Rôm sảy có để lại sẹo không – Mẹo chăm sóc bé ngăn sẹo từ rôm

5/5 - (5 bình chọn)

Khi bé bị rôm sảy, nhiều mẹ lo lắng không biết rôm sảy có để lại sẹo không? Theo ý kiến của chuyên gia, rôm sảy nhẹ sẽ không để lại sẹo, nhưng nếu bé có dấu hiệu viêm nhiễm thì khả năng để lại sẹo rất cao. Cụ thể thế nào? Làm sao để bé không bị sẹo do rôm sảy? Mẹ tham khảo tư vấn của chuyên gia Dr.Papie để hiểu rõ nhé!

rôm sảy có để lại sẹo không
Rôm sảy thường không để lại sẹo, chỉ trừ khi rôm sảy để lại biến chứng.

1. Rôm sảy có để lại sẹo không, vì sao?

Rôm sảy là bệnh lành tính, có thể tự khỏi, không để lại sẹo nếu tình trạng bệnh nhẹ. Khi các nốt rôm sảy lặn đi, chúng để lại các đám vảy mỏng màu trắng, sẽ bong sau vài ngày và trả lại làn da mịn màng cho bé. Vậy thế nào là rôm sảy nhẹ? Mẹ có thể nhận biết thông qua 4 biểu hiện sau: 

  • Da nổi vài nốt sần lấm tấm màu hồng. 
  • Mụn nước nhỏ mọc li ti, thưa thớt trên da, đặc biệt vùng da nếp gấp.
  • Chưa xuất hiện mụn mủ, nhiễm trùng.
  • Trẻ ngứa ngáy hoặc không, trẻ không quấy khóc, bỏ ăn.
Rôm sảy nhẹ không để lại sẹo cho bé
Tình trạng rôm sảy nhẹ có thể tự khỏi và không để lại sẹo cho bé.

Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách như không vệ sinh sạch sẽ vùng da bị rôm, không gian sống bí bách,… bé sẽ bị rôm sảy nặng, tăng nguy cơ nhiễm trùng da và dễ để lại sẹo. 3 dấu hiệu chứng tỏ bé bị rôm sảy nặng mẹ cần chú ý:

  • Mụn nước, nốt sần đỏ sẫm mọc thành đám dày trên da, lan rộng.
  • Mụn vỡ, chảy mủ, nhiễm trùng da (da sưng đỏ, lở loét, chảy mủ xanh, mủ vàng, sốt cao trên 39 độ C…).
  • Trẻ ngứa, đau rát, quấy khóc, bỏ bữa, khó ngủ.
Rôm sảy trở nặng
Rôm sảy trở nặng, xuất hiện biến chứng nhiễm trùng dễ để lại sẹo cho bé.

Rôm sảy nặng nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, để lại sẹo như: 

  • Viêm da mạn tính: Bé bị rôm sảy nếu không được điều trị dứt điểm, tình trạng viêm da sẽ kéo dài và trở thành bệnh viêm da mạn tính. Viêm da mạn tính khó điều trị khỏi triệt để, gây ra tổn thương lâu dài và để lại sẹo trên da bé.
  • Nhiễm trùng da: Khi bé bị rôm sảy, da bị tổn thương, các nốt sần hay mụn nước khi vỡ ra khiến cho các vi khuẩn, vi nấm xâm nhập vào các mô dưới da, mô sâu, gây ra tình trạng nhiễm trùng. Các tổn thương do nhiễm trùng thường để lại sẹo sau khi khỏi bệnh. 
  • Nhiễm khuẩn huyết: Khi các nhiễm trùng ngoài da không được điều trị, các vi khuẩn gây bệnh xâm lấn vào sâu các mô, cơ, vào tuần hoàn, gây nhiễm khuẩn huyết. Đây là tình trạng rất nặng, đe dọa tính mạng trẻ nhỏ.

Do đó, mẹ cần chú ý chăm sóc và điều trị cho bé ngay từ khi giai đoạn nhẹ mẹ nhé!

2. Cách giúp bé khỏi rôm sảy nhanh, không để lại sẹo

Tùy từng giai đoạn mà cách chăm sóc bé bị rôm sảy khác nhau. Mẹ chú ý để chăm sóc bé khoa học, giúp bé không bị sẹo mẹ nhé!

2.1. Giai đoạn bé bị rôm sảy nhẹ

Ở giai đoạn rôm sảy nhẹ, việc chăm sóc và điều trị khá đơn giản, thậm chí một số trường hợp rôm sảy thường tự lành. Dưới đây là một số cách giúp bé khỏi nhanh nhất!

2.1.1. Tắm bằng nước tắm thảo dược

Mẹ có thể tắm cho bé bằng các loại lá dân gian hoặc mua nước tắm thảo dược chuyên dụng để tắm cho bé. 

Một số loại thảo dược thường được dùng để trị rôm sảy cho bé như: Lá chè xanh, lá khế, lá kinh giới, lá tía tô, quả mướp đắng…

Lưu ý: Phương pháp này chỉ sử dụng được khi bé bị rôm sảy nhẹ, không có vết loét hay vết thương hở trên da. Bởi các cặn còn sót lại trong nước tắm lá có thể bám vào vết thương hở gây xót, viêm nhiễm khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Trị rôm sẩy bằng nước lá tắm thảo dược
Nước lá kế, kinh giới, chè xanh, mướp đắng… thường dùng để trị rôm sảy ở trẻ.

Việc tắm nước lá dân gian tốn nhiều thời gian và công sức chuẩn bị, lại khó đảm bảo an toàn cho bé. Chính vì vậy, hiện nay các mẹ bỉm sữa có xu hướng lựa chọn nước tắm thảo dược để thay thế cho nước tắm lá dân gian. Bản chất của các loại nước tắm thảo dược chính là nước lá tắm nhưng được chiết xuất theo phương pháp hiện đại và đóng chai nên có nhiều ưu điểm vượt trội hơn nước lá dân gian tự làm tại nhà.

Trị rôm sảy cho bé
Tắm cho bé bằng nước tắm thảo dược để trị rôm sảy hiện nay đang được nhiều mẹ ỉm ưu tiên lựa chọn.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nước tắm thảo dược trị rôm chuyên dụng. Trong số đó, Nước tắm gội thảo dược Dr.Papie được các mẹ truyền tai nhau là sản phẩm hỗ trợ trị rôm hiệu quả cho bé yêu từ 0 – 3 tuổi.  

rôm sảy có để lại sẹo không
Nước tắm gội thảo dược Dr.Papie trị rôm, ngừa sẹo hiệu quả cho bé 0 – 3 tuổi.

Nước tắm được chiết xuất từ 9 loại thảo dược thiên nhiên quý: Trà Shan tuyết, lá kinh giới, trầu không, sài đất, mướp đắng,… có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, hạn chế nhiễm trùng da và để lại sẹo cho bé rôm sảy. Sản phẩm hiệu quả hơn phương pháp tắm lá nhiều lần bởi thay vì chỉ tắm cho bé bằng 1 loại lá, nước tắm thảo dược Dr.Papie có 9 loại thảo dược hiệp đồng tác dụng. 

Lưu ý: Nếu muốn mua sản phẩm nước tắm thảo dược khác, mẹ chú ý 2 yếu tố sau để mua được sản phẩm chất lượng tốt, an toàn với bé: 

  • Nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tin cậy: Lựa chọn nước tắm đã được các cơ quan chức năng kiểm định và đảm bảo chất lượng an toàn và hiệu quả. Sử dụng các loại nước tắm không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nguy cơ chứa chất cấm, sản xuất không đảm bảo vệ sinh… khiến tình trạng rôm sảy, viêm da nặng hơn, tăng nguy cơ để lại sẹo. 
  • Không chứa các thành phần như corticoids, paraben, hương liệu tổng hợp…: Corticoid có tác dụng chống viêm hiệu quả nhưng khi dùng lâu dài gây suy giảm miễn dịch tự nhiên của da, tăng nguy cơ nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. Các paraben, hương liệu tổng hợp có thể gây kích ứng da, viêm da, khiến rôm sảy trở nặng, dễ gây viêm nhiễm, gây sẹo trên da. 
rôm sảy có để lại sẹo không
Với nước tắm thảo dược Dr.Papie, mẹ không cần tắm tráng cho bé giúp lưu giữ các dưỡng chất tốt hơn

Cách dùng nước tắm thảo dược trị rôm sảy cho bé:

  • Bước 1: Pha nước tắm theo công thức in trên bao bì sản phẩm. 
  • Bước 2: Điều chỉnh nước tắm khoảng 35 -38 độ C, tiến hành tắm cho bé.
  • Bước 3: Lau khô người bé bằng khăn mềm, có thể tráng lại hoặc không tuỳ theo loại nước tắm mẹ sử dụng cho bé.

2.1.2. Giữ cho da bé luôn thoáng mát 

Lỗ chân lông bị bít tắc, khó thoát mồ hôi là nguyên nhân gây ra rôm sảy. Mẹ cần giữ cho da bé sạch  c Vậy nên giữ cho da bé thoáng mát để hoạt động hô hấp và điều tiết mồ hôi trên da được điều hòa, giúp giảm nhẹ các triệu chứng rôm sảy, rôm sảy chóng lành hơn.

Không gian khô thoáng giúp ngăn ngừa và giảm nhẹ rôm sảy cho bé
Cho bé ở nơi thoáng mát giúp ngăn ngừa và giảm nhẹ tình trạng rôm sảy ở trẻ.

Để làm da bé mát mẻ, thông thoáng rất đơn giản. Mẹ tham khảo một vài mẹo nhỏ dưới đây:

  • Mặc quần áo rộng rãi, thấm hút tốt: Nhiều khi quấn tã quá chặt, mặc quần áo quá dày không cần thiết, làm lỗ chân lông bị bít tắc, cản trở hô hấp của da là nguyên do khiến bé bị rôm sảy. Do đó, mẹ hãy cho bé mặc quần áo rộng rãi, thấm mồ hôi tốt để bé thoải mái vận động và vui đùa. 
  • Cho bé ở nơi thoáng khí, dùng điều hòa không khí nếu có điều kiện: Mùa hè nóng bức, trẻ ra mồ hôi nhiều, là thời điểm dễ lên rôm sảy. Vậy nên, cho bé ở phòng thoáng khí, mát mẻ như trong điều hòa giúp có thể vui chơi thỏa thích mà không sợ ra nhiều mồ hôi. 
  • Chườm mát cho vùng da bị rôm sảy: Làm mát da giúp các nốt viêm giảm nhẹ, rôm sảy mau lành hơn. Mẹ chỉ cần lấy một chiếc khăn sữa, thấm nước sạch, vắt còn ẩm rồi chườm nhẹ nhàng lên vùng da bị rôm sảy cho bé. Mẹ thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng nước tắm thảo dược có tác dụng làm mát da bé: Nước tắm thảo dược chứa trà xanh, trà Shan tuyết, sài đất, dầu dừa… có tính thanh mát, làm mát da, hỗ trợ giảm viêm, phục hồi da tổn thương nên mẹ sử dụng để tắm cho bé thường xuyên. 

2.1.3. Thoa kem trị rôm sảy

Kem trị rôm sảy thường chứa các thành phần có tác dụng kháng viêm, dưỡng ẩm, dịu da giúp rôm sảy giảm viêm sưng, tạo lớp màng bảo vệ giữ ẩm và tăng cường tái tạo da bé. Mẹ lưu ý chọn thương hiệu uy tín để yên tâm nhất về chất lượng. Ngoài ra, mẹ chú ý mua kem có chứa các thành phần từ thiên nhiên, lành tính, không chứa hoá chất có hại như: Paraben, corticoid,… vì có thể gây kích ứng da bé. 

rôm sảy có để lại sẹo không
Lựa chọn loại kem phù hợp với làn da và lứa tuổi của bé giúp việc bôi kem hiệu quả và an toàn hơn.

Một số loại kem phổ biến như: Bepanthen Roche – Thụy Sỹ, Oatrum Kids Gel, OAOA – Việt Nam, Kowa cho trẻ sơ sinh – Nhật Bản, Yoosun – Việt Nam, Aderma – Pháp…

Lưu ý khi sử dụng kem bôi cho bé:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng kem cho bé.
  • Bôi kem khi da còn ẩm giúp kem thấm vào da nhanh hơn.
  • Bôi 2 – 3 lần/ngày, bôi trước khi bé đi ngủ giúp bé ngủ ngon hơn.
  • Không bôi lớp kem dày lên da để tránh bít tắc lỗ chân lông và phí kem.
  • Không mặc đồ hay quấn tã bó sát vào vùng da mới bôi kem.

Thoa kem dưỡng ẩm cho bé

2.2. Giai đoạn bé bị rôm sảy nặng

Khi rôm sảy của bé trở nặng, mẹ vẫn cần duy trì chế độ chăm sóc bé như với giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mẹ không tự nấu nước tắm cho bé vì nước lá dân gian nấu tại nhà khó đảm bảo an toàn. Ví dụ như cặn lá còn sót lại, chưa loại sạch lông tơ, nước lá quá đặc… dễ gây kích ứng, tổn thương vết loét hở, gây nhiễm trùng da, để lại sẹo trên da sau khi rôm sảy lành.

Khám bác sĩ khi bé rôm sảy nặng
Đưa bé đi khám bác sĩ là điều mẹ nên làm khi rôm sảy trở nặng.

Với bé bị rôm sảy nặng, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời. Thông thường, bé được dùng thuốc và chăm sóc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. 3 loại thuốc bác sĩ thường kê cho bé:

  • Thuốc chống dị ứng: Thuốc kháng histamine – Clorphenamine (đường uống)… 
  • Thuốc sát trùng: Betadine (cồn iod), Eosine 2%, Milian 1%…
  • Kem bôi kháng khuẩn, kháng nấm: Ketoconazol, acid fusidic, mupirocin 2%…

Lưu ý: Mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho bé khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi điều này có thể không trị khỏi rôm sảy mà còn khiến tình trạng viêm da của bé nặng thêm.

3. Mẹo chăm sóc bé tránh rôm sảy biến chứng hình thành sẹo

Rôm sảy biến chứng hình thành sẹo sẽ không còn là nỗi lo nếu mẹ áp dụng các mẹo chăm sóc bé sau đây: 

3.1. Chế độ dinh dưỡng của bé bị rôm sảy

Đối với rôm sảy, điều quan trọng trong chế độ dinh dưỡng là mẹ cần bổ sung cho bé đủ nước và các thực phẩm tươi, thanh mát. 

  • Thực phẩm nên ăn: Nước rau má, nước bột sắn, nước rau diếp cá… cam, quýt, bưởi, bơ, chuối, dâu tây, rau ngót, rau sam, rau dền, cà rốt… Bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp bé tiêu hóa tốt, miễn dịch khỏe mạnh để chống lại tác nhân có hại từ bên ngoài.
  • Thực phẩm bé nên tránh: Đồ ăn có tính nóng như: Thức uống nhiều đường, hoa quả nóng (xoài, vải, nhãn…), vì sẽ gây nóng trong, mụn nhọt nếu dùng nhiều. Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng: Khi bị rôm sảy, gan của bé phải làm việc nhiều hơn để thải trừ độc tố. Trong khi các đồ ăn như: Khoai tây chiên, gà rán, thịt nướng, đồ ăn cay… đều có hại cho gan. 
rôm sảy có để lại sẹo không
Bổ sung đồ ăn tươi mát giúp tăng cường sức đề kháng, giúp bé mau khỏe hơn.

3.2. Chú ý quần áo bé mặc

 Đối với quần áo bé mặc, mẹ lưu ý vài điểm sau:

  • Không ủ trẻ quá kỹ hay mặc quá nhiều quần áo: Quá nhiều quần áo, tã làm hạn chế quá trình hô hấp của da, khiến lỗ chân lông bị bít tắc, giảm tiết mồ hôi khiến rôm sảy nặng hơn.
  • Chọn loại quần áo rộng rãi, chất liệu mềm mại, thoáng khí: Một số chất liệu áo mẹ nên ưu tiên như cotton, bamboo,… 
  • Chọn loại nước giặt và nước xả vải có thành phần thiên nhiên, lành tính: Vì bé có thể bị dị ứng, kích ứng với một số hóa chất có trong đồ giặt rửa. 
rôm sảy có để lại sẹo không
Quần áo rộng rãi, thoáng mát giúp ngăn ngừa rôm sảy ở trẻ.

3.3. Chú ý các sản phẩm sử dụng ngoài da cho bé

Khi sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da như phấn rôm, kem dưỡng ẩm, kem trị rôm sảy… Mẹ không thoa quá nhiều hay thoa lớp dày lên da bé. Điều này có thể khiến lỗ chân lông bị bít tắc, gây ứ đọng mồ hôi và bã nhờn, viêm da nặng lên.

3.4. Chú ý môi trường xung quanh bé

Môi trường xung quanh đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, đặc biệt liên quan đến các bệnh về hô hấp, bệnh ngoài da. Vì thế mẹ cần:

  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với ánh nắng: Da trẻ còn non nớt và lớp biểu bì chưa hoàn thiện nên dễ bị kích ứng, cháy nắng dưới ánh mặt trời mạnh. Vậy nên mẹ chỉ nên cho bé ra phơi nắng trước 8h sáng và bôi kem chống nắng dành riêng cho trẻ nhỏ mỗi khi cho bé ra ngoài.
  • Tránh cho bé ở nơi đông đúc, ngột ngạt: Nơi đông người, ngột ngạt tiềm ẩn nhiều tác nhân có hại cho trẻ như thiếu oxy, các vi khuẩn, vi nấm, vi virus gây bệnh lơ lửng trong môi trường…
  • Thường xuyên vệ sinh chăn ga, gối đệm bé nằm: Vệ sinh chăn gối thường xuyên tạo môi trường thoải mái không những loại bỏ bụi bẩn và vi sinh vật gây bệnh mà còn giúp bé thoải mái, ngủ ngon hơn.
Vệ sinh sạch sẽ không gian của bé
Không gian trong lành, thoáng mát giúp bé thoải mái, ngăn ngừa các bệnh về da.

Tóm lại, rôm sảy sẽ không để lại sẹo nếu ở mức độ nhẹ, nguy cơ để lại sẹo tăng lên khi rôm sảy trở nặng và có biến chứng. Với những chia sẻ trên, Dr.Papie hy vọng mẹ an tâm hơn và biết cách chăm sóc bé yêu để ngăn sẹo do rôm.

Nếu như các mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào về Rôm sảy có để lại sẹo không và cách chăm sóc bé ngăn sẹo từ rôm hay mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm Nước tắm thảo dược Dr.Papie, vui lòng liên hệ ngay tới số hotline 0988.229.672 để được hỗ trợ sớm nhất. 

22 thoughts on “Rôm sảy có để lại sẹo không – Mẹo chăm sóc bé ngăn sẹo từ rôm

  1. Avatar
    Nguyễn thị bích says:

    Bé nhà mình thường tắm nước tắm dr.papie nên ít khí bị rôm ngứa lắm. Trước kia cũng bị 1 vài lần mình cũng hái lá tắm cho con nó cầu kì mất thời gian. Mà rửa không sạch không may cái lông sâu nào còn dính lại trên lá tắm cho con còn bị ngứa nhiều hơn ấy.. Dùng nước tắm dr.papie hiệu quả mà dễ sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook