy một số hoạt chất trong lá
  • Chỉ phù hợp khi bé bị chàm sữa nhẹ.

Phương pháp sử dụng lá trầu không chữa chàm sữa cho trẻ còn nhiều nhược điểm như kể trên. Để khắc phục điều này, mẹ bỉm có xu hướng sử dụng nước tắm thảo dược được chiết xuất lá trầu không có hiệu quả cao, an toàn và tiết kiệm thời gian hơn. 

Nước tắm thảo dược Dr. Papie chiết xuất lá trầu không
Nước tắm thảo dược Dr.Papie với chiết xuất lá trầu không

Nước tắm Dr.Papie khắc phục các nhược điểm của tắm lá trầu không dân gian trị chàm sữa, đồng thời có những ưu điểm vượt trội hơn nên được nhiều bác sĩ Nhi khoa và Da liễu khuyên dùng cho bé bị chàm sữa. Cụ thể:

  •  Tiết kiệm thời gian hơn: Mẹ pha trực tiếp nước tắm Dr.Papie với nước trắng ấm. Chỉ với 2-3 phút, nước tắm cho bé đã sẵn sàng.
  •  An toàn hơn: Bởi do mọi thành phần thảo dược trong nước tắm Dr.Papie đều được kiểm nghiệm chất lượng kỹ lưỡng, qua quá trình lọc loại bỏ lông tơ sâu bệnh nên dùng được cho cả bé chưa rụng rốn, bé bị chàm sữa nặng. 
  • Hiệu quả hơn: Dr.Papie kết hợp từ nhiều thảo dược khác nhau, cùng phát huy tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, giảm ngứa nên bé nhanh khỏi chàm hơn việc mẹ chri tắm 1 loại lá. Ngoài ra, nước tắm còn cung vitamin dưỡng ẩm, các dưỡng chất cho da bé khỏe mạnh, tăng cường đề kháng chống lại tác nhân gây viêm. 

4. Mẹo chăm sóc giúp bé nhanh khỏi chàm sữa

Bên cạnh điều trị trực tiếp vết chàm của con, 3 bí kíp để chàm nhanh khỏi, ít tái phát mẹ cần biết là:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Bé cần tránh thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, các loại đậu, thịt bò, thịt gà,… vì chúng gây ngứa ngáy khiến chàm lâu khỏi hơn. 
  • Thay đổi không gian phòng bé: 
    • Nhiệt độ phòng: Mát mẻ, 20-25 độ. Chàm rất ưa nóng, nếu phòng nóng, chàm sẽ lên dữ dội và bé sẽ không khỏi được. Mẹ kiểm tra lưng, gáy bé thường xuyên để đảm bảo da bé luôn khô thoáng. 
    • Giường ngủ: thường xuyên thay, giặt chăn ga gối đệm. Không sử dụng các loại dầu xả mùi quá nồng, có thể gây kích ứng da.
    • Vệ sinh không gian sạch sẽ: Một số tác nhân trong không khí như bụi bẩn, phấn hoa, lông thú cưng sẽ khiến bé ngứa ngáy hơn khi bị chàm sữa. Do đó, mẹ vệ sinh sạch sẽ khu vực bé chơi thường xuyên sẽ giúp bé giảm ngứa, nhanh hết chàm sữa.
  • Thay đổi quần áo bé mặc: Chất liệu cotton, mỏng, thoáng, không có lông là điều mẹ cần lưu ý khi có nhà mình có bé bị chàm sữa.
MẸ dọn dẹp vệ sinh không gian thường xuyên
Dọn dẹp, hút bụi nhà cửa thường xuyên để tránh bụi bám vào da bé khiến chàm lâu lành

Chữa chàm sữa bằng lá trầu không là phương pháp lành tính, hiệu quả với chàm sữa giai đoạn nhẹ, mẹ chú ý áp dụng đúng cách để con nhanh khỏi. Nếu còn băn khoăn, chưa biết cách xử trí khi con bị chàm sữa, mẹ hãy để lại câu hỏi dưới bình luận hoặc liên hệ hotline 0988.229.072 để được giải đáp nhanh chóng, tận tình từ Chuyên gia Dr.Papie, mẹ nhé.

55 thoughts on “Chữa chàm sữa bằng lá trầu không thế nào hiệu quả nhất?

  1. Avatar
    Mai nga says:

    Bây giờ mình mới biết lá trầu không chữa được chàm sữa đấy, nhưng có vẻ cũng khá kì công và mất thời gian, thôi mua nước tắm thảo dược về tắm cho con cho lành.

  2. Avatar
    Nguyễn nguyệt says:

    Bé nhà cháu bị chàm sữa hai bên má mà mãi chẳng khỏi. Đọc xong bài viết cháu thấy mình đã trị sai cách. Cảm ơn dược sỹ cháu sẽ áp dụng trị cho bé nhà mình

  3. Avatar
    Thơm says:

    Mình cũng thích lá trầu không bởi vì nó có nhiều công dụng đặc biệt là trong việc trị viêm nhiễm do mình được biết thêm công dụng nữa mình sẽ áp dụng để sau này con bị chàm sữa thì điều trị cho con

    • Avatar
      Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook