Rôm sảy có mủ nguy hiểm không – Nguyên nhân và hướng xử lý 

5/5 - (5 bình chọn)

Rôm sảy có mủ là dấu hiệu của rôm sảy nặng. Mẹ lo lắng không biết tình trạng này có nguy hiểm không? Cách chăm sóc thế nào để bé nhanh khỏi? Đọc ngay tư vấn của chuyên gia Dr.Papie để hiểu rõ hơn nhé!

Rôm sảy có mủ
Rôm sảy trở nặng sinh ra mụn mủ, dễ gây nhiễm trùng da bé nếu không xử lý kịp thời.

1. Vì sao xuất hiện tình trạng rôm sảy có mủ?

Rôm sảy là tình trạng viêm da, trên da nổi ban, nốt sần màu trắng, đỏ li ti lan rộng trên da, đặc biệt là vùng da nếp gấp (gáy, nách, bẹn, đùi…), gây ngứa ngáy, khó chịu. Nguyên nhân là do mồ hôi tiết nhiều cùng với vi khuẩn trên da dễ gây bít tắc lỗ chân lông, gây viêm da, nổi mẩn. Tình trạng này thường gặp nhất vào mùa hè ở trẻ nhỏ do tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện.

Rôm sảy có mủ xảy ra khi da bé bị viêm nhiễm, có thể do các nguyên nhân như:

  • Rôm sảy trở nặng: Một số chất xà phòng, chất tẩy trong nước tắm gội hằng ngày gây bào mòn, kích ứng da, đặc biệt là vùng da bị rôm dễ tổn thương, khiến rôm sảy viêm nặng hơn, mưng mủ. Ngoài ra, khi tắm gội, mẹ chà xát vào vết rôm quá mạnh, mụn nước vỡ ra, vi sinh vật xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng, tạo mủ.
  • Đóng tã, mặc quần áo cứng khi bé bị rôm sảy: Quần áo, tã cứng cọ xát nhiều với vùng da bị rôm sẽ gây trầy xước, vỡ mụn, dễ gây nhiễm trùng, mưng mủ.
  • Xử lý rôm không đúng cách: Khi bé bị rôm sảy, nếu mẹ chăm sóc sai cách như: Lạm dụng phấn rôm, bôi thuốc mỡ tra mắt, mỡ trăn… sẽ khiến bé bị rôm sảy nặng hơn, gây viêm nhiễm, mưng mủ trên da.
Rôm sảy nặng có mủ
Môi trường ô nhiễm, nóng bức, vệ sinh da chưa đúng cách… dễ gây rôm sảy có mủ ở trẻ.

Mẹ nhận biết rôm sảy mưng mủ của bé qua các biểu hiện như sau:

  • Vùng da bị rôm nổi lên các nốt đỏ, nốt mủ, có thể có lông mọc ở giữa.
  • Mụn mủ sưng to, vỡ ra, chảy dịch trắng, mủ có màu xanh hơi vàng.
  • Bé khó chịu, đau rát, quấy khóc, cáu kỉnh, bỏ bữa, khó ngủ.

2. Vết rôm mưng mủ nguy hiểm không?

Rôm sảy khi đã mưng mủ dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu mẹ không xử lý kịp thời, đúng cách. Mẹ theo dõi thông tin về 4 loại rôm sảy trong bảng dưới đây để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của rôm sảy có mủ.

Dạng rôm sảy Biểu hiện Hình ảnh
Rôm sảy kết tinh
  • Là dạng nhẹ nhất, thường gặp.
  • Mụn nước, bọng nước nhỏ dễ vỡ.
  • Không đau, không ngứa
Rôm sảy kết tinh
Rôm sảy đỏ
  • Tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh.
  • Ban đầu, các mụn đỏ xuất hiện, gây ngứa, trẻ gãi làm mụn vỡ.
  • Khi mụn vỡ mà không xử lý đúng cách dễ gây nhiễm trùng.
Rôm sảy đỏ
Rôm sảy mủ
  • Ban đầu trẻ bị rôm sảy đỏ, sau đó xuất hiện mụn đỏ, mụn mủ, có thể có lông ở giữa.
  • Mụn vỡ chảy mủ trắng, mủ vàng, chảy máu.
  • Ngứa rát, đau, trẻ cáu gắt, khó ngủ.
Rôm sảy có mủ
Rôm sảy sâu
  • Vùng da bị rôm đỏ sậm “như da gà”.
  • Mụn mủ, mụn đỏ mọc chi chít.
  • Lúc này tình trạng viêm ăn vào các mô sâu. 
Rôm sảy sâu

Nếu các vết rôm mưng mủ không được chăm sóc kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng như:

  • Nhiễm trùng da: Mụn mủ vỡ ra tạo điều kiện cho các vi khuẩn, vi nấm trên da xâm nhập vào bên trong mô mềm, tình trạng này gọi là “bội nhiễm”. Đặc biệt, trên da có  nhiều vi khuẩn nguy hiểm, trong đó tụ cầu vàng (Staphylococcus areus) – loại vi khuẩn hiện nay đề kháng lại nhiều loại kháng sinh. Do đó, viêm da bội nhiễm Tụ cầu vàng gây khó khăn trong điều trị hơn rất nhiều. 
  • Nhiễm khuẩn huyết: Khi vi khuẩn xâm nhập qua da, mô dưới da, mô cơ và vào đến máu, gây ra nhiễm khuẩn huyết. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn nguy hiểm bậc nhất đối với trẻ, đặc biệt là với những trẻ có sức đề kháng yếu. Nhiễm khuẩn huyết nếu không được điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng trẻ. 
  • Nguy cơ hình thành sẹo: Các vết rôm mưng mủ nếu bội nhiễm thường có nguy cơ để lại sẹo cao hơn. Sau khi da lành, các vết viêm này hình thành sẹo thâm, sẹo lõm… Tuy nhiên, mẹ không quá lo lắng bởi trẻ nhỏ có tốc độ phát triển và hồi phục rất nhanh, mẹ chú ý chăm sóc đúng cách, các vết sẹo có thể mờ dần theo thời gian.

Chính vì vậy, ngay khi phát hiện rôm sảy có mủ, mẹ đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và kê đơn phù hợp!

3. Hướng xử lý gấp ngay khi phát hiện rôm sảy có mủ

Trong khi chờ đưa bé đi khám bác sĩ, Chuyên gia mách mẹ một vài mẹo nhỏ xử lý rôm sảy tạm thời để tránh tình trạng mủ sưng nặng hơn:

  • Vệ sinh, chăm sóc da bé: Mẹ sử dụng nước tắm thảo dược tắm cho bé để hỗ trợ giảm sưng, viêm và tăng tái tạo da tổn thương. Với các nốt mụn bị vỡ, mẹ dùng tăm bông sạch nhẹ nhàng thấm và gạt hết mủ viêm, rồi rửa lại vết thương bằng nước muối sinh lý. 
  • Tránh các tác động xấu đến vết rôm mưng mủ: 
    • Lựa chọn quần áo: Mẹ hãy chọn cho bé quần áo, tã có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt, đồ rộng rãi, thoáng khí để bé thoải mái. Mẹ không nên mặc đồ bó sát hay quá nhiều quần cho cho bé, bởi điều này khiến mồ hôi tiết nhiều hơn, dễ bít tắc lỗ chân lông gây rôm sảy nặng hơn.
    • Không gian sống: Không gian cần rộng rãi, sạch sẽ, thông thoáng. Vào mùa hè, mẹ dùng quạt thông khí hoặc điều hòa để bé mát mẻ, dễ chịu  đùa và hạn chế đổ mồ hôi.
    • Hạn chế để bé gãi, sờ lên mụn mủ: Bé sờ, gãi lên các nốt mụn dễ làm chúng vỡ ra, không chỉ gây đau đớn mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Để hạn chế tình trạng này, mẹ áp dụng các biện pháp như: Đeo bao tay cho bé, cắt móng tay thường xuyên, đánh lạc hướng bé khỏi các vết mủ ngứa bằng đồ chơi…
Không gian bé sạch sẽ và thoáng mát
Tạo cho bé không gian vui chơi thoải mái để bé quên đi ngứa ngáy và đau từ các vết mủ sưng.

Sau khi đã xử lý sơ bộ rôm sảy mủ ở nhà, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4. Cách điều trị rôm sảy có mủ

Sau khi đã sơ bộ xử lý các vết rôm sưng mủ cho bé theo các mẹo trên, mẹ đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Khi ấy, điều mẹ cần làm là tuân thủ các hướng dẫn điều trị, việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để bé mau khỏi nhất.

4.1. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Với rôm sảy có mủ, rôm sảy nặng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc phổ biến như: 

Loại thuốc Tác dụng Cách dùng + Lưu ý khi dùng
Thuốc chống dị ứng Clorpheniramin
  • Thuốc kháng histamin, thế hệ thứ nhất. 
  • Thuốc được dùng để điều trị triệu chứng các bệnh dị ứng như mày đay, phù mạch, viêm mũi dị ứng, viêm màng tiếp hợp dị ứng, ngứa.
Cách dùng: 

  • Uống lúc no hoặc trước khi đi ngủ.
  • Liều lượng tùy theo hướng dẫn.

Lưu ý: 

  • Trẻ em rất nhạy cảm với tác dụng phụ của thuốc nên dùng thận trọng, đặc biệt là trẻ có tiền sử động kinh.
  • Thường phải tránh dùng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, vì có nguy cơ gây tử vong. 
Thuốc sát trùng Betadine (cồn iod), Eosine 2%, Milian 1%…  Cách dùng: 

  • Cho thuốc sát trùng thấm vài giọt lên tăm bông rồi xoa nhẹ trên vùng da có mụn mủ.
  • Thực hiện 2 lần/ngày.

Lưu ý: Thuốc dùng ngoài, không uống được.

Thuốc chống viêm NSAIDs (Ibuprofen, diclofenac…), glucocorticoid (Fluticason propionat, hydrocortison…)
  • Không tự ý sử dụng cho trẻ nếu không có sự hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Với corticoid bôi ngoài da, không băng kín sau khi bôi thuốc. 
Kem bôi kháng khuẩn, chống nấm Kháng sinh (Barcitracin, mupirocin, acid fusidic…), kháng nấm (Ketoconazol, miconazol…) Cách dùng: 

  • Thoa một lớp mỏng lên vùng da rôm sảy.
  • Thoa 2 – 3 lần/ngày.

Lưu ý: Sử dụng khi có chỉ dẫn của thầy thuốc.

Lưu ý: 

  • Bố mẹ không tự ý sử dụng các loại thuốc trên khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ, cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc mà bác sĩ đã hướng dẫn.
  • Nếu bé đang dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào khác, hãy thông báo với bác sĩ để tránh tương tác thuốc có hại cho con.
  • Nên sử dụng những dạng thuốc phù hợp với lứa tuổi của trẻ (bôi ngoài da, siro uống, hỗn dịch uống…). Ưu tiên sử dụng thuốc bôi ngoài da, ít tác dụng phụ toàn thân nhất.
  • Sau khi dùng hết liệu trình, nếu tình trạng rôm sảy mủ không cải thiện, nên đưa bé đến bác sĩ để khám lại, tuyệt đối không tự ý cho bé dùng thêm thuốc tại nhà.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, mẹ nên kết hợp nước tắm thảo dược, kem trị rôm để hỗ trợ giảm viêm, giảm sưng mủ, đồng thời thúc đẩy tái tạo da cho bé.

4.2. Tắm/lau cho bé hằng ngày bằng nước tắm thảo dược

Trong thành phần của các loại nước tắm thảo dược có chứa dịch chiết các loại dược liệu, chứa các hoạt chất có hoạt tính chống viêm, kháng khuẩn, tăng tái tạo da, từ đó hỗ trợ điều trị, giảm nhẹ rôm sảy ở trẻ.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại nước tắm thảo dược khác nhau khiến nhiều mẹ khó lựa chọn. Tuy nhiên, mẹ chỉ cần bỏ túi 4 tiêu chí khi lựa chọn nước tắm thảo dược cho bé:

  • Nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Chứa các thành phần tự nhiên vì chúng lành tính nhất với da bé.
  • Không chứa các thành phần như corticoids, paraben, hương liệu tổng hợp vì dễ gây kích ứng, tác dụng phụ trên da con.
  • Phù hợp với lứa tuổi của bé để hiệu quả tốt nhất, tránh tác dụng phụ.

Sử dụng nước tắm gội thảo dược hiện nay đang là xu hướng được các mẹ ưa chuộng. Trong đó, sản phẩm được các mẹ tin dùng và truyền tai nhau trên các diễn đàn chính là sản phẩm Nước tắm gội thảo dược Dr.Papie – chiết xuất 100% từ thiên nhiên, an toàn và lành tính, hoàn toàn phù hợp với trẻ từ 0 – 3 tuổi. 

Nước tắm thảo dược Dr. Papie trị rôm sảy cho bé
Nước tắm gội thảo dược Dr.Papie là lựa chọn an toàn cho bé rôm sảy mưng mủ.

Nước tắm thảo dược Dr.Papie có chứa nhiều thảo dược như: Trà Shan tuyết, kinh giới, trầu không… cung cấp kháng sinh tự nhiên, giúp kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu tình trạng rôm sảy, tránh hình thành rôm sảy mủ.

Bên cạnh đó, tắm Dr.Papie còn giúp làm sạch, săn da, tạo lớp màng bảo vệ, tăng cường tái tạo làn da tổn thương, giúp các vết rôm sưng, rôm mủ mau lành hơn.

Với nước tắm gội thảo dược Dr.Papie, mẹ yên tâm sử dụng cho bé vì sản phẩm đã được Sở y tế Hà Nội kiểm nghiệm và có các ưu điểm vượt trội như: 

  • Hiệu quả hơn: Nước tắm chiết xuất từ 9 thảo dược sạch, hiệp đồng tác dụng từ nhiều loại dược liệu giúp tăng cường tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm cho bé nhanh khỏi rôm sảy có mủ hơn. 
  • An toàn hơn: Với nguồn nguyên liệu sạch 100%, được kiểm soát nghiêm ngặt từ bước trồng trọt, thu hái đến chiết xuất, đóng gói, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của nước tắm nhé. 
  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Với nước tắm gội thảo dược Dr.Papie, mẹ chỉ cần mất khoảng 1 – 2 phút để pha nước tắm, không cần tốn thời gian chuẩn bị như nấu nước lá dân gian. 
  • Chi phí thấp: Với kinh nghiệm sản xuất độc đáo, nước tắm Dr.Papie đậm đặc hơn các loại khác trên thị trường và có chi phí chỉ khoảng 3.000 – 5.000 đồng cho mỗi lần tắm.

Nước tắm gội thảo dược Dr.Papie được các mẹ mách nhau sử dụng rộng rãi và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực:

Khách hàng yêu thích nước tắm thảo dược Dr. Papie
Phản hồi từ mẹ Quyên Thu có bé bị rôm sảy do nắng nóng.
MẸ không lo rôm sảy với nước tắm Thảo dược Dr. Papie
Phản hồi từ mẹ Xuân Xuân có bé bị rôm sảy, ngứa ngáy khó ngủ

Lưu ý: Khi rôm sảy đã mưng mủ, mẹ không nên áp dụng phương pháp tắm lá dân gian. Vì lúc này da bé rất nhạy cảm, mụn dễ vỡ, trong khi nước lá dân gian pha tại nhà còn nhiều bất cập như: Không đảm bảo chất lượng lá, chưa loại bỏ hết lông tơ gây dị ứng, khó kiểm soát hàm lượng các chất gây kích ứng…

4.3. Thoa kem trị rôm sảy

Các loại kem trị rôm sảy có tác dụng kháng viêm, ức chế sự phát triển và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi sinh vật, phòng ngừa bội nhiễm trên da. Đồng thời, với vai trò giữ ẩm, dịu da và kích thích tái tạo làn da, các loại kem này giúp da bé phục hồi nhanh hơn.

Nếu mẹ băn khoăn không biết làm thế nào để lựa chọn loại kem trị rôm hiệu quả, an toàn mà phù hợp với da bé nhà mình, mẹ cân nhắc 4 tiêu chí sau đây:

  • Kem có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, uy tín để đảm bảo chất lượng
  • Kem có chứa các thành phần từ thiên nhiên để lành tính nhất vối da bé
  • Kem phù hợp với lứa tuổi trẻ
  • Kem không chứa các thành phần như corticoids, paraben, hương liệu tổng hợp vì dễ gây kích ứng.

Mẹ tham khảo một số loại kem trị rôm sảy hiệu quả và lành tính với da bé thường được sử dụng: Bepanthen – Đức, Kem trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh Oatrum Kids Gel – OAOA – Việt Nam, Kem trị rôm sảy, hăm ngứa Kowa cho trẻ sơ sinh – Nhật Bản, Kem bôi da cho bé sơ sinh bị rôm sảy Yoosun – Việt Nam… 

Sau khi đã lựa chọn, mẹ bôi kem trị rôm sảy cho bé với 3 bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Rửa sạch vùng da bị rôm sảy và lau (giữ cho da còn ẩm).
  • Bước 2: Bôi một lớp kem mỏng nhẹ, vừa đủ lên khắp vùng da bị rôm của bé.
  • Bước 3: Mát xa nhẹ nhàng để kem thấm hết lên da.
Kem trị rôm sảy có thành phần tự nhiên
Lựa chọn kem có thành phần từ thiên nhiên, an toàn và dịu nhẹ với làn da bé.

Ngoài ra, để bôi kem được an toàn và hiệu quả cao, mẹ lưu ý một số điểm như sau:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng kem cho bé.
  • Bôi kem khi da còn ẩm giúp kem thấm vào da nhanh hơn.
  • Bôi 2 – 3 lần/ngày, bôi trước khi bé đi ngủ giúp bé ngủ ngon hơn.
  • Không bôi lớp kem dày lên da để tránh bít tắc lỗ chân lông và phí kem.
  • Không mặc đồ hay quấn tã bó sát vào vùng da mới bôi kem.

5. Mẹo chăm sóc để bé khỏi rôm sảy mủ nhanh 

Bên cạnh việc tuân thủ điều trị của bác sĩ, mẹ bỏ túi ngay 7 mẹo sau đây để chăm sóc bé khỏi rôm nhanh:

  • Thao tác nhẹ nhàng khi tắm/lau cho bé: Bé càng có nhiều mụn mủ trên da, khi tắm cho bé mẹ càng cần phải nhẹ nhàng để tránh làm vỡ mụn khi đang tắm. Bởi mụn vỡ ra, dính nước tắm dễ gây nhiễm trùng da.
  • Không để bé sờ, gãi: Khi bị rôm, bé bị ngứa ngáy, khó chịu nên thường đưa tay tới chỗ đó để sờ, gãi. Do đó, mẹ nên đeo bao tay, cắt móng tay thường xuyên và không để bé chạm vào các nốt sưng mủ, tránh làm vỡ mủ.
  • Lựa chọn và mặc quần áo rộng rãi, mềm và thoáng khí cho bé: Bộ đồ thoải mái, mềm mại, thấm hút tốt sẽ giúp bé dễ chịu, thoải mái chơi đùa mà không lo toát quá nhiều mồ hôi và bít tắc lỗ chân lông.
  • Cho trẻ ở nơi thoáng mát, nên dùng điều hòa không khí trong phòng: Bản thân trẻ nhỏ hiếu động nên dễ toát mồ hôi, đặc biệt vào thời tiết mùa hè. Do đó, sử dụng điều hòa không khí, tạo môi trường thoáng mát, giúp bé vui chơi thoải mái mà không nóng bức, ra mồ hôi.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với ánh nắng: Ánh nắng mặt trời chứa nhiều tia UV làm xỉn màu da bé trong quá trình lên da non sau. Đồng thời nắng nóng còn khiến bé đổ nhiều mồ hôi làm rôm sảy lâu khỏi hơn. 
  • Không lạm dụng phấn rôm trên da bé: Bôi quá nhiều phấn rôm gây bít lỗ chân lông, cản trở hô hấp của da, ứ đọng mồ hôi và bã nhờn, gây rôm sảy, viêm da nặng lên.
  • Chú ý nước giặt, nước xả vải cho quần áo của bé: Mẹ ưu tiên chọn các nước giặt, nước xả có thành phần từ thiên nhiên, an toàn và phù hợp với da bé. Bởi bé có thể bị dị ứng, kích ứng với một số hóa chất có trong đồ giặt rửa thông thường.
Nước giặt đồ an toàn và lành tính cho da bé
Mẹ hãy chọn nước giặt có thành phần dịu nhẹ và lành tính với làn da bé.

6. Một số câu hỏi thường gặp khi bé bị rôm sảy mủ

Dưới đây là một số thắc mắc được rất nhiều các mẹ bỉm sữa gửi về cho Dr.Papie:

6.1. Trẻ sơ sinh bị rôm sảy nên ăn gì và kiêng gì?

Khi bị rôm sảy, cơ thể bé bị nóng, gan làm việc nhiều, do đó, mẹ cần chú ý trong chế độ dinh dưỡng của bé.

Thực phẩm bé nên ăn:

  • Các loại nước mát: Nước lọc, nước rau má, nước bột sắn, nước rau diếp cá… có tác dụng thanh lọc cơ thể, mát da và ngừa mụn nhọt.
  • Các loại hoa quả tươi mát: Cam, quýt, bưởi, bơ, chuối, dâu tây… chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời tăng tái tạo da, giúp da tổn thương chóng hồi phục.
  • Các loại rau củ: Súp lơ, cà rốt, cà chua, rau ngót, rau sam, rau dền … là những gợi ý bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, tăng cường miễn dịch, tăng khả năng chống chọi với bệnh tật.
Chế độ dinh dưỡng cho bé bị rôm sảy nặng
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ.

Thực phẩm bé nên tránh:

  • Đồ ăn, thức uống nhiều đường: Đồ ăn nhiều đường gây nóng trong, mụn nhọt nên mẹ hãy giảm bớt đường trong khẩu phần ăn của bé.
  • Hoa quả nóng: Một số hoa quả như xoài, vải, nhãn… có tính nóng, gây nóng trong, nổi mụn nhọt, không tốt cho bé đang bị rôm sảy.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng như: Khoai tây chiên, gà rán, thịt nướng, đồ ăn cay… đều có hại cho gan. Bé không nên ăn trong thời gian bị rôm sảy mẹ nhé.

6.2. Bé bị rôm sảy có mủ tắm lá gì?

Khi bé đang bị rôm sảy có mủ, bố mẹ không nên dùng bất kỳ nước lá dân gian nào để tắm cho bé. Việc tắm lá dân gian tự nấu tại nhà không an toàn cho bé trong giai đoạn da nhạy cảm này, có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, làm tình trạng rôm sảy trầm trọng thêm.

Bởi khi chuẩn bị nước tắm lá tại nhà, khó loại hết được lông tơ, chất nhày trong lá. Đây đều là những thành phần dễ gây dị ứng, kích ứng cho da bé. Bên cạnh đó, phương pháp này còn tồn tại một số bất cập như:

  • Khó đảm bảo dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
  • Đun lá tại nhà khó chiết được nhiều thành phần có tác dụng trong thảo dược.
  • Khó kiểm soát độc tính của dược liệu đối với da bé…

Để khắc phục những nhược điểm này, bố mẹ có thể sử dụng nước tắm thảo dược để tắm cho bé thay vì sử dụng nước lá dân gian.

Nước tắm thảo dược Dr. Papie trị rôm sảy cho bé
Lựa chọn nước tắm thảo dược thay vì nước lá dân gian để an toàn cho bé.

Như vậy, thông qua bài viết này, Dr.Papie cùng mẹ đã làm rõ về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách xử lý tình trạng rôm sảy có mủ. Hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ đã biết cách xử lý và chăm sóc bé đúng cách, hiệu quả và an toàn!

Nếu như các mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào về Rôm sảy có nguy hiểm không – Nguyên nhân và hướng xử lý hay mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm Nước tắm thảo dược Dr.Papie, vui lòng liên hệ ngay tới số hotline 0988.229.672 để được hỗ trợ sớm nhất. 

25 thoughts on “Rôm sảy có mủ nguy hiểm không – Nguyên nhân và hướng xử lý 

  1. Avatar
    Ha Nguyen says:

    May quá con nhà mình mới bị rôm bình thường thôi chứ chưa có mủ. Có mấy nốt là mình xử lý luôn. Từ ngày dùng sữa tắm dr.papie cho con không thấy rôm sảy mà da sạch nữa. Dùng thích

  2. Avatar
    Phương says:

    h mình mới biết rôm sảy nếu tự tắm bằng lá đun sẽ không kiểm soát được nhiều thành phần gây kích ứng cho da bé. Như thế sẽ rất nguy hiểm. Không những k hết rôm sảy mà thậm chí cong làm cho tình trạng da bé nặng hơn

  3. Avatar
    Oanh mai says:

    Bé nhà mình mùa hè nóng cũng bị rôm mẩn đỏ người, nấu nước lá tía tô, sài đất tắm cũng đỡ nhưng mất nhiều time, mình chuyển sang dùng nước tắm dr papie vừa an toàn, tiện lợi lại hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook