[GIẢI ĐÁP] Trẻ bị rôm sảy nên kiêng gì, ăn gì để rôm sảy mau khỏi?

5/5 - (1 bình chọn)

Bị rôm sảy nên kiêng gì là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống, mẹ cần kiêng cho bé tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng từ môi trường như nhiệt độ, độ ẩm,… Bài viết dưới đây chuyên gia của Dr.Papie sẽ giải đáp cụ thể cho mẹ nhé.

Bé bị rôm sảy nên kiêng ăn gì
Mẹ kiêng cữ đúng cách sẽ góp phần cải thiện tình trạng rôm sảy ở trẻ

1. Trẻ bị rôm sảy nên kiêng ăn gì?

Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương: “Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý góp phần đẩy lùi rôm sảy ở trẻ nhanh và hiệu quả hơn.” Vì vậy, trẻ đang bú mẹ hoặc đến tuổi ăn dặm cần có chế độ ăn hợp lý.

Mẹ cho con bú có con bị rôm sảy cũng là đối tượng cần chú ý đến chế độ ăn uống. Bởi vì sữa mẹ có khả năng truyền sang cho bé những chất gây kích ứng làm rôm sảy của bé lâu khỏi hơn.

Sữa mẹ có ảnh hưởng đến tình trạng rôm sảy của bé
Sữa mẹ có ảnh hưởng đến tình trạng rôm sảy của trẻ bú mẹ

1.1. Đồ cay nóng

Trẻ cần kiêng các loại trái cây nhiều đường, màu đỏ như xoài, nhãn, vải, chôm chôm… vì chúng gây nóng trong, kích thích tuyến mồ hôi tiết ra nhiều gây bí bách, rôm sảy mọc nhiều hơn. Bên cạnh đó, mẹ cho con bú cần hạn chế ăn các loại gia vị cay như ớt, tương ớt, hạt tiêu,… vì thông qua sữa mẹ sẽ làm tăng thân nhiệt của bé, mất nước và kích ứng khiến rôm sảy của bé nặng hơn.

Trái cây có tính nóng
Các loại quả tính nóng tuy thơm ngon nhưng ăn nhiều lại làm rôm sảy nặng hơn

1.2. Đồ chiên rán

Bé thường thích ăn những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ vì sự ngon miệng và màu sắc bắt mắt. Tuy nhiên, chúng chứa hàm lượng chất béo no, bão hoà cao, tăng quá trình sinh nhiệt của cơ thể. Điều này khiến cơ thể tăng thải nhiệt ra ngoài bằng cách tiết nhiều mồ hôi làm rôm sảy có cơ hội lây lan trên diện rộng.

Đồ chiên rán
Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ làm các nốt mẩn đỏ trên da bé mọc nhiều hơn

1.3. Đồ ăn chứa nhiều đường

Đó là loại bánh kẹo, trái cây sấy khô, nước ngọt,… Ví dụ như trong 1 lon nước có ga chứa khoảng 36gr đường (tương đương nửa muỗng đường). Bé ăn vào khiến cơ thể dung nạp lượng đường lớn khiến cơ thể sản sinh nhiệt lượng lớn, gây nóng trong, rôm sảy. Ngoài ra, mẹ cũng cần hạn chế ăn vì sữa mẹ truyền nhiệt sang khiến rôm sảy ở bé có điều kiện lan rộng ra.

Đồ ăn chứa nhiều đường
Các loại bánh ngọt, kẹo, nước ngọt làm rôm sảy phát triển mạnh

1.4. Hoa quả có tính nóng

Hoa quả nhiệt đới có tính nóng như vải, nhãn, xoài, mít,… cũng là nguyên nhân gây rôm sảy ở bé và khiến tình trạng nặng hơn. Vì chúng làm nhiệt độ cơ thể tăng lên, tiết ra nhiều mồ hôi gây bít tắc lỗ chân lông.

Trái cây có tính nóng
Những loại quả như vải gây nóng trong, sinh nhiệt nên hạn chế ăn nhiều

1.5. Thực phẩm dễ gây dị ứng

Hải sản như tôm, cua, ghẹ, mực,… là thức ăn giàu dinh dưỡng mẹ hay bổ sung trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên, trong giai đoạn bé bị rôm sảy thì mẹ không nên dùng. Bởi vì chúng có hàm lượng protein cao, dễ gây dị ứng, làm các nốt rôm sảy nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và kích ứng nặng hơn. 

Bé kiêng ăn hải sản
Hải sản kích thích các phản ứng dị ứng trong cơ thể gia tăng

Bên cạnh việc hạn chế ăn nhiều các loại thực phẩm “tích nhiệt”, cả mẹ và bé nên tăng cường bổ sung thực phẩm có tính mát, giải nhiệt. Các loại rau xanh (mồng tơi, rau dền, rau ngót,…), trái cây (họ cam quýt, dưa chuột, dâu tây,…) có khả năng giải nhiệt. làm mát cơ thể rất tốt và giảm các triệu chứng của rôm sảy.

Mẹ xem thêm: Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì

2. Trẻ bị rôm sảy nên “kiêng” các tác nhân gây bí nóng cho da

Khi trẻ bị rôm sảy, gặp tác nhân môi trường như bí nóng, ẩm ướt, bé sẽ càng khó chịu, ngứa ngáy. Các nốt mẩn đỏ càng có điều kiện lây lan khắp người bé. Mẹ cần biết các cách phòng tránh cho bé dưới đây:

  • Không mặc quần áo quá chật, quá dày hoặc ủ trẻ kỹ trong nhiều lớp quần áo: Điều này sẽ làm da bé bí bách, mồ hôi khó bay hơi, làm rôm sảy nặng hơn. 
  • Không nên cho trẻ chơi đùa, ngủ nghỉ trong không gian bí bách, nóng nực: Môi trường nóng ẩm là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây bệnh. Ngoài ra, trẻ dễ đổ mồ hôi hơn càng khiến trẻ bí bách, rôm sảy mọc nhiều hơn.
  • Hạn chế đưa bé đến nơi đông người: Địa điểm đông người thường ngột ngạt, ẩn chứa nhiều vi khuẩn khiến bé ra nhiều mồ hôi, góp phần làm viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế đưa bé đi ra ngoài dưới thời tiết oi bức hoặc tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời: Do nhiệt độ ngoài trời cao hơn nhiệt độ trên da bé nên kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ, da trẻ bỏng rát và mẩn ngứa lên rất nhiều.
Bé bị rôm sảy nên kiêng mặc đồ bí bách, nóng bức
Bé bị rôm sảy nên kiêng mặc đồ bí bách, nóng bức

Bên cạnh việc kiêng các yếu tố khiến da bé bị ẩm ướt, khó chịu thì việc tìm cách làm mát da bé đúng cách cũng quan trọng không kém:

  • Làm mát không gian bé chơi, ngủ nghỉ: Mẹ thường xuyên mở cửa sổ thông thoáng không khí trong phòng, mùa hè sử dụng quạt hoặc điều hoà làm dịu nhiệt độ. Mẹ chú ý mở nhiệt độ điều hòa trong khoảng 18 – 25 độ C, tránh nóng quá hoặc lạnh quá.
  • Chọn quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi tốt, rộng rãi cho trẻ: Mẹ lựa chọn các chất vải cotton, không chọn vải len hay sợi tổng hợp.
  • Chườm mát cho vùng da bị rôm sảy: Mẹ dùng khăn sạch nhúng vào nước lạnh, vắt sao cho khăn vẫn còn ẩm. Sau đó, mẹ chườm lên vùng da bị rôm sảy của bé.

3. Trẻ bị rôm sảy nên kiêng các yếu tố gây kích ứng cho da

Da trẻ trong khi bị rôm sảy rất mẫn cảm, yếu ớt. Vì vậy, mẹ cần tránh cho bé tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng da. Các yếu tố này nằm trong chính thói quen chăm sóc hàng ngày của mẹ và đó chính là:

  • “Kiêng” dùng nước giặt, nước xả vải có thành phần hoá học, nhạy cảm với làn da bé: Da trẻ rất mỏng manh, dễ dị ứng với chất hoá học. Đặc biệt là khi bị rôm sảy, da trẻ càng dễ bị kích ứng.
  • “Kiêng” dùng phấn rôm cho bé: Vì phấn rôm chứa những hạt nhỏ li ti dễ gây bít tắc lỗ chân lông, khiến tình trạng rôm sảy nặng hơn.
  • Tránh sử dụng các loại kem không rõ nguồn gốc cho bé: Vì các loại kem đó chưa được kiểm định chất lượng an toàn cho da bé. Ngoài ra, chúng chứa lượng chất bảo quản, chất tạo mùi, steroid, corticoid,… gây nhiều tác dụng phụ cho bé như ngộ độc, suy tuyến thượng thận,..
  • Không dùng kem trị rôm cấp tốc: Trong kem chứa chủ yếu là corticoid làm giảm tạm thời triệu chứng của rôm sảy. Tuy vậy, nó không trị dứt điểm hoàn toàn mà còn bào mỏng da bé, vi khuẩn có cơ hội tấn công gây viêm da,…
  • Kiêng sử dụng nước tắm rửa chứa hóa chất: Thành phần của nước tắm chứa chất tạo bọt, chất phụ gia như phthalateparaben, hương liệu kích ứng lên làn da nhạy cảm của bé, đặc biệt mạnh lên vùng bị rôm sảy. Đồng thời, pH kiềm của xà phòng làm mất độ ẩm trên da khiến da trẻ ngứa ngáy, mẩn đỏ nặng hơn.
Hạn chế dùng phấn rôm trị rôm sảy cho bé
Mẹ không dùng phấn rôm vì gây bít tắc lỗ chân lông của bé

Giai đoạn bé bị rôm sảy, mẹ cần cẩn thận với các sản phẩm dùng lên da bé. Mẹ tham khảo những lưu ý dưới đây nhé:

  • Đối với nước giặt, nước xả vải: Mẹ ưu tiên lựa chọn sản phẩm chứa chất hữu cơ, lành tính, chọn mùi hương tự nhiên dễ chịu. Mẹ không chọn sản phẩm có chứa chất phụ gia, chất làm mềm vải. 
  • Đối với sản phẩm bôi ngoài da: Da trẻ nhỏ dễ gặp phản ứng phụ với một số thành phần trong các loại kem, gel bôi lên da. Vì vậy, mẹ cần sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng cho bé.
  • Giặt giũ chăn gối bé nằm 1 – 2 tuần/lần: Chăn gối giữ lại nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, lông chó mèo gây các bệnh về da cho bé như rôm sảy, chàm, hắc lào,…
  • Ưu tiên dùng nước tắm thảo dược thay vì nước tắm chứa hóa chất, xà phòng: Nhiều mẹ đã chuyển sang dùng nước tắm Dr.Papie để hỗ trợ điều trị rôm sảy cho bé. Với các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, an toàn và lành tính như trà shan tuyết, kinh giới,…, nước tắm giúp giảm viêm, trị ngứa, chữa rôm sảy nhanh chóng, an toàn cho bé yêu đó mẹ. 

4. Một số điều khác nên kiêng cữ để tránh rôm sảy trở nặng

Ngoài các yếu tố nên kiêng cữ trong các mục trên, mẹ cần chú ý một số điều sau để rôm sảy không trở nặng thêm:

  • Không cho bé sờ hoặc gãi nốt rôm sảy: Trẻ bị ngứa rát, khó chịu nên theo phản xạ đưa tay lên gãi làm vỡ các nốt mụn, có nguy cơ nhiễm trùng da và sẹo lồi. 
  • Không tắm nước lá dân gian khi bé có dấu hiệu mắc rôm sảy dạng nặng: Vùng da bị rôm sảy xuất hiện mụn mủ, mụn bọc sưng to, đỏ tấy, nóng lên gây đau là lúc bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Lúc đó tắm lá dân gian dễ bị dính cặn lá, lông tơ và tạp chất khác gây xót, viêm nhiễm hơn. Có 2 dạng rôm sảy nặng:
    • Rôm sảy mủ: Đó là dạng bệnh có thể dẫn tới biến chứng nhiễm trùng cho da. Nốt mụn có dịch mủ vàng, đục bằng hạt ngô, có lông và gây ngứa, đau rát cho bé.
    • Rôm sảy sâu: Là dạng rôm nặng nhất, dễ gây bội nhiễm sang cơ quan khác, làm tổn thương nghiêm trọng tuyến mồ hôi. Các biểu hiện là da bé đỏ như da gà, nốt mụn sần khoảng 1 – 3 mm, màu nhạt đi, cứng và ít gây ngứa rát cho bé.
Rôm sảy nặng có mủ
Hình ảnh trẻ bị rôm sảy mủ với các nốt mủ trắng đục, khi vỡ gây đau rát cho bé

Lời khuyên cho mẹ: Khi bé có dấu hiệu mắc rôm sảy giai đoạn nặng, bố mẹ không nên cố tự điều trị tại nhà mà cần đưa bé đi khám bác sĩ kịp thời để được tư vấn thuốc trị nấm thích hợp, tránh các biến chứng nghiêm trọng. 

Như vậy, bị rôm sảy nên kiêng gì chắc hẳn các mẹ đã có câu trả lời qua bài viết trên. Mẹ cần kiêng khem cho bé cẩn thận để cải thiện tình trạng rôm sảy của bé và tránh các di chứng nguy hiểm khác. Nếu mẹ còn thắc mắc gì hãy phản hồi lại bên dưới hoặc liên hệ hotline để chuyên gia Dr.Papie giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.

One thought on “[GIẢI ĐÁP] Trẻ bị rôm sảy nên kiêng gì, ăn gì để rôm sảy mau khỏi?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook