Cách trị chàm sữa bằng lá trà xanh an toàn cho da bé

5/5 - (2 bình chọn)

Trị chàm sữa bằng lá trà xanh là phương pháp dân gian được nhiều mẹ áp dụng. Vậy nó có hiệu quả không? Các bước thực hiện như thế nào và cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp mẹ giải đáp thắc mắc trên.

Xem thêm:

Trị chàm sữa bằng lá trà xanh
Lá trà xanh thường được sử dụng để nấu nước tắm cho bé.

1. Tác dụng của lá trà xanh đối với chứng chàm sữa ở trẻ

Theo nền y học phương Đông, lá trà xanh có vị chát, ngọt, đắng, hơi chua, tính hàn. Dược liệu thường xuất hiện trong các bài thuốc dân gian giúp sát khuẩn, tiêu viêm, giảm mụn nhọt và làm lành nhanh chóng những tổn thương.

Nhiều tài liệu y dược học như “Dược thư quốc gia”, sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” đã chỉ ra trà xanh chứa nhiều thành phần hỗ trợ điều trị chàm sữa cho bé, bao gồm:

Thành phần Tác dụng
Sterol Ngăn chặn các cytokine gây viêm, giúp giảm sưng viêm nhanh chóng.
Catechin ECG và EGCG Ức chế hoạt động của vi khuẩn, ngăn ngừa chàm bội nhiễm.
Vitamin C, vitamin E Nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào da.
Tanin Phục hồi liên kết phân tử keratin dưới da, ngăn ngừa chàm sữa tái phát và lan rộng.
Theanine Dưỡng ẩm, khắc phục da khô, bong tróc.

Ngoài ra, lá trà xanh còn được đánh giá là tương đối an toàn cho bé nhờ những yếu tố sau:

  • Không chứa chất độc gây hại cho da.
  • Các thành phần có trong dược liệu không bị biến đổi sau khi đun sôi.
  • Hầu như không có lông tơ, dễ rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, tránh gây kích ứng.
Tắm lá trà xanh tốt cho da bé
Lá trà xanh chứa nhiều hoạt chất tốt cho da bé.

2. Trị chàm sữa cho bé bằng cách tắm lá trà xanh

Dưới đây là các bước chuẩn bị và tắm nước lá trà xanh cho bé bị chàm sữa:

2.1. Cách nấu nước tắm bé từ lá trà xanh

Nguyên liệu:

  • Lá trà xanh: 200 – 300g tương đương với 1 – 2 nắm tay, chọn lá còn tươi, nguyên, không bị dập nát, héo úa để đảm bảo thu được lượng dưỡng chất cao nhất.
  • Muối sạch: khoảng 5g.

Sơ chế lá trà xanh:

  • Bước 1: Cho lá trà vào nước muối loãng, ngâm khoảng 3 – 5 phút phút để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Bước 2: Rửa lại lá trà xanh bằng nước sạch.
  • Bước 3: Để ráo nước rồi vò nát lá trà xanh.

Các bước nấu nước tắm:

  • Bước 1: Cho lá trà xanh đã làm sạch vào nồi chứa 2 – 3 lít nước, bật bếp đun sôi.
  • Bước 2: Khi nước bắt đầu sôi, bật nhỏ lửa và để khoảng 10 phút giúp chiết được tối đa các dưỡng chất từ lá trà xanh ra nước.

2.2. Các bước tắm cho trẻ bằng nước lá trà xanh

Dưới đây là các bước chuẩn bị và tắm cho bé, mẹ lưu ý thực hiện đúng thao tác để đảm bảo an toàn nhé!

2.2.1. Chuẩn bị trước khi tắm

Trước khi tắm cho bé, mẹ chuẩn bị:

  • Vật dụng cần thiết: khăn sữa, khăn bông, quần áo, bỉm tã để sử dụng ngay sau khi tắm. .
  • Pha nước tắm lá trà xanh: Mẹ pha nước lá trà xanh với 10 lít nước ấm.
  • Kiểm tra nhiệt độ nước tắm: Nhiệt độ nước tắm từ 35 – 38 độ C. Để kiểm tra nhiệt độ tắm, mẹ có thể dùng nhiệt kế hoặc cùi chỏ tay. Mẹ tránh dùng nước nóng trên 40 độ C vì có thể gây khô da và tổn thương da bé. Khi bị chàm, da bé đã bị khô và nhạy cảm nên mẹ cần đặc biệt chú ý tới nhiệt độ nước tắm

2.2.2. Các bước tắm cho bé

Mẹ tắm cho bé theo 3 bước đơn giản như sau:

  • Bước 1: Tắm cho bé: Đầu tiên, mẹ tắm phần thân trên của bé bằng cách vuốt nước nhẹ nhàng lên vùng cổ, ngực và bụng. Sau đó, mẹ vệ sinh vùng thân dưới của trẻ. Đối với vùng da bị chàm sữa, mẹ dùng khăn sữa thấm nước lá trà xanh và lau nhẹ nhàng, không chà sát hay gãi để tránh làm tổn thương da của trẻ. Chỉ nên tắm nước lá trà xanh là khoảng 5 phút, tránh tắm lâu gây cảm lạnh.
  • Bước 2: Tráng lại người bé: Tráng cơ thể bé bằng nước sạch để loại bỏ hết các cặn lá còn dính trên da.
  • Bước 3: Lau khô và mặc quần áo: Lau khô người bé bằng khăn bông và cho bé mặc quần áo ngay lập tức để tránh gió dẫn đến cảm lạnh.
trị chàm sữa bằng lá trà xanh
Mẹ tắm rửa nhẹ nhàng cho bé để tránh xước da khiến bệnh chàm sữa thêm trầm trọng.

2.2.3. Vệ sinh sau khi tắm

Sau khi lau khô người và mặc quần áo đủ ấm, mẹ vệ sinh tai, mắt, mũi cho bé

  • Vệ sinh mũi: Dùng bông tẩm nước muối sinh lý, đưa cẩn thận vào trong cánh mũi, ngoáy nhẹ nhàng để loại bỏ hết các chất nhớt.
  • Vệ sinh tai: Sử dụng tăm bông khô để làm sạch vành tai và tai giữa của bé, không nên đưa tăm bông vào sâu lỗ tai, tránh làm thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến khả năng nghe của bé.
  • Vệ sinh mắt: Dùng miếng bông tẩm nước muối sinh lý để lau góc mắt và xung quanh mắt bé. Đối với mỗi bên mắt mẹ nên dùng một miếng bông khác nhau, hạn chế tình trạng bé bị đau mắt lây sang mắt còn lại.

Lưu ý: Mẹ vệ sinh mắt mũi tai cho bé 1 – 2 lần/ngày kể cả những hôm không tắm cho bé để tránh vi khuẩn tích tụ và xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Vệ sinh sau khi tắm cho bé
Mẹ thường xuyên vệ sinh mắt mũi tai cho bé 1 – 2 lần/ngày.

3. Lưu ý khi trị chàm sữa bằng lá trà xanh

Trị chàm sữa bằng lá trà xanh mang lại nhiều hiệu quả nhưng vẫn tiềm ẩn một số nguy hiểm nếu không thực hiện đúng cách. Do đó, mẹ lưu ý những vấn đề sau:

3.1. Lưu ý về trường hợp trẻ không nên tắm lá trà xanh

Những trường hợp bé không nên tắm bằng lá trà xanh:

  • Bé có vết trầy xước trên da, bị chàm sữa nặng, có dấu hiệu chảy nước, lở loét: Cặn còn sót lại trong nước lá trà xanh có thể bám vào các vết thương của bé, gây xót, viêm nhiễm khiến bệnh thêm trầm trọng. Lúc này, mẹ nên đưa bé đi khám ở trung tâm y tế uy tín để tìm được giải pháp khắc phục phù hợp.
  • Bé chưa rụng rốn: Nước lá lọc không kỹ dễ để lại cặn ở rốn gây trầy xước, viêm nhiễm. Do đó, mẹ không tắm cho bé chưa rụng rốn hoặc cuống rốn chưa lành.

3.2. Lưu ý về thời gian trị chàm sữa bằng lá trà xanh

Thời gian và tần suất tắm lá trà xanh trị chàm sữa còn tùy thuộc vào từng giai đoạn:

  • Đối với giai đoạn da bé chỉ có các vết chàm sữa màu ửng đỏ: Tắm hàng ngày trong 5 – 7 ngày đầu tiên để cải thiện đáng kể các triệu chứng của chàm sữa. Sau đó, mẹ duy trì tắm lá trà xanh cho bé 2 ngày 1 lần đến khi khỏi hẳn.
  • Đối với trường hợp các vết chàm có hiện tượng bong tróc hoặc lan rộng khắp mặt, xuống cổ: Tắm hàng ngày trong 1 – 2 tuần đầu tiên để cải thiện đáng kể các triệu chứng của chàm sữa. Sau đó, mẹ duy trì tắm lá trà xanh cho bé 2 ngày 1 lần đến khi khỏi hẳn.
trị chàm sữa bằng lá trà xanh
Tắm nước lá trà xanh với tần suất thích hợp để mang lại nhiều hiệu quả hơn.

3.3. Lưu ý về cách tắm nước lá trà xanh cho bé

Khi tắm lá trà xanh cho bé, mẹ lưu ý:

  • Kiểm tra nước lá trà xanh trên tay bé: Đầu tiên, mẹ dùng một ít nước lá trà xanh đã pha để bôi lên mu bàn tay bé, đợi 1 – 2 tiếng. Nếu bé bị dị ứng như nổi mẩn ngứa, mụn đỏ,… thì ngừng sử dụng.
  • Thời điểm tắm: Buổi sáng từ 9 – 11h hoặc chiều từ 14 – 16h (khi nền nhiệt ổn định nhất trong ngày, hạn chế tối đa nguy cơ bé bị cảm lạnh). Mẹ ưu tiên chọn tắm cho con vào buổi chiều, sau khi bé vui chơi hoạt động và trước khi ăn để bé sạch sẽ và thoải mái hơn. 
  • Tránh nước lá trà xanh vào mắt bé: Không để nước trà rơi vào mắt bé bởi chẳng may lá còn dính lại lông sâu, cặn bã sẽ gây khó chịu, thậm chí viêm giác mạc mắt. 
  • Tráng lại người bé sau khi tắm: Mẹ dùng nước ấm sạch để loại bỏ hết cặn lá còn sót lại trên người bé, vì cặn lá có thể làm xước vết chàm sữa, gây kích ứng, lở loét nặng hơn.

3.4. Lưu ý về nguyên liệu nấu nước lá trà xanh

Việc lựa chọn và sơ chế lá trà xanh là vô cùng quan trong:

  • Lưu ý khi chọn lá trà xanh: Mẹ mua dược liệu ở nơi uy tín, đảm bảo chất lượng, không phun thuốc trừ sâu, chất bảo quản, tạp chất khác… vì những chất này rất dễ  gây kích ứng, làm tổn thương vết chàm. Mẹ chọn những lá trà còn tươi, nguyên, không dập nát, héo úa để đảm bảo thu được nhiều dưỡng chất cần thiết trong nước tắm cho bé.
  • Lưu ý khi sơ chế lá trà xanh: Ngâm lá trà trong nước muối 3 – 5 phút rồi rửa lại với nước sạch để loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất còn sót lại trên lá.
Lưu ý chọn lá trà xanh tắm bé
Mẹ lựa chọn lá trà xanh sạch để không gây kích ứng cho con.

Nước tắm lá trà xanh mang lại hiệu quả nhất định nhưng chỉ áp dụng được khi bé bị chàm nhẹ. Ngoài ra, mẹ còn tốn thời gian nấu nước tắm mỗi ngày. Do đó, mẹ có thể tham khảo sử dụng nước tắm thảo dược Dr.Papie chứa dịch chiết trà shan tuyết có hàm lượng hoạt chất cao gấp 5 – 10 lần so với lá trà xanh thông thường giúp hỗ trợ điều trị chàm sữa cho bé hiệu quả, nhanh chóng.

Nước tắm thảo dược Dr. Papie
Nước tắm thảo dược Dr.Papie chứa trà shan tuyết và nhiều dược liệu khác giúp điều trị chàm sữa hiệu quả.

Nước tắm thảo dược Dr.Papie được chuyên gia Nhi Khoa khuyên dùng vì nó mang lại nhiều tác dụng tốt cho bé bị chàm sữa như:

  • Làm sạch dịu nhẹ, lành tính: Với thành phần từ tự nhiên như: Trà shan tuyết, kinh giới, lá trầu không, tinh dầu sả,… sản phẩm giúp làm sạch dịu nhẹ bụi bẩn, tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm, tránh viêm nhiễm khi bé bị chàm sữa chảy nước. Ngoài ra, nước tắm thảo dược Dr.Papie không chứa xà phòng tạo bọt, chất tẩy rửa tổng hợp nên tránh được tình trạng làm xót, đau hoặc kích ứng vết thương hở.
  • Dưỡng ẩm: Nước tắm Dr.Papie cung cấp đa dạng vitamin C, B1, dưỡng chất,… từ nhiều loại thảo dược để làm ẩm, ngừa khô da, đặc biệt ở giai đoạn hình thành da non sau khi chảy nước. 
  • Kích thích nhanh lành vết thương hở: Sản phẩm kết hợp nhiều thành phần như trà shan tuyết, trầu không… đều là những dược liệu đã được chứng minh có công dụng tái tạo da, biểu bì, giúp vết lở loét của chàm nhanh khỏi hơn. 
  • Tiết kiệm thời gian: Cách dùng nước tắm thảo dược Dr.Papie trị chàm sữa cho bé rất đơn giản. Mẹ chỉ cần pha nước tắm theo tỷ lệ của nhà sản xuất đã in trên bao bì theo tỷ lệ: 2,5ml nước tắm Dr. Papie trong 5 lít nước ấm, sau đó tắm cho bé như bình thường và không cần tắm tráng lại bằng nước trắng.
trị chàm sữa bằng lá trà xanh
Nước tắm Dr.Papie mang với những ưu điểm vượt trội được nhiều mẹ tin dùng.

4. Mẹo chăm sóc giúp bé nhanh khỏi chàm sữa

Bên cạnh vệ sinh tắm rửa, mẹ chăm sóc bé như sau:

  • Chế độ dinh dưỡng: Mẹ nên hạn chế ăn đồ ăn tanh, nhiều đạm, cay và tê vì các thực phẩm này chuyển hóa vào sữa, khi cho con bú chúng sẽ đi vào cơ thể con, kích thích phản ứng miễn dịch gây dị ứng, ngứa ngày khiến tình trạng chàm sữa nặng thêm. 
  • Vệ sinh thân thể bé: Mẹ lau người, thay quần áo ngay sau khi bé vui chơi, hoạt động, đổ mồ hôi để tránh vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ trên cơ thể khiến bệnh thêm trầm trọng.
  • Vệ sinh môi trường: Mẹ lau dọn khu vực vui chơi, nghỉ ngơi, ăn uống của bé hằng ngày, hạn chế lông thú cưng, sâu bệnh… bám vào cơ thể bé, khiến bệnh chàm sữa thêm nặng.
  • Tránh cho trẻ gãi mẩn đỏ: Móng tay bé chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, khi gãi vào vết chàm gây lở loét, viêm nhiễm nặng hơn. Vì vậy, mẹ chú ý cắt móng tay 1 lần/ tuần, rửa sạch tay bé sau khi con ăn và chơi, thường xuyên để ý và không cho bé gãi hoặc dụi vào vết chàm. 
trị chàm sữa bằng lá trà xanh
Mẹ thường xuyên lau mồ hôi cho bé để cơ thể sạch sẽ giúp bệnh chàm sữa nhanh khỏi.

Bé bị chàm sữa cần tắm rửa, chăm sóc cẩn thận để bệnh không phát triển nặng hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách trị chàm sữa bằng lá trà xanh hoặc mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm nước tắm thảo dược Dr. Papie, vui lòng liên hệ ngay tới số hotline 0988.229.672 để được hỗ trợ sớm nhất.

36 thoughts on “Cách trị chàm sữa bằng lá trà xanh an toàn cho da bé

  1. Avatar
    Mai thị phượng says:

    Bé nhà mình được bà nội dùng lá chè xanh nấu nước tắm cho bé nên thấy da bé sạch lắm không bị các bệnh ngoài da. Bài thuốc ở quanh ta

  2. Avatar
    Nguyễn thị thúy says:

    Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ bài viết hữu ích giúp các mẹ hiểu hơn về công dụng của lá chè xanh cũng như cách chữa bệnh bằng lá chè vừa an toàn vừa hiệu quả

  3. Avatar
    Mai Thị Tuyết Nhung says:

    Ngày trước mình cũng hay nấu lá trà xanh tắm cho bé. Nhưng từ hồi biết đến nước tắm thảo dược drpapie thì không phải nấu nữa. Nước tắm này rất tốt và tiện lợi cho bé.

  4. Avatar
    Tuyết lạnh says:

    Mình đang dùng nước tắm thảo dược drpapie cho con ạ. Vì không có thời gian để tìm lá nên mình dùng nước tắm loại thảo dược cho con

  5. Avatar
    Vũ Thị Hương says:

    Nước tắm drpapie không những chữa được chàm sữa mà còn chữa được thêm các bệnh ngoài da khác. Giá cả phải chăng nên mình dùng đến nay là chai thứ 6 rồi ạ

  6. Avatar
    Xuân xuân says:

    Trước được nhiều chị giới thiệu e đã chuyển sang dùng nước tắm thảo dược papie và thấy rất ưng ý.mùi thơm nhẹ.k xà phòng k sợ vào mắt bé.giá cả hợp lý

  7. Avatar
    Hoàng kim nhung says:

    Cách tắm bằng lá trà xanh rất hay nhưng em thấy mất nhiều thời gian quá.lên em sử dụng loại sữa tắm bằng thảo dược tự nhiên cho con vừa an toàn lại tiện lợi.

  8. Avatar
    dangsen1990ns@gmail.com says:

    Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ trước kia nhà mình cứ phải nấu nước tắm cho bé bây giờ đã có nước tắm drpapie cho bé tiện lợi mà an toàn cho bé

  9. Avatar
    Hoàng huyền says:

    Cách tắm này bà nội nhà mình cũng hay nấu nước để tắm cho cháu mình thấy cũng có tác dụng nhưng cũng hơi mất thời gian đó ah.

  10. Avatar
    Nguyenthuong says:

    Các biện pháp dân gian tuy tiết kiệm nhưng mà mất tgian có khi k đảm bảo vệ sinh nên mình vẫn tin dùng các loại nước tắm thảo dược tự nhiên như dr.papie

  11. Avatar
    Lệ says:

    Nhà thì ko có lá trà xanh, mua ở ngoài chợ thì sợ bị tẩm ướp thuốc nên e chỉ dùng cho con nc tắm thảo dược, vừa an toàn mà lại tiết kiệm thời gian

  12. Avatar
    Nhung nguyên says:

    Trước bé nhà e cũng dùng lá trà xanh tắm.nhưng da lại mẩn đỏ kg chịu.nhưng từ khi chuyển qua dùng nước tắm Drpapie da bé khỏe hẳn ra,cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ bài viết

  13. Avatar
    Hải dung says:

    Bé nhà em bà nội cũng hay nấu chè xanh cho tắm. Nhưng em thấy bất tiện và ko sạch như nước tắm thảo dược DrPapie. Giờ thì em trung thành với nước tắm này

  14. Avatar
    Nguyễn Dung says:

    Mình thấy dùng nước tắm thảo dược Dr papie tiện hơn rất nhiều, đỡ lích kích chuẩn bị lá mà lại an toàn, tiện sử dụng.

  15. Avatar
    Băng Ngọc says:

    Hồi đầu mình cũng hay tắm cho con bằng cách nấu lá trà xanh nhưng từ khi biết đến nước tắm thảo dược Dr papie mình luôn tin dùng.. tắm nước tắm rất tiện và khi bé tắm không còn bị rôm sảy hay các bệnh ngoài da khác nữa

Comments are closed.

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook