Rôm sảy mọc ở đâu – 5 vị trí dễ xuất hiện rôm sảy trên cơ thể bé

Rate this post

Rôm sảy mọc ở đâu là câu hỏi nhiều mẹ thắc mắc, đặc biệt là những mẹ lần đầu chăm con. Theo chuyên gia, nốt rôm thường mọc ở vùng da lưng, cổ, mặt, đầu hoặc mông, bẹn của bé. Vậy những nốt mụn rôm ở vị trí nào có thể gây nguy hiểm cho bé? Cách xử lý với từng vùng da như thế nào? Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ nhé!

Xem thêm: Trẻ bị rôm sảy nên kiêng gì để chóng khỏi?

Rôm sảy mọc ở đâu
Trẻ có thể bị rôm sảy ở bất cứ vùng nào trên cơ thể

1. Rôm sảy mọc ở lưng trẻ nhỏ

Rôm sảy xuất hiện ở vùng lưng của trẻ đặc trưng bởi những dấu hiệu mà mẹ có thể dễ dàng nhận ra:

  • Ở giai đoạn đầu, mẹ chú ý thấy những vết đỏ, có thể hơi sần lên, xuất hiện dọc sống lưng, khi thì rải rác quanh lưng,có khi mọc thành từng đám. 
  • Sau 1 – 2 ngày, các vết đỏ chuyển thành mụn li ti hoặc mụn nước nhỏ, chúng tập trung thành từng đám và có biểu hiện lan rộng hơn. 
  • Sau 3 – 5 ngày, các vết đỏ lan ra toàn lưng, mụn nước dễ vỡ và gây nhiễm trùng. 
  • Bé bị rôm sảy ở lưng thường ngứa ngáy, dùng tay gãi hoặc cọ lưng liên tục xuống giường. 
Biểu hiện rôm sảy ở lưng
Hình ảnh: Bé bị rôm sảy ở lưng

Lưng là vị trí mẹ thường thấy con hay bị mắc rôm sảy nhất, không chỉ bởi vì lưng là nơi hay ra mồ hôi mà còn nhiều nguyên nhân khác:

  • Lưng là nơi ra nhiều mồ hôi: Vùng da này có diện tích bề mặt lớn, tuyến mồ hôi ở lưng thường hoạt động nhiều. Khi cấu trúc da của bé chưa được hoàn thiện, mồ hôi bị tắc và hình thành các nốt mụn rôm sảy trên lưng. 
  • Trẻ sơ sinh nằm nhiều: Bề mặt da lưng không được tiếp xúc với không khí bên ngoài, gây bí bách. Mồ hôi vì thế được giữ lâu trên da dẫn đến bít tắc và rôm sảy.
  • Trẻ mặc quần áo quá dày, không thấm hút mồ hôi: Những loại quần áo này khiến mồ hôi đọng lại nhiều trên da, khiến da ẩm ướt, nang lông bị bít tắc đồng thời vi khuẩn sinh sôi nhiều cũng là nguyên nhân hình thành rôm sảy. 

Rôm sảy thường không để lại sẹo, chỉ trừ khi rôm sảy để lại biến chứng.

Rôm sảy mọc ở lưng không gây nguy hiểm nhiều cho bé. Nếu mẹ phát hiện sớm và có cách chăm sóc đúng, rôm sẽ tự lặn sau 3 – 5 ngày. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, bé có thể gặp những biến chứng bất lợi như nhiễm trùng, viêm da mạn tính, để lại sẹo mất thẩm mỹ,… Ngoài ra, bé ngứa rát nhiều dẫn đến bỏ ăn và mất ngủ khiến nhiều mẹ lo lắng.

Rôm sảy nặng có mủ
Hình ảnh : Rôm sảy dễ chuyển thành các mụn viêm, mụn mủ khi không được chăm sóc đúng cách.

Xử lý những nốt mụn ở trẻ bị rôm sảy ở lưng  hoàn toàn đơn giản và dễ thực hiện mà mẹ nào cũng có thể áp dụng. Dưới đây là một số gợi ý của chuyên gia, mẹ áp dụng đúng nhé!

  • Vệ sinh vùng lưng hàng ngày bằng nước tắm thảo dược
  • Giữ cho lưng bé luôn thoáng mát
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng của mẹ và con
  • Chú ý không dùng các sản phẩm như sữa tắm, xà phòng chứa chất tẩy rửa, hương liệu hay chất hóa học tổng hợp.

2. Rôm sảy mọc ở cổ trẻ nhỏ

Cổ là vị trí rôm sảy thường hay mọc đặc biệt vào mùa hè khi con ra nhiều mồ hôi đọng lại nhiều ở đây. Mẹ dễ dàng nhận biết rôm sảy ở cổ con qua một số đặc điểm sau: 

  • Mụn đỏ xuất hiện quanh các nếp gấp cổ, rải rác hoặc thành từng mảng nhỏ ở những ngày đầu.
  • Sau 1 – 2 ngày, mụn mọc lan sang các vùng khác như ngực hoặc lên mặt. 
  • Mụn gây ngứa, bé thường dùng tay cọ xát liên tục vào vùng cổ. 
Hình ảnh: Bé bị rôm sảy ở cổ 
Hình ảnh: Bé bị rôm sảy ở cổ

Tại sao rôm hay hay bắt gặp ở vùng cổ? 

  • Cổ là bộ phận có nhiều ngấn, nếp: Tuyến mồ hôi hoạt động ở đây rất mạnh, đồng thời cấu tạo có nhiều ngấn nếp nên các chất bẩn dễ đọng lại ở đây, gây bít tắc nang lông và hình thành rôm sảy. 
  • Tuyến mồ hôi của bé chưa hoàn thiện: Mồ hôi không được đào thải hết ra bên ngoài, nằm lại dưới da gây bít tắc và rôm sảy. 
  • Sữa, nước bọt thừa chảy xuống cổ bé: Trẻ sơ sinh dễ bị trớ, nôn khiến dịch chảy xuống và tích tụ lại ở cổ. Chúng vừa gây bít tắc vừa là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, hậu quả là gây rôm sảy cho bé.
  • Bụi bẩn bám vào cổ bé: Đây là bộ phận ít được che chắn, khiến bụi bẩn bám vào cổ. Đồng thời cấu trúc nếp gấp khiến bụi bẩn bám lâu hơn, gây bí tắc và hình thành mụn rôm. 
Rôm sảy có thể lan xuống ngực hoặc lên mặt của bé. 
Rôm sảy có thể lan xuống ngực hoặc lên mặt của bé.

Rôm sảy ở cổ không nguy hiểm khi mẹ chăm sóc đúng cách khi bệnh mới xuất hiện. Rôm sảy sẽ tự hết trong khoảng từ 7 – 10 ngày, không để lại sẹo và thâm. Tuy nhiên, nếu xử lý sai, mụn rôm trên cổ có thể chuyển thành mụn mủ, viêm và dễ nhiễm trùng. Đồng thời, rôm sảy có thể lan từ cổ sang các vùng như mặt, ngực, lưng,…

Rôm sảy ở cổ bị loét
Rôm sảy khiến vùng da cổ bị loét, gây đau và khó chịu cho con.

Mẹ không cần quá lo lắng vì việc chăm sóc con rất đơn giản mà mẹ nào cũng có thể thực hiện. Bé yêu sẽ nhanh khỏi nếu mẹ áp dụng các phương pháp dưới đây:

  • Vệ sinh vùng cổ hằng ngày cho bé bằng nước tắm thảo dược. 
  • Thường xuyên lau mồ hôi vùng cổ cho trẻ. 
  • Thực hiện chế độ ăn cho cả mẹ và bé hợp lý, kiêng những loại thực phẩm có tính nóng, dễ gây dị ứng như hải sản, tôm, cua,…
  • Không để sữa mẹ, nước bọt bám lên cổ bé.
  • Mặc quần áo cho bé đúng cách, chọn những loại quần áo thấm hút tốt, mát mẻ và tránh những chiếc áo cao cổ. 
Lựa chọn quần áo cho bé bị rôm sảy
Mẹ nên mặc cho bé những loại quần áo thoáng cổ, tránh gây bí bách vùng da cổ của con.

Mẹ tham khảo bài viết: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ

3. Rôm sảy mọc ở mặt trẻ nhỏ

Da mặt là vị trí mọc rôm sảy đầu tiên mà mẹ dễ dàng phát hiện ra với các biểu hiện: 

  • Ban đầu, mụn nhỏ li ti xuất hiện ở trán, cằm, mọc rải rác hoặc thành từng đám trên mặt con. 
  • Sau 1 – 2 ngày, các nốt li ti có thể mọc thành các mụn nước, gây ngứa. 
  • Mụn rôm có thể lan ra khắp mặt và sang các vùng da khác như cổ, đầu,…
  • Rôm sảy trên mặt gây ngứa rát, khó chịu, mẹ để ý sẽ thấy bé gãi liên tục vào vùng mặt. 
Rôm sảy ở mặt
Hình ảnh: Bé bị rôm sảy ở mặt

Mặt là vị trí thường gặp khi bé bị mắc rôm sảy. Những nguyên nhân khiến trẻ nổi rôm trên mặt mẹ cần nắm rõ: 

  • Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh trên da mặt: Trán đổ nhiều mồ hôi, chảy xuống mặt khiến lỗ chân lông bị bít tắc và hình thành các mảng rôm sảy. 
  • Da mặt bé nhạy cảm: Da mặt là vùng da nhạy cảm nhất trên cơ thể, các lỗ chân lông kích thước nhỏ kèm theo tuyến bã nhờn hoạt động mạnh tạo điều kiện gây rôm sảy. 
  • Da mặt dễ tiếp xúc với ánh nắng, bụi bẩn: Da mặt ít được che chắn nên nếu không được vệ sinh sạch sẽ, mồ hôi, bụi bẩn tích tụ dưới da và hình thành mụn rôm sảy. 
  • Thức ăn dính lên mặt bé: Bé ăn dễ để thức ăn dây lên mặt, nếu không được lau sạch, chúng có thể là nguyên nhân gây rôm sảy. 
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm, chống nắng sai cách: Các lớp kem này nếu quá dày sẽ làm bí tắc da, mồ hôi không được thải ra ngoài dẫn đến rôm sảy. Ngoài ra, thành phần nhiều sản phẩm chứa chất dễ gây kích ứng và làm nặng hơn tình trạng của bé. 
Kem dưỡng ẩm, chống nắng có thể dẫn đến rôm sảy ở mắt 
Sử dụng kem dưỡng ẩm, chống nắng cho bé có thể dẫn đến rôm sảy ở mắt

Rôm sảy mọc ở mặt không gây nguy hiểm cho bé nếu mẹ có cách chăm sóc đúng cách Bé sẽ nhanh khỏi sau 5 – 7 ngày nên mẹ đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, mẹ chú ý nếu sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiễm trùng, loét thậm chí để lại sẹo trên mặt con. 

Chăm sóc Trẻ nổi rôm sảy trên mặt sao cho đúng cách? Các chuyên gia Dr.Papie chia sẻ một số kinh nghiệm đến mẹ: 

  • Lau mặt bé bằng nước tắm thảo dược
  • Sử dụng mũ có khăn chống bụi khi mẹ cho bé ra ngoài. 
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ và bé hợp lý khi bé bị rôm sảy, kiêng thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, tôm, cua, đồ cay nóng,…, cho bé uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả có tính mát như cam, dưa chuột,…
  • Đảm bảo môi trường xung quanh bé sạch sẽ, thoáng mát. 
Vệ sinh vùng mắt cho bé bị rôm sảy
Mẹ chú ý vệ sinh mặt bé giúp bé hết rôm sảy nhanh chóng

4. Rôm sảy mọc ở đầu bé

Rôm sảy mọc ở đầu, mẹ nghe có vẻ lạ và dễ lo lắng khi thấy da đầu con có nhiều mụn rôm. Mẹ thường thấy những biểu hiện như:

  • Mụn mọc xung quanh vùng da đầu, mọc rải rác hoặc từng đám. 
  • Rôm sảy mọc thành các mảng đỏ, hồng và mẹ dễ dàng phát hiện ra chúng. 
  • Bé có biểu hiện ngứa ngày và gãi nhiều lên da đầu. 
Rôm sảy mọc ở đầu
Hình ảnh bé bị rôm sảy ở đầu

Khi thấy con có biểu hiện rôm ở đầu, mẹ thắc mắc nguyên nhân là do đâu? Theo chuyên gia, chúng có thể do: 

  • Do tuyến mồ hôi phát triển mạnh nhất ở vùng da đầu: Đặc biệt vào thời tiết nóng bức, mồ hôi đổ nhiều khiến các lỗ chân lông bị bít tắc, mụn li ti xuất hiện nhiều. 
  • Phần da đầu dễ tiếp xúc với nhiều bụi bẩn: Bụi dễ dàng mắc lại trên tóc và bám lâu vào da đầu bé gây bí bách và mọc mụn rôm.
  • Vùng da đầu có tóc che phủ: Do có lớp tóc nên vùng da ở đây dễ nóng ẩm, đọng lại mồ hôi, bã nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tăng nguy cơ gây rôm sảy ở đầu. 
  • Sử dụng dầu gội đầu, sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp với tuổi của con: Chất tẩy rửa, tạo màu, tạo mùi dễ khiến da đầu con kích ứng và nổi các mụn rôm. 
Lưu ý khi gội đầu cho trẻ
Sử dụng dầu gội không phù hợp có thể khiến rôm sảy mọc ở đầu bé

Rôm sảy vùng da đầu thường hay gặp ở trẻ nhưng nhiều mẹ không biết và tỏ ra lúng túng trong chăm sóc con. Vị trí này không gây nguy hiểm bé nếu mẹ có cách xử lý đúng, bệnh sẽ nhanh khỏi trong 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, nếu không được xử lý kịp thời, bé có thể dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, viêm da, viêm nang lông, thậm chí có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ của trẻ. 

Khi trẻ bị rôm sảy ở đầu, chuyên gia chia sẻ một số biện pháp chăm sóc giúp con nhanh khỏi, mẹ chú ý áp dụng nhé:

  • Sử dụng nước tắm gội thảo dược để gội đầu cho con. 
  • Cắt tóc gọn gàng cho bé.
  • Đội mũ cho con khi ra ngoài, hạn chế để da đầu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và bụi bẩn. Tuy nhiên, ở trong nhà mẹ hạn chế đội mũ cho bé để da đầu được thoáng khí, mồ hôi.
  • Chú  ý chế độ ăn uống, kiêng ăn thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm cua, cá, cho bé uống nhiều nước, điều hòa lại thân nhiệt của cơ thể. 
Đội mũ che nắng khi trẻ bị rôm sảy
Mẹ đội mũ tránh nắng và bụi bẩn trước khi ra ngoài cho con nhé

5. Rôm sảy mọc ở mông 

Mông là vị trí mà mụn rôm sảy thường xuất hiện và gây ngứa ngáy nhiều cho bé. Khi đó, mẹ thấy những biểu hiện ở bé như: 

  • Mụn rôm li ti mọc rải rác hoặc từng đám ở vùng da mông. 
  • Sau 1 – 2 ngày, mụn lan ra khắp da mông gây ngứa rát, bé gãi và cọ xát liên tục. 
  • Trường hợp mẹ không xử lý đúng, mụn ở vùng mông có thể lan sang vùng da háng, bẹn.

Bé bị rôm sảy ở mông

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị rôm sảy ở mông, có thể kể đến:

  • Do bít tắc lỗ chân lông: Vùng da mông ít tiếp xúc với không khí nên dễ bí bách hơn những vị trí khác. Trẻ tiết nhiều mồ hôi nhưng không đào thải được dẫn đến hình thành mụn rôm sảy. 
  • Do mặc bỉm liên tục: Mẹ lạm dụng đóng bỉm khiến vùng da ở đây không được trao đổi không khí bên ngoài. Ngoài ra, mặc bỉm thường xuyên khiến da mông tiếp xúc lâu với chất thải, vi khuẩn dễ sinh sôi và gây rôm sảy cho con.
  • Do quần áo dày, kém thấm hút: Mặc quần áo dày, chất liệu từ nilon khó thấm hút mồ hôi khiến mồ hôi đọng trên da và không thoát ra được gây rôm sảy cho con.
  • Do mẹ không sạch sẽ vùng mông cho con: Trẻ nằm nhiều, các chất thải dễ trào ngược và tích tụ ở vùng da mông. Nếu mẹ không chú ý rửa sạch sẽ sẽ khiến bé dễ bị rôm sảy ở mông.
Đóng bỉm liên tục có thể dẫn đến rôm sảy ở vùng da mông của trẻ.  
Đóng bỉm liên tục có thể dẫn đến rôm sảy ở vùng da mông của trẻ.

Rôm sảy mọc ở mông không gây nguy hiểm cho trẻ nếu mẹ có cách chăm sóc đúng cách. Bệnh sẽ khỏi trong 5 – 7 ngày nên mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu mẹ xử lý thiếu chính xác, bệnh dễ chuyển sang loét, nhiễm trùng da, sốt thậm chí lan sang vùng da khác như bẹn, vùng sinh dục khiến việc điều trị kéo dài. 

Các chuyên gia khuyến khích mẹ áp dụng các biện pháp để trị rôm sảy ở mông cho con: 

  • Vệ sinh vùng da mông bằng nước thảo dược chuyên dụng. 
  • Kiểm tra bỉm tã thường xuyên, rửa sạch lau khô và thay bỉm mới 3 – 4 giờ giữa các lần thay bỉm và ngay sau khi bé đi đại tiện.
  • Hạn chế cho bé mặc bỉm để mông được thoáng khí. 
  • Lựa chọn quần áo rộng rãi, chất liệu vải bằng cotton giúp thấm hút tốt. 
  • Với bé gái, do cấu trúc vùng sinh dục, chất thải chảy ngược lại và đọng lâu ở vùng mông, do đó mẹ chú ý vệ sinh sạch sẽ cho con và chọn loại bỉm có thêm miếng thấm hút phía sau.
Mẹ chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng mông thường xuyên
Mẹ chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng mông tránh để nặng thêm tình trạng rôm sảy

Rôm sảy có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể như lưng, mặt, cổ, đầu, mông của con. Nếu mẹ chăm sóc không đúng cách, rôm sảy chuyển sang mụn viêm, gây đau thậm chí nhiễm trùng cho con. Do đó ở bất cứ vị trí nào cũng cần được vệ sinh sạch sẽ, để vùng da thoáng mát, tránh kích ứng. Để đạt hiệu quả làm sạch da cao nhất, các chuyên gia khuyên mẹ sử dụng nước tắm thảo dược Dr.Papie, đảm bảo an toàn, lành tính và hiệu quả trong trị rôm sảy

 

Nước tắm thảo dược trị rôm sảy cho bé
Nước tắm thảo dược Dr.Papie có công dụng trong điều trị rôm sảy ở lưng và các vùng khác

Rôm sảy mọc ở đâu, câu trả lời là bất cứ vùng da nào trên cơ thể bé. Với từng vùng da, mẹ đều có cách chăm sóc riêng nhưng điểm chung là vệ sinh sạch sẽ thân thể bé, ngăn ngừa rôm sảy quay trở lại. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin cho các mẹ. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, mẹ hãy để lại bình luận ở dưới, Dr.Papie sẽ giúp mẹ giải đáp nhé!

 

33 thoughts on “Rôm sảy mọc ở đâu – 5 vị trí dễ xuất hiện rôm sảy trên cơ thể bé

  1. Avatar
    Nhung nguyên says:

    Bé nhà e hay bị rôm ở mặt và trán,e có dùng khổ qua xay tắm hết,rồi nắng nón bé vẫn bị lại.bsi có thể tv thêm cho e cách trị dứt điểm k ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook