Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? Hướng dẫn cách chữa hăm vùng kín cho bé gái nhanh khỏi nhất

Rate this post

Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao là câu hỏi của nhiều mẹ bỉm vì đây là vùng rất nhạy cảm, nếu không được chăm sóc đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín của con, đặc biệt là khả năng sinh sản sau này. Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để hiểu đúng về hăm bỉm ở bé gái cũng như cách chăm sóc đúng mẹ nên  dụng nhé!

Bé gái bị hăm tã khiến nhiều mẹ bỉm lo lắng và lúng túng trong xử lý vết hăm nhanh cho con. 
Bé gái bị hăm tã khiến nhiều mẹ bỉm lo lắng và lúng túng trong xử lý vết hăm nhanh cho con.

1. 5 cấp độ hăm vùng kín ở bé gái

Đầu tiên, mẹ cần hiểu đúng về tình trạng hăm vùng kín ở bé gái, từ đó có cách chăm sóc phù hợp cho con. Bởi sơ xuất 1 chút thôi, mẹ sẽ chăm sóc sai cách khiến bé hăm nặng hơn, thậm chí nhiễm trùng, loét,..

Dựa vào mức độ nguy hiểm, hăm vùng kín được chia thành 5 cấp độ với những biểu hiện trên da khác nhau. Mẹ quan sát kỹ xem con bị ở cấp độ nào nhé:

Cấp độ  Biểu hiện  Hình ảnh minh họa 
Cấp độ 1
  • Xuất hiện vết đỏ lờ mờ, diện tích vùng da nhỏ vài đầu ngón tay. 
  • Bé không ngứa, mẹ khó phát hiện ở giai đoạn này. 
Hăm cấp độ 1
Cấp độ 2
  • Vết hăm đậm màu và lan rộng hơn so với cấp độ 1.
  • Bé cọ xát nhiều ở vùng da bị hăm. 
Hăm mông cấp độ 2
Cấp độ 3
  • Vết đỏ đậm màu hơn, mẹ dễ phát hiện ở giai đoạn này, diện tích vết hăm da lan rộng ra khắp vùng kín
  • Bé ngứa nhiều, quấy khóc liên tục 
Hăm vùng kín cấp độ 3
Cấp độ 4
  • Da bé đỏ ửng, bóng, có nốt sần dày đặc, có thể có mụn mủ. 
  • Bé quấy khóc nhiều, bỏ ăn và mất ngủ 
Hăm vùng kín cấp độ 4
Cấp độ 5
  • Da sưng đỏ, đau rát nhiều, diện tích hăm lan rộng, có mụn mủ, vỡ ra tạo các vết loét 
  • Bé cáu gắt, khóc liên tục, sốt do đau rát hoặc nhiễm trùng. 
Hăm vùng kín cấp độ 5

Hiểu đúng tình trạng của con là “chìa khóa” giúp bé nhanh khỏi hăm tã vùng kín hơn. Mẹ đừng chủ quan nhé! 

2. Mẹ cần làm gì khi trẻ bị hăm ở vùng kín?

4 cách xử dưới đây khi kết hợp với nhau sẽ giúp bé yêu của mẹ nhanh khỏi hơn đó ạ! 

2.1. Dùng nước tắm thảo dược để vệ sinh vùng kín cho bé gái 

Trị hăm vùng kín cho be gái bằng cách vệ sinh giup làm sạch, ngăn ngừa viêm nhiễm cho bé nhanh khỏi hăm hơn. Những chất hóa học như xà phòng, chất tạo hương trong nước tắm thông thường dễ làm khô da bé, gây kích ứng da và nặng thêm tình trạng hăm. Ngoài ra, chúng còn làm thay đổi pH môi trường vùng kín của bé gái, vi khuẩn, vi nấm dễ dàng tấn công và gây bệnh trong âm đạo. 

Do đó, phương pháp dân gian an toàn, lành tính được các mẹ ưu tiên sử dụng. 2 cách thường dùng hiện nay dùng nhiều là sử dụng lá tắm dân gian và nước tắm thảo dược. 

  • Lá tắm dân gian: Các loại lá như trầu không, mướp đắng, sài đất, kinh giới,…có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm gây bệnh, đồng thời làm sạch da lành tính, hiệu quả trong bệnh hăm vùng kín ở bé gái. Mẹ đun nước lá sôi khoảng 3 – 5 phút (tùy từng loại), sau đó chắt lấy nước, bỏ bã và pha nước rửa vùng kín cho bé gái. 
  • Nước tắm thảo dược: Nước tắm thảo dược được chiết xuất từ nhiều loại lá có tác dụng làm sạch vùng kín, giảm ngứa, chống viêm, dưỡng ẩm cho bé nhanh khỏi hăm tã. Mẹ chỉ cần pha nước tắm theo công thức, sau đó rửa vùng kín cho bé trong vòng 2 – 3 phút thôi ạ.

Vậy bé gái bị hăm nên rửa nước gì trong 2 cách trên? Các chuyên gia khuyên mẹ sử dụng nước tắm thảo dược vì tiết kiệm thời gian, an toàn với da và đặc biệt đạt được hiệu quả nhanh hơn nước lá dân gian. 

Nước tắm thảo dược Dr. Papie
Nước tắm thảo dược chuyên dụng dùng trong hỗ trợ giảm hăm vùng kín cho bé gái

Vùng da ở vùng kín của bé gái rất nhạy cảm và dễ tổn thương hơn khi bé bị hăm. Để trị hăm hiệu quả và an toàn, mẹ nên ưu tiên dùng nước tắm thảo dược chuyên dụng thay vì lá tắm dân gian.

Lưu ý chung khi vệ sinh vùng kín cho bé:

  • Nên lau từ phía trước về sau hậu môn 1 cách nhẹ nhàng, không làm ngược lại để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn lên bộ phận sinh dục của bé. 
  • Không nên thụt rửa hay lau quá sâu vào bên trong vùng kín của bé gái vì có thể gây tổn thương âm đạo hoặc mẹ vô tình mang vi khuẩn có hại vào sâu bên trong gây viêm nhiễm.

2.2. Cách trị hăm vùng kín cho bé gái bằng cách dùng kem

Các loại kem này có tác dụng sát trùng và làm dịu da, giảm viêm ngứa ngáy cho bé gái bị hăm bướm. Ngoài ra, kem trị hăm da giúp dưỡng ẩm và làm lành da nhanh chóng, cho vùng da khô, vết thương hở nhanh khỏi hơn.

Mẹ chỉ nên bôi kem trị với bé gái bị hăm vùng kín nhẹ. Với trường hợp nặng, bé đã có tổn thương hở trên da, mẹ không dùng kem trị hăm cho con vì tay mẹ sờ vào dễ gây đau, nhiễm trùng vết thương hở. Lúc này, mẹ sử dụng các loại xịt trị hăm chuyên dụng không tiếp xúc trực tiếp vào da bé sẽ tốt hơn. 

Cách chọn kem trị hăm vùng kín cho bé gái: Mẹ ưu tiên sử dụng các loại kem có thành phần thiên nhiên an toàn, lành tính và không gây kích ứng với da con. Bên cạnh đó, kết cấu kem mẹ cũng cần chú ý đến vì nếu không đủ mịn, nhiều hạt thô, kem sẽ khó thấm qua da và thể hiện công dụng trị hăm của nó đó ạ! 

Một số kem trị hăm trên thị trường nhiều mẹ sử dụng hiện nay: Mustela, Chico, Sudocrem, Bepanthen,…

Kem bôi điều trị hăm
Dùng kem bôi giảm hăm vùng kín (bẹn) cho bé gái

Lưu ý khi dùng kem trị hăm da cho bé gái: 

  • Chọn loại kem phù hợp với tháng tuổi của con. 
  • Vệ sinh sạch sẽ và khô ráo trước khi thoa kem, tránh làm kem bị rửa trôi và không thấm được qua da. 
  • Không thoa kem sâu bên trong vùng kín của bé gái, gây đau và nhiễm khuẩn.

Danh sách các loại kem/thuốc chữa hăm vùng kín cho bé gái hiệu quả sẽ được chúng tôi cập nhật ở phần tiếp theo

2.3. Chọn bỉm tã thông thoáng giúp giảm hăm vùng kín bé gái

Bé thường xuyên mặc tã dẫn đến vùng da ở đây luôn ẩm ướt và chứa nhiều vi khuẩn, nguy cơ hăm rất cao. Đặc biệt cấu tạo vùng kín của bé gái khác với bé trai, do đó mẹ cần sử dụng đúng cách cho bé gái. Mẹ nên giảm thời gian mặc bỉm của con đồng thời lựa chọn loại bỉm phù hợp với bé gái.

1 – Giảm thời gian mặc bỉm: 

Với những bé hăm vùng kín ở mức độ nhẹ (cấp độ 1, 2, 3), mẹ để bé “nude” 10 – 15 phút trước khi mặc tã mới cho con. Đối với những bé hăm cấp độ 4, 5, mẹ hạn chế tối đa đóng bỉm vào ban ngày và chỉ đóng vào ban đêm thôi mẹ nhé!

Sử dụng bỉm tã đúng cách cho bé
Giảm thời gian mặc bỉm để bé gái bớt bị hăm vùng kín

2 – Chọn tã chống hăm:

Việc mặc bỉm đúng cách cho con hỗ trợ tốt trong điều trị hăm vùng kín bé gái đồng thời ngăn ngừa hăm quay lại với bé!

  • Chọn cho bé gái có thêm lớp lót chống tràn phía sau: Do cấu tạo vùng kín bé gái hình phễu, nên khác với bé trai, chất thải sẽ dễ chảy ngược và bám nhiều ở mông, hậu môn. Vì vậy, có thêm lớp lót đảm bảo vùng da mông được khô thoáng và giảm hăm nhanh chóng. 
  • Chọn loại tã thấm hút và giữ nước tốt: Mẹ ưu tiên chọn loại tã có chứa nhiều hạt SAP – hạt có cấu trúc polymer, hút nước tốt và ngăn nước thấm ngược trở lại. 
  • Chọn tã có nguồn gốc đảm bảo, an toàn: Mẹ chọn tã của những hãng uy tín bởi chúng không chứa những chất hóa học độc hại cho con như chất làm trắng, chấy chống nhăn, chất tạo mùi, formaldehyde,…
  • Chọn tã có kích thước phù hợp: Tã chật cọ xát vào da gây trầy xước khiến bé dễ bị tổn thương và nặng thêm tình trạng hăm. Mẹ nên dựa vào cân nặng và bảng size có sẵn của hãng tã để lựa chọn loại phù hợp với con nhất nhé!
Lưu ý để bé bị giảm tình trạng hăm
Sử dụng bỉm rộng rãi cho con để giảm tình trạng hăm vùng kín ở bé gái

3 – Mặc tã chuẩn chống hăm cho bé:

  • Thay tã thường xuyên cho bé 3 – 4 giờ/lần: Thời gian dài không thay tã không chỉ gây tràn mà còn gây hầm bí, viêm ngứa ở vùng kín của con. Nếu bé đại tiện, mẹ phải thay ngay, tránh để da bé tiếp xúc lâu với phân mẹ nhé!
  • Chú ý trước khi thay tã mới: Mẹ cần vệ sinh sạch da và lau khô để tránh khiến da con bị bí hơi. 

2.4. Các phương pháp khác hỗ trợ chữa hăm vùng kín cho bé gái

1- Chọn quần phòng ngừa hăm vùng kín: Với bé gái bị hăm vùng kín, mẹ nên mặc cho con những loại quần áo rộng, làm từ chất vải mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt, giúp bé thoải mái, giảm đau rát khi bị hăm. Bên cạnh đó, khả năng thấm hút tốt giúp da con luôn khô thoáng, những vết hăm cũng dần biến mất. 

2- Chế độ ăn chống hăm vùng kín cho bé gái: Mẹ cần quan tâm đến chế độ ăn của mình và con vì thực phẩm có thể là nguyên nhân dẫn đến hăm vùng kín ở bé: 

  • Những thực phẩm dễ gây dị ứng, thực phẩm cay nóng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của con, con đi ngoài nhiều dẫn đến hăm tã cao. Mẹ nên cho con ăn nhiều rau củ, tránh thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, trứng, hải sản,…
  • Nếu con đang bú mẹ, thức ăn mẹ ăn qua sữa vào cơ thể và gây kích ứng hệ tiêu hóa của con. Do đó, mẹ hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, thịt, hải sản,… đồng thời uống nhiều nước và ăn nhiều rau củ.

3- Môi trường lý tưởng cho việc chữa hăm vùng kín: Không gian sống của con nếu không sạch sẽ, nhiều bụi bẩn có thể là nguyên nhân dẫn đến hăm bỉm ở bé gái. Vi khuẩn tích tụ nhiều sẽ bám lên da con, gây bít tắc da và gây bệnh hăm vùng kín cho con. Mẹ nên dọn dẹp phòng ngủ, không gian chơi của bé sạch sẽ hàng ngày Những vật dụng của bé như chăn, gối, ga giường cần được thay và giặt thường xuyên 1 lần/tuần. 

Chế độ dinh dưỡng cho bé gái bị hăm vùng kín
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới kết quả điều trị hăm vùng kín ở bé gái

3. Cách xử lý khi bé gái bị hăm vùng kín nặng

Nếu tình trạng hăm vùng kín của bé chuyển biến xấu hoặc kéo dài vài tuần đến cả tháng thì mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế, tránh tự điều trị và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, hoại tử da. Mẹ nhận thấy bé gái đã chuyển sang hăm vùng kín nặng qua các dấu hiệu dưới đây:

  • Vùng da bị hăm sưng lên, sần sùi, xuất hiện mụn nước, mụn mủ lở loét.
  • Hăm lan rộng từ vùng kín sang các vùng da khác.
  • Bé đau rát, ngứa ngáy, bỏ bú, quấy khóc cả ngày.
  • Sốt không rõ nguyên nhân.
Bé gái bị hăm nặng
Mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ nếu xuất hiện những tổn thương hở hay vết loét trên da.

Khi bé bị hăm nặng, cùng với việc kết hợp 5 cách trên, mẹ cần:

4.1. Gặp bác sĩ sớm khi bị hăm vùng kín nặng

Da bé bắt đầu xuất hiện những vết thương hở, vi khuẩn lợi dụng điều này để xâm nhập và gây bệnh. Đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm, bé sẽ giảm nguy cơ gặp phải những biến chứng gặp phải như nhiễm trùng da, hoại tử da, nặng nhất là nhiễm trùng máu.

Bé đi khám bác sĩ
Đưa con đi khám sớm giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

4.2. Dùng thuốc trị hăm vùng kín theo hướng dẫn của bác sĩ

Sang giai đoạn nặng, điều trị bằng thuốc là cần thiết. Bác sĩ sẽ kê cho con những thuốc sát khuẩn, giảm viêm như corticoid, kháng sinh, kháng nấm để giảm nhanh triệu chứng, giúp con đỡ đau rát hơn. 

Một số thuốc thường được dùng để trị hăm vùng kín cho con, mẹ tham khảo thêm nhé: 

  • Nhóm thuốc corticoid bôi ngoài da: Thuốc được dùng nhiều cho trẻ là hydrocortisone 1% vì nó an toàn, ít tác dụng phụ nhất. 
  • Nhóm thuốc sát trùng dạng xịt, dùng ngoài: Baby Skin, Povidine,…
  • Nhóm thuốc kháng sinh: Amoxicillin hỗn dịch uống, được chỉ định với những trường hợp có nhiễm khuẩn. 
  • Nhóm thuốc kháng nấm: Nystatin thường được sử dụng cho trẻ khi con đã có biểu hiện nhiễm nấm. 
Kem Hydrocortisone
Hydrocortisone 1% thường được các bác sĩ chỉ định khi con bị hăm nặng.

Lưu ý: 

  • Mẹ không tự ý mua thuốc sử dụng cho con mà phải nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ vì dùng sai liều hoặc sai thuốc có thể làm nặng thêm hăm da, nghiêm trọng  hơn gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. 
  • Không tự ý thay đổi liều lượng cho con vì một số mẹ nghĩ rằng liều càng cao con càng nhanh khỏi. Nhưng mẹ không biết rằng, điều này vô cùng có hại và có thể gây tác dụng phụ lớn đối với con. 

4. Trị hăm vùng kín của bé gái khác gì các vùng khác? 

Điều trị hăm vùng kín cho bé gái khiến nhiều mẹ đau đầu bởi vị trí này đặc biệt hơn so với vùng da khác ở chỗ:

  • Nhạy cảm hơn: Vùng kín là phần nhạy cảm, gần bộ phận sinh dục của bé. Vết hăm nếu không được xử lý đúng dễ lan vào sâu trong âm đạo, gây viêm, loét trong âm đạo, ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín sau này. 
  • Lâu khỏi hơn: Vùng kín ẩm ướt hơn vùng da khác do thường xuyên tiếp xúc với chất thải, mồ hôi. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm gây viêm nhiễm nên thời gian điều trị sẽ lâu hơn. Mẹ nên bình tĩnh, kiên trì, không nóng vội sử dụng thuốc hay kem bôi trị hăm cấp tốc cho con.
  • Dễ tái phát hơn: Cấu tạo vùng kín của bé gái có dạng hình phễu ngược nên nước tiểu dễ đọng lại và chảy ngược xuống hậu môn, tạo môi trường ẩm ướt khiến vi khuẩn dễ sinh sôi và gây bệnh. Mẹ vệ sinh không sạch hoặc bỏ qua vị trí hậu môn sẽ dễ gây tái phát hăm hơn. 
Hăm vùng kín bé gái
Hăm vùng kín ở bé gái khó điều trị hơn so với vùng khác.

Mẹ đừng quá lo lắng, chỉ cần chăm sóc đúng cách, bé sẽ nhanh khỏi hơn đó ạ. Dưới đây là cách chăm sóc bé gái bị hăm vùng kín, mẹ tham khảo nhé!

5. Sai lầm khi trị hăm vùng kín cho bé gái

Mẹ cần tránh các sai lầm “tai hại” khi trị hăm vùng kín cho bé gái sau: 

  • Dùng phấn rôm: Mẹ sử dụng phấn rôm vì nghĩ nó giúp vùng da mặc tã khô thoáng hơn, nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên, hạt phấn cọ xát dễ gây tổn thương da, đồng thời gây bít tắc nang lông, da hầm bí khiến hăm vùng kín nặng thêm. 
  • Lau rửa bộ phận sinh dục của bé gái bằng sữa tắm/xà phòng tắm có chất tạo bọt, tạo mùi: Những chất này gây kích ứng da, làm khô mỏng da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng. Nước tắm thảo dược lúc này là sự lựa chọn tối ưu nhất dành cho các mẹ.
  • Thụt rửa âm đạo của con trong quá trình vệ sinh: Việc này gây đau đồng thời vô tình đưa vi khuẩn vào trong âm đạo. Chúng dễ gây bệnh đường sinh dục,có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này của bé. 
  • Sử dụng tã, bỉm kém chất lượng: Bỉm rẻ tiền trôi nổi dễ gây kích ứng da và hăm bỉm cho con. Vì chúng có khả năng thấm hút nước thải kém và thành phần chứa nhiều chất độc hại. Một số hãng tã uy tín mẹ tham khảo thêm: Huggies, Pamper, Mamamy,…
  • Không thay tã thường xuyên: Điều này khiến da con hầm bí lâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hăm nặng. Mẹ chú ý thay bỉm cách nhau 3 – 4 giờ và sau mỗi lần bé “ị”. 
Thay tã thường xuyên cho bé gái tránh hăm vùng kín
Mẹ nên thay tã thường xuyên cho con phòng tránh hăm da và viêm ngứa.

“Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao?” đã được các chuyên gia của Dr.Papie trình bày ở bài viết trên. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích được các mẹ bỉm trong quá trình chăm bé. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, mẹ hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook