Bệnh rôm sảy là gì? Bé bị rôm sảy có ngứa không?

5/5 - (6 bình chọn)

Mẹ thấy bé bị rôm sảy hay lấy tay gãi vào vùng da bị rôm, đôi khi còn dụi người, mặt vào chăn gối… Mẹ không biết rôm sảy có ngứa không? Theo chia sẻ của chuyên gia y tế, rôm sảy có gây ngứa đó mẹ ạ! Làm thế nào để bé đỡ ngứa và nhanh khỏi rôm sảy không? Mẹ theo dõi trong bài viết này nhé!

Rôm sảy có ngứa không
Rôm sảy là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ khi vào thời tiết nắng nóng, gây ngứa ngáy và khó chịu

1. Rôm sảy có gây ngứa cho bé không?

Rôm sảy gây ngứa là triệu chứng thường gặp. Vì lúc này da bé bị tổn thương, cơ thể trẻ sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng các Histamin là chất gây dị ứng, ngứa ngáy cho bé.

Mức độ ngứa ở trẻ bị rôm sảy tùy thuộc vào từng giai đoạn. Trẻ bị rôm sảy kết tinh hoặc nhẹ thường ít bị ngứa. Rôm sảy ở giai đoạn nặng, mụn nước bị vỡ hoặc bé bị rôm sảy sâu, rôm sảy mủ sẽ gây ngứa nhiều hơn. Khi đó, bé có các biểu hiện như là cọ mặt, lưng vào gối, lấy tay gãi ở đâu, trẻ biết nói đòi mẹ gãi,…  Mẹ nên quan sát kĩ bé để nhận ra từng giai đoạn bệnh và có cách chăm sóc, điều trị kịp thời để bé nhanh chóng khỏi bệnh.

Mức độ ngứa khi bé bị rôm sảy
Mức độ ngứa tùy thuộc vào từng giai đoạn, dạng rôm sảy mà bé gặp phải

Có 4 dạng rôm sảy thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh:

Dạng rôm sảy Biểu hiện Hình ảnh
Rôm sảy kết tinh
  • Da có các mụn nhỏ li ti, nông và dễ vỡ
  • Không gây đau và ngứa cho trẻ
  • Là dạng rôm sảy nhẹ nhất vì chỉ ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi.
Rôm sảy kết tinh
Rôm sảy đỏ
  • Xuất hiện các nốt sần, mụn đỏ hoặc hồng
  • Gây ngứa, có cảm giác như bị kiến cắn khiến trẻ khó chịu, quấy khóc
  • Là dạng rôm sảy phổ biến nhất
Rôm sảy đỏ
Rôm sảy mủ
  • Các nốt mụn có dịch, mủ và có lông ở giữa
  • Mụn vỡ sẽ có mủ, máu gây ngứa, đau rát cho bé
  • Là bệnh nặng hơn so với rôm sảy kết tinh và rôm sảy đỏ, có nguy cơ bị nhiễm trùng cao khi mụn vỡ.
Rôm sảy mủ
Rôm sảy sâu
  • Vùng da bị rôm sảy sâu có màu đỏ như da gà
  • Bệnh ít gây ngứa ngáy và đau rát cho bé
  • Bé có biểu hiện không đổ mồ hôi, buồn nôn, quấy khóc, thở nhanh
  • Là dạng rôm sảy hiếm gặp, xảy ra ở những bé tái phát nhiều lần dạng rôm sảy đỏ.
Rôm sảy sâu

Vùng da bị rôm sảy sẽ gây ra ngứa ngáy và khó chịu. Do đó trẻ có phản xạ gãi và có thể cào xước hay gây vỡ mụn. Khi xuất hiện các vết thương hở, một số loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, nấm hay virus sẽ nhân cơ hội xâm nhập, phát triển và tiết ra các độc tố gây viêm loét. Rôm sảy trở nên nặng hơn gây ra biến chứng nguy hiểm cho bé như sẹo lồi, nhiễm khuẩn trên da, nhiễm khuẩn máu,… 

Một số dấu hiệu cho thấy bé nhiễm trùng như sốt cao, vùng da rôm sảy bị sưng, đỏ, lở loét Lúc này, mẹ không tự ý dùng thuốc kháng sinh để điều trị, chỉ sử dùng thuốc hạ sốt để cắt cơn sốt tránh gây co giật… và cần đưa trẻ đi khám ngay.

2. Mẹo giảm ngứa cho bé khi bị rôm sảy không cần thuốc

Chắc hẳn, đến đây mẹ rất cần giải pháp giảm ngứa an toàn, hiệu quả cho bé bị rôm sảy. Chuyên gia Dr.Papie hướng dẫn mẹ một số mẹo nhỏ, mẹ cùng xem nhé!

2.1.  Vệ sinh thân thể cho bé hằng ngày bằng thảo dược

Vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho bé là bước chăm sóc quan trọng giúp trẻ bớt ngứa ngáy khó chịu. Mẹ có thể sử dụng các lá tắm dân gian hay nước tắm thảo dược chuyên biệt để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, mồ hôi giúp bé sạch sẽ, thoải mái và giảm ngứa do rôm sảy mang lại.

2.1.1. Tắm nước lá dân gian cho trẻ

Theo kinh nghiệm dân gian, bé bị rôm sảy có thể tắm các thảo dược như: Trầu không, kinh giới, chè xanh, lá riềng, tía tô, sài đất… Hầu hết các loại lá tắm này chứa các hoạt chất có tính kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn có hại trên da bé, giúp làm sạch và giảm ngứa trong rôm sảy hiệu quả cho bé.

Tắm lá trị rôm sảy cho bé
Lá tắm dân gian vừa giúp giảm ngứa, trị rôm sảy vừa lành tính nên được nhiều mẹ tin dùng

Lưu ý: Phương pháp tắm lá dân gian giảm ngứa, trị rôm sảy chỉ áp dụng cho bé bị rôm sảy nhẹ, không xuất hiện các vết mủ hay vết loét nặng vì có thể gây xót, viêm nhiễm khiến tình trạng bệnh nặng hơn. 

2.1.2. Tắm bằng nước tắm thảo dược chuyên dụng 

Sử dụng các loại lá tắm tốn nhiều thời gian, công sức và có hiệu quả chậm. Vì vậy, mẹ thông thái hiện nay ít áp dụng cách này, thay vào đó, mẹ chọn các loại nước tắm thảo dược đóng sẵn và chỉ cần 5 – 10 phút mỗi ngày. Bên cạnh tiện lợi, nước tắm thảo dược kết hợp nhiều loại thảo dược với nhau để bổ trợ, phát huy tác dụng điều trị rôm sảy hiệu quả hơn 1 loại lá. 

rôm sảy có ngứa không
Nước tắm thảo dược Dr. Papie với thành phần tự nhiên giúp thổi bay rôm sảy cho bé

Hiện nay, nước tắm thảo dược Dr. Papie được nhiều bác sĩ Nhi khoa khuyên dùng cho bé bị rôm sảy. Với công thức hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên (trầu không, kinh giới, mướp đắng, trà shan tuyết,…), sản phẩm giúp làm sạch dịu nhẹ bụi bẩn, kháng khuẩn, tránh viêm nhiễm ngứa ngáy. Cùng với đó, Dr.Papie cung cấp đa dạng vitamin C, B1, dưỡng chất,… để làm ẩm, ngừa khô da, đặc biệt ở giai đoạn hình thành da non gây ngứa ngáy. 

2.2. Làm mát da cho bé

Rôm sảy bản chất là phát ban nhiệt, mẹ chỉ cần làm mát da bé là bé sẽ khỏi rôm sảy nhanh. Mẹ có thể áp dụng một số cách làm mát da cho trẻ như sau:

  • Cho trẻ ở nơi thoáng mát: Mẹ có thể dùng điều hòa không khí trong phòng bé nếu có điều kiện, tránh nơi đông người, ngột ngạt và bí gió.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí cho bé: Mẹ lựa chọn các chất liệu mềm, bằng vải cotton, rộng rãi, dễ thấm hút mồ hôi giúp hạn chế tiếp xúc và gây tổn thương cho da. Mẹ không lựa chọn quần áo làm bằng chất liệu len (gây ngứa do sợi len đâm vào da), sợi tổng hợp (dễ gây kích ứng da bé).
  • Chườm mát cho vùng da bị rôm sảy: Mẹ nhúng khăn vào nước lạnh, vắt hơi khô và chườm lên vùng da bị rôm sảy của bé. Cách này sẽ giúp bé mát da và giảm ngứa do rôm sảy gây ra. Tuy nhiên, mẹ lưu ý sử dụng khăn sạch, mềm và được khử khuẩn để tránh nhiễm khuẩn cho vùng da bị rôm sảy.
Sử dụng nước tắm Dr. Papie trị rôm sảy cho bé
Mẹ sử dụng nước tắm thảo dược có tác dụng làm mát da bé, giúp giảm ngứa và điều trị rôm sảy

2.3. Thoa kem hỗ trợ trị rôm sảy

Khi bị rôm sảy, da bé thường khô nẻ và ngứa ngáy. Vì vậy mẹ nên bôi thêm các loại kem có tác dụng dưỡng ẩm, giảm viêm nhiễm, ngứa ngáy giúp bé nhanh hết rôm sảy hơn. 

Khi chọn kem hỗ trợ trị rôm sảy, mẹ chú ý chọn loại có thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm để vừa ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm ngứa vừa dưỡng ẩm cho bé. Mẹ ưu tiên chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín, có thành phần tự nhiên, tránh sử dụng các sản phẩm chứa  chất bảo quản, cồn vì sẽ gây kích ứng da bé. 

Một số loại kem trị rôm sảy an toàn và lành tính mà được các chuyên gia khuyên dùng như: Bepanthen, Oatrum Kids Gel, Yoosun rau má, Aderma, kem embe, skinbibi… 

Khi sử dụng kem trị rôm sảy cho bé, mẹ lưu ý:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi sử dụng kem bôi hay thuốc trị rôm sảy, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn chính xác.  Mẹ đưa bé đi khám nếu có dấu hiệu bất thường như mẩn đỏ, phát ban nặng hơn,… vì có thể bé bị dị ứng kem bôi da đó. 
  • Làm sạch da trước khi sử dụng kem: Mẹ dùng nước ấm làm sạch da bé trước khi bôi kem, để mang lại hiệu quả cao. Do da sạch sẽ hấp thu dưỡng chất tốt hơn đó ạ.
rôm sảy có ngứa không
Mẹ thoa đều một lớp kem mỏng, tránh bôi dày gây bí da, bít tắc lỗ chân lông bé

2.4. Hạn chế bé gãi/chạm lên vết rôm sảy khi ngứa

Các vùng da bị rôm sảy sẽ làm bé ngứa ngáy và khó chịu. Theo phản xạ tự nhiên, bé sẽ cho tay gãi lên vết rôm, dụi mặt, lưng vào tay, gối hay khóc đòi mẹ gãi (với bé đã biết nói). Việc này dễ khiến vùng da bị rôm sảy của bé bị vỡ mụn, xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, tăng nguy cơ viêm nhiễm. 

Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên cắt móng tay thường xuyên 2 tuần/lần và đeo bao tay cho bé dưới 6 tháng tuổi. Đồng thời, mẹ chú ý quan sát không cho bé gãi hay cọ vào gối, giường. Khi bé ngứa, mẹ có thể dùng tay xoa nhẹ lên vết rôm sẽ giúp bé thoải mái hơn đó ạ.

Đeo bao tay cho bé
Mẹ cắt móng tay và đeo bao tay cho trẻ dưới 6 tháng tuổi để hạn chế bé gãi/chạm vào vùng da bị rôm sảy

2.5. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý sẽ giúp bé giảm ngứa và nhanh hết rôm sảy hơn. Vậy trong thời gian bé bị rôm sảy, chế độ dinh dưỡng của bé cần thay đổi và lưu ý những gì?

  • Bé kiêng ăn: Mẹ hạn chế cho bé ăn một số thực phẩm như trứng, sữa, đậu phộng, thức ăn giàu chất tanh, giàu chất béo… Vì các thực phẩm này có khả năng kích thích phản ứng miễn dịch cao, kích thích tiêu hóa mạnh gây nên dị ứng. Ngoài ra, mẹ hạn chế cho bé ăn đường, đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt vì chúng làm sản sinh nhiệt, khiến bé nóng trong khiến cho rôm sảy nặng thêm. 
  • Bé nên ăn: Mẹ bổ sung các thực phẩm có tính mát như các loại đậu, rau củ, hoa quả, uống thêm nước lọc, nước ép hoa quả,… vì chúng cung cấp nhiều vitamin C giúp làm mát da và tăng sức đề kháng cho trẻ. 

Lưu ý: Nếu bé đang trong thời gian bú mẹ, mẹ chủ động kiêng các món này mẹ nhé!

rôm sảy có ngứa không
Bé đang có rôm sảy hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, bơ…

2.6. Chú ý quần áo bé mặc

Quần áo bé mặc tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị rôm sảy, chính vì vậy, nó cũng ảnh hưởng tới tình trạng bệnh của bé. Do đó, với quần áo bé mặc mỗi ngày, mẹ lưu ý:

  • Chọn quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi: Mẹ ưu tiên quần áo làm từ chất liệu cotton, bamboo,…Với bỉm, mẹ sử dụng bỉm thấm hút tốt, vừa hoặc rộng hơn 1 size so với cân nặng của bé. 
  • Không nên mặc quần áo dày bí: Vì chúng gây nóng khiến trẻ ra nhiều mồ hôi gây bít tắc lỗ chân lông, làm tình trạng rôm sảy nặng hơn. 
  • Không thoa quá nhiều phấn rôm trước khi mặc quần áo: Phấn rôm là những hạt phấn có kích thước nhỏ, vì vậy chúng dễ mắc lại ở lỗ chân lông, gây bít tắc làm tình trạng rôm sảy nặng hơn. 
Quần áo mềm mại cho bé
Mẹ lựa chọn quần áo mềm mại, thấm hút mồ hôi sẽ giúp bé giảm ngứa khi bị rôm sảy

2.7. Chú ý môi trường xung quanh bé

Khi bị rôm sảy, da bé đã bị tổn thương và rất mẫn cảm. Mẹ chú ý loại bỏ những yếu tố tiếp xúc với da bé có thể gây ngứa, kích ứng ở môi trường xung quanh bé bằng cách: 

  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với ánh nắng hoặc nơi bí bách, ngột ngạt vì khiến bé đổ nhiều mồ hôi, gây bít tắc lỗ chân lông. 
  • Vệ sinh thường xuyên chăn gối và không gian bé nằm 1 lần/tuần để loại bỏ hết hoàn toàn mồ hôi và bụi bẩn bám trên đó, tránh gây viêm nhiễm da bé. 
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với thú cưng vì lông thú cưng có thể làm tắc nghẽn đường thở hay gây nên bệnh hen suyễn và một số bệnh ngoài da nếu tiếp xúc nhiều.
Mẹ vệ sinh chăn gối thường xuyên khi bé bị rôm sảy
Mẹ vệ sinh chăn gối thường xuyên để loại bỏ hết bụi bẩn và mồ hôi bám trên đó

3. Thắc mắc thường gặp khi bé bị rôm sảy

Dưới đây, chuyên gia sẽ giải đáp cho mẹ một số thắc mắc về cách chăm sóc khi bé bị rôm sảy.

3.1. Rôm sảy có tự hết không?

Thời gian hết rôm sảy còn phụ thuộc vào tính chất rôm sảy, cơ địa của bé và cách chăm sóc của mẹ. Thông thường, với trường hợp nhẹ thì rôm sảy sẽ hết trong 2 – 3 ngày, ở mức trung bình là 5 – 7 ngày và nặng là 7 – 10 ngày. 

Bản chất của rôm sảy xuất hiện là do cơ thể đào thải quá nhiều mồ hôi trong những ngày hè oi bức khiến hệ bài tiết bị bít tắc. Vào những ngày trời mát, trẻ ít đổ mồ hôi hơn, bé có thể tự khỏi rôm sảy mà không cần mẹ điều trị. Tuy nhiên, rất ít trường hợp bé tự hết rôm sảy như vậy. 

Nếu mẹ không có biện pháp chăm sóc đúng cách thì rôm sảy sẽ tái phát đi nhiều lần thành rôm sảy sâu. Các mụn rôm có chứa dịch sẽ vỡ ra và tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng da, viêm da mãn tính… Chính vì vậy, mẹ chăm sóc bé như hướng dẫn chuyên gia Dr Papie đã chia sẻ ở trên ngay từ khi bé bị rôm sảy nhẹ để bé nhanh khỏi hoàn toàn.

Rôm sảy có tự hết không?
Rôm sảy sẽ tự hết trong khoảng 10 ngày nếu trường hợp nhẹ và được chăm sóc đúng cách

3.2. Bé bị rôm sảy nặng xử lý ra sao?

Bé bị rôm sảy nặng (thường gặp ở dạng rôm sảy sâu và rôm sảy mủ), mẹ đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Một số triệu chứng khi bé bị rôm sảy nặng như:

  • Rôm sảy của bé tái phát nhiều lần
  • Các nốt mụn nước rôm sảy sưng đỏ, có dịch, mủ phía trong
  • Các nốt mụn của bé bị vỡ và chảy dịch, mủ
  • Bé bị nhiễm trùng dẫn tới sốt cao trên 39 độ C
Bé bị rôm sảy nặng
Khi vùng da rôm sảy của bé bị sưng đỏ, có mủ dịch mẹ cần đưa bé tới bác sĩ để khám và điều trị

3.3. Trẻ bị rôm sảy uống thuốc gì?

Rôm sảy là hiện tượng phổ biến thường xảy ra ở trẻ nhỏ khi thời tiết nắng nóng. Thông thường, mẹ chỉ cần chăm sóc đúng cách, vệ sinh bé sạch sẽ là bé sẽ tự khỏi rôm sảy. 

Khi rôm sảy trở nên nặng hơn, có dấu hiệu viêm nhiễm, bé sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc uống trị rôm sảy. Thuốc uống phổ biến là thuốc chống dị ứng Clorpheniramin. Ngoài thuốc uống, bác sĩ còn cho dùng thuốc bôi ngoài da như:

  • Thuốc sát trùng: Sẽ được bác sĩ kê khi các mụn rôm sảy của bé bị vỡ, xuất hiện vết thương hở và chảy dịch. Một số loại thuốc sát trùng như  Betadine, Milian 1%, Eosine 2%,…
  • Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm chứa corticoid có tác dụng giảm ngứa, kháng viêm thường được bác sĩ kê cho bé như: hydrocortisone 1% hoặc 2.5%, Clobetasone butyrate 0.05%
  • Kem bôi kháng khuẩn: Được sử dụng khi vết mụn rôm sảy của bé bị nhiễm trùng và chỉ được sử dụng khi được bác sĩ thăm khám trực tiếp. Một số kem bôi ngoài da giúp kháng khuẩn như: mupirocin 2%, acid fusidic,…
  • Kem bôi chống nấm: Được sử dụng khi rôm sảy có biến chứng nấm Candida và chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ. Một số loại kem được bôi ngoài da cho trẻ như: ketoconazol, nystatin,…
Kem bôi trị rôm sảy
Mupirocin 2% là kem bôi được bác sĩ chỉ định khi vết mụn rôm sảy của bé bị nhiễm trùng

Rôm sảy là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, gây ngứa và khó chịu cho bé. Mẹ chú ý chăm sóc cẩn thận, tránh để bé gãi làm vỡ mụn tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm xâm nhập nhé! Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề rôm sảy có ngứa không hoặc mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm nước tắm thảo dược Dr. Papie, mẹ liên hệ ngay tới số hotline 0988.229.672 để được hỗ trợ sớm nhất.

19 thoughts on “Bệnh rôm sảy là gì? Bé bị rôm sảy có ngứa không?

  1. Avatar
    Nguyễn thị thúy says:

    Bé nhà mình mùa hè cũng hay bị rôm xảy ngứa gãi khó chịu hay quấy khóc nhưng từ ngày được chị hàng xóm cho chai nước tắm thảo dược drpapie mình tắm hằng ngày cho bé thấy một tuần hết rôm mà k thấy bị lại. Mừng ghê

  2. Avatar
    Nguyễn Dung says:

    Dược sỹ có thể tư vấn thêm về các loại nước tắm thảo dược an toàn cho bé sơ sinh được không ạ, nhà mình hay dùng sữa tắm nhưng vẫn không yên tâm, muốn tìm nước tắm an toàn cho con. Cảm ơn.

  3. Avatar
    Nhi ngọc says:

    Nước tắm drpapie chiết xuất từthảo dược tự nhiên như cỏ mần trầu, kinh giới, trầu không, tinh dầu sả chanh… Trị rôm sảy và các bệnh ngoài da ở trẻ tốt lắm

  4. Avatar
    ngọc huệ says:

    trộm vía từ khi nhà mình tắm cho bé bằng nước tắm dr.papie thấy da bé sạch hẳn và tắm cũng không mất nhiều thời gian nữa, sp dùng tốt nhé,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook