Chàm sữa có để lại sẹo không – Mẹo chăm sóc bé ngăn sẹo chàm sữa

Rate this post

Chàm sữa có để lại sẹo không là lo lắng của nhiều mẹ, vì các vết chàm mọc trên mặt nếu để lại sẹo sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ sau này. Theo chuyên gia, nếu chàm sữa nhẹ sẽ không để lại sẹo, nhưng chàm sữa nặng bị nhiễm trùng dễ để lại sẹo trên mặt con. Cụ thể thế nào? Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ nhé!

Xem thêm:

Chàm sữa có để lại sẹo không
Chàm sữa nặng có thể để lại sẹo, gây mất tự tin khi bé lớn lên

1. Nguyên nhân và khả năng gây sẹo của chàm sữa

Chàm sữa là bệnh ngoài da phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 0 đến 2 tuổi. Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng một số sinh hoạt hàng ngày của trẻ như: biếng ăn, ngủ không ngon giấc, quấy khóc…

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây chàm sữa là gì. Theo ý kiến của chuyên gia Nhi Khoa, bé có thể bị chàm sữa nếu gia đình có tiền sử người mắc bệnh dị ứng hoặc bé thường xuyên tiếp xúc với lông tơ, khói bụi, các thực phẩm gây dị ứng như hải sản, đậu phộng,… Với những trẻ có cơ địa dị ứng cũng dễ mắc phải chàm sữa hơn trẻ khác. Chàm sữa có nguy cơ để lại sẹo nếu có thêm viêm và bội nhiễm kèm theo.

Nguyên nhân chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Chàm sữa thường do cơ địa, có nguy cơ gây ra sẹo nếu kèm theo viêm và bội nhiễm

2. Chàm sữa để lại sẹo theo cơ chế nào?

Chàm sữa có để lại sẹo hay không phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cách chăm sóc của mẹ.

  • Bé bị chàm sữa nhẹ hầu như khỏi nhanh và không để lại sẹo.
  • Bé bị chàm sữa nặng, xuất hiện mụn mụn mủ, mụn nước lở loét, lúc này vi khuẩn dễ xâm nhập vào các vết thương hở gây bội nhiễm, nguy cơ hình thành sẹo cao. 
Chàm sữa để lại sẹo không
Em bé bị chàm nặng với các mụn nước đã nhiễm trùng hóa mủ trắng – có khả năng có sẹo cao

Chàm sữa giai đoạn nặng thường tổn thương tầng thượng bì và trung bì của da, gây đỏ, khô bong vảy và rất ngứa. Lớp thượng bì da em bé rất mỏng, tay lại hay gãi và dụi khi ngứa vô tình tạo thêm nhiều vết xước tại vùng da bị chàm. Điều này làm chậm quá trình lành da, kích thích vùng chàm phản ứng mạnh hơn và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tạo tiền để gây tổn thương sẹo. Thời gian bệnh kéo dài và bội nhiễm thêm khiến da tổn thương sâu, sau khi lành sẽ để lại sẹo.

Một số yếu tố quyết định đến nguy cơ để lại sẹo của chàm sữa:

  • Cơ địa của bé: Bé có cơ địa dị ứng khiến đợt chàm bùng lên dữ dội, tái phát nhiều lần sẽ có nguy cơ để lại sẹo cao hơn. 
  • Cách chăm sóc của người lớn: Mẹ không chăm sóc đúng cách sẽ làm chàm sữa bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm và lâu khỏi dẫn tới hình thành sẹo. 
Mẹ chăm sóc bé bị chàm sữa
Mẹ chăm sóc đúng cách sẽ hạn chế tình trạng để lại sẹo do chàm sữa

3. Điểm mặt 3 loại sẹo từ chàm sữa ở trẻ

Chàm sữa không được chăm sóc đúng có thể hình thành 1 trong 3 dạng sẹo, đó là: Sẹo rỗ, sẹo thâm và sẹo lồi.

3.1. Sẹo rỗ do chàm sữa

Sẹo rỗ do chàm sữa là các vết sẹo lõm, dày đặc với đường kính dưới 1mm, đôi khi chỉ dưới dạng chấm nhỏ.

Sẹo rỗ hình thành khi mụn mọc dày đặc và vỡ liên tục trên cùng 1 vị trí gây tổn thương da, tạo thành hỏm rỗ không đầy lại được. Bé thường xuyên gãi, cạo cũng là nguyên nhân hình thành sẹo rỗ.  

Sẹo rỗ chàm sữa
Vết sẹo rỗ rải rác xen kẽ các vảy da trên da một em bé bị chàm sữa

3.2. Sẹo thâm do chàm sữa 

Sẹo thâm là các vùng da sẫm màu, thường phẳng, kích thước bằng kích thước vùng bị chàm.

Sẹo thâm thường gặp hơn sau khi bị chàm, hình thành do vùng da tổn thương sau khi lành bị tăng sắc tố. Sẹo thâm tồn tại trên da bé một thời gian ngắn sau đó sẽ nhạt dần, tuy nhiên cũng có thể kéo dài vài tháng nếu không được mẹ chăm sóc đúng cách.

Sẹo thâm chàm sữa
Những vết sẹo thâm do chàm sữa để lại trên má bé sau đợt chàm cấp có thể tự biến mất

3.3. Sẹo lồi do chàm sữa 

Sẹo lồi, sẹo quá phát có đặc điểm là lồi lên trên bề mặt da, kích thước khoảng 1 – 2mm có thể lớn hơn vùng tổn thương. 

Sẹo lồi hình thành khi chàm sữa gây tổn thương sâu trên da kết hợp chế độ ăn chứa nhiều thực phẩm thúc đẩy tốc độ liền sẹo như trứng gà, rau muống, thịt bò,…Đây là dạng sẹo hiếm gặp nhất gây ra bởi chàm sữa. Sẹo lồi không thể biến mất và mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được chăm sóc, điều trị đúng cách. 

Seo lồi chàm sữa
Sẹo lồi do chàm sữa sẽ tồn tại cùng bé mãi mãi nếu không được điều trị chàm đúng cách

4. Chăm sóc bé bị chàm sữa theo từng giai đoạn tránh để lại sẹo

Mẹ hoàn toàn có thể ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo do chàm ở trẻ bằng cách tuân thủ các nguyên tắc chăm sóc và điều trị khoa học. Phần bên dưới đây, chuyên gia sẽ hướng dẫn mẹ cách chăm sóc theo từng giai đoạn bệnh, mẹ theo dõi và áp dụng cho bé nhà mình nhé!

4.1. Ngừa sẹo từ khi bé bị chàm sữa nhẹ

Mẹ có thể nhận ra bé bị chàm sữa ở giai đoạn nhẹ khi có một trong  dấu hiệu sau: 

  • Da khô và có nhiều mảng tấy đỏ, có thể xuất hiện mụn nước li ti, chưa xuất hiện mụn trắng hay các vết xước chảy máu. 
  • Các nốt mụn nhỏ thường tập ở hai bên má, dưới cằm trẻ tạo hình móng ngựa, vùng đầu hoặc bàn tay.

Lúc này, mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, tránh để vết thương nhiễm trùng với các bước dưới đây! 

Bé bị chàm sữa nhẹ
Chàm sữa nhẹ giai đoạn cấp thường nổi mụn nước li ti trên nền da tấy đỏ hai bên má

4.1.1. Vệ sinh cơ thể bé hằng ngày bằng nước tắm thảo dược

Nước tắm thảo dược là lựa chọn an tâm của nhiều mẹ bỉm để vệ sinh sạch sẽ và giúp con nhanh khỏi chàm, ít hình thành sẹo. 

1 – Lý do cần tắm bé với nước tắm thảo dược

Nước tắm thảo dược chuyên dụng có sự kết hợp từ nhiều loại dược liệu được dùng để trị chàm cho trẻ em trong dân gian như: mướp đắng, lá kinh giới, tía tô, lá chè…. nên mang lại hiệu quả trị chàm sữa cao cho bé. Ngoài ra, hoạt tính kháng khuẩn tự nhiên, các chất chống oxy hóa có trong nước tắm có tác dụng ngăn bội nhiễm da vùng bị chàm; hỗ trợ làm lành da, ngừa sẹo lành tính, không gây tác dụng phụ. 

2 – Tiêu chí chọn nước tắm thảo dược phù hợp cho bé

Nước tắm cho bé bị chàm là phải có thành phần lành tính, nguồn gốc rõ ràng đảm bảo an toàn. Mẹ không chọn sản phẩm có hương liệu hóa học, chất tạo bọt bởi chúng làm da bé càng kích ứng, mụn chàm bùng phát càng dữ dội và kéo dài hơn. 

Nước tắm thảo dược Dr.Papie trị chàm sữa cho bé
Nước tắm thảo dược giúp bé giảm nguy cơ bị sẹo do chàm sữa gây ra 

Nước tắm thảo dược Dr.Papie là sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên và được mẹ bỉm ưu tiên sử dụng cho bé bị chàm sữa nhanh khỏi, ngừa sẹo cho bé  vì nó sở hữu các ưu điểm như:

  • Giảm viêm, giảm ngứa: Trong nước tắm có chứa các chất kháng viêm, giảm ngứa. Nhờ đó, bé không ngứa ngáy đòi gãi và hạn chế hình thành sẹo. 
  • Sát khuẩn: Nhờ các kháng sinh thực vật  giúp phòng bội nhiễm chàm hiệu quả, nhất là trong giai mụn nước bị vỡ. 
  • Kích thích tái tạo da: Nước tắm giàu vitamin, dưỡng chất, tanin,… có tác dụng kích thích da non mọc, cho vết thương nhanh lành, ngừa sẹo tối đa. 

3 – Cách dùng nước tắm thảo dược trị chàm cho bé

Mẹ lấy lượng nước tắm thảo dược tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất rồi hòa với nước ấm (35 – 38 độ) sạch là đã có thể tắm cho bé

Một số nguồn thông tin khuyên mẹ nên nấu nước lá tắm cho bé bị chàm sữa. Tuy nhiên, đây là phương pháp đạt hiệu quả chậm và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bởi liều lượng pha không thích hợp và thuốc sinh trưởng, sâu bệnh còn ở lá có thể khiến chàm trở nặng, bội nhiễm nguy hiểm. Vì vậy, để bé nhanh khỏi chàm và ngừa sẹo tốt hơn, mẹ nên  dùng nước tắm thảo dược thay thế nước lá tự đun tắm nhé!

4.1.2. Sát khuẩn

Sát khuẩn đối với bé bị chàm sữa là khâu quan trọng để ngăn ngừa bội nhiễm, hình thành sẹo. Mẹ có thể nước muối sinh lý, dung dịch Jarish hoặc gel sát khuẩn Promed, kem bôi Dermalex,… để vệ sinh 1 – 2 lần/ ngày. 

Cách dùng: Mẹ đổ dung dịch sát khuẩn ra gạc hoặc tăm bông sau đó thoa lên vùng da chàm của bé từ 5-10 phút. Lưu ý: mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất. 

Kem bôi chàm sữa
Dạng kem sát khuẩn và dưỡng ẩm cho bé để hạn chế sẹo

Nếu đã dùng nước tắm thảo dược có tác dụng diệt khuẩn như Dr.Papie thì bố mẹ có thể không dùng thêm sản phẩm sát khuẩn khác.

4.1.3. Dưỡng ẩm cho vùng da bị chàm sữa

Chàm sữa dễ gây khô da, do đó mẹ cần dưỡng ẩm để tăng cường đề kháng, tránh da bị bong tróc, ngứa ngáy. Một số loại sản phẩm dưỡng ẩm an toàn thường dùng trong viện da liễu và mẹ bỉm đánh giá cao như: Kem ceraVe, vaseline, eucerin, cetaphil,… 

Cách dùng: Mẹ bôi lên da bé 3-4 lần/ngày liều lượng tùy theo khuyến cáo của từng sản phẩm. Mẹ nên thoa sau khi tắm vì lúc này da bé sạch và ẩm nên có hiệu quả tốt hơn. 

Dưỡng ẩm cho bé bị chàm sữa
Luôn phải dưỡng ẩm cho bé bị chàm sữa, dùng kem/gel ngừa sẹo

Mẹ sử dụng các loại kem ngừa sẹo khi chàm sữa của bé đã bước vào giai đoạn hồi phục (giai đoạn 4,5) với dấu hiệu như lớp da bong tróc, hình thành da non bên trong lớp vảy. 

Gel ngừa sẹo sẽ cung cấp chất dưỡng thiết yếu để phục hồi vùng da bị tổn thương và nuôi dưỡng da khỏe mạnh. Ngoài ra, gel thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, ngăn ngừa việc hình thành sẹo lồi; ngăn chặn quá trình tổng hợp sắc tố da giúp da đều màu và ngăn ngừa sẹo thâm hình thành. 

Một số loại gel ngừa sẹo an toàn, lành tính cho trẻ thường được sử dụng như: Scaryl Cicatrici Gel, Scar Esthetique….

Cách dùng: Mẹ thoa một lớp mỏng 1-2 lần/ngày, sau khi vệ sinh da sạch với nước sát khuẩn.

Bôi kem ngăn ngừa sẹo cho trẻ bị chàm sữa
Sử dụng kem ngừa sẹo sớm còn giúp thúc đẩy tốc độ lành da của bé

4.2. Hạn chế sẹo khi bé bị chàm sữa nặng

Bé bị chàm sữa nặng có các dấu hiệu như: đóng lớp vảy dày, màu vàng nâu, các mụn mủ vỡ chảy dịch trắng, vàng,… Chàm sữa nặng thường do bị nhiễm khuẩn, tái đi tái lại nhiều lần. 

Bé bị chàm sữa nặng gây sẹo
Bé bị chàm mặt nặng với mụn mủ mọc thành mảng lớn có nguy cơ sẹo cao 

Khi mẹ phát hiện trẻ có một trong các dấu hiệu trên, trước hết mẹ cần sát khuẩn, dưỡng ẩm tương tự như chăm sóc vùng chàm nhẹ chuyên gia đã hướng dẫn ở trên. Những vùng chàm chảy nước nhiều, mẹ có thể chấm hồ nước giúp khô và se mặt nhanh hơn. Chú ý không tự ý bôi thuốc hoặc chà xát lên vùng vết thương hở, nhiễm trùng.

Tiếp đó, mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được khám và điều trị phù hợp, tránh gây biến chứng nguy hiểm và để lại sẹo. Hầu hết các trường hợp chàm sữa nặng được kê đơn thuốc và tự sử dụng tại nhà, không phải nằm lại viện. Các thuốc được dùng trong giai đoạn này gồm kháng sinh, thuốc chống ngứa, thuốc chống viêm. Mẹ lưu ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để bé khỏi nhanh nhất nhé.

chuyên gia tư vấn ngừa sẹo do chàm sữa
Thảm khảo ngay ý kiến của chuyên gia khi bé có dấu hiệu chàm nặng để lại sẹo mẹ nhé

5. Mẹo giúp chàm sữa KHÔNG để lại sẹo

Dưới đây, chuyên gia sẽ giới thiệu cho mẹ một số mẹo trong cách chăm sóc hàng ngày giúp bé không để lại sẹo khi bị chàm sữa. Mẹ theo dõi để thực hiện đúng cách nhé!

5.1. Chế độ ăn ngừa sẹo

Với bé bị chàm sữa mẹ cần loại bỏ khỏi thực đơn của con một số thức ăn như rau muống, thịt bò, trứng gà,…để tránh tạo sẹo lồi, thâm. Các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, các thực phẩm từ bò, các loại hạt,… cũng không nên sử dụng vì chúng gây ngứa ngáy khiến bé gãi nhiều làm tổn thương vết chàm nặng hơn. 

đồ ăn làm tăng nguy cơ sẹo do chàm sữa
Một số thực phẩm gây tăng nặng tình trạng chàm sữa nguy cơ sẹo của bé

Thay vào đó, các thực phẩm mẹ nên cung cấp cho con trong thời gian bị viêm da dị ứng này là thịt nạc lợn, các loại rau xanh, củ quả giàu vitamin và bổ sung nước để thanh nhiệt cơ thể. 

5.2. Chế độ dinh dưỡng của mẹ giúp bé ngừa sẹo

Với bé bị chàm đang bú sữa mẹ, mẹ cũng nên có chế độ dinh dưỡng khoa học, kiêng khem cẩn thận để giúp bé nhanh khỏi chàm sữa, hạn chế nguy cơ để lại sẹo hơn:

  • Kiêng thực phẩm gây ngứa, dị ứng: Như các loại tôm, cua , cá biển,… Các thực phẩm này có dị nguyên có thể đi theo sữa khiến bé bị ngứa, gãi nhiều và dễ tạo sẹo.
  • Tránh thực phẩm gây thâm, lồi thịt, tác động xấu đến quá trình lành vết thương: Tương tự như nhóm thực phẩm cần tránh cho bé, mẹ cũng cần tránh rau muống, trứng, thịt bò,… trong thời kỳ bé bị chàm để hạn chế hình thành sẹo, mẹ nhé!
dinh dưỡng của mẹ giúp giảm nguy cơ sẹo của bé
Mẹ nên tránh những thực phẩm tăng nặng tình trạng chàm nặng trong ít nhất 2 tuần

5.3. Một số lưu ý khác giúp hạn chế sẹo

Theo chuyên gia da liễu thì bên cạnh việc sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng da bị chàm, tránh để lại sẹo, mẹ cần lưu ý 4 điều sau:

  • Không để bé gãi vết chàm sữa: Khi bé gãi vết chàm dễ bị vỡ khiến vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào vết thương hở gây viêm nhiễm, bé lâu khỏi và dễ bị sẹo hơn. Do đó, mẹ cắt móng tay thường xuyên cho trẻ hoặc đeo bao tay đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.
  • Tránh để bé ra nhiều mồ hôi: Mẹ cho bé chơi ở thoáng mát để hạn chế trẻ tiết mồ hôi. Nếu trời nóng, mẹ sử dụng quạt hay điều hòa để làm mát phòng vì mồ hôi nóng bức khiến trẻ ngứa ngáy, dễ bị viêm nhiễm hơn. 
  • Mặc quần áo cho bé: Mẹ ưu tiên chọn quần áo có chất liệu là cotton, mỏng và thoáng. Hạn chế sử dụng quần áo có vải len, hay sợi tổng hợp vì gây ngứa, kích ứng da, khiến bé lâu khỏi chàm hơn và dễ để lại sẹo.
  • Chú ý môi trường xung quanh bé: Một số tác nhân dễ gây ra dị ứng khiến chàm sữa kéo dài và để lại sẹo như lông thú cưng, phấn hoa, bụi bẩn… Do đó, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh bé chơi hàng ngày, giặt chăn gối thường xuyên 1 lần/tuần để da bé được sạch sẽ và nhanh hết chàm sữa, mẹ nhé!
lông thú cưng gây ra sẹo chàm sữa
Để thú cưng ngủ riêng phòng với trẻ để tránh lông rụng bám lên da gây chàm tặng nặng và để lại sẹo

Qua bài viết trên, mẹ đã phần nào hiểu thêm cơ chế hình thành sẹo sau chàm sữa của bé và cách phòng ngừa rồi chứ? Nếu có thắc gì thêm về tình trạng viêm da của bé, mẹ có thể để lại các câu hỏi bên dưới bình luận hoặc liên hệ qua hotline 0988. 229.672 để được chuyên gia Dr.Papie giải đáp nhanh nhất nhé.

 

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook