Rôm sảy và hăm tã là 2 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh. Mẹ bỉm thường nhầm lẫn giữa 2 bệnh này và điều trị sai cách khiến bé lâu khỏi. Bài viết này, Dr.Papie sẽ giúp mẹ phân biệt được hăm tã và rôm sảy đồng thờ mách mẹ cách điều trị chính xác nhất cho từng bệnh mẹ nhé!
Xem thêm:
1. Hăm tã và rôm sảy là bệnh gì?
Hăm tã là tình trạng viêm da khi điều kiện vệ sinh cho bé không đảm bảo, thường gặp tại vị trí vùng mặc tã. Mẹ thường quan sát thấy những mảng đỏ diện tích to nhỏ tùy mức độ. Với trường hợp nặng chúng có thể, sưng tấy, mưng mủ và xuất hiện vết loét ở vùng da bị hăm của con.
Rôm sảy là tình trạng phát ban nhiệt trên da đi kèm là cảm giác gai ngứa nhiều. Rôm sảy có thể mọc ở tất cả các bộ phận trên cơ thể. Trường hợp nặng các mụn rôm sẽ đỏ ửng và chảy mủ, có thể dẫn đến nhiễm trùng da.
Xem thêm: Hăm tã bao lâu thì khỏi, có sợ di chứng không?
2. Nguyên nhân của bệnh hăm tã và rôm sảy
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hăm tã và rôm sảy. Bảng dưới đây tiện lợi cho mẹ trong việc so sánh các lý do dẫn đến 2 bệnh này:
Hăm tã | Rôm sảy |
Vệ sinh không sạch phân, nước tiểu: Chất thải chứa nhiều vi khuẩn tấn công da gây viêm da, hăm da. | Hệ bài tiết trên da trẻ chưa hoàn thiện: Điều này khiến mồ hôi khó thoát ra gây bít tắc lỗ chân lông và phát ban da. |
Độ ẩm và nhiệt độ môi trường cao: Khiến bé tiết nhiều mồ hôi và tích tụ trong tã, dẫn đến vi sinh vật gây bệnh có cơ hội phát triển và gây hăm. | Thời tiết nóng bức: Trời nóng khiến da bé tiết nhiều mồ hôi đồng thời các nang lông không bài tiết kịp dẫn đến bít tắc và phát mụn rôm. |
Sử dụng tã sai cách: Mẹ mặc các loại tã chật làm cọ xát vào da gây trầy xước đồng thời các loại thấm hút kém khiến chất thải tích tụ trên da dễ khiến con bị hăm tã hơn. | Dùng tã sai cách: Mẹ mặc các loại tã bỉm thấm hút kém khiến mồ hôi, chất thải không được đào thải gây bít tắc lỗ chân lông. |
Đột ngột thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc cho bé ăn đồ ăn gây kích ứng( hải sản, đậu phộng, sữa,…): Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ không kịp thích ứng, bé dễ bị tiêu chảy, nước tiểu và phân nhiều hơn làm nặng thêm tình trạng hăm. | Bé bị nóng trong người: Cơ thể đào thải nhiều mồ hôi hơn để làm mát, nhưng nang lông chưa hoàn thiện nên bị giữ dưới da và hình thành rôm sảy. |
3. Dấu hiệu của bệnh hăm tã và rôm sảy
Rôm sảy và hăm tã nếu nhìn sơ qua và không có nhiều kinh nghiêm, mẹ sẽ dễ nhận nhầm và điều trị sai cách cho con. Dưới đây là điểm giống và khác nhau giữa 2 bệnh này:
3.1. Điểm giống nhau
Hăm tã và rôm sảy có nhiều đặc điểm giống nhau dưới đây mà mẹ dễ nhầm lẫn:
- Vị trí xuất hiện: Đều xuất hiện ở những vùng da có nếp gấp như háng, bẹn, cổ,…
- Biểu hiện:
- Ban đầu xuất hiện những vùng da ửng hồng. Sau đó dần đậm màu, đỏ hơn, hơi giống phát ban.
- Đều gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu làm bé muốn gãi vùng tổn thương.
- Tiến triển: Có thể tiến triển thành mụn nước, mụn rộp, lở loét.
- Có thể tự khỏi: Khi da và hệ miễn dịch phát triển đầy đủ, cả rôm sảy và hăm tã đều có thể tự khỏi.
3.2. Điểm khác nhau
Đặc điểm | Hăm tã | Rôm sảy |
Vị trí xuất hiện | Vùng da mặc tã: Háng, mông, bẹn, bộ phận sinh dục. | Tất cả các vị trí trên cơ thể: mặt, háng, ngực, lưng, cổ,… |
Dấu hiệu |
|
|
Tiền triển xấu | Trường hợp nặng dễ xuất hiện mụn nước, mụn mủ và lở loét. | Trường hợp nặng, mụn nước chuyển thành mủ khi bị viêm nhiễm. |
Thời gian khỏi |
4. Điều trị hăm tã và rôm sảy cho bé
Sau khi xác định đúng bé bị bệnh gì, mẹ cần áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất để bé nhanh khỏi nhé!
4.1. Cách trị hăm tã cho bé
Để điều trị hăm tã cho con, mẹ cần loại bỏ những yếu tố gây kích ứng da, giữ cho da con luôn sạch sẽ, khô thoáng và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn bằng các phương pháp dưới đây:
4.1.1 Trị hăm bằng nước lá dân gian
Nước lá dân gian chứa các thành phần sát trùng, sát khuẩn có tác dụng giảm viêm ngứa, làm sạch sâu và khô thoáng. Do đó, các mẹ bỉm thường sử dụng nước lá dân gian để hỗ trị hăm tã. Một số loại lá có công dụng tốt mẹ tham khảo như trị hăm tã bằng trà xanh, cỏ mần trầu, trầu không, kinh giới, sài đất, mướp đắng,…
4.1.2 Trị hăm bằng nước tắm thảo dược
Nước lá dân gian gặp bất tiện trong khâu chuẩn bị nước tắm, dễ gây kích ứng, viêm da bởi cặn lá, lông lá chưa được lọc sạch. Do đó, nếu mẹ vẫn muốn sử dụng phương pháp dân gian thì nước tắm thảo dược là sự lựa chọn tối ưu.
Nước tắm thảo dược Dr.Papie kết hợp bởi các loại thảo dược quý như trầu không, kinh giới, sài đất, mướp đắng, do đó tăng cường tác dụng làm sạch, loại bỏ vi khuẩn và giữ cho da khô thoáng so với nước tắm lá thông thường. Bên cạnh đó, sản phẩm khắc phục được những hạn chế của nước lá dân gian, giúp mẹ tiết kiệm thời gian tắm, không chứa tạp, cặn lá gây kích ứng da.
4.1.3 Dùng kem bôi trị hăm
Đối với những trường hợp bị hăm nhẹ, vùng da bị hăm không có những vết thương hở, không xuất hiện vết loét, mủ, mẹ nên sử dụng kem bôi trị hăm cho con. Mẹ nên ưu tiên sử dụng các loại kem trị hăm có chiết xuất từ thiên nhiên với tác dụng sát khuẩn, giảm viêm ngứa và làm sạch hiệu quả. Một số loại kem trị hăm tã an toàn với trẻ mẹ có thể tham khảo: Kem Bepanthen, Sudocrem, Cetaphil, Chicco,…
4.1.4 Dùng thuốc đặc trị
Khi trẻ có dấu hiệu trở nặng của hăm tã, vùng da bị hăm có dấu hiệu lở loét, mụn mủ sưng, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và được chỉ định để dùng thuốc đặc trị. Một số thuốc thường được kê như thuốc chống viêm corticoid, thuốc kháng nấm, kháng sinh,…
4.1.5 Vệ sinh cho bé hằng ngày
Bé cần được làm sạch da hàng ngày đặc biệt là vùng mặc tã, tránh để tích tụ nhiều chất thải trên da, tạo môi trường ẩm ướt khiến vi khuẩn phát triển mạnh và gây hăm nặng hơn. Mẹ nên sử dụng nước tắm thảo dược Dr.Papie để tắm toàn thân hoặc vệ sinh vùng mông, bẹn, bộ phận sinh dục cho bé sau mỗi lần thay tã.
4.1.6 Lưu ý khi chọn tã cho bé
Những loại tã thấm hút và rộng rãi sẽ hạn chế được tình trạng gây trầy xước da và tích tụ mồ hôi trên da, khiến da bé dễ bị hăm hơn. Do đó, khi chọn, mẹ ưu tiên sử dụng các loại tã của các thương hiệu nổi tiếng như Huggies, Pampers, Bobby,…đồng thời dựa trên bảng size cụ thể của từng hãng mà chọn loại phù hợp với bé nhà mình mẹ nhé.
Để có những hướng dẫn cụ thể hơn trong điều trị hăm tã cho trẻ sơ sinh, mẹ tham khảo thêm bài viết:
- 7 cách trị hăm cho trẻ sơ sinh an toàn, chóng khỏi
- Hăm tã bao lâu thì khỏi? 4 cách để bé nhanh khỏi hơn
4.2. Cách trị rôm sảy cho bé
Để bé nhanh khỏi rôm sảy, mẹ xử lý để làm thoáng lỗ chân lông cho bé, hạn chế các nguy cơ gây tiết mồ hôi cho con. Một số phương pháp mà mẹ có thể tham khảo:
4.2.1 Trị rôm sảy bằng nước lá dân gian
Nước lá thảo dược có thành phần sát khuẩn giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm bám trên bề mặt da, làm sạch da và thoáng các nang lông hiệu quả nên nó có thể hỗ trợ điều trị rôm sảy. Một số loại dùng để điều trị rôm sảy cho con được nhiều mẹ hay dùng: trầu không, sài đất, mướp đắng, lá trà shan tuyết,…
Một số loại lá tắm trị rôm sảy cho bé
4.2.2 Trị rôm sảy bằng nước tắm thảo dược
Nước tắm thảo dược có khả năng làm sạch, làm dịu da hiệu quả, khiến da khô thoáng hơn đồng thời giúp giảm ngứa, đau rát cho bé, bé thoải mái hơn sau mỗi lần tắm. Ngoài ra sản phẩm này khắc phục được những hạn chế của nước lá dân gian như tốn thời gian nấu nước, dễ gây kích ứng da, dễ làm da bé bị xỉn màu.
Nước tắm thảo dược Dr.Papie là sản phẩm tối ưu cho mẹ trong điều trị rôm sảy ở trẻ. Sản phẩm này được kiểm chứng chất lượng bởi Sở Y Tế và được nhiều chuyên gia cũng như mẹ bỉm khuyên dùng hiện nay.
4.2.3 Chú ý chế độ ăn uống
Mẹ hạn chế cho con ăn các loại thực phẩm có tính nóng (đồ cay, thịt, đồ dầu mỡ, nhãn, vải, mít,…) do dễ khiến bé tiết nhiều mồ hôi, gây bít tắc nang lông và làm nặng hơn tình trạng rôm sảy. Do đó mẹ cho bé uống thật nhiều nước và ăn những loại đồ ăn có tính mát như rau xanh, bí đao, cà rốt,… để hạ nhiệt độ của cơ thể, từ đó các tuyến mồ hôi được làm thoáng, giảm đi các mụn rôm trên da.
4.2.4 Cho bé mặc đồ thoáng mát
Mẹ nên mặc cho bé những quần áo có chất vải mềm và thấm hút mồ hôi tốt đồng thời hạn chế cho bé mặc quá nhiều quần áo chất. Việc này giúp da bé luôn khô thoáng và mồ hôi được thoát ra ngoài, tránh gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến mọc mụn rôm.
4.2.5 Đảm bảo nhiệt độ phòng
Mẹ đảm bảo nhiệt độ phòng ngủ của bé ở mức dưới 30 độ C để tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ cho con, hạn chế được việc tiết mồ hôi giúp giảm mọc mụn và giảm ngứa trong rôm sảy.
4.2.6 Dùng thuốc bôi
Mẹ chỉ nên dùng thuốc trị rôm sảy trong trường hợp xuất hiện dấu hiệu viêm nhiễm, da có vết thương hở, chảy mủ, lở loét. Đặc biệt, mẹ không tự ý sử dụng các loại thuốc bôi này cho con khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ mẹ nhé. Một số thuốc bác sĩ hay kê để điều trị rôm sảy cho con: Hydrocortison, Amoxicillin,…
4.2.7 Không để bé gãi
Mẹ chú ý không để bé gãi vào vùng da bị rôm sảy vì nó có thể khiến các mụn nước vỡ ra, gây viêm nhiễm và nặng thêm tình trạng rôm sảy. Do đó mẹ nên đeo bao tay cho con hoặc xoa nhẹ vào da con, làm giảm ngứa rát.
Để tìm hiểu thêm về cách điều trị rôm sảy, mẹ tham khảo bài viết Rôm sảy làm sao cho hết mẹ nhé! Mẹ phân biệt được hăm tã và rôm sảy sẽ dễ dàng xử lý bệnh cho con, giúp con nhanh khỏi hơn, Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được các chuyên gia của Dr.Papie giải đáp, mẹ có thể để lại bình luận ở bên dưới bài viết này hoặc liên hệ số hotline 0988229672.
Gio mình mới biết hăm tã cũng phân biệt.cảm on bài chia sẻ.May từ ngày mình dùng nc tam drpapie ko còn lo hăm
Bài viết hay quá