Trẻ bị rôm sảy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Rate this post

Trẻ bị rôm sảy tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến bé ngứa ngáy, khó chịu khắp người làm mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân bé bị rôm do đâu? Chữa trị như thế nào mới khoa học và an toàn cho trẻ? Tất cả thắc mắc trên sẽ được các chuyên gia giải đáp ở phần dưới đây, mẹ tham khảo nhé!

Xem thêm:

Trẻ bị rôm sảy
Trẻ bị rôm sảy nổi mẩn đỏ khắp người khiến mẹ lo lắng

1. Rôm sảy là gì? Phân loại các dạng rôm sảy thường gặp

Rôm sảy là bệnh ngoài da do mồ hôi, chất bẩn không thoát ra được vì lỗ chân lông và các ống bài tiết bị bít tắc. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là vào thời tiết nóng ẩm hoặc khi bé mặc nhiều quần, nô đùa với cường độ cao. 

Trẻ bị rôm sảy được phân loại thành 4 dạng phổ biến như sau:

  • Rôm dạng tinh thể: Trên da trẻ xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, màu trong suốt, không gây ngứa và đau. Đây là dạng rôm sảy nhẹ nhất và dễ khắc phục bằng cách giữ cho da bé khô thoáng giúp mồ hôi thoát ra ngoài.
  • Rôm đỏ: Tình trạng này đặc trưng bởi các nốt sẩn đỏ giống như phát ban, kích thước khoảng 1 – 2mm. Rôm sảy đỏ là dạng phổ biến nhất thường xảy ra khi thời tiết nóng bức, khiến bé ngứa ngáy khó chịu.
  • Rôm sâu: Xuất hiện các vùng da màu đỏ nhạt hơn rôm đỏ, thâm, sần sùi, thô ráp, có các nốt sần màu trắng như mụn thịt. Rôm sâu là dạng rôm sảy nghiêm trọng nhất, xảy ra sau các đợt rôm đỏ kéo dài, khi lớp sâu nhất của da bé bị tổn thương nặng nề, thường xuyên bị đau rát.
  • Rôm sảy mủ: Đây là tình trạng nguy hiểm do các nốt rôm sảy bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Mảng da bị rôm đỏ hơn so với dạng tinh thể và dạng đỏ, xuất hiện các mụn mủ có kích thước 1 – 3mm, dịch mủ có màu vàng, bé bị ngứa ngáy, đau rát nhiều.
Phân loại rôm sảy ở trẻ
Rôm sảy ở trẻ được chia thành 4 dạng phổ biến với mức độ nguy hiểm khác nhau

Xem thêm: Trẻ bị rôm sảy nên kiêng gì để nhanh khỏi hơn?

2. Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy

Rôm sảy gây ra do lỗ chân lông và ống tiết trên da bé bị bít tắc gây tắc nghẽn mồ hôi và chất tiết ở lớp biểu bì. Các chất bẩn không thoát được ra ngoài dẫn đến hình thành mẩn đỏ và mụn nước. Các yếu tố khiến lỗ chân lông bị bịt lại bao gồm:

  • Hệ bài tiết trên da trẻ chưa hoàn thiện: Các ống tiết, tuyến mồ hôi ở trẻ em chưa phát triển hoàn thiện, dễ bị bít tắc khiến chất bẩn bị giữ lại trong làn da, ứ đọng gây nổi mẩn đỏ và mụn nước.
  • Thời tiết nóng bức: Môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao da trẻ có xu hướng tiết ra nhiều mồ hôi hơn để thích nghi. Lượng mồ hôi quá nhiều, không thể thoát ra kịp sẽ đọng lại trong lỗ chân lông gây bít tắc khiến trẻ bị rôm sảy.
  • Bé mặc tã bỉm/quần áo chật: Sử dụng các loại tã bỉm/quần áo chật chội, bí bách khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi hơn, đọng lại trên bề mặt da gây lấp kín các lỗ chân lông. Ngoài ra nó còn cọ xát nhiều vào cơ thể bé gây tổn thương da, khiến vi khuẩn, vi nấm dễ dàng sinh sôi làm rôm sảy nặng thêm.
  • Bé bị nóng trong người: Khi thân nhiệt tăng cao cơ thể bé sẽ tăng cường bài tiết, đào thải mồ hôi để thoát nhiệt nhanh hơn, làm nhiệt độ trở lại mức cân bằng. Mồ hôi nhiều không thoát ra ngoài hết được sẽ tắc lại ở dưới ra gây rôm sảy.
  • Bị dị ứng với các sản phẩm dùng ngoài da: Một số sản phẩm như nước xả chứa chất lưu hương, khăn ướt chứa chất tạo mùi, nước tắm chất tẩy rửa,… dễ gây dị ứng cho da bé và hình thành mẩn rôm sảy.
  • Vệ sinh bé không đúng cách: Mẹ vệ sinh cho bé không thường xuyên, sai cách sẽ dẫn đến tích tụ nhiều loại chất bẩn ở trong lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thoát ra được nên hình thành rôm sảy.
Rôm sảy trên người bé
Hệ thống bài tiết mồ hôi và chất nhờn của bé chưa phát triển toàn diện nên dễ bị rôm sảy

3. Dấu hiệu trẻ bị rôm sảy

Biểu hiện của rôm sảy rất dễ nhận biết, mẹ quan sát kỹ những dấu hiệu sau đây để không nhầm lẫn với tình trạng khác, từ đó có phương pháp chăm sóc đúng cách nhé:

  • Xuất hiện mẩn đỏ hoặc mụn nước: Trẻ bị rôm sảy xuất hiện nhiều mẩn đỏ, mụn nước có kích thước 1 – 2mm. Chúng mọc ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể bé như trước ngực, cổ, nách, lưng thậm chí có cả ở trên mặt.
  • Bé bị ngứa ngáy: Mẹ quan sát thấy con hay đưa tay chà xát vào vùng bị rôm sảy do bị ngứa nhiều, bứt rứt. Trẻ gãi thường xuyên có thể khiến cho mụn nước vỡ ra tạo vết thương hở khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm, tạo mủ.
  • Quấy khóc, khó chịu: Tình trạng ngứa ngáy, đau rát khi rôm sảy trở nặng khiến bé quấy mẹ thường xuyên.
Rôm sảy làm sao cho hết
Rôm sảy có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể bé gây ngứa ngáy, khó chịu

4. Rôm sảy có tự hết không?

Rôm sảy ở mức độ nhẹ, trung bình nếu mẹ chăm sóc bé có thể tự hết mà không cần sử dụng đến thuốc, cụ thể: 

  • Mức độ nhẹ: Đối với rôm sảy dạng tinh thể, các mụn nước sẽ tự hết sau 2 – 3 ngày.
  • Mức độ trung bình: Là khi bé bị rôm đỏ do thời tiết nóng ẩm, sau  5 – 7 ngày các vết mẩn đỏ sẽ biến mất. Mẹ nên chú ý chăm sóc từ sớm để tránh rôm sảy nặng hơn.

Với rôm sảy nặng như rôm sảy sâu, rôm sảy mủ sẽ khỏi lâu hơn, thường từ vài tuần, thậm chí cả tháng. Tuy nhiên tình trạng này không thể tự khỏi mà cần đi khám bác sĩ vì chúng dễ gặp các biến chứng như:

  • Đối với bé bị rôm sâu: Làn da bị tổn thương ở lớp trong cùng khiến mồ hôi không thể thoát ra được dẫn đến nguy cơ trẻ bị kiệt sức do thân nhiệt cao. 
  • Đối với bé bị rôm sảy mủ: Các mụn mủ dễ vỡ ra khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm da mãn tính, nhiễm trùng da, thậm chí là gây nhiễm trùng huyết vô cùng nguy hiểm.

Mẹ tham khảo thêm: Trẻ bị rôm sảy có tự hết không?

Vết rôm sảy bị nhiễm khuẩn
Nếu vết rôm sảy bị vi khuẩn xâm nhập sẽ gây nhiễm trùng da rất lâu khỏi

5. Khi nào nên đưa trẻ đi viện?

Đa số các trường hợp bé bị rôm sảy không cần đi viện mà chỉ cần chăm sóc tại nhà bằng các phương pháp chuẩn khoa hoc. Chỉ khi thấy bé có các biểu hiện nguy hiểm dưới đây, mẹ mới cần đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám, tránh để lại biến chứng:

  • Trẻ bị rôm sảy kéo dài từ 7 – 10 ngày: Rôm sảy kéo dài khiến lỗ chân lông bị bít tắc nghiêm trọng làm da bé suy yếu, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm da, nhiễm trùng… Chính vì thế bé cần được thăm khám để điều trị kịp thời.
  • Rôm lan rộng toàn thân: Các vết mẩn đỏ lan ra cả cơ thể bé là dấu hiệu cho thấy bệnh rôm đang ngày càng nghiêm trọng. Đưa bé đi bác sĩ kịp thời giúp tình trạng này không trở nên nặng hơn.
  • Có dấu hiệu bội nhiễm: Da sưng, nóng, đỏ, đau, có mủ chảy ra, sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn, sốt, ớn lạnh… là các biểu hiện nhiễm trùng nặng. Trường hợp này mẹ cần sử dụng thuốc cho bé theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Bé bị rôm sảy kèm sưng hạch
Bé bị rôm sảy kèm sưng hạch vùng cổ là dấu hiệu nghiêm trọng và mẹ cần đưa bé đi bác sĩ ngay

6. Cách chữa trị cho trẻ bị rôm sảy

Để trẻ nhanh khỏi rôm sảy và không để lại biến chứng, mẹ tham khảo một số phương pháp chữa trị khoa học và an toàn mà các chuyên gia gợi ý dưới đây:

6.1. Trị rôm sảy bằng thảo dược

Sử dụng các loại thảo dược để tắm cho trẻ bị rôm sảy giúp loại bỏ mồ hôi và cặn bẩn trên da bé, giúp lỗ chân lông thông thoáng. Ngoài ra phương pháp này còn rất an toàn và hiệu quả trong việc giảm ngứa, giảm viêm để bé cảm thấy thoải  mái hơn. Một số loại lá tắm dân gian được nhiều mẹ tin dùng như:

6.1.1. Lá chè xanh

Nước lá chè xanh có khả năng làm sạch, sát khuẩn, giúp làn da khô thoáng và mau chóng phục hồi tình trạng bít tắc do có chứa các hợp chất tanin, vitamin và chất chống oxy hóa. Ngoài ra nó còn có tác dụng giải nhiệt nên được sử dụng để tắm cho bé để trị rôm sảy. 

Mẹ chuẩn bị nước bằng cách lấy khoảng 1 nắm lá chè xanh rửa sạch, đun sôi cùng 2 lít nước sau đó lọc bỏ lá, để nguội rồi tắm cho trẻ. Lưu ý không nên dùng cách này để tắm bé hàng ngày bởi dễ gây xỉn màu da.

Tắm lá dân gian cho bé
Lá chè xanh chứa nhiều dưỡng chất giúp điều trị tình trạng rôm sảy hiệu quả

6.1.2. Lá tía tô

Trong lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu như limonenecitral có tác dụng ức chế sự xâm nhập và lây lan của vi khuẩn, vi nấm gây bệnh ngoài da. Không những thế, tinh dầu này còn giúp làm mát da, giảm viêm ngứa, nuôi dưỡng phục hồi vùng da bị tổn thương do rôm sảy. 

Mẹ chuẩn bị bằng cách lấy 1 nắm lá tía tô tươi (khoảng 20 – 30 lá) đem rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước rồi gạn lấy phần dịch, đem pha với nước sạch rồi tắm cho bé. Lưu ý loại bỏ hết cặn lá, lông tơ trong nước để tránh khiến da trẻ bị kích ứng.

Trị rôm sảy bằng tía tô
Lá tía tô có khả năng làm giảm các vết mẩn đỏ, giảm viêm ngứa và sát khuẩn cho da

6.1.3. Mướp đắng

Mướp đắng được sử dụng để tắm cho trẻ bị rôm sảy nhờ công dụng làm sạch và làm mát da bé. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong mướp đắng có chứa nhiều loại vitamin, catechin và acid gallic giúp nuôi dưỡng, kháng khuẩn và tăng sức đề kháng cho da bé.

Mẹ lấy 2-3 quả mướp đắng tươi, rửa sạch, thái thành những lát mỏng rồi cho vào nồi đun sôi với khoảng 1 lít nước sau đó loại bỏ bã và pha với nước ấm tắm cho bé. Lưu ý không sử dụng phương pháp này nếu da bé bị trầy xước, lở loét vì mướp đắng có thể làm trẻ bị xót.

Trị rôm sảy bằng khổ qua
Tắm bé bằng mướp đắng giúp làn da mát mẻ, giảm viêm ngứa

6.1.4. Lá kinh giới

Lá kinh giới chứa nhiều thành phần có lợi trong chữa trị các bệnh ngoài da ở trẻ như Menthol, Limonene, Vitamin C,… Chúng có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh, đồng thời giảm tình trạng viêm ngứa, nuôi dưỡng làn da giúp lỗ chân lông được thông thoáng.

Mẹ chuẩn bị khoảng 300g lá kinh giới tươi, rửa sạch, để ráo nước rồi đun với 2 lít nước, lọc lấy phần dịch rồi pha với nước ấm tắm cho bé. Trước khi áp dụng phương pháp này mẹ nên thử trên một vùng da nhỏ ở tay bé xem có bị kích ứng, ửng đỏ hay không rồi mới tắm.

Trị rôm sảy bằng lá kinh giới giúp bé mau khỏi và có làn da khỏe mạnh hơn
Trị rôm sảy bằng lá kinh giới giúp bé mau khỏi và có làn da khỏe mạnh hơn

6.1.5. Cây sài đất

Theo Y học cổ truyền, sài đất có công dụng điều hòa sự bài tiết mồ hôi, làm mát da giúp lỗ chân lông thông thoáng, săn se. Ngoài ra trong lá sài đất còn chứa Wedlolactone chống viêm ngứa, giảm mụn nhọt ở trẻ bị rôm sảy.

Mẹ dùng 200g cây sài đất tươi, rửa sạch rồi giã nhuyễn lấy phần nước cốt, đem phần dịch lọc được đun sôi với 1 lít nước rồi pha với nước ấm tắm cho bé. Chú ý lọc kĩ để loại bỏ cặn lá và lông tơ, tránh gây kích ứng cho trẻ.

Công dụng của lá sài đất tắm bé
Các hợp chất lacton trong lá sài đất giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy

Các phương pháp dân gian kể trên tuy an toàn và hiệu quả nhưng có tác dụng chậm, tốn thời gian. Bởi vậy mẹ nên dùng loại nước tắm kết hợp từ nhiều thảo dược cùng tăng cường tác dụng trị rôm sảy, giúp bé nhanh khỏi hơn. 

Nước tắm Dr.Papie được chiết xuất từ 9 loại lá tắm như sài đất, kinh giới, mướp đắng,… Kết hợp nhiều thành phần cùng hiệp đồng tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm ngứa,… cho bé nhanh khỏi rôm sảy hơn sử dụng 1 loại lá tắm.

Nước tắm thảo dược trị rôm sảy cho bé
Nước tắm thảo dược Dr.Papie kết hợp đa thành phần giúp tăng hiệu quả trị rôm sảy

6.2. Thoa kem trị rôm sảy

Kem trị rôm sảy có tác dụng làm dịu mát vùng da bị rôm, giúp con bớt ngứa ngáy, khó chịu và giảm các vết mẩn đỏ. Mẹ chỉ sử dụng kem khi bé bị rôm sảy nặng và được sự tư vấn điều trị của bác sĩ. Một số loại kem nên sử dụng cho bé là:

  • Kem Bephanthen: Kem chứa thành phần chính là mỡ cừu, sáp ong, Dexpanthenol có tác dụng dưỡng ẩm cho da, giảm ngứa và thúc đẩy vùng mẩn đỏ mau lành.
  • Kem Oatrum Kids Gel: Kem chứa Nano Curcumin, Glycerin,… giúp làm dịu và làm mềm da, giảm tình trạng da khô, ngứa ngáy cho trẻ bị rôm sảy.
  • Kem Kowa: Các thành phần Diphenhydramine hydrochloride, Axit glycyrrhetinic,… trong kem giúp giảm ngứa, trị rôm sảy an toàn và hiệu quả.

Khi thoa kem trị rôm sảy cho con mẹ lưu ý chỉ sử dụng một lượng vừa đủ, tránh bôi lớp quá dày khiến lỗ chân lông bị lấp kín, da bé bị bí bách làm bệnh rôm càng nặng.

6.3. Các phương pháp khác

Ngoài các phương pháp kể trên, mẹ nên kết hợp áp dụng các cách sau đây để bé nhanh khỏi rôm sảy và tránh các biến chứng nặng:

  • Làm mát da cho bé: Nhiệt độ cao là nguyên nhân chính khiến trẻ bị rôm sảy, vì vậy mẹ nên làm mát da bé thường xuyên bằng cách tắm mỗi ngày, sử dụng quạt và điều hòa khi trời nắng nóng để hạn chế ra mồ hôi.
  • Chọn kỹ lưỡng nước giặt quần áo: Nước giặt quần áo chứa các chất lưu hương có thể gây kích ứng cho bé khiến rôm sảy nặng hơn. Mẹ nên chọn những sản phẩm nước giặt dành riêng cho trẻ nhỏ để đảm bảo an toàn nhất cho con.
  • Lưu ý chế độ dinh dưỡng: Mẹ bổ sung các loại rau củ quả, nước trái cây,… có tác dụng giải nhiệt từ bên trong vào thực đơn hàng ngày cho bé để giảm tình trạng rôm sảy, tránh cho con ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ và các loại nước có gas.

Mẹ tham khảo thêm: Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì?

Bổ sung rau củ cho bé rôm sảy
Bổ sung rau củ và các loại nước ép trái cây giúp thanh nhiệt, giảm rôm sảy

7. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy

Mẹ bỏ túi bí kíp “Nên – Không nên” khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy dưới đây để bé chóng lành bệnh nhất nhé! 

Nên  Không nên
  • Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ để da bé luôn khô thoáng.
  • Uống nhiều nước hơn bình thường khoảng 200-300ml để làm mát từ bên trong
  • Cắt móng tay cho bé 1 lần/tuần, tránh móng tay cào xước vết rôm
  • Cho bé ở nơi thoáng mát giúp mồ hôi thoát ra dễ hơn, cải thiện tình trạng rôm.
  • Lau người thường xuyên bằng khăn mềm ẩm để bé thấy mát mẻ, dễ chịu.
  • Mặc cho bé quần áo và tã thoáng mát, ưu tiên chất liệu cotton, bamboo để mồ hôi của bé thoát ra dễ dàng.
  • Tránh đưa trẻ đi dưới nắng hoặc đến nơi bí gió, ngột ngạt vì khiến bé đổ mồ hôi nhiều
  • Không thoa phấn rôm tránh bít tắc lỗ chân lông, khiến rôm nặng hơn.
  • Tránh mặc quần áo dày, bí vì dễ khiến bé chảy nhiều mồ hôi, bít tắc lỗ chân lông.

Hy vọng bài viết trên đây giúp mẹ hiểu rõ được các biểu hiện, nguyên nhân, cách chữa trị và các vấn đề liên quan khi trẻ bị rôm sảy. Bé sẽ chóng khỏi và không gặp nguy hiểm nếu mẹ phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hoặc mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm nước tắm thảo dược Dr.Papie, mẹ liên hệ ngay tới số hotline 0988.229.672 để được hỗ trợ sớm nhất.

44 thoughts on “Trẻ bị rôm sảy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

  1. Avatar
    Dương Bảo says:

    Có nhiều cách trị rôm sảy dân gian nhưng mình thấy đều bất tiện, vì k phảo lúc nào các loại cây đó cũng sẵn. Qua bài biết mình đc biết đến nước tắm Dr Papie rất tiện sử dụng. Mong đc dược sỹ tư vấn kỹ hơn ạ.

  2. Avatar
    Mai nga says:

    Rất nhiều nguyên nhân khiên trẻ bị rôm sảy nhỉ, được cái mình tắm cho con bằng nước tắm thảo được dr papie từ nhỉ nên con không bị rôm sảy.

  3. Avatar
    Nguyễn Dung says:

    Rất nhiều cách trị rôm sảy cho con nhưng mình thấy dùng nước tắm thảo dược Dr papie tắm hàng ngày cho con là ổn nhất, an toàn và hiệu quả.

  4. Avatar
    Nhung nguyên says:

    Bé nhà mik trời nóng là cũng hay nổi rôm sảy,mik hay dùng khổ qua xay nhuyễn tắm cho con,hết rồi khi trời nóng là cũng bị lại.cho e hỏi dùng nước tắm Drpapie có hết kg ạ

    • Avatar
      Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Rất cảm ơn sự tin tưởng của mom dành cho Nước tắm thảo dược Dr.Papie! Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

  5. Avatar
    Thương Ly says:

    Bé rôm sảy cứ dùng Dr.Papie là ổn ngay đấy ạ! Em thì thuộc trường phái natural nên nước tắm thảo dược nhà Dr.Papie là sự lựa chọn đúng đắn của em

    • Avatar
      Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Rất cảm ơn sự tin tưởng của mom dành cho Nước tắm thảo dược Dr.Papie! Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

  6. Avatar
    Phương huyền says:

    Mùa hè bé nhà em cũng hay bị rôm sảy nhưng ,bà toàn tìm lá Tầm bóp dây tắm mấy hôm là bé khỏi,may thế

  7. Avatar
    says:

    Bé nhà mình trước đây cũng hay bị rôm sảy lắm nhưng từ khi biết đến nước tắm thảo dược drpapie mình yên tâm hơn rất nhiều. Nước tắm có hương thơm thảo dược rất dễ chịu

  8. Avatar
    ngọc huệ says:

    từ khi có nước tắm dr.papie nhà mình yên tâm hẳn nha, dùng cứ phải rất oke dứt điểm chàm sữa và rôm sẩy cho bé ạ

  9. Avatar
    Thùy dương says:

    Bé nhà mình dùng nước tắm thảo dược drpapie từ lúc mới sinh tới jo,con ko bị rôm sảy,nổi mụn bao giờ ạ,mình rất yên tâm về con ạ

Comments are closed.

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook