Chàm sữa ở lông mày là tình trạng nhiều bé gặp phải khiến vùng da đỏ ửng nổi mụn, đồng thời là vị trí gần mắt nên tiềm ẩn nguy hiểm cao. Mẹ tham khảo bài viết sau đây để hiểu về chàm sữa ở lông mày có nguy hiểm không và tìm được phương pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm:
- Bé bị chàm sữa ở mặt cần xử trí thế nào
- Chàm sữa ở tay bé, mẹ chớ nên chủ quan
- Bé bị chàm sữa quanh miệng phải làm sao
1. Hiểu về tình trạng trẻ bị chàm sữa ở lông mày
Để thực sự biết trẻ có đang bị chàm sữa ở lông mày không hay đang gặp vấn đề khác và tìm được hướng điều trị phù hợp, mẹ theo dõi ngay sau đây:
1.1. Biểu hiện chàm sữa ở lông mày
Các biểu hiện của chàm sữa ở lông mày phụ thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa của tùy bé, nhưng dấu hiệu cơ bản bé sẽ có là:
- Xuất hiện đám mẩn đỏ ở một vị trí nhỏ hoặc bao quanh toàn bộ lông mày.
- Trên vùng da bị đỏ có thể xuất hiện các nốt mụn li ti nhỏ bên trong chứa dịch từ trắng trong đến vàng nhạt. Nếu bé da khô, có dấu hiệu nứt da, rỉ nước đóng vảy khô, tróc vảy.
- Bé có biểu hiện bị ngứa hay gãi ở vùng lông mày, đặc biệt vào ban đêm. Bị ngứa thường xuyên dẫn đến trẻ khó chịu, thậm chí quấy khóc thường xuyên.
- Da quanh lông mày có thể sưng nhẹ kèm đỏ ửng.
- Da bé trở nên yếu khô, dễ bị kích ứng thường xuyên đỏ.
Trong các biểu hiện trên, 3 dấu hiệu giúp mẹ khẳng định bé bị chàm sữa gần như chính xác nhất là: Da vùng lông mày ửng đỏ lên, trên vùng da xuất hiện nốt mụn nước li ti và trẻ có biểu hiện ngứa hay gãi lông mày.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Chàm sữa ở lông mày là 1 dạng bệnh của chàm. Vì vậy, bé bị bệnh này có thể do 2 nguyên nhân chính là di truyền hoặc do cơ địa dị ứng:
- Do di truyền: Khi bố mẹ có tiền sử mắc các bệnh dị ứng như viêm da cơ địa, hen suyễn,… trẻ sinh ra có nguy cơ mắc chàm sữa đến 40 – 80%.
- Do cơ địa: Những bé có cơ địa dị ứng thường xuyên mắc bệnh ngoài da có chứa gen khiến lớp da ngoài cùng yếu hơn trở nên khô, nứt nẻ,… Bởi vậy chúng dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài gây chàm sữa ở lông mày.
Bên cạnh 2 nguyên nhân chính, một số yếu tố nguy cơ làm tăng cao khả năng trẻ bị mắc chàm sữa ở lông mày là:
- Da lông mày của bé nhạy cảm: Phần lông mày có nhiều lông nên khó vệ sinh sạch dễ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
- Thời tiết: Vào mùa đông, không khí khô và độ ẩm thấp khiến da trẻ bị khô, nứt nẻ tạo điều kiện cho xi khuẩn gây chàm xâm nhập vào.
- Yếu tố gây kích ứng: Các tác nhân như bụi bẩn, phấn hoa, lông thú cưng,… bám vào lông mày trẻ, gây kích ứng từ đó dẫn đến chàm sữa.
- Da bé bị kích ứng với chất liệu mũ đội đầu: Khi bé đội mũ, phần vành mũ sẽ tiếp xúc lâu với vùng da lông mày gây bí bách, nếu chất liệu thô ráp cọ xát vào da bé khiến trẻ dễ bị chàm hơn.
1.3. Mức độ nguy hiểm
Chàm sữa ở lông mày nếu được điều trị kịp thời thì không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và không để lại biến chứng. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp do cơ địa nhạy cảm hoặc do mẹ chăm sóc sai cách làm chàm sẽ bị bội nhiễm, gây lở loét và để lại sẹo về sau.
Với từng giai đoạn của chàm sữa cũng có mức độ nguy hiểm khác nhau, cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1: Tấy đỏ – chưa nguy hiểm: Vùng da quanh lông mày ửng đỏ ngứa, có thể mụn li ti trắng nhỏ.
- Giai đoạn 2: Nổi mụn nước – tiềm ẩn nguy hiểm: Các mụn nước nổi rõ trên da xung quanh lông mày, bên trong mụn nước chứa dịch trong suốt, gây ngứa mạnh cho trẻ.
- Giai đoạn 3: Chảy nước – Nguy hiểm: Các mụn nước bị vỡ do tác động bên ngoài hoặc bé gãi tạo thành các vết thương hở nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Giai đoạn 4: Da nhẵn – không nguy hiểm: Sau khi mụn nước vỡ, da bắt đầu đóng vảy và cứng lại. Lớp vảy bong để ra một lớp da mỏng, nhẵn bỏng.
- Giai đoạn : Da bong vảy – không nguy hiểm: Lớp da non hình thành bên dưới, khiến lớp da trên bong tróc thành từng mảng to hoặc đám vụn nhỏ.
2. 7 cách điều trị chàm sữa ở lông mày cho bé
Khi bé bị chàm sữa ở lông mày thì nguyên tắc xử lý là làm sạch vùng da bị chàm, dưỡng ẩm, ngăn nhiễm khuẩn, giảm ngứa, chống viêm và bảo vệ da khỏi các yếu tố gây tăng nguy cơ bị chàm sữa ở lông mày khiến tình trạng nặng hơn.
2.1. Làm sạch lông mày của bé bằng cách rửa mặt với nước tắm thảo dược
Vùng lông mày với đặc điểm lông rậm, dễ bị bụi bẩn, vi khuẩn bám vào để phát triển. Bởi vậy, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ da ở đây tránh vi khuẩn bám lâu có thể dẫn đến nhiễm trùng khi trẻ đang bị chàm sữa. Mẹ có thể dùng nước trắng, nước lá hoặc nước tắm thảo dược để vệ sinh cho bé, trong đó nước tắm thảo dược vẫn là ưu tiên hàng đầu vì đem lại nhiều tác dụng đồng thời (làm sạch, kháng viêm,…), công nghệ chiết xuất hiện đại loại bỏ cặn lá an toàn với da trẻ.
Nếu băn khoăn không biết chọn loại nào, mẹ tham khảo nước tắm thảo dược Dr.PaPie được nhiều mẹ đánh giá tích cực sau sử dụng, chuyên gia nhi khuyên dùng và đã được giấy chứng của Sở Y Tế Hà Nội. Sản phẩm chứa tới 9 loại dược liệu: Sài đất, mướp đắng, trà Shan Tuyết,… giúp làm sạch hiệu quả đồng thời kháng khuẩn kháng viêm, giảm viêm nhiễm, cải thiện tình trạng chàm sữa ở lông mày.
Cách dùng nước tắm thảo dược để rửa mặt cho bé bị chàm sữa ở lông mày:
- Cách 1: Mẹ lấy nước tắm chấm trực tiếp lên vết chàm để giảm ngứa, giảm sưng đau rát da chàm sữa gây ra.
- Cách 2: Mẹ pha nước tắm theo tỷ lệ 2,5 ml với 5l nước (theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì) và lau mặt, đặc biệt vùng lông mày nhẹ nhàng cho trẻ.
2.2. Dưỡng ẩm cho phần da ở lông mày
Khi bị chàm, da trẻ rất khô và dễ bong tróc, nứt nẻ. Mẹ nên dùng kem dưỡng ẩm từ sớm (giai đoạn 1) cho bé giúp: cung cấp độ ẩm cho da giúp da khỏe mạnh không còn nứt nẻ, chống lại các tác nhân xấu bên ngoài. Đồng thời kem còn tạo lớp màng bảo vệ cho da tránh vết chàm nặng hơn.
Một số kem dưỡng ẩm được chuyên gia nhi đánh giá cao: Kem Cetaphil, Dexeryl, Ceradan,…
Cách dùng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm sữa lông mày: Mẹ rửa sạch tay mình, mặt bé đặc biệt là vùng lông mày; lấy lượng kem vừa đủ theo hướng dẫn thoa nhẹ nhàng vùng lông mày bị chàm để kem hấp thụ hết, ngày sử dụng 2 lần sáng và tối.
Lưu ý: Mẹ bôi cẩn thận để tránh kem dây vào mắt gây cay mắt bé vì dễ mẩn đỏ kích ứng mắt trẻ.
2.3. Ngăn nguy cơ nhiễm khuẩn
Đây là nguyên tắc cơ bản khi mẹ chăm sóc trẻ bị chàm sữa, vì nhiễm khuẩn khiến điều trị chàm sữa lâu khỏi và để lại nhiều biến chứng xấu như sẹo, vết nhiễm trùng lan đến mắt,… Để vết chàm không nhiễm khuẩn, mẹ thực hiện các điều sau:
- Vệ sinh không gian sạch sẽ: Mẹ dọn nhà cửa thường xuyên, hạn chế cho bé tiếp xúc với chất có thể gây dị ứng như lông động vật, bụi bẩn,…
- Vệ sinh sạch sẽ vết chàm: Mẹ lau/rửa mặt trẻ thường xuyên bằng nước thảo dược chuyên dụng, không tự ý sử dụng các bài thuốc đắp lá dân gian.
- Không cho bé gãi: Mẹ cắt móng tay cho bé thường xuyên 2 lần/tuần, đeo bao tay cho trẻ dưới sáu tháng tuổi để tránh bé gãi tạo thành vết thương hở, nguy cơ nhiễm trùng cao.
2.4. Giảm ngứa
Khi bé bị chàm sữa lông mày sẽ gây ngứa dữ dội đặc biệt giai đoạn mụn nước và lên da non. Nếu bé gãi sẽ khiến mụn nước vỡ tạo thành các vết thương hở dễ bị vi khuẩn xâm nhập nguy cơ gây nhiễm trùng, đồng thời bé còn nhỏ có thể gãi vào mắt gây tổn thương mắt.
Bởi vậy mẹ cần làm các biện pháp để làm dịu cơn ngứa ở trẻ, kiểm soát việc trẻ gãi ngứa. Mẹ áp dụng một số cách sau: dùng khăn mát đắp lên vùng da ngứa của trẻ, xoa nhẹ vùng ngứa, bôi kem giảm ngứa,…kết hợp với việc cắt móng tay trẻ thường xuyên.
Một số thuốc giảm ngứa lành tính như: kem Hydrocortisone 1%, Eucerin,… Mẹ lưu ý vì vết chàm ở lông mày gần mắt nên khi lựa chọn kem bôi mẹ cần tham khảo tư vấn của bác sĩ và bôi tránh dây vào mắt.
2.5. Chống viêm
Mụn nước ở chàm sữa lông mày dễ bị vỡ, nguy cơ biến chứng viêm. Bởi vậy, mẹ cần có biện pháp để phòng chống viêm xảy ra, đồng thời dự phòng giúp tình trạng viêm không nặng.
Biện pháp được mẹ sử dụng nhiều nhất là sử dụng kem bôi có chứa corticoid (làm giảm các phản ứng viêm nhanh chóng) nhưng kem này chỉ dùng khi được sự kê đơn của bác sĩ vì tác dụng phụ với da trẻ (bong tróc, sưng đỏ) và sử dụng liều thấp trong thời gian ngắn từ 7 đến 14 ngày.
Thuốc được bác sĩ kê đơn: Eumovate (Clbetasone butyrate) dạng kem bôi tại chỗ,mẹ bôi ngày 1 đến 2 lần và dùng dưới 1 tuần.
2.6. Loại bỏ tác nhân gây tăng nguy cơ bé bị chàm sữa ở lông mày
Mẹ loại bỏ các tác nhân có thể gây dị ứng như đã kể ở trên giúp bé nhanh khỏi chàm sữa hơn. Một số mẹo nhỏ cho mẹ:
- Chọn lựa bột giặt, sữa tắm ưu tiên thành phần từ thiên nhiên để lành tính với da trẻ.
- Chọn lựa quần áo trẻ mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt như cotton.
- Mẹ dọn dẹp nhà cửa thường xuyên,, hạn chế cho động vật vào nhà khi bé đang bị chàm sữa.
2.7. Cho bé đi gặp bác sĩ
Khi mẹ thấy vùng da lông mày của trẻ có dấu hiệu: sưng nóng, mụn mưng mủ, lở loét, chảy máu, bé đi kèm sốt,… thì vết chàm đã bị nhiễm trùng chuyển nặng và mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để khám chữa kịp thời.
Trong trường hợp trên, nếu mẹ không đưa trẻ đi kịp thời nguy cơ vết chàm sẽ tiến triển thành nhiễm trùng huyết đe dọa sức khỏe trẻ. Đồng thời vị trí vết chàm lông mày gần mắt dễ ảnh hưởng xấu đến mắt của trẻ, đồng thời sẽ để lại sẹo trên da trẻ.
3. Chăm sóc bé bị chàm sữa ở lông mày cẩn thận
Khi bé bị chàm sữa ở lông mày mẹ cần có một số thay đổi trong việc chăm sóc sinh hoạt thường ngày cho bé. Mẹ lưu ý 4 nguyên tắc chăm sóc bé được chuyên gia chia sẻ sau:
- Kiểm soát việc bé gãi: Mẹ không để bé sờ lên lông mày khi ngứa, cắt móng tay sạch sẽ cho trẻ (1 tuần/lần) và đeo bao tay cho trẻ dưới 6 tháng tuổi (vào mùa đông). Việc này giúp mụn nước tránh bị vỡ, từ đó giảm nguy cơ gây nhiễm trùng vết chàm.
- Sử dụng mũ có khăn chống bụi: Khi bé ra ngoài, mẹ nên cho bé sử dụng mũ này và không để vành mũ chạm vào vùng da bị chàm ở lông mày. Việc này giúp bụi bẩn, vi khuẩn ngoài không khí không bám lại trên mặt trẻ đặc biệt vùng lông mày. Mẹ chọn khăn chống bụi có vùng khăn to rộng che đủ mặt trẻ, vành mũ cao và chất liệu mũ khăn mềm mại, không quá thô ráp.
- Chú ý chế độ ăn uống: Mẹ bổ sung vào thực đơn của trẻ nhiều rau xanh, hoa quả,…để bổ sung vitamin giúp tăng cường đề kháng. Hạn chế đồ cay nóng, thực phẩm dễ gây dị ứng như lạc, hải sản,… Nếu bé đang bú mẹ, mẹ chủ động bổ sung những món này vào thực đơn nhé.
- Vệ sinh không gian sống: Mẹ vệ sinh sạch sẽ chăn gối, giường bé nằm và không gian bé chơi ngủ nghỉ giúp không khí lưu thông, hạn chế bụi bẩn. Mẹ dọn nhà mỗi ngày và giặt đồ tiếp xúc với mặt bé chăn, mềm, mũ,… 2 lần/tuần.
Chàm sữa ở lông mày không gây nguy hiểm đến sức khỏe trẻ, nhưng mẹ cần chú ý chăm sóc từ sớm để giúp bé nhanh khỏi, rút ngắn thời gian điều trị. Nếu mẹ còn thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ hotline 0988.229.672 để nhận được sự tư vấn kịp thời từ đội ngũ chuyên gia của Dr.Papie nhé!
Thông tin hữu ích, cám ơn dược sỹ đã chia sẻ