Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ | Nguyên nhân và hướng điều trị

Rate this post

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ thường gặp nhiều khi thời tiết nắng nóng, oi bức. Rôm sảy ở cổ là bệnh ngoài da lành tính và có thể tự hết. Tuy nhiên nếu mẹ chăm sóc không đúng cách các mụn rôm có thể bị lở loét, viêm nhiễm và để lại sẹo vĩnh viễn cho trẻ. 

Vậy nguyên nhân do đâu và điều trị sao cho hiệu quả? Tất cả vấn đề này được Dr.Papie giải đáp trong bài viết dưới đây, mẹ theo dõi nhé!

Xem thêm:

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ thường xuất hiện vào thời tiết nắng nóng, oi bức

1. Dấu hiệu nhận biết rôm sảy ở cổ trẻ sơ sinh

Mẹ dễ dàng nhận biết rôm sảy ở cổ trẻ sơ sinh qua một số dấu hiệu điển hình sau:

  • Cổ bé xuất hiện các nốt mụn li ti có kích thước 1 – 2mm. 
  • Mọc rải rác hoặc thành từng mảng nhỏ. 
  • Mụn gây ngứa ngáy nên bé hay dùng tay gãi, quấy khóc, ngủ không ngon. 

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ nguy hiểm hay không tùy thuộc vào mức độ nặng và thời gian mắc bệnh của bé:

  • Rôm sảy ở cổ không nguy hiểm khi được mẹ chăm sóc đúng cách ở giai đoạn nhẹ, sẽ tự hết trong khoảng 7 – 10 ngày và không để lại sẹo hay nguy hiểm.
  • Rôm sảy ở cổ có nguy hiểm khi ở giai đoạn nặng xuất hiện các mụn mủ, viêm, vết loét, chúng dễ bị bội nhiễm nấm, vi khuẩn gây nhiễm trùng da, viêm da. Đồng thời, nếu không được chăm sóc đúng cách, rôm sảy ở cổ sẽ lây lan và mọc ở những vùng lân cận như mặt, ngực, lưng rồi dần mọc toàn thân.
Vùng rôm sảy bị lây lan
Rôm sảy ở cổ nếu không được mẹ chăm sóc đúng cách sẽ lan đến vùng da lân cận như ngực

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ

Bé bị rôm sảy ở cổ chủ yếu do mồ hôi, cặn bẩn,… bám lại gây viêm nhiễm, mụn rôm. Để hiểu rõ hơn và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, mẹ tham khảo tiếp phần dưới đây. 

2.1. Cổ bé có nhiều ngấn, nếp gấp

Cổ là nơi có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, ra nhiều mồ hôi. Đồng thời đây còn là vị trí có nhiều nếp gấp, ngấn nên bụi bẩn, mồ hôi đọng lại dễ gây bít tắc lỗ chân lông, hình thành rôm sảy. 

Nguyên nhân trẻ rôm sảy ở cổ
Vùng cổ có nhiều nếp gấp, ngấn nên dễ làm đọng lại bụi bẩn, mồ hôi và gây nên rôm sảy

2.2. Tuyến mồ hôi của bé chưa phát triển

Trẻ sơ sinh có hệ thống bài tiết chưa phát triển hoàn thiện, do đó, mồ hôi không được đào thải hết ra ngoài mà còn bị giữ lại dưới da. Điều này gây nên tình trạng bít tắc các nang lông và gây nên rôm sảy. Đặc biệt là vào các thời tiết nắng nóng, mồ hôi bé càng đổ nhiều hơn để làm mát cơ thể nên rôm sảy mọc chủ yếu vào mùa hè.

2.3. Sữa, nước bọt thừa chảy xuống cổ bé

Trẻ sơ sinh hay bị trớ, chảy dãi xuống cằm, cổ. Chúng cùng với bụi bẩn, mồ hôi là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển và sinh sôi, gây nên rôm sảy cho trẻ. Bên cạnh đó, vì trẻ hay bị chảy dãi, nôn trớ nên mẹ có thói quen đeo khăn gây bí bách, nóng khiến bé đổ nhiều mồ hôi ở cổ hơn. 

Nguyên nhân trẻ rôm sảy ở cổ
Sữa, nước bọt thừa chảy xuống cổ bé là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ

 

2.4. Bụi bẩn bám vào cổ bé

Cổ là vị trí mà ít được che chắn bởi quần áo, do đó bụi bẩn thường bám lên nhiều hơn so với các vùng da khác. Đồng thời, vùng cổ thường ít được mẹ vệ sinh hơn so với da mặt, nên bụi bẩn sẽ giữ lại lâu hơn. Đây chính là nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông khiến rôm sảy mọc ở cổ của trẻ sơ sinh.

3. Hướng xử lý rôm sảy ở cổ trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi nhanh sau 3 – 7 ngày mà không gây các biến chứng nguy hiểm.  Phần dưới đây, chuyên gia hướng dẫn mẹ một số hướng xử lý đơn giản, hiệu quả áp dụng tại nhà. Mẹ theo dõi để thực hiện đúng cách, giúp con nhanh hết rôm nhé!

3.1. Vệ sinh vùng cổ hằng ngày cho bé bằng thảo dược

Vệ sinh vùng cổ sạch giúp loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn bám trên da, giảm tình trạng bít tắc lỗ chân lông gây viêm nhiễm và hình thành rôm sảy. Mẹ có thể sử dụng lá tắm hoặc nước tắm thảo dược chuyên dụng để vệ sinh cổ theo hướng dẫn cụ thể bên dưới. 

3.1.1. Tắm/lau bằng nước lá dân gian

Sử dụng lá tắm trị rôm sảy là phương pháp dân gian được nhiều mẹ truyền tai nhau áp dụng. Các loại lá này có tác dụng làm sạch da,  mát dịu và giảm viêm ngứa nhanh chóng khi bé bị rôm. Một số loại lá tắm thường được mẹ chọn như lá dâu tằm, lá khế, kinh giới, tía tô, mướp đắng,… 

Trị rôm sảy bằng nước lá dân gian
Lá tắm dân gian lành tính và hiệu quả nên được nhiều mẹ sử dụng để trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh

Khi tắm lá cho bé, mẹ lưu ý một số vấn đề sau để giúp đảm bảo bé nhanh hết rôm và không bị kích ứng: 

  • Chọn lá có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo lá không bị phun thuốc trừ sâu, ngâm hóa chất. Khi sơ chế lá mẹ cần ngâm với nước muối loãng khoảng 3 – 5 phút để loại bỏ bụi bẩn, v i khuẩn bám trên lá. 
  • Thao tác tắm nhẹ nhàng, tránh chà sát mạnh vùng cổ vì sẽ gây đau, rát cho bé. 
  • Mẹ không tắm lá khi cổ bé có mụn viêm, vết thương hở vì gây xót, cặn lá bám vào gây viêm nhiễm, chỉ dùng tắm khi rôm sảy ở cổ nhẹ
  • Sau khoảng 2 tuần tắm lá, bé không hết mụn rôm hay có xuất hiện thêm mụn mủ, viêm, mẹ dừng tắm lá và đưa trẻ đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị cho nhanh khỏi.

3.1.2. Tắm/lau bằng nước tắm thảo dược chuyên dụng 

Tắm lá dân gian tuy có tác dụng trị rôm sảy nhưng hiệu quả chậm và tốn thời gian công sức chuẩn bị nước tắm. Do đó, hiện nay, mẹ thông thái ưu tiên sử dụng nước tắm thảo dược chiết xuất từ NHIỀU THẢO DƯỢC với nhau, vừa giúp tăng tác dụng trị rôm sảy vừa tiết kiệm thời gian chuẩn bị nước tắm cho bé. 

Khi chọn nước tắm trị rôm sảy cho bé, mẹ nên chọn loại không chứa xà phòng, hóa chất tổng hợp vì chúng dễ gây kích ứng. Đồng thời mẹ nên chọn loại kết hợp từ nhiều loại thảo dược khác nhau thay vì chỉ có 1 vài loại lá. 

Nước tắm thảo dược Dr. Papie trị rôm sảy
Nước tắm gội thảo dược Dr. Papie giúp làm mát da và trị rôm sảy hiệu quả cho bé

Nước tắm thảo dược Dr.Papie là sản phẩm nước tắm thảo dược được các chuyên gia đánh giá cao và nhiều mẹ bỉm tin tưởng sử dụng vì:  

  • Hiệu quả nhanh, an toàn : Kết hợp từ nhiều thảo dược chuyên trị rôm sảy như trà shan tuyết, tía tô, kinh giới, cỏ mần trầu… nên mang lại hiệu quả nhanh hơn so với 1 loại lá tắm đơn lẻ. Bên cạnh đó, Dr.Papie áp dụng công nghệ chiết lạnh nên sẽ không ảnh hưởng tới chất lượng dịch chiết như việc bố mẹ tự đun ở nhiệt độ cao. 
  • Tiết kiệm thời gian & chi phí: Mỗi lần rửa, tắm vùng cổ cho bé mẹ chỉ cần pha theo hướng dẫn trong 1-2 phút và chi phí vào khoảng 3000 – 5000 đồng/ 1 lần tắm cho bé sơ sinh. 

Nước tắm thảo dược Dr.Papie có thành phần từ thảo dược, có pH thấp, không tạo bọt nên rất lành tính, do đó, mẹ có thể sử dụng nước tắm hàng ngày để phòng và điều trị rôm sảy cho bé. 

Mẹo nhỏ: Mẹ có thể bôi trực tiếp một lớp mỏng nước tắm Dr.Papie lên vùng rôm sảy ở cổ cho bé. Các thành phần dược liệu trong nước tắm sẽ giúp làm mát da bé và hỗ trợ mẹ trị rôm sảy tốt hơn đó ạ.

3.2. Thường xuyên lau mồ hôi vùng cổ cho trẻ

Vùng cổ bị dính cặn bẩn, mồ hôi là nguyên nhân chính gây rôm sảy cho trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ chú ý lau cổ cho bé thường xuyên 2-3 giờ/lần, sau khi bé ăn hoặc vui chơi vận động. 

Khi vệ sinh cổ cho trẻ bị rôm sảy, mẹ lưu ý:

  • Sử dụng khăn mềm, khăn sữa, không sử dụng vải xô cứng vì gây đau rát cho trẻ.
  • Mẹ lau nhẹ nhàng, tránh làm xước hay vỡ mụn rôm vì vết thương hở dễ bị vi khuẩn tấn công gây bội nhiễm.

3.3. Chế độ dinh dưỡng của mẹ cho con bú

Trẻ sơ sinh trong giai đoạn 0 – 6 tháng chủ yếu hấp thụ dinh dưỡng từ sữa mẹ, nên mẹ ăn gì bé sẽ được bú nấy. Bởi vậy lúc này mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng như sau: 

  • Mẹ nên ăn: Một số thức ăn giúp làm mát sữa như: rau dền, cam, dâu tây, dưa leo, đậu xanh, khoai lang, uống nhiều nước lọc, nước ép rau củ…
  • Mẹ kiêng ăn: Một số thức ăn như: đồ cay nóng, dầu mỡ, chất kích thích, rượu bia… vì thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn có thể vào cơ thể bé khi bú, gây nóng làm mọc nhiều rôm sảy. Đồng thời, mẹ hạn chế ăn các đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, tôm, cua,… 
Mẹ kiêng ăn khi bé rôm sảy
Mẹ hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích vì khiến nóng sữa làm trẻ mọc nhiều rôm

3.4. Không để sữa mẹ, nước bọt bám lên cổ bé

Nước bọt, sữa mẹ bám trên cổ bé sẽ làm bít tắc lỗ chân lông, làm nặng hơn tình trạng rôm sảy của bé. Do đó, mẹ không để chúng rơi vào cổ bé bằng cách: 

  • Buộc khăn sữa ở cổ trước khi ăn hoặc bú: Việc này tránh được thức ăn, nước bọt hay sữa rơi xuống và bám vào cổ bé. Mẹ lưu ý không buộc quá chặt hay quá lỏng nhé.
  • Lau cổ bé sau khi ăn xong: Dù đã buộc khăn ở cổ nhưng mẹ vẫn cần lau cổ bé sau khi ăn xong theo hướng dẫn ở trên. 
Giữ vệ sinh vùng cổ cho bé
Mẹ buộc khăn ở cổ khi cho trẻ ăn để hạn chế thức ăn thừa, sữa, nước bọt  rơi vào cổ bé

3.5. Mặc quần áo cho bé đúng cách

Lựa chọn quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt giúp làm giảm tình trạng bít tắc lỗ chân lông ở vùng cổ. Bên cạnh đó, quần áo rộng rãi còn giúp da bé không bị cọ xát, tổn thương như mặc quần áo chật. Vì vậy sử dụng quần áo đúng cách cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ rất quan trọng, mẹ lưu ý: 

  •  Mẹ chọn quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi như vải cotton
  • Tránh chọn vải sợi len, hau sợi tổng hợp vì gây ngứa da bé
  • Mẹ chọn áo có cổ mềm hoặc không có cổ, tránh lựa chọn áo cổ cao, cổ dày hoặc cổ cứng vì nó gây nóng và làm đau vết rôm sảy ở cổ của  bé.
  • Vào mùa đông, thay vì mặc áo cao cổ, mẹ chọn áo không có cổ và quấn khăn cho bé. Việc này sẽ giúp mẹ dễ dàng cởi khăn ra khi bé nóng, tránh cổ bé bị bí bách. 
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ
Mẹ chọn áo không có cổ, vải mềm, thấm hút mồ hôi để giảm sự cọ xát giữa vải áo vào cổ

3.6. Chú ý môi trường xung quanh bé

Môi trường xung quanh bé không sạch sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, khiến bé lâu khỏi rôm sảy hơn. Do đó, để nhanh hết rôm ở cổ của trẻ sơ sinh, mẹ lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần cho trẻ ở phòng thoáng mát, sạch sẽ: Điều này giúp bé tiết ra ít mồ hôi, hạn chế bít tắc lỗ chân lông và nhanh khỏi rôm hơn. Nếu khi thời tiết quá nóng, mẹ nên sử dụng thêm quạt không khí hay điều hòa để làm mát không gian chơi cho trẻ.
  • Hạn chế cho bé ra ngoài nắng: Đặc biệt là trong khung giờ từ 10h sáng đến 4h chiều. Ánh nắng mặt trời sẽ làm trẻ nóng và ra nhiều mồ hôi hơn, dẫn tới bít tắc lỗ chân lông, làm lâu khỏi rôm hơn. Do đó, nếu cần đi ra ngoài, mẹ che chắn cẩn thận cho bé bằng khăn voan, đội mũ để giảm thiểu sự tiếp xúc với ánh nắng.
  • Giặt chăn gối thường xuyên: Mẹ giặt chăn gối 1 tuần/lần để loại bỏ vi khuẩn, vi nấm, bụi bẩn,…. 
Không gian khô thoáng giúp ngăn ngừa và giảm nhẹ rôm sảy cho bé
Cho trẻ sơ sinh ở phòng sạch sẽ, thoáng mát sẽ giúp bé nhanh hết rôm sảy ở cổ hơn

 

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ là vấn đề thường gặp. Lúc này mẹ cần chú ý làm sạch và giữ cho vùng cổ thông thoáng theo các hướng dẫn trên để giúp con nhanh khỏi hơn. Khi bé xuất hiện mụn mủ, mụn viêm ở cổ, mẹ cho bé đi khám bác sĩ để được điều trị sớm, tránh để lại sẹo và các biến chứng nguy hiểm.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề rôm sảy hoặc mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm nước tắm thảo dược Dr. Papie, mẹ vui lòng liên hệ ngay tới số hotline 0988.229.672 để được hỗ trợ sớm nhất.

16 thoughts on “Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ | Nguyên nhân và hướng điều trị

  1. Avatar
    Minh phương says:

    Mình mới bé đầu chả hiểu gì mấy về rôm sảy cả . Đọc được bài viết này thấy rất ý nghĩa để lưu lại và chăm sóc con một cách thật tốt , cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin này ạ

  2. Avatar
    Nguyễn Đan says:

    Bài báo mang lại rất nhiều thông tin bổ ích về chăm sóc da bé khi bé bị chàm sữa ở cổ. Em rất thích đọc những bài viết hữu ích như vậy. Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ

  3. Avatar
    Nguyễn Dung says:

    Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ những thông tin hữu ích. Bản thân mình thì hay dùng nước tắm thảo dược Dr Papie hàng ngày để tắm rửa cho con nên da con k bị rôm sảy hay mẩn đỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook