Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả nhất

4.6/5 - (7 bình chọn)

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường ít gây nguy hiểm nhưng lại làm cho bé ngứa ngáy, khó chịu khắp người khiến mẹ lo lắng. Vậy có giải pháp nào hiệu quả đánh bay rôm sảy ở trẻ an toàn và nhanh chóng hay không? Mẹ cùng đi tìm câu trả lời dưới đây nhé.

rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Rôm sảy thường xuất hiện ở trẻ từ 0 – 3 tuổi

1. Rôm sảy ở trẻ sơ sinh là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Rôm sảy là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ từ 0-3 tuổi. Trước tiên, mẹ cần hiểu đúng về rôm sảy như triệu chứng, mức độ nguy hiểm của bệnh.

1.1 Định nghĩa

Rôm sảy là tình trạng lỗ chân lông, ống bài tiết trên da trẻ bị bít tắc khiến mồ hôi, chất bẩn không thoát ra ngoài được. Điều này khiến làn da của bé bị viêm, xuất hiện các nốt sần li ti màu hồng trên da. Bệnh hay xuất hiện khi thời tiết nóng ẩm hoặc bé mặc quần áo chật chột, nô đùa ra nhiều mồ hôi.

rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Da trẻ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, li ti khoảng 1 – 2mm

1.2 Phân loại các tình trạng rôm sảy 

Rôm sảy được chia làm 3 dạng phổ biến dựa trên triệu chứng bệnh và mức độ nguy hiểm như sau:

  • Rôm sảy tinh thể: Trên da trẻ xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti trong suốt, không ngứa và đau. Đây là dạng rôm sảy nhẹ nhất và khỏi nhanh bằng cách giữ cho da bé khô thoáng giúp mồ hôi thoát ra ngoài.
  • Rôm sảy đỏ (hay rôm sảy gai): Da trẻ xuất hiện các nốt sần đỏ giống như phát ban, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu như kiến cắn. Đây là dạng hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh và có nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Rôm sảy sâu: Lớp da sâu nhất của trẻ bị tổn thương, các vùng da màu đỏ nhạt hơn rôm đỏ. Trên đó mọc các nốt sần màu trắng như mụn thịt. Đây là dạng ít gặp nhất nhưng lại nghiêm trọng nhất, dễ gây nhiễm trùng da.
Rôm sảy đỏ với biểu hiện các nốt sần đỏ nổi lên như phát ban, trẻ ngứa ngáy như bị kiến cắn

1.3 Nhận biết 

Mẹ quan sát tình trạng da bé và nhận biết trẻ bị rôm sảy qua những dấu hiệu sau:

  • Các nốt mụn rôm nhỏ, kích thước 1 – 2mm, mọc thành đám trên vùng da mẩn đỏ.
  • Rôm sảy gây ngứa ngáy, bé có động tác dụi người vào chăn gối, dùng tay gãi rôm làm trầy xước da làm rôm sảy nặng hơn.
  • Các vị trí thường mọc rôm sảy là vùng có nhiều tuyến mồ hôi và nếp gấp như mặt, cổ, vai, lưng, ngực, bẹn,…
rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Trẻ hay mọc rôm sảy ở các vùng như lưng, ngực, mặt, bẹn,…

2. Nguyên nhân rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy xuất hiện khi lỗ chân lông của bé bị bít tắc. Các mẹ cần biết nguyên nhân nào gây ra tình trạng này để có cách phòng tránh.

  • Chức năng bài tiết trên da trẻ chưa hoàn thiện: Các tuyến mồ hôi ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh chưa phát triển hết, dễ bị bít tắc khiến chất bẩn bị giữ lại trong làn da, ứ đọng gây nổi mẩn đỏ và mụn nước.
  • Thời tiết nóng bức: Yếu tố này khiến da trẻ càng tiết nhiều mồ hôi để làm mát cơ thể. Tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, lượng mồ hôi không thoát ra kịp sẽ đọng lại gây tắc nghẽn.
  • Nằm lâu trên giường: Điều này khiến lưng của bé không được thông thoáng, tích tụ nhiều chất bẩn trên bề mặt da gây rôm sảy ở lưng trẻ.
  • Vệ sinh không đúng cách: Mẹ tắm rửa, vệ sinh da cho bé không thường xuyên, sai cách dẫn đến bụi bẩn, mồ hôi bám lại nhiều trên bề mặt da cũng là nguyên nhân gây rôm sảy.
Trẻ nằm lâu trên giường khiến vùng da lưng không thông thoáng, mồ hôi tiết ra bị đọng lại gây rôm sảy ở lưng

3. Cách ngăn ngừa và cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Cách chữa khỏi rôm sảy ở trẻ sơ sinh không khó nếu mẹ phát hiện bệnh kịp thời và có phương pháp đúng cách an toàn. Mẹ xem hướng dẫn cụ thể dưới đây nhé:

3.1 Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Mẹ chữa trị và chăm sóc đúng cách cho bé từ giai đoạn rôm sảy sẽ giúp bé khỏi nhanh, tránh bệnh lây lan và xảy ra biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như sau:

  • Tắm/lau cho bé bằng nước lá dân gian: Mẹ có thể tắm cho trẻ bằng các thảo dược như trầu không, tía tô, sài đất, chè xanh,… Chúng có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa rất tốt giúp cải thiện hiệu quả tình trạng rôm sảy, mẩn đỏ của bé.
  • Tắm cho bé bằng nước tắm thảo dược chuyên dụng: Trong đó nước tắm thảo dược Dr.Papie là sản phẩm tiêu biểu được nhiều bác sĩ Nhi khoa khuyên dùng cho bé bị rôm sảy. Thành phần nước tắm từ 9 thảo dược thiên nhiên hoàn toàn lành tính, không gây kích ứng da trẻ. Nước tắm Dr.Papie giúp làm sạch cơ thể bé, giảm bã nhờn bít tắc lỗ chân lông, cải thiện nhanh chóng tình trạng rôm sảy của bé.
  • Thoa kem trị rôm sảy: Kem giúp cải thiện tình trạng ngứa rát, giảm mẩn đỏ, duy trì độ ẩm cho da trẻ. Một số loại kem được chuyên gia Da liễu khuyên dùng như kem Bepanthen, Oatrum Kids Gel, Yoosun rau má, Aderma,…
rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Công thức nước tắm Dr.Papie kết hợp 9 loại thảo dược giúp tăng hiệu quả điều trị rôm sảy ở trẻ

3.2 Khi nào cần đi bệnh viện

Trẻ bị rôm sảy sẽ tự hết nếu mẹ có cách chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu mẹ áp dụng các cách kể trên từ 7 – 10 ngày mà rôm sảy không khỏi, có xu hướng nặng lên. Khi đó mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ.

Một số triệu chứng nặng điển hình mẹ có thể quan sát ở bé như sau:

  • Da trẻ mọc nhiều mụn nước, đưa tay gãi khiến mụn vỡ ra, gây đau rát, lở loét.
  • Trẻ quấy khóc nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Trẻ có sốt, sưng, nóng lan ra vùng da xung quanh vết rôm.
Rôm sảy nặng lên khiến trẻ khó chịu hơn, quấy khóc ảnh hưởng đến giấc ngủ

3.3 Phòng ngừa và kiểm soát rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Trong giai đoạn trẻ bị rôm sảy hay khi bệnh đã khỏi, mẹ vẫn cần có chế độ chăm sóc để phòng ngừa và kiểm soát bệnh. Vì vậy, mẹ hãy tham khảo những lưu ý sau nhé:

  • Vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày: Mẹ tắm cho trẻ 1 lần/ngày để da bé luôn khô thoáng, sạch sẽ. Ngoài ra, mẹ lau người bé bằng khăn mềm ẩm khi bé hoạt động ra nhiều mồ hôi.
  • Cho bé ở nơi thoáng mát: Điều này làm bé ra mồ hôi ít hơn, hệ bài tiết không bị quá tải, giúp cải thiện tình trạng rôm. Khi thời tiết nóng nực, mẹ bật quạt hoặc bật điều hoà để không khí trong phòng luôn mát mẻ.
  • Quần áo, tã bỉm: Mẹ chọn quần áo mềm, thấm mồ hôi tốt như cotton giúp mồ hôi không đọng trên da; cho trẻ thời gian thả rông không mặc tã cho vùng da thoáng mát. 
  • Chế độ ăn uống: Mẹ cho bé uống nhiều nước, ăn hoa quả tính mát như cam, chanh, bưởi,… Tránh các thực phẩm gây nóng trong (bánh ngọt, nước có gas, gia vị cay như ớt, tiêu,…) vì chúng khiến trẻ ra mồ hôi nhiều có thể làm tình trạng nặng hơn.
  • Cắt móng tay cho bé 1 lần/tuần: Việc này tránh móng tay của bé cào xước vết rôm, mưng mủ và lở loét rộng hơn. Ngoài ra, mẹ cố gắng phân tán chú ý của bé, không để trẻ gãi, chạm vào nốt mụn rôm.
  • Không lạm dụng phấn rôm: Vì phấn rôm có thể bị vón cục, gây bít tắc lỗ chân lông khiến mồ hôi không thoát ra được làm rôm sảy nặng hơn.
rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Mẹ nên cắt móng tay cho bé thường xuyên để tránh cào xước vết rôm, mụn nước

Hy vọng bài viết trên đây giúp mẹ hiểu rõ được các biểu hiện, nguyên nhân, cách chữa trị và cách phòng tránh đối với rôm sảy ở trẻ sơ sinh. Bé sẽ chóng khỏi và không gặp nguy hiểm nếu mẹ phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên mẹ vui lòng để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ ngay tới số hotline 0911.225.336 để được hỗ trợ sớm nhất.

4 thoughts on “Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook