Da em bé bị khô sần là bệnh gì, có nguy hiểm không?

5/5 - (2 bình chọn)

Thời tiết giao mùa kèm không khí se lạnh, hanh khô khiến da em bé bị khô sần. Điều này làm trẻ ngứa ngáy, thậm chí quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn. Vậy mẹ cần có cách chăm sóc bé kịp thời như thế nào để tình trạng này nhanh hết và không tái phát lại? Mẹ cùng theo dõi nhé!

da em bé bị khô sần
Da trẻ sơ sinh khi mất độ ẩm thường trở nên khô sần, bong tróc

1. Da em bé bị khô sần là bệnh gì?

Với đặc điểm khí hậu ở Việt Nam, da trẻ sơ sinh dễ bị khô sần vào mùa đông (đối với miền Bắc) và mùa khô (đối với miền Nam). 

Trên da bé có hiện tượng bong tróc vảy, nứt nẻ. Mẹ sờ vào da bé có cảm giác thô ráp, không mềm mịn. Ngoài ra, bé ngứa ngáy, khó chịu nên thường quấy khóc, bỏ ăn. Tình trạng khô sần mẹ có thể nhìn thấy rõ nhất ở vùng mặt, bàn chân và lưng của em bé.

Bàn chân của em bé bị nứt nẻ, bong tróc thành từng mảng

2. Nguyên nhân dẫn đến da bé bị khô

Da trẻ sơ sinh bị khô sần có thể xuất phát từ 5 nguyên nhân sau đây:

  • Da trẻ nhạy cảm và sức đề kháng yếu: Khi mới chào đời, da trẻ sơ sinh được bao phủ 1 lớp sáp trắng để bảo vệ. Sau khoảng 1 – 3 tuần, lớp sáp này bong dần và làn da trẻ chưa thích ứng kịp, mất dần độ ẩm. Đồng thời, thời tiết thay đổi đột ngột khiến sức đề kháng non nớt của bé chưa kịp thích nghi gây tình trạng da khô sần, nứt nẻ. 
  • Kích ứng với hóa chất: Một số sản phẩm chứa chất tẩy rửa mạnh như bột giặt, nước xả vải hoặc sản phẩm chăm sóc da như sữa tắm, dầu gội, phấn rôm,… khiến da trẻ bị kích ứng mạnh khi tiếp xúc, gây khô, thậm chí nổi mẩn đỏ.
  • Yếu tố môi trường: Nắng, gió bụi hoặc vệ sinh cơ thể kém dễ ảnh hưởng xấu đến da, gây khô da. Ngoài ra, đèn sưởi/máy sưởi cũng là “thủ phạm” lấy đi độ ẩm tự nhiên trên da trẻ.
  • Tắm nước quá nóng: Nước tắm có nhiệt độ quá cao (>39 độ) làm da của bé mất đi độ ẩm và lớp dầu tự nhiên khiến tình trạng khô da trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Trẻ mắc bệnh lý về da: Các bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ như chàm, vảy nến, viêm da tiết bã nhờn cũng thường xuyên gặp tình trạng da khô sần, nứt nẻ.
da em bé bị khô sần
Da trẻ rất nhạy cảm khi tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa mạnh 

3. Kinh nghiệm chữa da bé bị khô sần hiệu quả

Da bé bị khô sần không để lại biến chứng nghiêm trọng trên da bé. Tuy nhiên, nếu mẹ chăm sóc không đúng cách sẽ khiến tình trạng nặng hơn như nứt nẻ thậm chí chảy máu da. Chuyên gia Dr.Papie mách mẹ 5+ kinh nghiệm chữa da khô sần cho bé hiệu quả dưới đây nhé!

  • Thời gian tắm hợp lý: Mẹ chỉ nên tắm cho bé trong vòng 10 phút và điều chỉnh nhiệt độ nước khoảng 37 – 38 độ C. Điều này giúp da trẻ giữ lại độ ẩm và lớp dầu tự nhiên duy trì mềm mại cho da.
  • Tắm lại cho bé sau khi đi bơi hoặc tắm biển: Nước hồ bơi chứa lượng clo và muối khá lớn. Vì vậy, mẹ cần tráng lại người bé bằng nước sạch để loại bỏ hết clo và nước muối bám trên da bé.
  • Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên: Mẹ nên dưỡng ẩm cho bé 2 lần/ngày ngay sau khi tắm và trước khi bé đi ngủ. Việc này giúp cung cấp độ ẩm cho da em bé, giảm nứt nẻ giúp bé dễ chịu, thoải mái hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên thoa lượng kem quá nhiều lại gây nhờn rít trên da trẻ.
  • Cung cấp đủ nước cho bé: Bên cạnh cung cấp độ ẩm từ ngoài vào, mẹ cũng cần cho bé uống đủ nước để bù đắp lượng nước bị mất qua da. Còn đối với trẻ sơ sinh, mẹ tăng cữ bú cho bé từ 8 – 12 lần/ngày.
  • Bảo vệ trẻ khỏi yếu tố môi trường: Mẹ cho trẻ mặc quần áo ấm, đeo bao tay khi thời tiết lạnh và hạn chế cho trẻ hoạt động dưới trời nắng gắt. Điều này tránh làm khô da, bỏng rát da và sự thoát hơi nước qua da bé.
  • Lựa chọn quần áo mềm mại: Mẹ nên cho bé mặc quần áo làm bằng cotton mềm mại, thoáng khí. Đồng thời, mẹ tránh chất liệu thô ráp như len dạ cọ sát trực tiếp với da bé.
  • Sử dụng sản phẩm tắm lành tính cho bé: Các sản phẩm thông thường chứa chất hoá học và paraben có tác dụng dưỡng ẩm tạm thời nhưng về lâu dài không giúp cải thiện tình trạng da khô sần của con. Vì vậy, mẹ nên chọn sản phẩm từ thiên nhiên, lành tính, không gây kích ứng da trẻ.
Bôi kem dưỡng ẩm là bước không thể thiếu để duy trì độ ẩm cho làn da của bé

Nước tắm gội thảo dược Dr.Papie là sản phẩm nước tắm thiên nhiên hàng đầu ở Việt Nam. Thành phần được chiết xuất hoàn toàn từ 9 dược liệu hữu cơ sạch với quy trình sản xuất khép kín. 

Nước tắm Dr.Papie đảm bảo 3 KHÔNG: Không xà phòng, Không kích ứng, Không làm cay mắt bé. Đồng thời, sản phẩm có pH phù hợp làn da bé. Do đó, mẹ giúp dưỡng ẩm, làm dịu da ngay cả khi tắm bé. Đồng thời, nước tắm còn giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu của bé nhờ chiết xuất cỏ mần trầu, trà Shan tuyết, …

da em bé bị khô sần
Nước tắm Dr.Papie có thành phần hữu cơ lành tính, an toàn và nhẹ dịu với da trẻ sơ sinh

Hy vọng với những kinh nghiệm hữu ích được chuyên gia chia sẻ cho mẹ qua bài viết trên, các mẹ đã biết cách chăm sóc da em bé bị khô sần hiệu quả và an toàn. Nếu mẹ có ý kiến hoặc thắc mắc vui lòng để lại bên dưới hoặc liên hệ ngay hotline 0911.225.336 sẽ được đội ngũ chuyên gia Dr.Papie tư vấn sớm nhất nhé!

3 thoughts on “Da em bé bị khô sần là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook