Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị DỨT ĐIỂM nhanh

Rate this post

Từ A đến Z kiến thức chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị nhanh khỏi sẽ được chuyên gia sẽ chia sẻ trong bài viết dưới đây. Mẹ chú ý theo dõi để áp dụng chăm sóc đúng cách cho trẻ, mẹ nhé!

Xem thêm:

Chàm sữa có gây ngứa cho bé
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt, vui chơi của bé

1. Hiểu đúng về bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa (lác sữa) là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn 2 tháng tới 1 tuổi. Bệnh không lây nhiễm và gây nguy hiểm cho trẻ, nhưng lại dễ tái phát nhiều lần dẫn tới chàm sữa bội nhiễm hay chàm thể tạng, gây khó khăn trong quá trình điều trị và có nguy cơ để lại sẹo cho trẻ.

1.1. Biểu hiện chàm sữa ở trẻ

Mẹ có thể dễ dàng nhận biết bệnh chàm sữa của trẻ thông qua một số dấu hiệu như: Da bé xuất hiện mảng đỏ, mụn nhỏ li ti, mụn nước. Khi bị chàm sữa, bé ngứa ngáy khó chịu hay dụi mặt vào gối hoặc lấy tay gãi. Mụn nước vỡ ra có thể gây nhiễm khuẩn, chảy mủ dễ để lại sẹo sau này. 

Chàm sữa có 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn tương ứng với một vài biểu hiện khác nhau. Mẹ theo dõi cụ thể từng giai đoạn ở bảng sau: 

Giai đoạn Biểu hiện Hình ảnh minh họa
Giai đoạn 1 – da bị tấy đỏ
  • Xuất hiện mụn nhỏ,  mẩn đỏ
  • Gây ngứa
Chàm sữa da bị tấy đỏ
Giai đoạn 2 – Nổi mụn nước trên da
  • Mụn nhỏ phát triển thành mụn nước có kích thước khoảng 1 – 2 mm (màu trong hoặc hơi đục) mọc dày trên da bé
  • Mụn nước nhỏ có thể hợp lại với nhau thành mụn lớn, lan ra xung quanh
Chàm sữa nổi mụn nước trên da
Giai đoạn 3 – Mụn nước bị vỡ
  • Mụn nước tự vỡ hoặc do tác động (bé gãi) dẫn tới vỡ
  • Xuất hiện vết thương hở nên khả năng nhiễm khuẩn rất cao
Chàm sữa mụn nước bị vỡ
Giai đoạn 4 – Nhẵn da
  • Các vết mụn vỡ khô lại hình thành các vảy da dày
  • Lớp vảy bong ra để lại lớp da mỏng, nhẵn
  • Giai đoạn này kéo dài 1 – 3 ngày, là giai đoạn rất nguy hiểm, da bé rất khô và căng, dễ nứt da và dẫn tới viêm nhiễm
Chàm sữa nhăn da
Giai đoạn 5 – Da bong vảy
  • Lớp da mỏng ở giai đoạn 4 sẽ nhanh chóng rạn nứt, bong vảy thành các mảng dày hoặc mảng vụn
  • Nếu chàm sữa kèm theo viêm và bội nhiễm thì chàm sữa có thể để lại sẹo
Chàm sữa da bong vẩy

 

1.2. Nguyên nhân gây chàm sữa 

Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo ý kiến của chuyên gia, các yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ bị chàm sữa đó là: di truyền và dị ứng với tác nhân bên ngoài. 

1.2.1. Yếu tố di truyền

Người lớn có tiền sử mắc các bệnh dị ứng như viêm da cơ địa, hen suyễn, mày đay, viêm mũi xoang… thì con của họ sau sinh ra sẽ có tỉ lệ mắc bệnh chàm sữa cao hơn so với các đứa trẻ khác. Theo thống kê y khoa, có đến 60% tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh chàm sữa khi có bố hoặc mẹ mắc bệnh và tỉ lệ này lên tới 80% khi cả bố và mẹ đồng thời mắc bệnh.

Chàm sữa gây ngứa
Bố mẹ từng bị viêm da cơ địa thì con sinh ra có tỉ lệ bị chàm sữa cao hơn so với đứa trẻ khác

1.2.2. Yếu tố bên ngoài

Một số yếu tố bên ngoài tác động vào trẻ sơ sinh khiến da bé bị kích ứng và gây nên bệnh chàm sữa như:

  • Ô nhiễm môi trường
  • Dị ứng thực phẩm
  • Dị ứng thời tiết
  • Dị ứng với một số tác nhân khác: lông tơ thú cưng, phấn hoa,…

1.3. Hình ảnh bệnh chàm ở trẻ

Khi bé mới bắt đầu bị chàm sữa, da bé xuất hiện các mảng đỏ, bắt đầu ở mặt, cổ rồi lan dần ra các bộ phận khác cơ thể. Các mẹ thường dễ nhầm lẫn với biểu hiện của dị ứng, nẻ da, rôm sảy.

Biểu hiện bé bị chàm sữa
Bé bắt đầu xuất hiện các mảng đỏ trên da, mẹ dễ nhầm lẫn với các bệnh khác

Tiếp đó, trên các mảng da đỏ, xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ có kích thước 1 – 2mm, các mụn nước nhỏ có thể hợp lại với nhau thành mụn nước to. Mụn mọc dày trên vùng da đỏ của bé.

Biểu hiện bé bị chàm sữa
Trên vùng da đỏ xuất hiện mụn nước liti nhỏ, mọc dày chi chít

Các mụn nước do chàm sữa có thể gặp quanh miệng của trẻ vỡ ra, nếu mẹ không chăm sóc đúng cách dễ làm nhiễm khuẩn gây chàm sữa bội nhiễm, để lại sẹo cho trẻ.

Vết chàm sữa bị chảy nước
Các mụn nước vỡ ra, dễ bị nhiễm khuẩn gây ra chàm sữa bội nhiễm nguy hiểm cho trẻ

2. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị chóng khỏi

Đến đây, chắc hẳn mẹ đã hiểu chàm sữa ở trẻ sơ sinh là như thế nào rồi đúng không ạ. Tiếp theo, chuyên gia sẽ giới thiệu tới mẹ các cách điều trị chàm sữa dứt điểm cho trẻ. Mẹ theo dõi để thực hiện chăm sóc đúng cách giúp trẻ nhanh hết bệnh nhé!

2.1. Vệ sinh cơ thể bé hằng ngày bằng nước tắm thảo dược

Vệ sinh cơ thể bé hằng ngày giúp loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn bám trên da, hạn chế ngứa ngáy viêm nhiễm. 

Với bé bị chàm sữa mẹ nên ưu tiên sử dụng nước tắm thảo dược thay vì làm sạch bằng nước trắng thông thường. Bởi nước chiết xuất từ nhiều dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hạn chế chàm sữa bội nhiễm. Đồng thời, vitamin, dưỡng chất trong thảo dược còn giúp dưỡng ẩm da, cho vùng da bị chàm sữa của bé nhanh hồi phục. 

Bên cạnh đó, nước tắm thảo dược rất tiện dụng, mẹ chỉ cần pha nước tắm theo tỷ lệ nhà sản xuất đã in trên bao bì là được, tiết kiệm rất nhiều thời gian hơn hẳn việc mẹ tự chuẩn bị lá tắm lích kích. Chăm sóc bé sơ sinh bị chàm sữa vất vả, vì vậy tắm thảo dược tiện lợi và có thời gian nghỉ ngơi, chăm em bé nhiều hơn là lựa chọn của mẹ thông thái hiện đại. 

Nước tắm thảo dược Dr.Papie trị chàm sữa cho bé
Nước tắm thảo dược có tác dụng làm sạch, kháng khuẩn, dưỡng ẩm

Một số loại nước tắm thảo dược hỗ trợ trị chàm sữa tốt, an toàn cho trẻ như nước tắm Dr.Papie, sữa tắm Cetaphil, sữa tắm Mustela, sữa tắm Skina Babe… Trong đó, Dr.Papie là nước tắm hỗ trợ trị chàm sữa được chuyên gia nhi và mẹ bỉm đánh giá cao, do nhiều ưu điểm như:

  • Hiệu quả cao: Nước tắm Dr.Papie có nhiều thành phần dược liệu như trà shan tuyết, cỏ mần trầu, kinh giới, khổ qua,… kết hợp với công nghệ chiết xuất ở nhiệt độ thấp, không làm biến đổi tác dụng nên mang lại hiệu quả cao, giúp làm sạch da, kháng viêm và cung cấp độ ẩm cho bé bị chàm sữa.
  • Chi phí rẻ: Nước tắm Dr.Papie được sản xuất dựa trên công thức đậm đặc nên rất tiết kiệm, tính ra mẹ chỉ cần khoảng 5000đ/lần tắm cho trẻ.
Mẹ đánh giá về nước tắm Dr. Papie trị chàm sữa cho bé
Chỉ sau 1 tuần tắm Dr.Papie bé đã đỡ chàm sữa hẳn

Lưu ý: Mẹ muốn bé nhanh khỏi chàm sữa không nên dùng lá tắm dân gian vì cách này có hiệu quả chậm, tốn nhiều công sức chuẩn bị của mẹ. Đồng thời, nếu mẹ sử dụng lá không rõ nguồn gốc, có thuốc trừ sâu, cặn lá có nguy cơ kích ứng da bé nặng hơn.  

2.2. Sát khuẩn

Khi các mụn chàm sữa của bé bị vỡ, chảy dịch. Lúc này khả năng bội nhiễm của bé rất cao, mẹ nên sử dụng các dung dịch sát khuẩn tại chỗ, sẽ giúp làm sạch da. Đồng thời, tiêu diệt các tác nhân gây tổn thương da trẻ như vi khuẩn, nấm, bụi bẩn,… nhờ đó, giảm viêm nhiễm và giúp trẻ nhanh hết chàm sữa.

Một số loại sản phẩm sát khuẩn chuyên biệt cho trẻ bị chàm sữa lành tính như: Milian, Eosin, Dizigone, Xanhmetylen… 

Cách dùng: Mẹ làm sạch vùng da cần sát khuẩn của trẻ, sau đó bôi một lớp mỏng lên da bé. Mẹ sử dụng 2 – 3 lần/ngày và nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất mẹ nhé!

Mẹ sử dụng dung dịch sát khuẩn khi vết chàm của trẻ có mụn vỡ, chảy dịch để tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm nhiễm

2.3. Dưỡng ẩm cho vùng da bị chàm sữa

Chàm sữa khiến da bé bị tổn thương, da khô nứt, đau rát. Bước dưỡng ẩm sẽ giúp cung cấp độ ẩm, cho da bé mềm hơn, giảm ngứa ngáy và tình trạng kích ứng da, cho bé nhanh hết bệnh chàm sữa. Chính vì vậy, dưỡng ẩm rất quan trọng, mẹ nên sử dụng cho trẻ từ khi giai đoạn nhẹ đến khi trẻ khỏi hẳn chàm sữa.

Một số loại kem dưỡng ẩm lành tính cho bé bị chàm sữa như: Cetaphil, Cerave Baby, Eucerin…

Cách dùng: Mẹ thoa một kem mỏng lên da bé (nếu mẹ dùng dung dịch sát khuẩn thì bước dưỡng ẩm sẽ là phía sau nhé), 2 lần/ngày.

Dưỡng ẩm da cho bé bị chàm sữa bội
Kem dưỡng ẩm giúp làm mềm da, giảm tình trạng ngứa ngáy và kích ứng da do chàm sữa

2.4. Đưa bé đi khám bác sĩ

Chàm sữa của trẻ có thể tự hết trong khoảng 1- 2 tuần. Chàm sữa ở giai đoạn nhẹ sẽ dễ điều trị và nhanh khỏi, tránh biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, các mụn chàm sữa rất dễ nhiễm khuẩn gây ra bệnh chàm thể tạng, chàm sữa bội nhiễm, nhiễm trùng máu, viêm da… nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, mẹ đưa bé đi khám bác sĩ sớm là biện pháp an toàn nhất.

2.5. Chăm sóc bé một cách khoa học

Chăm sóc bé khoa học sẽ giúp làm giảm thời gian bị chàm sữa hơn, đồng thời giảm ngứa và khó chịu cho trẻ. Sau đây, chuyên gia sẽ cung cấp cho mẹ các phương pháp chăm sóc bé, mẹ theo dõi để thực hiện đúng nhé!

2.5.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý đối với mẹ cho con bú

Trẻ sơ sinh chủ yếu hấp thu dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ. Do đó các thành phần có trong thức ăn của mẹ có thể đi qua sữa vào cơ thể bé. Mẹ có thể hiểu đơn giản, mẹ ăn gì trẻ sẽ hấp thụ nấy, do đó, trong khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ lưu ý:

  • Mẹ nên ăn: Các thực phẩm như: rau dền, khoai lang, dưa leo, cam, bưởi… vì chúng có tác dụng làm mát da, nhờ đó, giảm ngứa và nhanh hết chàm sữa hơn. Đồng thời, mẹ nên uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, rau củ để sữa được mát hơn nhé!
  • Mẹ kiêng ăn: Các thực phẩm giàu chất tanh như: cá, cua, ốc, tôm, thức ăn nhiều giàu mỡ, chiên rán, ớt… vì nó gây ngứa và nóng trong, làm kéo dài thời gian bị chàm sữa của bé. Bên cạnh đó, mẹ kiêng ăn rau muống vì nó sẽ khiến các mụn chàm sữa lâu khỏi, để lại sẹo cho trẻ.
Dinh dưỡng dành cho mẹ cho con bú bị chàm sữa
Mẹ đang cho con bú có con bị chàm sữa nên bổ sung nhiều rau củ, trái cây để làm mát sữa

2.5.2. Hạn chế bé gãi/chạm lên vết chàm khi ngứa

Các nốt mụn chàm sữa khiến bé ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, bé thường có biểu hiện dùng tay gãi lên vết chàm để giảm ngứa. Việc làm này dễ khiến cho mụn bị vỡ ra, tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, nấm. 

Để hạn chế bé gãi vết chàm làm vỡ mụn, gây viêm nhiễm, mẹ nên cắt móng tay thường xuyên 2 tuần/lần và đeo bao tay với bé dưới 6 tháng tuổi.

Mẹ nên cắt móng tay trẻ thường xuyên
Mẹ cắt móng tay thường xuyên cho trẻ sơ sinh để hạn chế trẻ dùng tay gãi làm xước vết chàm

2.5.3. Mặc quần áo mềm, thoáng cho trẻ

Quần áo tiếp xúc trực tiếp với da bé, nên sẽ ảnh hưởng tới tình trạng bệnh và thời gian bị chàm sữa của trẻ. Do đó, khi mặc quần áo cho trẻ, mẹ chú ý:

  • Mẹ ưu tiên chọn quần áo có vải cotton mềm, dễ thấm hút mồ hôi, tránh lựa chọn vải len gây ngứa, kích ứng da. 
  • Quần áo có size vừa hoặc rộng hơn 1 size để giảm sự cọ xát giữa vải và da bé, tránh gây tổn thương da trẻ. 
Lựa chọn quần áo cho bé bị chàm sữa
Mẹ mặc quần áo rộng, thoáng mát sẽ giúp da trẻ thoải mái hơn, nhanh hết chàm sữa

2.5.4. Chú ý các yếu tố có thể gây ngứa trong môi trường xung quanh bé

Bụi bẩn, lông tơ, vi nấm, vi khuẩn… dễ gây kích ứng, ngứa ngáy, viêm nhiễm và làm nặng tình trạng chàm sữa khiến bé lâu khỏi bệnh. Do đó, mẹ vệ sinh sạch sẽ và chú ý một số tác nhân gây ngứa xung quanh trẻ bằng cách:

  • Cho trẻ ở nơi sạch sẽ thoáng mát: Vệ sinh nhà cửa, khu vực vui chơi của bé hàng ngày. Che chắn cẩn thận cho trẻ khi đi ra ngoài để tránh các tác nhân gây ngứa như lông tơ, bụi bẩn, phấn hoa…
  • Mẹ giặt chăn gối thường xuyên 1 – 2 lần/tuần: Điều này giúp loại bỏ hết mồ hôi, bụi bẩn bám trên đó, giúp giảm ngứa và hạn chế nhiễm khuẩn.
Lưu ý trẻ bị chàm sữa tiếp xúc lông thú cưng
Lông từ thú cưng có thể là tác nhân khiến trẻ ngứa, kích ứng da gây nên chàm sữa

3. Hỏi – đáp về cách điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Dưới đây, chuyên gia sẽ giúp mẹ giải đáp một số thắc mắc khi chăm sóc và điều trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh, mẹ theo dõi nhé!

3.1. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể tự hết. Theo thống kê, có đến 70% trẻ sơ sinh sẽ tự hết chàm sữa và 30% trẻ còn lại không khỏi do sự chăm sóc không đúng cách của mẹ dẫn tới chàm sữa bội nhiễm, lâu khỏi, nguy hiểm cho trẻ.

Chàm sữa của trẻ sơ sinh có thể tự hết
Chàm sữa của trẻ sơ sinh sẽ tự hết khi được mẹ chăm sóc khoa học, đúng cách

3.2. Thuốc trị bệnh chàm ở trẻ dùng loại nào?

Khi đến giai đoạn chàm sữa nặng, các vết mụn chàm có dấu hiệu chảy nước, viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc trị bệnh chàm giúp kháng khuẩn, giảm viêm cho trẻ. Các loại thuốc chính thường được bác sĩ kê trong thời gian này bao gồm:

  • Nhóm thuốc Corticosteroid: Có tác dụng chống viêm, chống dị ứng giúp giảm sưng đau, ngứa ngáy khi trẻ bị chàm sữa. Một số thuốc Corticosteroid thường được bác sĩ kê như hydrocortisone 1% hoặc 2.5%.
  • Nhóm thuốc kháng Histamin: Có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng. Thuốc kháng histamin phổ biến sử dụng cho trẻ nhỏ là Clorpheniramin.
  • Kháng sinh: Có tác dụng tiêu diệt và ngăn ngừa sự nhân lên của vi khuẩn, giúp giảm sưng, viêm các mụn chàm. Một số kháng sinh phổ biến như mupirocin 2%, acid fusidic.
Thuốc trị rôm sảy cho bé
Thuốc trị bệnh chàm sữa sử dụng khi chàm sữa nặng, có mủ, chảy nước và có dấu hiệu viêm nhiễm

Lưu ý: Mẹ chỉ sử dụng các thuốc trị bệnh chàm sữa theo đơn khám của bác sĩ, không tự ý sử dụng vì thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu dùng sai cách. 

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị an toàn, nhanh khỏi nhất là mẹ chăm sóc đúng cách, đưa bé đi khám bác sĩ sớm và tuân thủ điều trị. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề chàm sữa hoặc mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm nước tắm thảo dược Dr. Papie, mẹ liên hệ ngay tới số hotline 0988.229.672 để được hỗ trợ sớm nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook