Chàm sữa có tự khỏi không? Làm thế nào khi bé bị chàm sữa lâu khỏi?

5/5 - (2 bình chọn)

Chàm sữa có tự khỏi không phụ thuộc vào mức độ nặng và cơ địa của từng trẻ. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bé bị chàm sữa đều cần được chăm sóc đúng cách, giúp con nhanh khỏi và tránh biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, mẹ cần trang bị thêm kiến thức để chăm sóc bé yêu bị chàm sữa nhé! 

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất tần tật kiến thức về chàm sữa giúp bé nhanh khỏi nhất, mẹ theo dõi nhé! 

Xem thêm:

Chàm sữa có tự khỏi không
Bé bị chàm sữa có tự khỏi không?

1. Hiểu về chàm sữa

Chàm sữa là bệnh viêm da thường gặp ở trẻ trẻ từ 0 – 2 tuổi. Bệnh thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần gây ngứa ngáy, khó chịu.

Bé bị chàm sữa thường có các triệu chứng điển hình như:

  • Xuất hiện nốt mẩn đỏ, da bé thô ráp và có nổi vảy nhỏ li ti.
  • Bé ngứa ngáy, khó chịu, đòi gãi hoặc dụi mặt, các vết chàm sữa vào giường, gối. 
  • Mụn nước bị vỡ ra gây bết dính vùng chàm sữa tạo thành một lớp hóa sừng bì cứng.
Chàm sữa có thể tự khỏi
Bệnh chàm sữa có thể tự khỏi nếu được điều trị đúng cách.

Hiện nay, các nhà khoa học chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây chàm sữa là gì. 

  • Do yếu tố di truyền: Cha mẹ có tiền sử mắc các bệnh như chàm sữa, viêm da, hen suyễn, mề đay, dị ứng thời tiết… thì con dễ bị chàm sữa hơn những bé khác
  • Do những tác nhân khác: Nếu da bé tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: khói bụi, thời tiết, lông vật nuôi như chó mèo, đồ chơi không được vệ sinh sạch sẽ… hoặc bé ăn thực phẩm như hải sản, trứng, lạc… bé sẽ dễ bị chàm sữa hơn. 

2. Chàm sữa có tự khỏi không, bao lâu thì khỏi?

Thông thường, bệnh chàm sữa có thể tự khỏi khi bé được 2 tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bé trên 10 tuổi vẫn bị chàm sữa. 

Chàm sữa giai đoạn nhẹ (chưa vỡ mụn nước) chỉ gây khô da, ngứa ngáy, khó chịu,.… tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng đến cuộc sống của bé. Tuy nhiên, chàm sữa nặng lại có nguy cơ để lại sẹo hoặc phát triển thành bệnh chàm thể tạng về sau và khó chữa trị hơn ở giai đoạn nhẹ. 

Do đó, khi có những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bé bị chàm sữa, mẹ chú ý chăm sóc và có phương pháp chữa trị kịp thời, tránh để bệnh tái phát nặng. 

Chàm sữa có thể tự khỏi

Chàm sữa trải qua 5 giai đoạn, thông thường sẽ khỏi sau khoảng 7 -10 ngày, cụ thể từng giai đoạn như sau: 

Giai đoạn Biểu hiện Thời gian kéo dài
Giai đoạn 1 – Tấy đỏ Mẩn đỏ tập trung thành đám trên da bé gây ngứa ngáy. 1 – 2 ngày trước khi xuất hiện mụn nước.
Giai đoạn 2 – Nổi mụn nước Mụn nước nhỏ, chứa dịch trong, mọc dày chi chít. 1 – 2 ngày trước khi mụn nước tự vỡ. 
Giai đoạn 3  – Vỡ mụn nước Đây là hiện tượng chàm sữa bị chảy nước, dịch trong chảy ra để lại vết thương hở. Lúc này, vùng da bị chàm sữa dễ bị viêm, nhiễm trùng. 1 – 2 ngày trước khi tạo thành da nhẵn.
Giai đoạn 4 – Da nhẵn Da bắt đầu khô lại, bong vảy, lộ ra da non nhẵn bóng. Lớp da non thường mỏng, căng rát, dễ trầy xước, nhiễm khuẩn.  3 ngày nếu được chăm sóc cẩn thận.
Giai đoạn 5 – Bong vảy da Da non bong thành từng mảng hoặc vảy vụn, để lại vết chàm sữa khô. Dần dần, da sẽ mọc dày lên, vết thương lành hẳn và có thể để lại sẹo. 1 – 2 ngày nếu được chăm sóc cẩn thận.
Vết chàm sữa bị chảy nước
Trong giai đoạn 3, chàm sữa bị chảy nước, da bé dễ nhiễm trùng.
>>>>>> <<<<<

Nếu chàm sữa bị nhiễm khuẩn, tổn thương trầm trọng, không có dấu hiệu thuyên giảm sau 2 – 3 tuần hoặc có một số triệu chứng dưới đây, mẹ cần đưa bé đi khám ở cơ sở y tế uy tín trong thời gian sớm nhất:

  • Cảm giác ngứa ngày một nhiều và lan rộng hơn, bé thường xuyên gãi vào vùng da bị chàm sữa.
  • Vùng da bị chàm sữa xuất hiện vết lở loét hoặc bong tróc, để lộ lớp da bóng nhẵn bên trong.
  • Vùng da bị chàm sữa xuất hiện mụn nước, trên đỉnh có màu nâu nhạt. Khi bé gãi, mụn nước sẽ vỡ ra tạo thành lớp hóa sừng bì cứng.
  • Trẻ sốt do viêm nhiễm.

3. Hướng xử lý giúp chàm sữa nhanh khỏi

Điều trị như thế nào để chàm sữa nhanh khỏi? Mẹ kéo xuống để tham khảo hướng dẫn chi tiết của chuyên gia trong phần dưới đây! 

3.1. Vệ sinh cơ thể bé hằng ngày bằng nước tắm thảo dược

Nước tắm thảo dược là sản phẩm được chiết xuất từ các loại lá tắm tự nhiên như lá kinh giới, trầu không, sài đất, tía tô,…. Chúng có tác dụng làm sạch da, giảm viêm nhiễm, ngứa ngáy. 

Tắm cho bé bằng nước tắm thảo dược chuyên dụng là xu hướng của mẹ thông thái hiện nay vì tiết lợi, có hiệu quả nhanh và đảm bảo an toàn cho bé hơn hẳn các phương pháp lá tắm. Mẹ nên lựa chọn sản phẩm có chứng nhận đầy đủ, được đánh giá cao bởi các chuyên gia. người tiêu dùng và tìm mua tại cơ sở uy tín. 

Nước tắm thảo dược Dr.Papie trị chàm sữa cho bé
Nước tắm thảo dược Dr.Papie là sản phẩm an toàn cho bé bị chàm sữa.

Nước tắm thảo dược Dr.Papie là sản phẩm được Sở Y tế Hà Nội kiểm nghiệm đạt chuẩn và nhiều mẹ lựa chọn khi bé bị chàm sữa. Nhờ sự kết https://thaoduoctambe.vn/hợp từ 9 thảo dược cùng phát huy tác dụng làm sạch, kháng khuẩn, dưỡng ẩm,… Nhờ đó, da bé vừa được nuôi dưỡng, vừa được bảo vệ khỏi tác nhân gây chàm nặng hơn. Ngoài ra, với nước tắm Dr.Papie mẹ chỉ cần pha theo công thức trong vòng 1 – 2 phút, tiết kiệm thời gian chăm sóc bé. 

Nước tắm thảo dược Dr.Papie nhận được nhiều đánh giá tốt.
Nước tắm thảo dược Dr.Papie nhận được nhiều đánh giá tốt.

Lưu ý: Mẹ không nên tự nấu nước lá tắm cho bé nếu muốn bé khỏi chàm sữa nhanh vì phương pháp này tồn tại nhiều nhược điểm như sau:

  • Mẹ có thể mua phải nguyên liệu phun nhiều thuốc trừ sâu, chất bảo quản, những chất hóa học khác gây độc da bé. 
  • Mẹ pha nước tắm không đúng tỉ lệ, nước tắm quá đặc khiến da con bị kích ứng, bỏng rát.
  • Mẹ thường chỉ dùng 1 loại dược liệu nên hiệu quả chậm, phù hợp khi bé bị chàm sữa nhẹ, không cải thiện được tình trạng da có vết thương hở hoặc viêm loét nặng. 

3.2. Sát khuẩn

Bé bị chàm sữa dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đặc biệt trong giai đoạn mụn nước bị vỡ. Lúc này, mẹ cần dùng dung dịch sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn, virus, nấm trên da bé, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. 

Một số thuốc sát khuẩn có thể dùng cho trẻ bị chàm sữa là: Betadine, dung dịch màu như Eosine, Milian…

Cách sử dụng: Làm sạch vùng da bị chàm sữa bằng nước muối sinh lý, rồi bôi thuốc sát khuẩn lên da bé 2 lần/ngày.

Lưu ý: 

  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc sát khuẩn.
  • Không dùng thuốc sát khuẩn trong thời gian dài (quá 10 ngày) vì có thể để lại tác dụng phụ khiến bé buồn nôn, đau đầu… 

3.3. Dưỡng ẩm cho vùng da bị chàm sữa

Bôi kem dưỡng ẩm để da bé luôn mềm mịn.
Bôi kem dưỡng ẩm để da bé luôn mềm mịn.

Bé dễ bị khô da trong giai đoạn chàm sữa, đặc biệt ở giai đoạn 4,5. Do đó, mẹ cần sử dụng thêm các loại kem bôi dưỡng ẩm, tăng cường sức đề kháng để da bé chống lại các tác nhân gây hăm tốt hơn. 

Các loại kem dưỡng ẩm chứa nhiều acid hyaluronic, vitamin A, E, D, ceramide… phù hợp cho da bé khi bị chàm sữa mà mẹ có thể tham khảo là: Cetaphil, Aveeno Baby, Eucerin…

Cách sử dụng: Mẹ bôi lớp kem mỏng lên vùng da bị chàm sữa vào buổi sáng sau khi rửa mặt sạch cho bé và buổi chiều sau khi bé tắm xong.

3.4. Dùng thuốc

Dùng thuốc điều trị chàm sữa có tác dụng nhanh, tuy nhiên thuốc tiềm ẩn các tác dụng phụ, có thể gây nguy hiểm khi mẹ dùng sai cách. Do đó,  sử dụng thuốc cho bé, mẹ cần chú ý những vấn đề dưới đây:

3.4.1. Trường hợp cân nhắc dùng thuốc

Khi chàm sữa bị chảy nước, xuất hiện những vết thương hở, có dấu hiệu viêm nhiễm nặng, mẹ nên đưa bé đi khám và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

3.4.2. Các loại thuốc thường dùng khi bé bị chàm sữa 

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định 3 loại thuốc gồm nhóm thuốc Corticosteroid, nhóm thuốc kháng Histamin, kháng sinh khi bé bị chàm sữa nặng. 

Nhóm thuốc Tác dụng Lưu ý khi dùng
Nhóm thuốc Corticosteroid

(Gợi ý loại thuốc: hydrocortisone 1% hoặc 2.5%)

Chống viêm, chống dị ứng, khắc phục triệu chứng viêm ngứa nhanh chóng. Thuốc Corticosteroid không được dùng trong thời gian dài (khoảng 14 ngày) vì có thể mang lại nhiều tác dụng phụ: giảm sắc tố da, teo da, ảnh hưởng đến chuyển hóa và nội tiết tố trong cơ thể…
Nhóm thuốc kháng Histamin (Gợi ý loại thuốc: Clorpheniramin) Hạn chế phản ứng dị ứng như sưng, ngứa…  Thuốc kháng Histamin chỉ phù hợp cho bé từ 2 tuổi trở lên.
Kháng sinh (Gợi ý loại thuốc: mupirocin 2%, acid fusidic) Ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, phát triển gây viêm nhiễm.  Sử dụng theo đúng hướng dẫn theo chỉ định của Bác sĩ. 

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc quá liều hoặc không đúng thời điểm có thể mang lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của bé trong thời gian dài. Do đó, bố mẹ không được tự ý dùng các loại thuốc trên mà nên cho bé đi khám tại cơ sở y tế uy tín và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

>>>>>> <<<<<

3.4.3. Lưu ý chung khi dùng thuốc trị chàm sữa cho bé

Trong quá trình dùng thuốc trị chàm sữa cho bé, mẹ lưu ý những vấn đề sau:

  • Mẹ đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để trực tiếp khám và nhận được tư vấn tốt nhất. Mẹ cần thông báo với bác sĩ những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng bé đang dùng để có cân nhắc phù hợp. 
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đối tượng và thời gian theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Mẹ ưu tiên dùng thuốc bôi ngoài da để tránh tối đa tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức đề kháng của con.
  • Sau khi dùng hết liệu trình, nếu bệnh chàm sữa vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ tuyệt đối không tự ý cho bé dùng thêm thuốc mà phải đưa bé đến bác sĩ để tái khám.
Điều trị cho trẻ sơ sinh bị chàm sữa
Mẹ đưa bé đi khám và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

4. Mẹo chăm sóc bé giúp chàm sữa nhanh biến mất

Bên cạnh việc điều trị, một số mẹo chăm sóc bé dưới đây cũng góp phần khiến chàm sữa nhanh biến mất hơn.

4.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp cải thiện bệnh chàm sữa. Do đó, mẹ nên thay đổi chế độ ăn như sau:

  • Đối với bé:
    • Nên ăn: Thực đơn hàng ngày của bé cần cung cấp đủ vitamin và khoáng chất giúp làn da khỏe mạnh, nhanh phục hồi. Đặc biệt, bé bị chàm sữa thường thiếu sắt. Do đó, mẹ cho bé ăn nhiều thịt đỏ, rau xanh, các loại đậu… để bổ sung thêm sắt.
    • Kiêng ăn: Một số loại thực phẩm chứa nhiều hoạt chất histamin khiến chàm sữa nặng hơn bao gồm: sô cô la, chanh, cam, cà chua,… Ngoài ra, mẹ nên tránh những món ăn dễ gây kích ứng ở trẻ như đậu phộng, sữa, trứng, hải sản,…
  • Đối với mẹ đang cho con bú: Mẹ ăn gì bé sẽ hấp thu dinh dưỡng như vậy, do đó mẹ cần lưu ý: 
    • Nên ăn: Mẹ dùng thịt lợn nạc, thịt gà vì đây là những thực phẩm chứa chất đạm lành mạnh. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, thực phẩm giàu magie như chuối, bơ, đậu trắng, yến mạch… để cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất giúp vết chàm sữa mau lành hơn.
    • Kiêng ăn: Mẹ nên hạn chế sữa, đậu phộng, hải sản, thịt bò, nội tạng động vật… vì các thực phẩm này có khả năng làm tăng phản ứng dị ứng, khiến tình trạng viêm, lở loét trên da bé kéo dài và nặng nề hơn.
Mẹ hạn chế ăn hải sản khi bé bị chàm sữa
Mẹ hạn chế ăn hải sản vì đây là thực phẩm khiến các triệu chứng của chàm sữa trên da bé diễn biến nặng hơn.

4.2. Hạn chế bé gãi/chạm lên vết chàm khi ngứa

Bé gãi, chạm vào vết chàm sữa gây xước da, làm vỡ mụn nước, tạo thành vết thương hở dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, móng tay bé là nơi chứa nhiều vi khuẩn, bé sờ gãi vào làm vết chàm sữa viêm nặng hơn. 

Do đó, mẹ hạn chế cho bé gãi, chạm vào vết chàm, cắt móng tay sạch sẽ hoặc đeo bao tay cho con. Điều này giúp vết chàm không bị tổn thương nặng nề và nhanh khỏi hơn. 

Mẹ nên cắt móng tay trẻ thường xuyên
Mẹ cắt móng tay và vệ sinh tay bé thường xuyên.
>>>>>> <<<<<

4.3. Mặc quần áo mềm, thoáng cho trẻ

Mẹ mặc cho bé quần áo thoáng, dễ thấm mồ hôi, ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông. Điều này hạn chế việc tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn trên da bé, tránh tình trạng viêm ngứa phát triển nặng hơn. Quần áo mềm mại, rộng rãi hạn chế được tình trạng gây cọ xát làm tổn thương vết chàm của bé. 

Quần áo phù hợp cho bé bị chàm sữa thường được làm từ sợi tre hữu cơ, bông hữu cơ. Mẹ nên lau người, thay quần áo thường xuyên để da bé luôn khô thoáng.

4.4.  Tránh các tác nhân có thể gây ngứa ở môi trường xung quanh bé

Như đã nói ở trên, bụi bẩn, lông thú cưng, phấn hoa, đồ chơi chưa được làm sạch… có thể là tác nhân khiến bệnh chàm sữa bùng phát và trở nên nặng hơn. Do đó, mẹ thường xuyên lau dọn đồ chơi, sàn nhà, vật dụng xung quanh khu vui chơi để hạn chế tình trạng kích ứng trên da bé.

Mẹ nên dọn không gian thường xuyên cho bé
Mẹ lau dọn nhà cửa thường xuyên để loại bỏ những tác nhân gây kích ứng da bé.

Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi “Chàm sữa có tự khỏi không?” và đưa ra những phương pháp giúp khắc phục bệnh lý hiệu quả, nhanh chóng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh chàm sữa hoặc mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm nước tắm thảo dược Dr.Papie, mẹ liên hệ ngay tới số hotline 0988.229.672 để được hỗ trợ sớm nhất.

30 thoughts on “Chàm sữa có tự khỏi không? Làm thế nào khi bé bị chàm sữa lâu khỏi?

  1. Avatar
    Ngọc Nhi says:

    Chàm sữa thật sự rất nguy hiểm. Trước bé bị mình cho bé dùng nước tắm thảo dược Dr.papie an toàn, chỉ 5-7 hôm là khỏi chàm sữa

  2. Avatar
    Nhung nguyên says:

    Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ bài viết,bé nhà e kg có bị chàm sữa nhưng lại hay nổi rôm sảy,dùng nước tắm Drpapie có hết kg ạ và dùng bao lâu thì hết ạ

    • Avatar
      Maidungquynh says:

      Đọc bài chia sẻ của dược sĩ mới hiểu bệnh chàm sữa chúng ta ko nên chủ quan và cần vệ sinh và chăm sóc con luôn sạch sẽ.

  3. Avatar
    Lệ says:

    Trước con mình cũng hay bị mụn nhọt,rôm sẩy, mẩn ngứa , đi khám bs khuyên nên dùng nc tắm thảo dược Dr Papie tắm hàng ngày cho con, sau 1 tuần thấy da con bớt mụn, bớt rôm hẳn đó mom

  4. Avatar
    Tuyền says:

    Có phải mình hay tắm nước tắm thảo dược Dr papie mà bé nhà mình ko bị chàm sữa ko các mon nhỉ, em thấy đa bé sạch sẻ thơm tho lắm nè

  5. Avatar
    Hay Nguyễn says:

    Thật may là mình được bà chị giới thiệu cho nước tắm dr. Papie, mình dùng cho con nên da sạch và mịn lắm.

  6. Avatar
    An vương says:

    Bé nhà mình trước cũng từng bị chàm sữa nhưng từ khi mình dùng nước tắm thảo dược drpapie tắm cho con thì thấy con ko bị chàm sữa nữa ạ,từ đó mình luôn tin dùng sản phẩm của drpapie ạ

Comments are closed.

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook