TOP 6+ cách trị hăm tã cho bé gái AN TOÀN, NHANH KHỎI?

Rate this post

Trị hăm tã cho bé gái không khác nhiều với bé trai nhưng hăm tã ở bé gái chữa trị sẽ khó và khả năng tái phát cao hơn bé trai. Vì vậy, mẹ cần lưu ý chăm sóc bé gái bị hăm tã đúng cách để tránh hăm tiến triển nặng làm ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Trong bài viết dưới đây, Dr. Papie sẽ giới thiệu cho mẹ 6+ biện pháp trị hăm tã cho bé an toàn, nhanh khỏi.

Xem thêm:

Trị hăm tã cho bé gái
Bé gái dễ bị hăm và khó điều trị hơn bé trai.

1. Nguyên tắc chữa trị hăm tã cho bé gái

Cơ quan sinh dục của bé gái có cấu tạo dạng hình phễu ngược, dễ bị lắng đọng nước tiểu, tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây hăm. Do đó, bé gái thường bị hăm nhiều hơn bé trai và khả năng tái phát cũng cao hơn. 

Bé gái bị hăm tã có một số dấu hiệu điển hình, nguyên tắc điều trị cần tuân theo các dấu hiệu:

  • Dấu hiệu trên da: Vùng da 2 bên môi âm hộ của bé gái đỏ ửng, trên da xuất hiện các mụn nhỏ li ti hoặc các đám ban đỏ rộng từ khu vực hậu môn, mông lan sang đùi.
  • Dấu hiệu khác: Bé có biểu hiện ngứa, đưa tay gãi, đau rát khi đi vệ sinh dẫn đến khó chịu quấy khóc, ngủ không ngon giấc, bỏ ăn…
Dấu hiệu hăm tã ở trẻ
Nguyên tắc điều trị hăm tã cho bé gái là cần tuân theo các dấu hiệu mẩn đỏ ngoài da

2. Top 6 cách trị hăm tã cho bé gái an toàn nhất

Hăm tã mặc dù không nguy hiểm nhưng khiến bé gái ngứa ngáy, đau rát, hay quấy khóc, bỏ ăn và có thể để lại sẹo. Mẹ cần chú ý chăm sóc bé cẩn thận để sớm trị khỏi bệnh, không để lại biến chứng. Dưới đây là danh sách 6 cách trị hăm tã ở bé gái và những lưu ý mẹ cần nhớ khi áp dụng từng cách. Mẹ tham khảo ngay nhé!

2.1. Chữa hăm tã ở bé gái bằng thảo dược

Sử dụng nước tắm từ các loại thảo dược có tác dụng trị hăm tã được nhiều mẹ áp dụng vì lành tính, đơn giản. Dưới đây là 7 loại lá thảo dược tắm bé dễ kiếm, an toàn được mẹ lựa chọn dùng nhiều:

  • Lá trà shan tuyết: Trong lá trà Shan tuyết chứa “kháng sinh tự nhiên” có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm. Hơn nữa, hàm lượng EGCG trong lá trà cao cũng giúp hỗ trợ đẩy nhanh quá trình làm lành vùng da bị tổn thương do hăm tã. 
  • Khổ qua (Mướp đắng): Trong mướp đắng có chứa hàm lượng cao Glycozid, Vitamin,… tăng khả năng làm sạch da và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, giảm nguy cơ bị hăm tã.
  • Lá khế: Theo Đông Y, lá khế có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn nên có hiệu quả rất tốt trong việc kiểm soát tình trạng bệnh hăm tã.
  • Cỏ mần trầu: Trong cỏ mần trầu chứa hàm lượng cao Tanin – có khả năng sát khuẩn tốt nên cỏ mần trầu rất hiệu quả trong việc phòng ngừa và kiểm soát cơn hăm.
  • Lá kinh giới: Lá kinh giới có thành phần chứa các Flavonoid, tinh dầu tự nhiên có tác dụng sát khuẩn, tăng sức đề kháng cho làn da nên có tác dụng ngừa hăm rất hiệu quả.
  • Lá trầu không: Nước lá trầu không có tác dụng sát khuẩn mạnh nên rất hiệu quả trong việc phòng ngừa hăm tã. 
  • Sài đất: Sài đất rất giàu Chlorophyll và Tanin nên có tác dụng sát khuẩn và dưỡng da rất hiệu quả và được sử dụng rất phổ biến để làm nước tắm cho bé.

Sau khi chuẩn bị nước tắm, mẹ tiến hành tắm cho bé theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Vệ sinh tay mẹ sạch sẽ với xà phòng hoặc nước sát khuẩn.
  • Bước 2: Với những vị trí bị hăm, mẹ nên dùng khăn sạch cuốn quanh ngón tay, thấm nước lá và lau nhẹ nhàng theo chiều từ trước ra sau.
  • Bước 3: Tráng lại với nước sạch để bé không bị nhớt và dính cặn lá, sau đó dùng khăn sạch lau khô người và mặc quần áo cho bé.
Mướp đắng trị hăm háng cho bé
Mướp đắng dùng để trị hăm tã cho bé gái

Tuy nhiên, sử dụng thảo dược tắm bé vẫn còn nhiều nhược điểm như: 

  • Mất nhiều thời gian chuẩn bị: Mẹ cần thời gian ít nhất khoảng 30 để chọn nguyên liệu, sơ chế, đun nước tắm, pha nước tắm cho bé.
  • Khó chọn nguyên liệu sạch: Do ô nhiễm môi trường kết hợp với việc lạm dụng hoá chất trong trồng trọt nên các loại lá tắm dễ bị nhiễm bẩn, hóa chất. 
  • Thời gian điều trị lâu: Các phương pháp dân gian thường có hiệu quả chậm, cần thời gian lâu. Điều này vừa tốn thời gian mẹ chuẩn bị, vừa khiến da bé dễ bị xỉn màu. 

Do đó, nhiều mẹ thông thái đã lựa chọn các sản phẩm nước tắm thảo dược vì vừa đảm bảo được hiệu quả điều trị hăm tã, vừa an toàn và tiết kiệm thời gian cho mẹ bỉm.

Nước tắm gội thảo dược Dr.Papie được y tá tin tưởng lựa chọn tắm cho trẻ sơ sinh vì được chiết xuất từ nhiều thảo dược tự nhiên như: Kinh giới, mướp đắng, trà Shan tuyết, trầu không,… Sự kết hợp nhiều loại lá tắm giúp phát huy hiệu quả kháng khuẩn, giảm viêm ngứa, tái tạo nhanh lành vết hăm hơn nhiều lần so với việc mẹ chỉ dùng 1 loại lá tắm đó ạ. 

Nước tắm Dr.Papie chứa các thành phần tự nhiên được các ý tá tắm tại viện cho trẻ sơ sinh
Nước tắm trị hăm tã cho bé gái rất an toàn

Đặc biệt hơn, sản phẩm đã được kiểm nghiệm không gây kích ứng da, không xà phòng tạo bọt nên không gây kích ứng vùng kín của bé gái. Mẹ yên tâm sử dụng cho bé nhé!

Xem thêm:

2.2. Dùng kem trị hăm cho bé gái

Bên cạnh biện pháp sử dụng nước tắm thảo dược điều trị hăm, mẹ có thể kết hợp sử dụng thêm các loại kem đặc trị hăm để “thổi bay” cơn hăm cho bé. Trước khi sử dụng các loại thuốc này, mẹ chú ý tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ nhà thuốc để tìm được loại phù hợp nhất với tình trạng của bé nhé!

  • Kem hăm tã cho trẻ gái Bepanthen: Thuốc chứa 5% Dexpanthenol có tác dụng làm giảm các triệu chứng hăm da và đẩy nhanh quá trình phục hồi da.
  • Kem hăm em bé Desitin tím: Kem Desitin chứa tới 40% Kẽm Oxide mang lại tác dụng hiệu quả trong việc sát khuẩn, tạo lớp mảng bảo vệ da. Ngoài ra, kem cũng chứa thêm Vitamin E, chiết xuất lô hội,… giúp làm dịu da, đẩy nhanh quá trình hồi phục vùng da bị hăm tã.
  • Kem hăm tã cho bé Mustela: Kem có thành phần chính chứa Kẽm Oxide, Glycerin, tình dầu hướng dương… vừa có tác dụng kiểm soát triệu chứng hăm, vừa phục hồi vùng da bị hăm hiệu quả.
  • Kem hăm cho trẻ Chicco: Kem Chicco là dòng kem 3 tác động có thành phần chứa Kẽm Oxide, vitamin E, tinh dầu bơ có tác dụng phòng ngừa hăm tã, dưỡng da và hồi phục vùng da bị hăm hiệu quả.
  • Thuốc hăm tã cho bé Sudocrem: Kem Sudocrem chứa Kẽm Oxide và Lanolin (mỡ cừu) có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm, dưỡng da nên rất phòng ngừa và điều trị hăm rất hiệu quả.
Bôi kem trị hăm tã cho bé
Giữ vệ sinh tay trước khi thực hiện các thao tác trị hăm tã cho bé gái

Các bước bôi kem trị hăm tã cho bé gái:

  • Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ và lau khô tay trước khi bôi kem.
  • Bước 2: Dùng khăn sạch thấm nước ấm vệ sinh sạch toàn bộ vùng mặc tã lót của bé và lau khô.
  • Bước 3: Lấy một lượng kem vừa đủ vào đầu ngón tay, sau đó thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm cho đến khi kem thấm hết lên da. Mẹ có thể thoa kem vào vùng mặc tã hoặc các vùng da khác để phòng ngừa hăm.

3. Top 4 cách giảm hăm cho bé gái không dùng thuốc

3.1. Vệ sinh vùng kín giảm hăm bé gái

Vùng kín của bé gái thường xuyên tiếp xúc với chất thải, do đó mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín của bé ít nhất 2 lần/ngày để làm sạch phân, nước tiểu, mồ hôi và vi khuẩn gây hăm tã bám trên da.

Nguyên tắc vệ sinh vùng kín cho bé gái
Nguyên tắc vệ sinh chữa hăm vùng kín cho bé gái là một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

Cấu trúc bộ phận sinh dục bé gái dạng phễu ngược khiến việc vệ sinh vùng kín cho bé gái sẽ phức tạp hơn bé trai, do đó mẹ cần lưu ý thực hiện đúng theo nguyên tắc: Từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để tránh làm nhiễm phân vào vùng kín.

Mẹ bỏ túi ngay các bước vệ sinh vùng kín cho bé gái chuẩn khoa học dưới đây nhé!

  • Bước 1: Rửa tay mẹ thật sạch với xà phòng sát khuẩn.
  • Bước 2: Một tay nhấc 2 chân của bé lên, một tay nhẹ nhàng lấy tã bẩn ra khỏi người bé.
  • Bước 3: Dùng khăn mềm thấm nước ấm và vệ sinh lần lượt từng bộ phận cho bé: Bụng, mông, đùi, bộ phận sinh dục theo hướng từ âm đạo ra hậu môn. Mẹ chú ý không nên lau rửa vào sâu bên trong vì sẽ làm bé bị đau.
  • Bước 4: Dùng khăn sạch lau khô vùng da vừa vệ sinh và mặc tã mới cho bé.

3.2. Đóng bỉm đúng cách giúp giảm hăm

Việc giảm thời gian đóng bỉm giúp vùng da phần dưới của bé được thông thoáng, bớt cảm giác khó chịu do bí bách và đau rát khi bỉm cọ sát với vùng da bị hăm. Vì vậy vào ban ngày, mẹ nên hạn chế thời gian đóng bỉm và cho bé “ở chuồng” khoảng 2 – 3 tiếng/ngày.

Hạn chế đóng bỉm cho bé
Giảm thời gian đóng bỉm cho bé gái sẽ làm giảm tình trạng hăm tã

Ngoài ra, khi chọn bỉm cho bé gái, mẹ nên chọn loại có:

  • Cấu tạo: Phần đệm ở giữa, sau mông dày để phù hợp với cấu tạo dạng phễu ngược của bộ phận sinh dục bé gái. 
  • Khả năng thấm hút tốt, chống tràn hiệu quả: Điều này không chỉ giúp hạn chế sự tiếp xúc giữa da bé với nước tiểu, còn giúp da bé được “thở”, không bị hầm bí. Thiết kế chống tràn giúp bé thoải mái vận động mà không lo sợ bị rò rỉ phân, nước tiểu.
  • Chất liệu mềm mại, an toàn: Mẹ nên chọn loại bỉm được làm từ vải không dệt, sợi bông êm nhẹ.
  • Mùi dịu nhẹ hoặc không mùi: Các loại bỉm có mùi nặng thường chứa nhiều hương liệu, hóa chất tổng hợp gây kích ứng đến làn da của bé.

Hiện nay, các thương hiệu tã bỉm nổi tiếng có sử dụng công nghệ hút ẩm với các hạt khoá ẩm, tăng tác dụng thấm hút như: Huggies, Bobby, Pampers, Mamamy,…

3.3. Lau vùng kín bé gái giúp chữa hăm

Mẹ nên lau khô người cho bé sau khi tắm hoặc đi vệ sinh để đảm bảo da bé luôn thông thoáng, vì nếu bé mặc tã khi da còn ẩm ướt sẽ làm tã dính lên vùng da đang bị hăm, gây kích ứng nặng hơn.

Lau khô bé sau tắm
Luôn giữ cho bẹn của bé gái thông thoáng, giảm thiểu tình trạng hăm tã

3.4. Mặc quần rộng rãi, thoáng mát cho bé gái 

Mẹ chú ý tránh để bé mặc quần chật, bó sát vì sẽ cọ sát vào vùng da đang bị hăm khiến bé đau rát, khó chịu. Ngoài ra, khi giặt đồ cho bé, mẹ lưu ý không sử dụng xà phòng có chứa chất tẩy rửa mạnh vì có thể gây kích ứng cho làn da của bé.

Một số lưu ý khi chọn quần áo cho bé mẹ nên nhớ:

  • Kích thước: Quần dáng rộng, không bó khít cơ thể để tránh cọ sát vào vùng da đang bị hăm của bé.
  • Chất liệu: Chất liệu mỏng và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt (VD: Cotton,…) để vùng da mặc tã của bé luôn khô thoáng. 
Lưu ý bé bị hãm tã
Tránh để bé mặc quần chật, bó sát vì sẽ cọ sát vào vùng da đang bị hăm khiến bé đau rát, khó chịu.

4. Hăm ở bé gái bao lâu thì khỏi? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Thông thường nếu trị hăm tã cho bé gái đúng cách, kịp thời, bệnh sẽ khỏi sau 4 – 5 ngày và không để lại biến chứng. Tuy nhiên, khoảng thời gian trên có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ bệnh và cách chăm sóc của mẹ, cụ thể hơn mẹ theo dõi ở bảng này nhé!

Cấp độ Cấp độ 1  Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4 Cấp độ 5
Thời gian khỏi  2 – 3 ngày 3 – 5 ngày 5 – 7 ngày 1 tuần – 2 tuần 2 tuần – 1 tháng

Xem thêm: Hăm tã bao lâu thì khỏi? 

Vết hăm tã nhiễm trùng
Nếu trị hăm tã cho bé gái đúng cách, kịp thời, bệnh sẽ khỏi sau 4 – 5 ngày và không để lại biến chứng.

Mặc dù hăm tã ở bé gái có thể điều trị khỏi tại nhà nhưng trong một số trường hợp bệnh vẫn có thể chuyển sang thể nặng hơn do điều trị sai cách. Nếu thấy bé có các dấu hiệu dưới đây, mẹ hãy cho bé đi khám bác sĩ sớm để kịp thời xử lý, tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • Vùng da bị hăm sưng tấy đỏ kèm theo đau rát dữ dội, khóc khi đi vệ sinh hoặc được mẹ tắm.
  • Xuất hiện các cơn sốt rét run hoặc ớn lạnh, ngủ hay bị giật mình.
  • Vùng da bị hăm có dấu hiệu nhiễm trùng, mưng mủ, chảy dịch,…

5. Lưu ý khi trị hăm tã cho bé gái

Ngoài những cách trị hăm tã cho bé gái đã được liệt kê ở trên, mẹ hãy bỏ túi ngay 5 lưu ý dưới đây để đạt hiệu quả điều trị hăm tã cho bé gái nhanh nhất nhé:

  • Không sử dụng khăn ướt chứa thành phần gây hại cho bé: Mẹ nên tránh dùng khăn ướt cho bé vì chứa các thành phần như gây kích ứng da như: dipropylene glycol, propylene glycol,… khiến bé ngứa ngáy, nổi mẩn. Mẹ chọn loại chuyên dùng cho trẻ nhỏ, chứa thành phần lành tính như: nước, lô hội, chanh, oải hương, glycerin,… Ngoài ra, mẹ nên lau nhẹ lên tay bé và chờ khoảng 15 phút, nếu không có dấu hiệu gì bất thường mới cho bé sử dụng nhé.
  • Không tự ý thoa phấn rôm lên vùng kín đang bị hăm của trẻ: Phấn rôm gây bít tắc lỗ chân lông khiến mồ hôi bị ứ đọng, kết hợp với nước tiểu, phân gây ngứa, làm tình trạng hăm trở nên nặng hơn. Hơn nữa nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra phấn rôm có thể là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị u xơ vùng kín ở bé gái.
  • Thay tã thường xuyên: bảo vùng mặc tã của bé luôn thông thoáng. Vì tã bỉm mặc trong thời gian dài là môi trường thuận lợi tích tụ vi khuẩn gây gây bệnh viêm nhiễm.
  • Vệ sinh vùng kín thật sạch: Mỗi lần thay bỉm, mẹ nên dùng khăn vải thấm nước lau sạch vùng da mặc tã và để khô trước khi đóng bỉm mới. Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp bôi thêm kem chống hăm để hạn chế tối đa nguy cơ hăm tã ở bé gái.
  • Giữ gìn không gian sống: Mẹ chú ý giữ gìn không khí trong nhà luôn thoáng đãng, tránh nóng bức khiến bé đổ quá nhiều mồ hôi. Nếu gia đình có nuôi động vật, mẹ nên dọn dẹp thường xuyên ít nhất 2 lần/tuần, tránh để lông thú nuôi bám vào quần áo gây kích ứng, khiến bé ngứa ngáy.
Lưu ý không dùng phấn rôm khi trị hăm tã bé
Phấn rôm gây bít tắc lỗ chân lông khiến mồ hôi bị ứ đọng làm tình trạng hăm ở bé gái trở nên nặng hơn.

Trị hăm tã cho bé gái mặc dù phức tạp hơn bé trai nhưng nếu được thực hiện đúng cách, kịp thời, bệnh sẽ hết nhanh và không gây nguy hiểm cho con đâu mẹ. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã có thêm kiến thức về những biện pháp điều trị hăm tã cho bé gái tại nhà. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về việc chăm sóc da bé, mẹ hãy liên hệ ngay đến hotline: 0988.229.672 để được tư vấn miễn phí sớm nhất nhé.

25 thoughts on “TOP 6+ cách trị hăm tã cho bé gái AN TOÀN, NHANH KHỎI?

  1. Avatar
    Hoàng an says:

    Bé mình là bé gái nên việc chăm sóc vệ sinh phải kỹ càng hơn. Cảm ơn sản phẩm nước tắm thảo dược dr papie đã giúp mẹ yên tâm chăm sóc da bé

  2. Avatar
    Nhung nguyên says:

    Trộm vía bé nhà e kg có bị hăm tả mà lại hay nổi rôm sảy khi trời nắng nóng,e cũng đang dùng nước tắm Drpapie cho bé trộm vía da khỏe lại hết rôm nữa

  3. Avatar
    Nguyễn Dung says:

    Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ bài viết để mình có thêm kinh nghiệm để chăm sóc con, trước giờ mình vẫn hơi chủ quan, chưa vệ sinh đúng cách cho con.

  4. Avatar
    Thùy dương says:

    Trước bé nhà mình cũng hay bị hăm lắm ạ,từ khi mình dùng nước tắm thảo dược drpapie cho tới jo bé ko hay bị hăm nữa à,mình rất yên tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook