Để giảm bớt các triệu chứng của chàm sữa ở trẻ sơ sinh thì dân gian xưa đã dùng sữa mẹ bôi lên vết chàm cho bé. Tuy nhiên mẹ đã thực sự hiểu rõ cách chữa chàm sữa bằng sữa mẹ và những lưu ý để giữ an toàn cho con hay chưa? Hãy cùng đọc hết bài viết dưới đây, chuyên gia Dr.Papie sẽ giúp mẹ giải quyết vấn đề này.
1. Hiểu về phương pháp chữa chàm cho bé bằng sữa mẹ
Chữa chàm cho bé bằng sữa mẹ là phương pháp dân gian được truyền tai nhau áp dụng khá phổ biến với các trường hợp nhẹ.
1.1.Tác dụng của sữa mẹ đối với chàm sữa
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong sữa mẹ chứa: endorphin, protein, lactoferrin, vitamin A, C, D, E,… có nhiều tác dụng tốt cho bé bị chàm. Cụ thể, mẹ theo dõi ở bảng sau!
Thành phần | Tác dụng |
Endorphin | Giảm đau rát, giảm ngứa |
Protein (đạm whey và casein) | Kháng khuẩn nhẹ, giúp bảo vệ da bé khỏi tác động của vi khuẩn gây nhiễm trùng vết chàm |
Lactoferrin | Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại |
Vitamin A, C, D, E, khoáng chất, acid amin | Nuôi dưỡng, cân bằng độ ẩm, làm mềm các vết sừng do chàm sữa. |
Acid lactic | Loại bỏ bụi bẩn trên da, cải thiện yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên. |
Như vậy, dù chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh nhưng chữa chàm bằng sữa mẹ thực sự có hiệu quả đó ạ!
1.2. Trường hợp có thể áp dụng trị chàm bằng sữa mẹ
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp mẹ đều có thể bôi sữa mẹ để trị chàm cho bé. Vậy trong trường hợp nào mẹ được dùng và khi nào thì không được dùng?
- Trường hợp được dùng: Bé mới bắt đầu có dấu hiệu bị chàm như hai má, tay chân bé xuất hiện những nốt mẩn đỏ. Vùng da bị bệnh thô ráp, khô và căng gây ngứa và bé sẽ khó chịu, gãi liên tục dẫn đến mụn nước bị vỡ và chảy máu.
- Trường hợp không được dùng: Bé có cơ địa dễ dị ứng với thức ăn do các chất trong thực phẩm mẹ ăn sẽ có trong sữa. Bên cạnh đó không dùng cho trường hợp nặng và vết chàm sữa có dấu hiệu lở loét. Lúc này mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
1.3. Thời gian hồi phục nếu chữa chàm bằng sữa mẹ
Thời gian phục hồi của bé khi dùng sữa mẹ để trị chàm sẽ phụ thuộc vào kích thước của vết chàm:
- Với vết chàm nhỏ (tầm 2 cm2), da bé sẽ cải thiện sau khoảng 1 – 2 tuần bôi sữa mẹ liên tục.
- Với vết chàm lớn hơn (tầm 3 – 4 cm2), bôi liên tục khoảng 2 – 4 tuần vết chàm mới có thể khỏi hẳn.
Lưu ý: Với vết chàm lớn từ 10 – 20 cm2, có hiện tượng xước da, nhiễm trùng, sưng, mủ hoặc sau thời gian dự kiến mà vết chàm không có dấu hiệu cải thiện, mẹ nên áp dụng phương pháp khác hoặc an toàn nhất là đưa bé đến gặp bác sĩ để có thể được tư vấn và điều trị triệt để.
2. Hướng dẫn chữa chàm bằng sữa mẹ
Dưới đây, chuyên gia sẽ hướng dẫn mẹ chữa chàm bằng sữa mẹ đúng cách để giúp bé mau chóng khỏi bệnh, tránh được nguy cơ gây dị ứng.
2.1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu
Mẹ chỉ cần chuẩn bị 4 nguyên liệu sau:
- Sữa mẹ mới vắt: Khoảng 5ml sữa của chính mình để đảm bảo an toàn cho bé.
- Băng gạc y tế: Để quấn quanh ngón trỏ của mẹ giúp bôi sữa mẹ được đảm bảo vệ sinh.
- Một chiếc khăn bông mềm, sạch: Để mẹ lau tay.
- Nước muối sinh lý 0,9%: Để vệ sinh vùng chàm.
2.2. Cách thực hiện
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu thì mẹ sẽ tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Vệ sinh tay mẹ sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để đảm bảo vệ sinh tránh nhiễm khuẩn cho bé, lau khô bằng khăn bông mềm, sạch.
- Bước 2: Lau nhẹ nhàng vùng da bị chàm bằng nước muối sinh lý 0,9% để làm sạch bụi bẩn bám trên da bé.
- Bước 3: Quấn băng gạc y tế quanh ngón tay trỏ của mẹ 2 vòng, nhúng vào sữa rồi vắt nhẹ.
- Bước 4: Sau đó thoa đều quanh vết chàm theo chiều xoắn ốc.
Xem thêm:
- Tất tần tật các phương pháp điều trị tràm sữa hiệu quả nhất cho bé
- Lưu ý khi điều trị chàm sữa không để lại sẹo
- Điều trị chàm sữa khô và những lưu ý quan trọng
3. Lưu ý giữ an toàn cho bé khi chữa chàm bằng sữa mẹ
Chữa chàm bằng sữa mẹ là phương pháp đơn giản dễ thực hiện. Tuy nhiên nếu không được thực hiện đúng cách thì có thể khiến việc điều trị không đạt kết quả tốt, hay có thể gây nhiễm trùng vùng chàm gây nguy hiểm cho bé. Đặc biệt chú ý khi bôi thuốc tại vùng chàm sữa quanh miệng. Để an toàn nhất, mẹ theo dõi lưu ý của chuyên gia trong phần dưới đây nhé!
3.1. Lưu ý về tần suất áp dụng
Sữa mẹ bay hơi nhanh nên cần bôi từ 3 – 5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 3 – 4 tiếng. Mẹ bôi liên tục trong 5 – 6 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý: Mẹ không nên lạm dụng việc sử dụng sữa mẹ bôi lên da cho bé vì dễ gây bết da, bít tắc lỗ chân lông làm bé bị chàm nặng hơn.
3.2. Lưu ý về việc thử dị ứng
Da bị chàm sữa rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng nếu gặp các chất lạ. Do đó mẹ cần kiểm tra ở vùng da lành khác xem bé có bị dị ứng hay không.
Cách tiến hành thử dị ứng như sau: Bôi sữa mẹ lên 1 vùng da bình thường của bé trước. Sau 30 phút, nếu da bé nổi nhiều mẩn đỏ, ngứa ngáy thì mẹ tuyệt đối không được bôi lên vết chàm của con vì có thể con đang bị dị ứng với phương pháp này đấy!
3.3. Lưu ý về cách pha sữa mẹ để bôi lên vết chàm
Mẹ lưu ý không pha loãng sữa mẹ rồi mới bôi cho bé vì hàm lượng kháng sinh, hoạt chất có trong sữa mẹ là đủ để trị chàm sữa, nếu pha loãng sẽ làm giảm nồng độ hoạt chất gây giảm hoặc mất tác dụng trị chàm.
3.4. Lưu ý về chất lượng sữa mẹ dùng để trị chàm
Chất lượng sữa của mẹ ảnh hưởng đến hiệu quả trị chàm sữa, do đó mẹ cần chú ý:
- Dùng sữa mới vắt: Vì lúc này sữa có nhiệt độ ấm, tạo cảm giác dễ chịu cho vùng da bị chàm. Đồng thời, sữa mẹ mới vắt không bị vi khuẩn, nấm và chất bẩn từ bên ngoài xâm nhập sẽ đảm bảo an toàn hơn, tránh bội nhiễm vết chàm.
- Chế độ ăn của mẹ: Các chất từ thực phẩm sẽ đi vào sữa mẹ, do đó mẹ tránh ăn đồ dễ gây dị ứng như hải sản, các loại lạc, chế phẩm từ sữa, thịt bò, nội tạng động vật, đồ ăn cay nóng, các chất kích thích,.. dễ gây dị ứng cho bé. Bên cạnh đó mẹ nên bổ sung các thực phẩm như tỏi, rau củ quả xanh, hoa quả giàu vitamin C, thực phẩm giàu Magie,…giúp cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất nâng cao sức đề kháng cho da bé giúp vết chàm mau khỏi hơn.
Mẹ cần chú ý không nên dùng sữa mẹ để bôi lên vết chàm nặng, lở loét, chảy nước,… vì có thể gây kích ứng khiến tình trạng nặng hơn. Bên cạnh đó mẹ cũng cần lưu ý về tần suất dùng, chất lượng sữa,… để đảm bảo trị chàm cho con an toàn hiệu quả.
4. Mách mẹ biện pháp chữa chàm sữa ở trẻ nhỏ an toàn
Dù chữa chàm sữa bằng sữa mẹ là phương án có thể áp dụng được nhưng vẫn tồn tại một số bất cập như thời gian hồi phục lâu, khâu chuẩn bị khá mất công, hiệu quả khó đảm bảo. Vì vậy mẹ cần kết hợp áp dụng các biện pháp chữa chàm tối ưu hơn dưới đây:
- Vệ sinh cơ thể bé bằng nước tắm thảo dược chuyên dụng: Cách này giúp làm sạch, bổ sung “kháng sinh tự nhiên” và chất dưỡng ẩm cho da, giúp chàm sữa nhanh khỏi hơn. Chuyên gia gợi ý mẹ sử dụng nước tắm thảo dược Dr.Papie do có thành phần kết hợp nhiều loại thảo dược thiên nhiên lành tính trị chàm như mướp đắng, trà Shan tuyết, cỏ mần trầu,… hiệu quả trị chàm tốt, nhanh, an toàn và tiện lợi.
- Sát khuẩn cho vết chàm: Điều này giúp làm sạch da, giảm nguy cơ bội nhiễm. Mẹ nên sử dụng các dung dịch sát khuẩn tại chỗ lành tính như Dizigone, Xanh methylen, Betadine…. Tuy nhiên nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng và không dùng trong thời gian dài (quá 10 ngày).
- Dưỡng ẩm cho vết chàm: Giúp cung cấp độ ẩm cho da, tăng cường sức đề kháng cho da bé khi bị chàm. Mẹ có thể sử dụng thêm các loại kem như Cetaphil, Aveeno Baby, Eucerin… Lưu ý mẹ chỉ nên bôi một lượng nhỏ, tránh bôi quá nhiều gây bí da của bé.
- Dùng thuốc: Mẹ dùng các loại thuốc như Corticosteroid, kháng Histamin và kháng sinh khi bé có dấu hiệu viêm nhiễm, ngứa ngáy. Lưu ý: Mẹ không được tự ý dùng thuốc, cần phải có sự tư vấn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ, hậu quả do dùng sai cách nhé!
- Chăm sóc bé một cách khoa học: Giúp nâng cao thể trạng cho bé. Mẹ hạn chế cho bé gãi hay sờ lên vết chàm khi ngứa làm tổn thương thêm vùng chàm dễ nhiễm khuẩn. Bé cần được mặc quần áo mềm, thoáng mát, tránh tiếp xúc với lông thú cưng, bụi bẩn, phấn hoa,..
Các biện pháp chữa chàm cho bé cần được thực hiện ngay khi mẹ thấy dấu hiệu của bệnh để có thể can thiệp kịp thời, giúp bé mau khỏi bệnh
Mẹ có thể tham khảo thêm:
- Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị nhanh khỏi nhất!
- Chàm sữa có để lại sẹo không, làm sao giảm sẹo chàm sữa
Bài viết trên đây chuyên gia Dr.Papie đã chỉ rõ cho mẹ cách chữa chàm bằng sữa mẹ và những lưu ý khi áp dụng để đạt hiệu quả và an toàn cho bé. Nếu còn vấn đề cần giải đáp, mẹ liên hệ ngay hotline 0988.229.672 hoặc để lại bên dưới bình luận ở dưới, đội ngũ Dr.Papie sẽ tư vấn sớm nhất mẹ nhé!
Bé bị tràm mình thường cho bé dùng nước tắm dr.papie chỉ 5-7 hôm là khỏi
Mẹo chữa chàm sữa bằng sữa mẹ hay quá. Không biết hiệu quả cao không nữa.
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ
Bé nhà em chưa bị nên em chưa thử lần nào. Nhưng em sẻ lưu lại phòng cho bé em. Cảm ơn thông tin của bác sĩ
Bài chia sẻ tuyệt vời quá cảm ơn dược sĩ nhiều ak
Cảm ơn dược sĩ
Thật may con mình dùng sữa tắm dr. Papie từ bé nên k thấy có chàm sữa luôn á
Ôi trước giờ mình cứ nghĩ trẻ bị tràm sữa là do sữa mẹ bắn vào.không nghĩ là sữa mẹ có thể trị tràm sữa cho trẻ.cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ
Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ thông tin bổ ích này , đúng bài viết mình rất cẦn cho bé
Mẹ hay quá .cảm ơn đã chia sẻ
Thế mới nói sữa mẹ thật kỳ diệu
Bài chia sẻ rất hay. Cảm ơn dược sĩ rất nhiều
Giờ mình mới biết sữa mẹ cũng có thể chữa được chàm sữa nữa đấy
Mình cũng đã sử dụng sữa mẹ để trị chàm cho con nhưng k hiệu quả
Em có nghe nói nhưng chưa áp dụng lần nào. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ ạ.
Không biết là sữa mẹ cũng chữa đc chàm sữa, bài báo thật là hữu ích
Tuyệt vời.cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ.rất.là ý ngĩa và hay
Bé nhà mình dùng nước tắm dr.papie nên chàm sữa ở con ít xuất hiện.ình tin dùng sản phẩm của dr.papie
Nay mới biết là sữa mẹ cũng có thể chữa chàm sữa. Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ
Người mẹ thật là thiêng liêng, mang nặng đẻ đau, sữa nuôi con mà còn chữa được bệnh cho con nữa
Bài viết ý nghĩa lắm ạ
Cũng may con mình bị nhẹ. Thương con
Ui mik tập 2 rồi mà giờ mới biết đến sữa mẹ cũng có thể chữa chàm sữa nữa đấy,cần lắm những bài viết như thế này cho mẹ bỉm chúng e,cảm ơn dược sĩ nhiều lắm luôn.
Sữa mẹ chữa được nhiều bệnh cho trẻ
Gio mới biết sưa mẹ chữa chàm.Nhưng tốt nhất mua thuốc hoặc tắm nước tam thảo dược
Sau khi đọc bài viết mình thấy sữa mẹ thật tuyệt vời, có rất nhiều tá dụng
Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ thông tin rất hay cho em và các mẹ
Sữa mẹ có thật nhiều tác dụng chữa bệnh ngoài da cho con mà hôm nay mình mới biết, cảm ơn bài viết của dược sỹ.