Trị hăm cổ bằng dầu dừa thế nào hiệu quả, an toàn cho trẻ sơ sinh?

5/5 - (4 bình chọn)

Trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa là phương pháp dân gian được nhiều mẹ áp dụng. Mẹ đang băn khoăn không biết phương pháp này có an toàn không và dùng dầu dừa như thế nào để trị hăm cổ cho con? Mẹ theo dõi bài biết dưới đây để được Dr.Papie giải đáp mẹ nhé!

xem thêm:

Trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa
Nhiều mẹ sử dụng dầu dừa để xử lý vết hăm ở cổ cho con.

1. Tác dụng của dầu dừa đối với chứng hăm ở trẻ sơ sinh

Dầu dừa được chiết tách từ cơm dừa. Mẹ thường sử dụng dầu dừa trị hăm cổ cho bé vì nó chứa các thành phần như acid Lauric, acid Linoleic, acid capric,… có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn bám trên bề mặt da, giảm triệu chứng hăm da cho bé. 

Thành phần  Tác dụng 
Acid Lauric 
  • Hạn chế sự nhân lên của vi khuẩn, làm giảm tình trạng viêm trong hăm cổ.
  • Hỗ trợ điều trị nhiễm nấm Candida và các loại nấm ngoài da, ngăn ngừa các biến chứng của hăm cổ. 
Acid Linoleic 
  • Tăng cường bảo vệ da, ngăn cản những tác nhân gây dị ứng, nhiễm khuẩn,.. 
  • Hỗ trợ diệt khuẩn, làm lành da hiệu quả.
  • Cấp ẩm, làm sáng, làm đều màu da, giúp vùng da bị hăm phục hồi nhanh hơn. 
Acid Capric
  • Có tính kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.
  • Tăng khả năng giữ ẩm cho da, làm giảm cảm giác đau rát ở vùng bị hăm, đặc biệt là vùng cổ. 
Phytonutrients và Polyphenol
  • Thúc đẩy nhanh quá trình làm lành da ở cổ khi bị hăm. 
  • Tiêu viêm, ngăn ngừa sự lan rộng của hăm da.
Vitamin (A, E, K,…) và khoáng chất 
  • Kháng nấm, kháng khuẩn. 
  • Cấp ẩm, giảm thâm sẹo do do hăm cổ gây ra. 

Nếu mẹ dùng dầu dừa đúng cách và mua được nguyên liệu chuẩn sẽ đảm bảo an toàn với trẻ, kể cả trẻ sơ sinh. Do đó, khi con bị hăm cổ nhẹ, không có vết thương hở và diện tích vết hăm nhỏ, mẹ có thể sử dụng dầu dừa để điều trị cho con. 

Dầu dừa trị hăm cổ
Dầu dừa chứa hàm lượng acid béo cao nên có khả năng diệt khuẩn tốt, làm giảm triệu chứng của hăm tã.

2. TOP 4 cách trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Dưới đây là 4 cách trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa an toàn, hiệu quả, mẹ theo dõi nhé!

2.1. Dùng dầu dừa nguyên chất thoa lên da

Thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng hăm của bé sẽ thu được hiệu quả cao và nhanh chóng. Do đó mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 – 2 thìa dầu dừa ấm cho mỗi lần thoa cho con thôi ạ!

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Mẹ rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi thoa dầu cho con, tránh để vi khuẩn tiếp xúc vào da bé.
  • Bước 2: Tắm hoặc dùng khăn sạch rửa vùng da bị hăm của con ở cổ. Thấm khô bằng khăn bông sạch.
  • Bước 3: Dùng lượng dầu dừa vừa đủ đã chuẩn bị sẵn thoa nhẹ nhàng lên da tránh gây lãng phí và bết dính. 

Lưu ý khi thực hiện: 

  • Mẹ không dùng lực quá mạnh khi thoa và massage ở vùng cổ của con do dễ làm con đau và khó thở. 
  • Nếu dầu dừa bị đông đặc, mẹ đặt lọ dầu dừa vào bát nước ấm để dầu dừa về trạng thái lỏng, không nên sử dụng lò vi sóng để hâm nóng tránh làm mất, giảm dưỡng chất. 

Tần suất thực hiện: Để nhanh đạt được hiệu quả, mẹ thoa 1-2 lần/ngày nhé!

Dầu dừa trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh
Mẹ chú ý thoa dầu dừa nguyên chất sau khi đã tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ vùng da cổ bị hăm của bé.

2.2. Kết hợp dầu dừa với các nguyên liệu khác

Mẹ kết hợp dầu dừa với các nguyên liệu khác để tăng hiệu quả, bé nhanh khỏi hăm cổ hơn. Một số loại nguyên liệu khác mẹ có thể dùng kết hợp với dầu dừa để trị hăm cổ cho con:

2.2.1. Dầu dừa và hoa oải hương

Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng diệt khuẩn mạnh do đó giúp làm lành vết thương và vết hăm da. Khi kết hợp với dầu dừa, vết hăm cổ của bé sẽ nhanh hồi phục hơn. Đặc biệt tinh dầu hoa oải hương cực kỳ thơm, làm cho con dễ chịu và giảm cảm giác đau, ngứa rát hơn đó! 

Nguyên liệu chuẩn bị: 

  • Dầu dừa: 5 thìa 
  • Tinh dầu hoa oải hương: 1 thìa 

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Mẹ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thoa, tránh để chất bẩn từ tay dính vào cổ khiến bé lâu khỏi hơn. 
  • Bước 2: Trộn dầu dừa và tinh dầu oải hương theo tỷ lệ 5:1 như đã chuẩn bị ở trên.
  • Bước 3: Vệ sinh sạch vùng da ở cổ, sau đó mẹ thấm khô bằng khăn bông sạch. 
  • Bước 4: Thoa đều hỗn hợp dầu dừa lên da.

Lưu ý khi thực hiện: 

  • Khi thoa mẹ chú ý nhẹ nhàng, tránh gây đau và khó thở cho con. 
  • Thoa lượng vừa đủ tùy vào diện tích da bị hăm, tránh gây lãng phí và dây lên mặt hay ngực của con. 

Tần suất thực hiện: Mẹ nên bôi hỗn hợp dầu dừa và tinh dầu oải hương cho bé 1-2 lần/ngày để nhanh đạt hiệu quả nhé!

Tinh dầu hoa oải hương
Oải hương có mùi thơm dễ chịu cộng thêm tính sát khuẩn nên hỗ trợ điều trị hăm tốt cho trẻ nhỏ

2.2.2. Dầu dừa và bơ hạt mỡ

Bơ hạt mỡ chứa hàm lượng lớn vitamin A, E, được biết đến với đặc tính chống viêm và chữa lành vết thương trên diện rộng. Khi dùng chung bơ hạt mỡ với dầu dừa giúp dưỡng chất thấm nhanh vào da tạo hàng rào bảo vệ mềm mại giúp giữ ẩm cho da, làm săn da hăm vùng cổ và dịu da. 

Bơ hạt mỡ là nguyên liệu hoàn toàn lành tính nên mẹ yên tâm dùng cho cả bé sơ sinh. 

Nguyên liệu chuẩn bị: 

  • Bơ hạt mỡ: 2 thìa
  • Dầu dừa: 1 thìa
  • Sáp ong: 2 thìa 
  • Glycerin: 2 thìa 
  • Kẽm oxide:½ thìa

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch tay trước khi thoa kem cho con.
  • Bước 2: Thêm hỗn hợp bơ hạt mỡ, dầu dừa, sáp ong vào nồi, đun nóng đến khi tan hoàn toàn. 
  • Bước 3: Cho thêm 2 thìa Glycerin, ½ thìa bột kẽm oxide, tiếp tục khuấy đều. 
  • Bước 4: Xoay nhuyễn hỗn hợp thành kem. 
  • Bước 5: Thoa lên vùng da bị hăm của bé sau khi mẹ đã tắm rửa và lau khô chỗ da đó. 

Lưu ý khi thực hiện 

  • Thoa nhẹ nhàng lên da bé, tránh gây đau và khó thở khi trị hăm ở vùng cổ. 
  • Phần kem thừa mẹ có thể đựng trong lọ thủy tinh có nắp đậy và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng trong lần tiếp theo. 

Tần suất thực hiện: Mẹ thoa kem hỗn hợp dầu dừa và bơ hạt mỡ đều đặn 2-3 lần/ngày để bé nhanh khỏi hơn nhé!

Bơ hạt mỡ trị hăm cổ
Dầu dừa kết hợp với bơ hạt mỡ tạo ra hỗn hợp có hiệu quả chống viêm và dưỡng ẩm cho da cao

2.2.3. Dầu dừa và tinh dầu hạt nho

Tinh dầu hạt nho chứa thành phần Proanthocyanidin oligomeric – chất có khả năng chống oxy hóa cao gấp 50 lần so với vitamin C và E. Kết hợp tinh dầu hạt nho với dầu dừa có tác dụng ngăn ngừa viêm ngứa vùng cổ, làm da săn da nhanh hơn so với dùng dầu dừa nguyên chất. 

Tinh dầu hạt nho an toàn với bé, kể cả các bé mới 1 – 2 tháng tuổi nên mẹ yên tâm sử dụng cùng với dầu dừa để trị hăm cổ cho con. 

Nguyên liệu chuẩn bị: 

  • Dầu dừa: 2 thìa 
  • Tinh dầu hạt nho: 3 thìa

Các bước thực hiện: 

  • Bước 1: Thêm dầu dừa và tinh dầu hạt nho, 50ml nước sạch vào cốc rồi khuấy đều lên. 
  • Bước 2: Đổ hỗn hợp vào bình xịt. 
  • Bước 3: Mẹ tắm rửa và lau khô cho bé. 
  • Bước 4: Xịt đều hỗn hợp vừa pha lên vùng da bé bị hăm, đợi 10-15 phút để hỗn hợp thấm sâu. 

Lưu ý khi thực hiện 

  • Mẹ chú ý vệ sinh dụng cụ sạch sẽ trong quá trình làm.
  • Lắc đều hỗn hợp trước khi xịt cho con. 
Tinh dầu hạt nhỏ
Mẹ thực hiện phương pháp này từ 1-2 lần/ngày để thấy được hiệu quả nhé!

3. Lưu ý chung khi dùng dầu dừa trị hăm cổ cho bé 

Sử dụng dầu dừa để trị hăm cổ cho bé là phương pháp dân gian, chưa được khoa học chứng minh về công dụng này. Do đó trong quá trình điều trị, mẹ lưu ý:

3.1. Trường hợp hăm cổ nên và không nên dùng dầu dừa

Khi nào mẹ dùng dầu dừa để trị hăm cho con? 

  • Trường hợp có thể cân nhắc dùng: Mẹ quan sát thấy các nốt mẩn đỏ mới xuất hiện, diện tích hăm nhỏ, chưa có vết thương hở. Mẹ dùng liên tục trong khoảng 5 – 7 ngày tình trạng hăm cổ dần được cải thiện và da bé bắt đầu mịn trở lại.
  • Trường hợp không nên dùng: Với các nốt đỏ sưng viêm, có vết thương hở, lở loét, chảy mủ thì không nên dùng dầu dừa. Vì cách này dễ gây nhiễm trùng, bí da và nhờn dính tạo cảm giác khó chịu cho con, vết thương không khô lại khiến tình trạng hăm cổ càng nặng hơn. 
Lưu ý chung khi dùng dầu dừa trị hăm cổ cho bé
Khi vết hăm chuyển sang loét, có mụn mủ mẹ không nên dùng dầu dừa để trị cho con.

3.2. Lưu ý về cách dùng dầu dừa trị hăm cổ cho bé

Sử dụng dầu dừa không đúng cách sẽ làm tình trạng hăm cổ của bé nặng thêm. Mẹ lưu ý: 

  • Thử phản ứng dị ứng trước khi bôi dầu dừa lên vùng da bị hăm của bé: Do da trẻ sơ sinh còn mỏng, chưa hoàn thiện về cấu tạo nên dễ bị kích ứng bởi các tác nhân lạ. Mẹ thử dị ứng bằng cách thoa một lớp mỏng và nhỏ trên da tay hoặc chân của con trong lần đầu tiên sử dụng. Sau 30 phút không có biểu hiện mẩn ngứa, phát ban có thể sử dụng để trị hăm cho bé.
  • Vệ sinh sạch sẽ và làm khô vùng da cổ bị hăm của bé trước khi bôi dầu dừa: Làm sạch và khô bề mặt vùng da hăm trước khi thoa dầu dừa giúp làm thoáng bề mặt da, giúp các dưỡng chất thấm sâu và tăng hiệu quả điều trị. 
  • Không sử dụng trong thời gian dài: Dùng dầu dừa liên tục có thể gây kích ứng và bít tắc lỗ chân lông do tính chất nhờn dính của nó, mẹ dùng tối đa trong 5 – 7 ngày liên tục hoặc dùng điều trị cách ngày để an toàn nhất cho con.
  • Không sử dụng khi bé bị kích ứng, dị ứng: Bé có dấu hiệu mẩn đỏ, nổi ban, ngứa ngáy mẹ không dùng dầu dừa tránh làm bít lỗ chân lông, lâu lành vết ban đỏ của con.
  • Mẹ luôn rửa tay bằng xà phòng để diệt khuẩn cả trước và sau bôi dầu dừa: Tay mẹ tiếp xúc trực tiếp đến vùng da tổn thương của con nên cần đảm bảo vô khuẩn, tránh nhiễm trùng vết hăm. Đồng thời sau khi thoa xong, mẹ cần rửa tay sạch tránh dây vào quần áo hay vùng da khác của con.
Làm khô vùng da cổ cho bé
Mẹ vệ sinh sạch sẽ và làm khô vùng da cổ bị hăm của bé trước khi bôi dầu dừa.

3.3. Lưu ý về chất lượng dầu dừa

Dầu dừa là loại nguyên liệu phổ biến và dễ tìm mua. Tuy nhiên mua phải dầu dừa kém chất lượng dễ dàng gây kích ứng da của bé, làm nặng thêm tình trạng hăm cổ. 

Mẹ cần chú ý chọn nguyên liệu dầu dừa tự nhiên, biết rõ nguồn gốc để tránh sử dụng các sản phẩm bị pha thêm hóa tổng hợp, dễ gây kích ứng khi thoa cho bé. Một số thương hiệu dầu dừa uy tín mẹ tham khảo thêm như: Vietcoco, Bioglan, One4one,…

Lưu ý về chất lượng của dầu dừa
Mẹ tham khảo dầu dừa của nhà Bioglan với hàm lượng acid béo lên đến 63%.

4. Đánh giá phương pháp trị hăm cổ bằng dầu dừa

Phương pháp trị hăm cổ bằng dầu dừa là phương pháp dân gian, chỉ áp dụng với hăm cổ nhẹ và có hiệu quả chậm.

Ưu điểm Nhược điểm
  • Phổ biến, dễ tìm mua
  • Khá tiện lợi, không tốn nhiều thời gian
  • Chỉ áp dụng được khi bé bị hăm cổ nhẹ
  • Dễ gây bít lỗ chân lông nếu không được lau sạch sẽ, làm nặng thêm tình trạng hăm.
  • Nếu kết hợp với nguyên liệu khác thì chế biến mất nhiều thời gian. 
  • Khó kiểm soát chất lượng dầu dừa.

Dùng dầu dừa trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh là biện pháp dân gian chưa có kiểm chứng khoa học cụ thể về hiệu quả và còn nhiều bất cập. 

Nếu mẹ muốn áp dụng các phương pháp đến từ thiên nhiên để trị hăm cổ cho con, mẹ có thể cân nhắc dùng nước tắm thảo dược – nguồn gốc từ thiên nhiên lành tính với da bé, giúp vệ sinh sạch vùng da bị hăm đồng thời loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trên da. Đặc biệt ưu điểm của sản phẩm này so với dùng dầu dừa là không gây bít tắc lỗ chân lông và tiết kiệm thời gian chuẩn bị cho mẹ. 

Nước tắm gội thảo dược Dr.Papie là sản phẩm trị hăm cổ được nhiều mẹ bỉm lựa chọn. Vì nước tắm được kết hợp từ 9 thảo dược trị hăm, cùng phát huy tác dụng làm sạch, kháng khuẩn, giảm viêm ngứa nên bé nhanh khỏi hơn. Ngoài ra, nước tắm cũng có cách dùng đơn giản, mẹ chỉ cần tốn 3 – 5 phút mỗi ngày để tắm rửa, bôi lên vùng da cổ bị hăm. 

Dr.Papie là nước tắm thảo dược chiết xuất từ 9 loại thảo dược khác nhau có công dụng tốt trong hỗ trợ điều trị hăm mông 
Nước tắm thảo dược Dr.Papie là sự lựa chọn hàng đầu cho mẹ để hỗ trợ điều trị hăm cho con.

5. Mẹo chăm sóc để bé nhanh hết hăm cổ

Vùng cổ là vùng da có nhiều nếp gấp, mồ hôi, thức ăn của bé dễ bám lại trên cổ dẫn đến hăm. Mẹ bỉm nên “bỏ túi” một số mẹo chăm sóc dưới đây để bé nhanh khỏi và phòng ngừa hăm cổ quay lại nhé:

  • Vệ sinh vùng cổ cho bé hằng ngày bằng nước ấm hoặc nước tắm thảo dược chuyên dụng: Trẻ nhỏ rất dễ ra nhiều mồ hôi, hay ợ sữa hoặc nhả thức ăn khiến chúng tích tụ ở cổ nên mẹ cần rửa sạch cổ của bé thường xuyên (cách 3 – 4 tiếng giữa các lần vệ sinh, sau khi ăn hoặc bú sữa), tránh để vi khuẩn có điều kiện phát triển và gây hăm nặng hơn. 
  • Thường xuyên lau sạch cổ cho bé sau khi bé bú sữa, chảy dãi: Mẹ dùng khăn lau sạch vùng cổ cho bé tránh để sữa hay nước dãi của con bám lâu ở cổ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công da, khiến da bị hăm nặng hơn. Mẹ chú ý thao tác nhẹ nhàng tránh làm đau con nhé!
  • Giữ cơ thể bé thoáng mát: Quần áo chất liệu mềm mại, thoáng khí, có phần cổ rộng, không đẹo khăn cổ. Ngoài ra, mẹ chú ý cho bé chơi ở khu vực thoáng mát. 
  • Không bôi phấn rôm lên vùng da cổ bị hăm: Phấn rôm gây bít tắc lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thoát ra ngoài da được, da dễ bị phát ban, viêm da, làm nặng thêm tình trạng hăm. 
  • Bôi kem trị hăm chuyên dụng cho bé: Các loại kem trị hăm có thành phần từ thiên nhiên có tính sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả giúp bé bị hăm cổ nhanh khỏi hơn. Mẹ thoa một lớp kem mỏng lên vùng da bị hăm của con sau mỗi lần tắm toàn thân hoặc rửa vùng cổ. Mẹ chú ý lau khô da cho con bằng khăn bông trước khi thoa kem.
  • Đưa trẻ đi khám bác sĩ khi hăm cổ có dấu hiệu trở nặng: Nếu da trở nên sưng tấy, đỏ ửng, xuất hiện mụn nước hoặc vết loét, con quấy khóc nhiều thì mẹ cần đưa con đi khám để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh kéo dài thời gian điều trị, bé dễ bị sẹo và gặp những biến chứng nặng hơn. 
Không dùng phấn rôm với vùng da bị tổn thương
Mẹ không rắc phấn rôm vào vùng da tổn thương của con, tránh gây hăm nặng hơn.

Trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa có hiệu quả nhất định, tuy nhiên mẹ không quá lạm dụng vì có thể gây tác dụng phụ cho con. Ngoài ra, để bé nhanh khỏi, mẹ nên kết hợp việc vệ sinh vùng cổ sạch sẽ cho con bằng nước tắm thảo dược và lưu ý một số điều trong quá trình chăm sóc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ để lại bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ số hotline 0988.229.672 để được chuyên gia tư vấn chính xác nhé!

30 thoughts on “Trị hăm cổ bằng dầu dừa thế nào hiệu quả, an toàn cho trẻ sơ sinh?

  1. Avatar
    Maidungquynh says:

    Bài chia sẻ hay quá , mình học thêm được nhiều cách trị hăm cho bé , trước kia mình chỉ dùng kem bôi hăm cho con và chủ yếu vệ sinh cho con bằng nước tắm từ thảo dược.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook