Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Vì sao trẻ sơ sinh hay bị chàm sữa?

5/5 - (6 bình chọn)

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là căn bệnh ngoài da phổ biến khiến nhiều mẹ lo lắng. Khi bé bị chàm sữa mẹ cần lưu ý những gì? Chăm sóc thế nào để bé nhanh khỏi, không để lại sẹo? Mẹ theo dõi tư vấn của chuyên gia Dr.Papie trong bài dưới đây để hiểu rõ nhé!

chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Chàm sữa là căn bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh.

1. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Chàm sữa là bệnh viêm da mãn tính, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi và có thể tự khỏi khi bé 2 tuổi. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc không đúng cách, bé có thể bị chàm lâu hơn và khó điều trị dứt điểm.

Dựa vào biểu hiện mà người ta chia chàm sữa thành 3 mức độ:

  • Thể cấp tính: Da có nhiều mụn nước màu hồng, tiết dịch nhiều. Mụn nước dễ vỡ vỡ ra và gây phù nề.
  • Thể bán cấp: Mụn nước tiết dịch ít hơn, da đỏ ít hơn và không có dấu hiệu phù nề.
  • Thể mạn tính: Da khô ráp, tổn thương trên vùng rộng, có thể dày sừng, liken hóa.

2. Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị chàm sữa

Vết chàm sữa thường xuất hiện ở trên mặt, hai bên má, có thể lan xuống tay chân hoặc toàn thân với biểu hiện như: Mụn nước chứa dịch trong mọc trên nền da hồng, sần sùi kèm theo vảy bong tróc. Trẻ luôn cảm thấy ngứa ngáy, tự ý gãy hoặc chạm vào mặt, khó chịu dẫn đến quấy khóc nhiều hơn, chán ăn.

Dưới đây là 5 giai đoạn của bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh:

Giai đoạn Biểu hiện Hình ảnh
Giai đoạn 1 – Tấy đỏ Mẩn đỏ, nốt sần thường xuất hiện ở trên mặt, hai bên má. Bé bắt đầu cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, hay gãi hoặc dụi mặt vào gối. Tấy đỏ chàm sữa
Giai đoạn 2 – Nổi mụn nước Mụn nước nhỏ li ti, chứa dịch trong, nông, mọc chi chít thành mảng. Nổi mụn nước chàm sữa
Giai đoạn 3 – Chảy nước Mụn nước vỡ để lại vết thương hở dễ viêm, nhiễm trùng. Trong giai đoạn này, bé ngứa ít hơn nhưng lại bị đau rát, khó chịu. Chảy nước chàm sữa
Giai đoạn 4 – Tạo da nhẵn Vết chàm sữa khô lại, bong ra và tạo lớp da bé mỏng nhẵn, dễ trầy xước, nhiễm khuẩn. Trong giai đoạn này, bé luôn thấy ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc. Tạo da nhẵn chàm sữa
Giai đoạn 5 – Bong vảy da Da non bong tróc thành từng mảng hoặc vảy vụn, vùng da bị chàm trở nên đậm màu hơn, có thể để lại sẹo. Bong vảy da chàm sữa

Bệnh chàm sữa dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh ngoài da khác:

  • Bệnh vảy trắng: Da bị giảm sắc tố, chuyển sang màu trắng kèm theo nhiều vảy mịn. Bệnh thường xuất hiện ở má, tay hoặc nửa thân người trên.
  • Bệnh chốc: Mụn hoặc bóng nước nổi trên da chuyển dần thành mụn mủ. Sau đó, chúng vỡ ra, khô lại, đóng vảy dày và có màu vàng.
  • Bệnh nổi mề đay: Nốt sần, sưng tấy, phù, mẩn đỏ với vùng trung tâm màu trắng mọc thành từng đám hoặc rải rác. Da trẻ nóng rát, châm chích.
  • Rôm sảy: Mụn nước mọc nhiều ở vùng da bị ẩm, nóng, gây ngứa, mọc nhiều khi thời tiết nóng và giảm dần lúc dịu mát.
Biểu hiện trẻ bị rôm sảy
Rôm sảy thường bị nhầm lẫn với bệnh chàm sữa.

3. Nguyên nhân bệnh chàm sữa ở trẻ

Nguyên nhân của chàm sữa chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã đưa ra những yếu tố nguy cơ khiến bệnh khởi phát và trở nên nặng hơn, bao gồm:

  • Tác nhân từ môi trường: Bụi bẩn, phấn hoa, lông thú cưng, nước lau sàn… có thể kích ứng da bé, là nguyên nhân dẫn đến chàm sữa.
  • Yếu tố di truyền: Bố mẹ có tiền sử mắc các bệnh như: hen, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, dị ứng thời tiết, hải sản, lupus ban đỏ hệ thống… có thể di truyền cho bé những gen bệnh này. 
  • Dị ứng thức ăn: Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, có thể bị dị ứng với nhiều chất trong thực đơn hằng ngày như: sữa, trứng, thịt bò, lạc, hải sản, hạnh nhân, óc chó…
  • Dị ứng thời tiết: Khả năng thích ứng của trẻ vẫn còn hạn chế. Do đó, khi thay đổi thời tiết, nhiệt độ đột ngột, cơ thể chưa kịp làm quen, bị kích ứng da dẫn đến bệnh chàm sữa.

chàm sữa ở trẻ sơ sinh

4. Bé bị chàm sữa bao lâu thì khỏi?

Như đã nói ở trên, chàm sữa thường tự khỏi khi bé được 2 tuổi. Nếu trẻ có sức đề kháng tốt, được chăm sóc đúng cách, các triệu chứng của bệnh có thể biến mất sau 7 – 10 ngày. 

Tuy nhiên, nếu sức đề kháng của trẻ kém hoặc mẹ chăm sóc không đúng cách khiến vết chàm sữa bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm, da tổn thương nặng nề thì bệnh có thể kéo dài 2 – 3 tuần, thậm chí là lâu hơn. Trong một số trường hợp, trẻ trên 10 tuổi vẫn bị chàm sữa.

Vì vậy, khi có những triệu chứng nghi ngờ đầu tiên, mẹ chú ý chăm sóc đúng cách và áp dụng liệu pháp điều trị phù hợp để bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

5. Điều trị cho trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Khi thấy trẻ nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu, nghi ngờ bị chàm sữa, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để khám trong thời gian sớm nhất. Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp.

Điều trị cho trẻ sơ sinh bị chàm sữa
Bác sĩ khám cho bé và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp để khắc phục chàm sữa nhanh chóng.

Với mỗi mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc đặc trị riêng cho trẻ. Mẹ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả nhanh chóng, tránh tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Mẹ có thể xem chi tiết các các điều trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh tại đây.

Đặc biệt, mẹ không áp dụng phương pháp nấu nước lá tắm cho trẻ nếu muốn con khỏi chàm sữa nhanh bởi cách này tồn tại nhiều nhược điểm:

  • Không an toàn tuyệt đối: Dược liệu dùng để nấu nước tắm có thể chứa nhiều thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật, bụi bẩn, vi khuẩn, nấm không được làm sạch hoàn toàn gây độc da bé. Ngoài ra, cặn nguyên liệu không được lọc kỹ có thể làm xước da con, vỡ mụn nước, đọng lại ở những vết lở loét gây nhiễm trùng, tổn thương nặng hơn.
  • Tác dụng chậm: Phương pháp này thường chỉ dùng một loại dược liệu nên tác dụng chậm, phù hợp khi chàm sữa ở giai đoạn nhẹ, hầu như không mang lại hiệu quả khi có vết thương hở hoặc viêm loét nặng.

Lưu ý: Trong quá trình điều trị chàm sữa, mẹ chú ý những vấn đề sau:

  • Không dùng kháng sinh liều cao cho trẻ: Mẹ chỉ dùng kháng sinh liều cao điều trị chàm sữa cho bé khi được bác sĩ kê đơn, chủ yếu là trong trường hợp bội nhiễm. Nếu lạm dụng, bé có thể mắc nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy gan, thận, sốc phản vệ, suy giảm hệ miễn dịch…
  • Đối với các vết sang thương nổi đỏ hay tiết dịch: Mẹ dùng dung dịch sát khuẩn 2 lần/ngày lên vết chàm để loại bỏ vi khuẩn, nấm, ngăn ngừa viêm nhiễm nặng hơn.
  • Trường hợp sang thương đỏ da, khô da và tróc vảy: Mẹ có thể bôi thuốc corticosteroid nồng độ thấp theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ để điều trị nhanh chóng tình trạng viêm ngứa.
  • Không dùng corticosteroid với hàm lượng cao: Corticosteroid hàm lượng cao mang lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như teo da, mất màu da, suy tuyến thận…
Mẹ cho bé uống thuốc trị chàm sữa theo chỉ định của bác sĩ
Mẹ cho trẻ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ để mang lại hiệu quả cao, tránh tác dụng phụ nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

Xem thêm:

6. Mẹo giúp bé nhanh khỏi chàm sữa tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách góp phần giúp các vết chàm sữa mau lành hơn. Dưới đây là một số mẹo chăm con cực kì đơn giản cho mẹ!

6.1. Chế độ ăn uống cho mẹ giúp phòng tránh bệnh chàm sữa ở trẻ

Đối với trẻ sơ sinh còn bú mẹ, thức ăn mẹ tiêu thụ sẽ được chuyển hóa, đi vào sữa. Bởi vậy, mẹ ăn gì, con sẽ được bú nấy, do đó mẹ cần chú ý dinh dưỡng như sau để giúp trẻ sơ sinh bị chàm sữa nhanh khỏi hơn.

  • Thực phẩm mẹ nên ăn: Thực phẩm chứa chất đạm lành mạnh như: thịt lợn, thịt gà…, rau xanh, hoa quả nhiều vitamin, thực phẩm giàu magie như: bơ, chuối, yến mạch… để cung cấp đủ dưỡng chất giúp vết chạm giảm viêm nhiễm, lở loét, mau lành hơn.
  • Thực phẩm mẹ không nên ăn: Thực phẩm cay nóng, món ăn dễ gây dị ứng như hải sản, đậu lạc, nội tạng động vật… vì chúng có thể làm bé ngứa ngáy, khó chịu hơn khi bú sữa mẹ. 
chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Mẹ hạn chế đồ tanh như tôm, cua, cá… để trẻ sơ sinh bú sữa mẹ không bị kích ứng.

6.2. Chú ý khi tắm cho trẻ bị chàm sữa

Quá trình tắm rửa, vệ sinh da trẻ khi bị chàm sữa cần thực hiện cẩn thận: 

  • Mẹ không nên tắm cho con quá quá lâu và quá nhiều lần trong ngày vì đây là một trong những nguyên nhân khiến da trẻ khô, bong tróc nhiều hơn.
  • Nhiệt độ nước tắm phù hợp cho trẻ nằm trong khoảng 35 – 38 độ C hạn chế khô da, tránh tình trạng bong tróc, ngứa ngáy.
  • Mẹ hạn chế sử dụng sữa tắm nhiều hóa chất vì chúng dễ gây kích ứng khiến triệu chứng viêm ngứa, lở loét trở nên nặng hơn. Thay vào đó, mẹ dùng nước tắm thảo dược vừa an toàn cho da trẻ, vừa làm sạch dịu nhẹ và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp vết chàm mau phục hồi. 
chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Mẹ tắm rửa cho trẻ sơ sinh thật cẩn thận khi bị chàm sữa.

Một trong những sản phẩm được chuyên gia nhi và nhiều mẹ tin dùng nhất là nước tắm thảo dược Dr.Papie. Dr.Papie là sự kết hợp hài hòa của 9 dược liệu thiên nhiên, không chứa xà phòng, chất tạo bọt nên vô cùng an toàn khi sử dụng trên làn da nhạy cảm của bé. Những nguyên liệu như: trà shan tuyết, trầu không, mướp đắng, sài đất… chứa nhiều hoạt chất chống viêm tự nhiên giúp khắc phục viêm ngứa, nhiễm khuẩn nhanh chóng.

Bên cạnh đó, Dr.Papie còn chứa nhiều vitamin, dưỡng chất cấp ẩm nuôi dưỡng và tăng cường cơ chế bảo vệ tự nhiên của làn da. Từ đó, các triệu chứng của chàm sữa thuyên giảm nhanh chóng.

Nước tắm thảo dược Dr. Papie
Nước tắm thảo dược Dr.Papie hỗ trợ điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả.

6.3. Các lưu ý khác

Một số lưu ý khác khi chăm sóc bé bị chàm sữa:

  • Chú ý khi chọn quần áo: Mẹ ưu tiên chọn quần áo với chất liệu cotton, mềm mại, thoáng mát, dễ thấm mồ hôi, hạn chế tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn. Đồng thời, quần áo cần rộng rãi, thoải mái, không bó sát người bé, tránh cọ xát làm tổn thương da bé. Từ đó, các vết chàm ít tổn thương, không bị nhiễm trùng nặng và nhanh lành hơn.
  • Bôi kem dưỡng ẩm: Mẹ bôi một lớp mỏng kem dưỡng ẩm lên da bé 2 lần/ngày để khắc phục khô da và tình trạng bong tróc. Tuy nhiên, không nên bôi kem dưỡng ẩm vào vết thương hở hoặc lở loét để tránh tổn thương da nặng hơn.
chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Mẹ bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ khi bị chàm sữa.

7. Cách phòng tránh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số điều cần làm và cần tránh để phòng ngừa chàm sữa ở trẻ sơ sinh:

Điều nên làm  Điều nên tránh
Chú ý chế độ dinh dưỡng:
  • Duy trì sữa mẹ lâu nhất có thể vì bé có nguy cơ bị dị ứng với sữa ngoài.
  • Chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ từ 6 tháng tuổi trở đi bởi lúc này hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé đã hoàn chỉnh, hạn chế kích ứng da.
  • Tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, đậu phộng, sữa…
Giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ
  • Tắm sạch sẽ và thay quần áo cho trẻ hằng ngày.
  • Lau khô mồ hôi và thay quần áo ngay sau khi trẻ vui chơi, hoạt động.
  • Không cho trẻ tắm quá lâu với xà phòng hoặc sữa tắm vì chúng thường làm khô và có thế kích ứng da.
  •  Tránh mặc các loại quần áo quá bó sát, chất liệu len, sợi tổng hợp thô cứng dễ làm xước da, bí mồ hôi, tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn.
Chú ý môi trường xung quanh
  • Vệ sinh nhà cửa, nơi ngủ của trẻ hàng ngày để hạn chế những tác nhân gây kích ứng từ môi trường như bụi bẩn, phấn hoa, côn trùng…
  • Nơi ở của bé cần thông thoáng với độ ẩm cần thiết. 
  • Thay đổi nhiệt độ phòng quá nhanh khiến cơ thể bé không kịp thích ứng.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng như chó, mèo vì lông vật nuôi là một trong những nguyên nhân gây dị ứng dẫn đến chàm sữa.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường mang lại cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khiến trẻ biếng ăn và ngủ không ngon. Do đó, mẹ nên trị bệnh  cho trẻ trong thời gian sớm nhất với phương pháp hợp lý.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh hoặc mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm nước tắm thảo dược Dr.Papie, mẹ vui lòng liên hệ ngay tới số hotline 0988.229.672 để được hỗ trợ sớm nhất.

9 thoughts on “Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Vì sao trẻ sơ sinh hay bị chàm sữa?

  1. Avatar
    Băng ngọc says:

    Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ bài viết. Bé nhà mình trước cũng bị mình đã mua nước tắm drpapie mình dùng thường xuyên cho con và giờ còn đã hết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook