Trẻ em bị hăm tã phải làm sao cho nhanh khỏi ?

Rate this post

Trẻ em bị hăm tã phải làm sao để con nhanh khỏi, không để lại biến chứng nguy hiểm là vấn đề nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm. Trong bài viết này, chuyên gia Dr.Papie sẽ hướng dẫn mẹ chi tiết cách chăm sóc, xử lý bé hăm tã khoa học. Mẹ theo dõi nhé.

Xem thêm:

1. Hiểu đúng về hăm tã ở trẻ em 

Hăm tã là tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ từ 0 đến một tuổi rưỡi. Bởi đây là giai đoạn bé mặc bỉm thường xuyên, khả năng miễn dịch của da chưa hoàn thiện. Trẻ hăm tã có các dấu hiệu như: vùng da mặc tã đỏ ửng, đau rát, có thể có mụn mủ, mụn nước. 

Trẻ bị hăm tã phải làm sao
Hăm tã là tình trạng viêm da tại bẹn, mông,.. khiến da trẻ đỏ ửng, đau rát

1.1. Các cấp độ hăm tã

Hăm tã ở trẻ có 5 cấp độ với biểu hiện và mức độ nguy hiểm khác nhau, cụ thể mẹ theo dõi ở bảng sau: 

Cấp độ  Biểu hiện  Mức độ nguy hiểm
Cấp độ 1 – Nhẹ – Tại vị trí mặc tã, da bé ửng hồng hơn so với vùng xung quanh. Diện tích hăm nhỏ. 

– Có thể có mụn li ti, KHÔNG ẩm ướt

– Khi mẹ phát hiện sớm và vệ sinh bé sẽ tự khỏi sau 2 3 ngày mà không cần điều trị

– Không nguy hiểm 

Cấp độ 2 – Nhẹ – Bé bắt đầu thấy ngứa ngáy.

– Nhiều vùng da bị hăm ửng đỏ nằm rải rác. 

– Mẹ vệ sinh và giữ da sạch sẽ hết hăm sau 3  ngày. 

– Không nguy hiểm

Cấp độ 3 –  Trung bình – Bé cáu gắt thường xuyên, quấy khóc khi thay tã hoặc tắm. 

– Vùng hăm tã lan rộng ( nằm rải rác hoặc dày đặc ), ửng đỏ và đậm màu hơn.

– Bên cạnh việc giữ vệ sinh cho bé, mẹ cần kết hợp với nưóc tắm. Khỏi sau  7 ngày.

– Chưa nguy hiểm

Cấp độ 4 – Nặng  – Bé đau rát cả ngày dẫn đến bỏ bú, bỏ ăn, mất ngủ.

– Những vết hăm đỏ ửng rõ rệt, xuất hiện dày đặc

– Da bị hăm có thể bị sưng, nổi mụn sần sùi đồng thời có thể xuất hiện mụn mủ. 

– Mẹ cần kết hợp nhiều phương pháp, thời gian điều trị từ 1 2 tuần.

– Tình trạng bắt đầu nặng và nguy hiểm.

Cấp độ 5 – Nghiêm trọng  – Bé quấy khóc có thể sốt nhẹ.

– Bé bị hăm cả vùng mặc tã, da sưng đỏ phù nề nặng và mụn mủ vỡ gây lở loét.

– Thời gian chữa trị từ 2 tuần đến tháng, cần sự tư vấn của bác sĩ.

– Nguy hiểm nhất dễ, nguy cơ biến chứng: nhiễm trùng da.

1.2. Hình ảnh bé bị hăm tã    

Dưới đây là hình ảnh bé bị hăm tã nhẹ và nặng giúp mẹ dễ quan sát và nhận biết hơn.                                           

Hăm tã cấp độ nhẹ
Hăm tã cấp độ nhẹ chỉ ửng đỏ tại vị trí da, không gây ngứa ngáy
Hăm tã da sưng tấy
Hăm tã cấp độ da sưng đỏ ửng, có mụn mủ mụn nước, vết hăm thành mảng lớn, trẻ ngứa ngáy quấy khóc

1.3. Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ

Tại sao hăm tã lại phổ biến ở trẻ nhỏ? Câu trả lời đây ạ!

  • Da bé nhạy cảm: Ở trẻ độ ẩm thấp, tuyến mồ hôi bã nhờn ít hoạt động. Vì vậy da bé khô dẫn đến dễ viêm. Với trẻ bị viêm da dị ứng, hoặc viêm da tiết bã nhờn có nguy cơ hăm tã cao hơn. 
  • Do mặc tã lâu, luôn trong tình trạng ẩm ướt, bí bách: Chất thải khi ra ngoài môi trường ẩm lâu từ 4  giờ, dẫn đến vi khuẩn có hại sinh sôi tấn công da.
  • Do tã cứng gây cọ xát: Chất liệu làm tã kém chất lượng, cứng, thô ráp dẫn đến xây xước da bé. Và trong môi trường ẩm ướt làm tăng nguy cơ hăm tã.
  • Do bé tiếp xúc với hóa chất có trong sản phẩm chăm sóc da: Khi bé dùng khăn lau, kem dưỡng, sữa tắm,.. có thành phần như: cồn, chất bảo quản Paraben, chất tạo mùi Parfum,.. gây kích ứng da ở trẻ. 
  • Do mẹ vệ sinh không sạch: Điều này khiến chất thải, vi khuẩn tích tụ trên da, và tấn công da trẻ. Và vi khuẩn trong phân có khả năng gây hăm mạnh hơn vi khuẩn trong nước tiểu.
Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã
Phần lớn nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ do vấn đề xử lý tã/bỉm của mẹ

2. Trẻ em bị hăm tã phải làm sao? 5 hướng xử lý cho mẹ tham khảo

Hăm tã là tình trạng phổ biến ở trẻ nhưng nếu mẹ không biết xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng hơn, thậm chí viêm da nặng. Sau đây, Dr.Papie cung cấp cho mẹ  5 cách xử lý, cùng tìm hiểu kỹ để biết được cách điều trị phù hợp cho bé nhé. 

2.1. Vệ sinh thân thể bé hằng ngày bằng thảo dược

Hiện nay, nhiều mẹ chỉ lau cho bé bằng nước sạch, tuy nhiên nước thường chỉ làm sạch vết bẩn, không thể diệt hết vi khuẩn, vi nấm gây bệnh trên da. Đồng thời, bé bị hăm tã cũng không nên sử dụng sữa tắm hóa chất do chúng có chứa các chất dễ gây kích ứng như xà phòng, chất tạo mùi,…. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên sử lá hoặc nước tắm thảo dược vệ sinh thân thể cho bé bởi chúng có thành phần kháng viêm, diệt khuẩn và lành tính giúp hăm nhanh khỏi hơn. 

Có 2 dạng nước thảo dược là: nước lá tự nấu dân gia và nước tắm thảo dược chuyên dụng. Hãy theo dõi đánh giá dưới đây về 2 loại nước tắm để chọn lựa được sản phẩm tối ưu nhất.

Tiêu chí Nấu nước lá dân gian Nước tắm thảo dược chuyên dụng
Hiệu quả Hiệu quả chậm do: chỉ sử dụng 1 loại lá đơn độc Hiệu quả nhanh: Kết hợp nhiều loại thảo dược cùng phát huy tác dụng. 
Mức độ an toàn Có thể gây nguy hiểm do:

– Lá tắm không sạch, có phun thuốc trừ sâu, hóa chất

– Lá tắm chứa lông tơ, sâu bệnh gây kích ứng

– Nấu sai cách làm hỏng nước tắm 

An toàn vì:

– Nguồn nguyên liệu được kiểm duyệt chặt chẽ, tỉ mỉ

– Lọc màng lọc loại bỏ lông tơ, sâu bệnh

– Công nghệ chế biến đạt chuẩn.

Cách dùng Phức tạp: Cần tốn thời gian sơ chế lá tắm, nấu nước tắm và tráng lại để tránh cặn lá bám sót trên da bé Đơn giản: Pha nước tắm theo công thức và không cần tráng lại. 
Ưu điểm – Rẻ, dễ kiếm nguyên liệu tiết kiệm chi phí cho mẹ. 

– An toàn vì không dùng hóa chất. (khi dùng đúng cách) 

– Tiết kiệm thời gian cho mẹ khi chuẩn bị.

– Tác dụng nhanh vì kết hợp nhiều dược liệu 

– Tránh được trường hợp lá cọ vào gây xây xát. 

– Không cần tắm lại bằng nước sạch khiến trẻ dễ bị cảm.

Nhược điểm – Thời gian chuẩn bị lâu, nhiều bước.

– Bị ảnh hưởng của chất lượng lá: ô nhiễm,..

– Phải tắm lại với nước dễ dẫn đến cảm lạnh.

– Thời gian hiệu quả lâu.

– Hiện chưa ghi nhận nhược điểm.

Với đánh giá trên, mẹ dễ nhận thấy nên chọn nước tắm thảo dược vì độ an toàn, thời gian hiệu quả nhanh mà đồng thời tiết kiệm thời gian cho mẹ. 

Hiện nay trên thị trường, nước tắm thảo dược Dr.Papie là sản phẩm được nhiều mẹ bỉm lựa chọn cho bé bị hăm tã. Bởi sản phẩm được chiết xuất từ 9 thảo dược tự nhiên như trầu không, sài đất, kinh giới,… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa,… giúp bé khỏi hăm nhanh chóng. Ngoài ra, Dr.Papie có thể xoa lên vết hăm để làm dịu nhẹ, tạo cảm giác dễ chịu và đẩy nhanh tốc độ lành thương. 

Nước tắm Dr.Papie chứa các thành phần tự nhiên được các ý tá tắm tại viện cho trẻ sơ sinh
Nước tắm thảo dược Dr.Papie chiết xuất từ tự nhiên giúp làm sạch da, kháng khuẩn, kháng viêm và phục hồi da trẻ bị hăm tã

2.2. Mặc bỉm, tã đúng cách cho bé.

Khi mẹ sử dụng bỉm, tã đúng cách giúp ngăn ngừa các bệnh da liễu tại vùng da đó. Sau đây là một số lời khuyên cho mẹ để đeo tã đúng cách nhất:

  • Vệ sinh sạch sẽ: Tã là nơi chứa chất thải (phân, nước tiểu, mồ hôi) và không gian bí bách nên mẹ cần vệ sinh sạch. Đông thời lau khô người bé sau tắm rửa, đặc biệt là vùng đeo tã. 
  • Thời gian thay bỉm: Tã lâu thay không chỉ khiến tã tràn mà còn làm vi khuẩn sinh sôi. Mẹ nên thay bỉm sau 3 – 4 giờ. Nếu bé ị/ thấy bỉm đầy mẹ cần thay ngay tránh việc chất thải tiếp xúc với da bé quá lâu. 
  • Thời gian mặc bỉm: Mẹ không nên đeo tã/bỉm cho bé cả ngày, cần để thời gian thoáng mát cho vùng sử dụng. Với trẻ đang bị hăm cấp độ 1,2,3 mỗi lần thay tã mẹ nên để 15 phút thoáng mát. Khi trẻ đang ở cấp độ 4,5 mẹ chỉ nên đeo vào buổi tối. 
  • Chất lượng bỉm: Lựa chọn bỉm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Bỉm thấm hút và giữ nước tốt (hạt Sap nhiều ); bề mặt bỉm nhiều rãnh thoát khí; lớp đáy thoáng khí, sẽ giúp vùng tã lót thông thoáng, bé nhanh khỏi hăm hơn. 
  • Kích thước bỉm: Bỉm quá to hoặc quá nhỏ đều ảnh hưởng đến khả năng chứa chất thải. Đồng thời tã chật sẽ cọ xát vào vùng da của trẻ và bí bách hơn. Mẹ nên chọn bỉm rộng hơn 1 chút để giúp con thoải mái nhé. 
Chú ý khi mặc tã cho bé
Mẹ cần chú ý trong việc đeo tã để hăm ở trẻ nhanh khỏi, chống tái phát

2.3. Dùng kem trị/ chống hăm tã 

Kem trị hăm tã có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, giảm viêm giảm ngứa; tạo lớp màng bảo vệ da bé khỏi chất thải; dưỡng ẩm phục hồi da bị tổn thương.

Mẹ sử dụng kem trị hăm tã khi trẻ đang ở cấp độ nhẹ. Nếu trẻ đang ở cấp độ nặng, có dấu hiệu viêm nhiễm lở loét mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà cần có sự tư vấn của bác sĩ. 

Kem trị hăm tã cho bé
Kem trị hăm tã dùng bôi ngoài da khi trẻ bị hăm tã ở giai đoạn nhẹ cấp độ 1,2,3

Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng kem trị hăm cho bé, một số loại kem đượcmẹ sử dụng nhiều như: kem em bé, kem Chicco, kem hăm tã Bubchen,kem Bepanthen… Trước khi sử dụng sản phẩm, mẹ cần vệ sinh thân thể bé sạch sẽ và có một số lưu ý sau để sử dụng thuốc an toàn: 

  • Chọn lựa thành phần kỹ để bé tránh bị kích ứng, mẹ có thể test thử một lượng nhỏ trên da bé.
  •  Mẹ rửa tay thật sạch trước khi bôi kem cho trẻ để tránh lây chéo vi khuẩn từ tay mẹ. 
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm. 

2.4. Đưa trẻ đi khám bác sĩ  

Hăm tã tuy là tình trạng phổ biến nhưng có một số trường hợp xảy ra biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, khi mẹ thấy trẻ có 1 trong những dấu hiệu sau mẹ cần đưa bé đi bác sĩ:

  • Vùng da hăm bị sưng lên, sần sùi, xuất hiện mụn nước, mụn mủ lở loét.
  • Hăm lan rộng sang các vùng khác không còn chỉ vùng da đeo tã.
  • Bé đau rát, ngứa ngáy dẫn đến bỏ bú, bỏ ngủ, quấy khóc cả ngày.
  • Bé bị sốt không rõ nguyên nhân.  
Đưa bé đi khám hăm tã
Khi tình trạng hăm không cải thiện trở nên nặng hơn mẹ cần đưa khám bác sĩ kịp thời

2.Chăm sóc bé một cách khoa học 

Để tình trạng hăm tã của bé nhanh khỏi và tránh tái phát, mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ: 

  • Không bôi phấn rôm: Khiến bít kín lỗ chân lông gây khó khăn cho việc thoát ẩm, dễ dẫn đến tình trạng mụn nhọt làm nặng hơn tình trạng hăm tã.
  • Không dùng sữa tắm/ xà phòng tắm có chất tạo bọt, tạo mùi cho bé: Da bé đang bị hăm rất nhạy cảm, bởi vậy khi mẹ sử dụng các chất tẩy rửa có thành phần hóa học dẫn đến da bé kích ứng nghiêm trọng hơn.
  • Không tự ý dùng thuốc bôi lên vùng da bị hăm, nên tham khảo ý kiến bác sĩ: bất kỳ thuốc gì đều có thành phần hóa học dễ gây kích ứng, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được phương pháp điều trị thích hợp.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng của bé: Mẹ cần tránh các loại quả có tính axit như: cà chua, cam, dâu tây,…Vì tính axit trong thực phẩm làm thay đổi thành phần phân của trẻ, khiến trẻ dễ mắc hăm tã hoặc tình trạng nặng hơn
  1. Hỏi đáp về cách xử lý khi bị hăm tã

3.1. Bé bị hăm rửa nước gì?

Như đã chia sẻ ở trên nước sạch không có tác dụng làm sạch vi khuẩn, vi nấm gây bệnh hăm tã. Đồng thời các loại sữa tắm hóa học dễ gây kích ứng, các loại nước lá tốn nhiều thời gian chuẩn bị và không đảm bảo an toàn bằng nước tắm thảo dược.

Do đó, bé bị hăm tã mẹ nên rửa bằng các loại nước tắm thảo dược chuyên dụng vừa lành tính, vừa có hiệu quả nhanh chóng và tiện lợi.

Xem thêm: Nước tắm thảo dược Dr.Papie cho bé hăm tã

Nước tắm thảo dược Dr. Papie
Mẹ sử dụng nước tắm thảo dược như Dr.Papie để hỗ trợ điều trị rôm sảy

Trên thị trường hiện có nhiều hãng nước tắm, me tham khảo nước tắm thảo dược Dr.Papie  đạt giấy chứng nhận Sở y tế Hà Nội và được khuyên dùng bởi các chuyên gia nhi. 

3.2. Bé bị hăm tã nặng phải làm sao 

Khi mẹ thấy bé có dấu hiệu: vùng da hăm lan rộng không chỉ ở vị trí đeo tã, da ửng đỏ nổi mụn lở loét, chảy nước,.. mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay để nhận được phương pháp điều trị phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm: nhiễm trùng, viêm da nặng,..

Trẻ bị hăm tã nặng
Khi trẻ bị hăm nặng mẹ tuyệt đối không tự ý tác động vào mà cần đi khám bác sĩ

Xem thêm: Hăm tã bao lâu thì khỏi, làm sao để hăm tã nặng nhanh khỏi 

3.3. Trẻ bị hăm tắm lá gì?

Theo các bài thuốc dân gian, có nhiều loại lá có tác dụng điều trị hăm tã như: lá khế, lá trầu không, lá trà shan tuyết, lá trà xanh,.. Các lá trên đều là thảo dược lành tính, có thành phần sát khuẩn mạnh, làm sạch da và phục hồi vùng da bị tổn thương ở trẻ. Tuy nhiên có một số lưu ý dành cho mẹ khi sử dụng: 

  • Nguyên liệu: Đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng tránh bị ô nhiễm bởi chất hóa học: trừ sâu,..
  • Xử lý lá: Rửa sạch nhiều lần và lọc kỹ để tránh lá tiếp xúc với da bé gây xây xát. 
Trẻ bị hăm tã tắm lá gì
Trẻ bị hăm tã mẹ chọn các loại lá có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn giúp tình trạng bệnh nhanh cải thiện

Xem thêm: Trị hăm tã bằng lá trà xanh an toàn hiệu quả

3.4. Cách trị hăm tã cho bé gái có gì khác bé trai không 

Cách trị hăm tã ở bé trai và bé gái không có nhiều khác nhau, nhưng bé gái có nguy cơ bị hăm tã và tái hăm cao hơn. Vì đặc điểm vùng kín của bé gái hình phễu ngược nên nước tiểu dễ chảy ngược lại và chảy xuống hậu môn gây ra tình trạng ẩm ướt nếu trẻ không được thay tã thường xuyên.

Với câu hỏi Trẻ em bị hăm tã phải làm sao, trên đây là những chia sẻ để mẹ tìm được cách xử lý an toàn, hiệu quả. Nếu mẹ còn bất cứ thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ hotline 0988229672 để nhận được sự tư vấn kịp thời từ đội ngũ chuyên gia của Dr.Papie nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook