Bé bị chàm sữa quanh miệng phải làm sao? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa hiệu quả nhất

Rate this post

Bé bị chàm sữa quanh miệng là một nhóm triệu chứng chàm sữa vùng mặt khiến da con bị tổn thương sưng đỏ, mọc mụn nước, bé ngứa, đau rát không ăn uống được. Mẹ tham khảo tư vấn của chuyên gia để biết cách chăm sóc khoa học nhất cho vùng chàm quanh miệng trẻ!

Bé bị chàm sữa quanh miệng
Bé bị chàm sữa quanh miệng khiến trẻ đau rát, ngứa ngáy khiến trẻ biếng ăn

1. Top 2 nhóm nguyên nhân chàm sữa quanh miệng 

Nguyên nhân chính xác dẫn đến chàm sữa quanh miệng trẻ chưa được xác nhận. Các chuyên gia cho rằng 2 yếu tố sau đây khiến bé có nguy cơ cao gặp tình trạng này: 

  • Do di truyền: Nếu bố mẹ tiền sử mắc bệnh dị ứng: hen suyễn, viêm da cơ địa,… con sinh ra có nguy cơ chàm sữa cao hơn đứa trẻ khác (nếu chỉ có cha, mẹ có tiền sử thì bé nguy cơ đến 60%, khi cả cha và mẹ đều từng bị nguy cơ bé chàm sữa 80% ) 
  • Do cơ địa: Với trẻ có cơ địa dị ứng, dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết,… có nguy cơ bị chàm sữa quanh miệng cao hơn. 

Một số nguy cơ làm tăng khả năng bé bị chàm sữa quanh miệng: 

  • Da mặt bé nhạy cảm: Đặc điểm da trẻ em mỏng manh, chưa phát triển hoàn thiện như người lớn nên dễ bị khô, nứt nẻ tạo điều kiện vi khuẩn tấn công. 
  • Sữa, nước bọt bám quanh miệng bé: Khi có các chất lỏng (sữa, thức ăn, nước bọt,…) bám trên mặt bé sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra chàm sữa. Hoặc bé bị dị ứng với thức ăn (sữa, trứng,…) cũng có thể khiến bé gặp tình trạng này. 
  • Bụi bẩn bám vào mặt trẻ: Mặt bé là vị trí dễ bám bụi, khi mẹ không vệ sinh sạch khiến bụi bám trên mặt gây bít tắc lỗ chân lông, ứ đọng mồ hôi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ cao bé bị chàm sữa. 
Nguyên nhân bị chàm sữa quanh miếng
Mặt trẻ dính bụi bẩn, thức ăn có thể là nguyên nhân gây chàm sữa quanh miệng

2. Biểu hiện bé bị chàm sữa quanh miệng (theo giai đoạn) 

Dựa vào mức độ nghiêm trọng của chàm sữa mà người ta chia thành 5 cấp độ. Mẹ theo dõi lưu ý dưới đây để nhận biết chính xác nhất bé nhà mình đang ở giai đoạn nào và có cách chăm sóc phù hợp nhất. 

Giai đoạn 1:

Da bé ửng đỏ lên vùng xung quanh miệng nhất là khóe miệng, có thể kèm theo sưng phồng. Chạm tay vào vùng da bị chàm sữa thấy khô, có thể xuất hiện các nốt mụn li ti. Giai đoạn này kéo dài từ 2 đến 3 ngày trước khi chuyển sang cấp độ tiếp theo. 

Mẩn đỏ quanh miệng do chàm sữa
Chàm sữa quanh miệng giai đoạn đầu với vùng da miệng ửng hồng, có thể mụn li ti xung quanh

Giai đoạn 2:

Các nốt mụn li ti tiến triển thành mụn nước màu trắng, không nhân bên trong và kéo dài từ 2 đến 3 ngày. 

Chàm sữa quanh miệng giai đoạn 2
Giai đoạn 2 với các nốt mụn nước to do chàm sữa quanh miệng trẻ

Giai đoạn 3:

Các nốt mụn nước gây ngứa, khi trẻ gãi khiến mụn nước vỡ ra chảy dịch màu trong/màu vàng, gọi là giai đoạn chàm sữa chảy nước. Giai đoạn này thường kéo dài từ 4 đến 5 ngày. 

chàm sữa quanh miệng giai đoạn 3
Các mụn nước do chàm sữa bị vỡ chảy dịch trắng/vàng quanh miệng

Giai đoạn 4:

Các dịch chảy hết, vết chàm sữa quanh miệng trẻ bắt đầu khô lại và đóng vảy trắng. Giai đoạn kéo dài từ 3 đến 4 ngày.

chàm sữa quanh miệng giai đoạn 4
Các mụn nước khi bé bị chàm sữa quanh miệng đóng vảy trắng kéo dài từ 2 đến 3 ngày

Giai đoạn 5:

Vết chàm quanh miệng bong vảy, lộ ra phần da non màu hồng bên trong, có thể kéo dài lâu đến 7 ngày nếu phần da quanh miệng trẻ bị chàm sữa nhiều. 

Ngoài các dấu hiệu trên da, bé còn có các dấu hiệu bất thường khác như:  

  • Trẻ ngứa ngáy (vì xuất hiện các mụn nước và giai đoạn bong da lên da non gây ngứa ở trẻ), thường xuyên đưa tay cào gãi phần da quanh miệng. 
  • Trẻ quấy khóc vì ngứa, do bị chàm sữa phần quanh miệng khiến trẻ biếng ăn (thức ăn chạm vào có thể gây đau) và khó ngủ hơn bình thường. 

3. Top 3 cách điều trị khi bé bị chàm sữa quanh miệng

Chàm sữa quanh miệng khiến bé khó chịu, biếng ăn vì ngứa, đau vùng miệng. Bởi vậy, mẹ cần tìm phương pháp điều trị sớm để giúp bé phát triển khỏe mạnh, tránh các biến chứng xấu. Sau đây là hướng dẫn điều trị từ chuyên gia nhi chia sẻ, mẹ tham khảo nhé! 

3.1. Dùng mẹo dân gian chữa chàm sữa từ thảo dược

Đây là phương pháp từ kinh nghiệm dân gian, nấu nước tắm từ một số loại lá có chứa các hoạt chất như alkaloid, flavonoid,… Nước lá tắm không chỉ giúp làm sạch da bé, mà còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Mẹ sử dụng nước tắm thảo dược khi bé đang ở giai đoạn nhẹ (cấp độ 1, 2) để lau/rửa mặt cho bé hoặc chấm trực tiếp lên vết chàm giúp thời gian điều trị nhanh hơn, đồng thời bảo vệ da bé lâu dài. 

Một số lá thảo dược tốt để mẹ trị chàm sữa cho bé như: lá khế, lá tía tô, sài đất, mướp đắng,… Cách nấu nước lá tắm cho bé: 

  • Nấu nước lá tắm và rửa mặt cho trẻ bằng nước lá thảo dược.  
  • Mẹ giã nát lấy nước cốt, chấm trực tiếp lên vết chàm ở quanh miệng bé.

Lưu ý: Mẹ nên sử dụng chậu riêng để rửa mặt và không dùng nước tắm đã rửa vết chàm để tắm lại toàn thân. Vì nước tắm bẩn có thể gây kích ứng vùng da khác khiên vết chàm lan rộng.

Để sử dụng nước tắm thảo dược an toàn, mẹ lưu ý: 

  • Chọn nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, tránh lá không rõ nguồn gốc có thể chứa chất hóa học gây kích ứng da trẻ. 
  • Mẹ rửa sạch lá, lọc kỹ nước tắm tránh lông tơ, cặn có thể gây kích ứng da mặt trẻ. 

Tuy nhiên, việc mẹ sử dụng thảo dược trị chàm sữa quanh miệng cho bé vẫn còn những nhược điểm như: Mất thời gian để mẹ chế biến, hiệu quả lâu, bé có thể dị ứng với cặn lá còn sót lại,… 

Vì vậy, chuyên gia khuyên mẹ nên sử dụng nước tắm thảo dược, được chiết xuất sẵn từ nhiều loại lá tắm trị chàm sữa trong dân gian. Nhờ vậy, nước tắm chuyên dụng có hiệu quả cao hơn, mẹ không cần tốn thời gian chuẩn bị lích kích, vất vả. 

nước tắm chữa chàm sữa quanh miệng
Kết hợp các phương pháp mẹo tắm dân gian là phương pháp điều trị chàm sữa quanh miệng hiệu quả

Mẹ tham khảo Nước tắm thảo dược chuyên dụng Dr.Papie đã đạt chứng nhận của Sở Y Tế Hà Nội. Sản phẩm kết hợp từ 9 dược liệu giúp đem lại hiệu quả trị chàm sữa cao; nguồn nguyên liệu chọn lọc hữu cơ và công nghệ màng lọc giúp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, cặn có thể gây kích ứng da bé.

Xem thêm:

3.2. Dùng kem trị chàm sữa quanh miệng 

Kem trị chàm sữa gồm 2 loại chính: kem dưỡng ẩm và kem trị sẹo. Mẹ nên kết hợp 2 loại kem sớm để rút ngắn thời gian điều trị, tránh để lại sẹo gây ảnh hưởng thẩm mỹ. 

3.2.1. Kem dưỡng ẩm quanh miệng

Khi bị chàm, da bé rất khô dễ bong tróc nên mẹ dùng kem dưỡng ẩm từ sớm (giai đoạn 1) cho bé giúp: cung cấp độ ẩm giảm tình trạng da khô bong tróc, chống lại tác nhân bên ngoài có thể gây chàm sữa ở miệng cho bé. Đồng thời, kem tạo lớp màng trên da bé tránh bụi bẩn, vi khuẩn tấn công vết chàm khiến tình trạng nặng hơn. 

Một số kem dưỡng ẩm được đánh giá tốt mẹ tham khảo: Kem Centaphil, Dexeryl chữa chàm sữa, Ceradan,…

kem dưỡng trị chàm sữa quanh miệng
Mẹ sử dụng kem dưỡng ẩm để cấp nước, tránh da bé khô nứt nẻ khi bị chàm sữa quanh miệng

Cách sử dụng: Mẹ rửa sạch tay mình và mặt bé, lau khô bằng khăn mềm. Mẹ bôi kem nhẹ nhàng, massage để giúp kem thẩm thấu tốt hơn. Mẹ bôi kem cho bé 2 lần/ngày ngay sau khi rửa mặt khô.

Lưu ý khi sử dụng: Mẹ tránh bôi lượng quá dày khiến da bé bí bách, không thông thoáng. Đồng thời, mẹ nên thử trên một vùng da tay của bé để tránh trường hợp bé dị ứng với kem. 

3.2.2. Kem trị sẹo quanh miệng

Kem trị sẹo giúp vết thương nhanh lành, đồng thời tái tạo da ngăn hình thành sẹo và làm mờ vết thâm do chàm sữa gây ra. Mẹ sử dụng kem khi mụn nước bị vỡ, bé bắt đầu lên da non. 

Một số kem trị sẹo an toàn, hiệu quả được mẹ tin dùng: Scaryl Cicatrici Gel, Mederma for Kids,…

Kem trị thâm sẹo do chàm sữa quanh miệng
Mẹ sử dụng kem trị sẹo giúp mờ vết thâm, tránh hình thành sẹo do chàm sữa quanh miệng gây ra

Cách sử dụng: Mẹ rửa sạch tay mình và mặt bé, lâu khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm. Mẹ bôi lớp mỏng kem ở phần da quanh miệng bị chàm của bé 2 lần/ngày. 

Lưu ý: Mẹ nên thử trên vùng da khác của bé tránh dị ứng, và bôi nhẹ nhàng tránh mạnh tay gây xây xước da bé. 

3.3. Sử dụng thuốc trị chàm sữa quanh miệng

Khi các vết chàm quanh miệng bé có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn với các biểu hiện: Sưng đỏ, nốt mụn mưng mủ, lở loét, bé có sốt mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để phòng tránh biến chứng xấu. Khi đến khám, bé sẽ được kê đơn một trong các thuốc sau: 

  • Thuốc chống viêm, giảm ngứa: Chúng có tác dụng giảm sưng, đau và ngứa tại vết thương và hạn chế để lại sẹo trên mặt trẻ. Kem bôi chứa corticoid dạng thoa tại chỗ: hydrocortisone 1%, clobetasol butyrate 0.05%,…
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc giúp để diệt khuẩn, ngăn vi khuẩn phát triển làm giảm các biểu hiện viêm xung quanh miệng trẻ. Kháng sinh bôi da cho trẻ thường dùng là: Aminosid kết hợp B lactam, Ampicillin và Penicillin
  • Thuốc chống dị ứng: Kem giúp trẻ giảm ngứa, khó chịu từ đó giảm tình trạng trẻ gãi có thể dẫn đến vết thương lở loét. Một số thuốc điều trị triệu chứng giảm ngứa: Chlorpheniramin, alimemazin,…

Lưu ý khi sử dụng: Các thuốc trên chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và mẹ dùng theo liều lượng hướng dẫn. Vì thuốc có một số tác dụng phụ làm bong tróc da bé, phồng rộp,… nếu dùng quá liều. 

Thuốc chống viêm da do chàm sữa quanh miệng
Thuốc chống viêm giúp giảm các biểu hiện của chàm sữa quanh miệng nhanh chóng nhưng cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

4. Kinh nghiệm chăm sóc khi bé bị chàm sữa quanh miệng

4.1. Mẹo dân gian khi bé bị chàm sữa quanh miệng

Để giúp bé nhanh khỏi hơn, mẹ không chỉ cần điều trị bằng kem thuốc mà cần có chế độ chăm sóc trẻ hợp lý, khoa học. Sau đây là kinh nghiệm chăm sóc đúng cách được chuyên gia chia sẻ: 

  • Không để bé gãi vào vùng da bị chàm quanh miệng: Khi trẻ gãi khiến các mụn nước vỡ tạo các vết thương hở, nguy cơ bị vi khuẩn tấn công dễ nhiễm trùng. Mẹ nên cắt móng tay cho trẻ 2 lần/tuần, trẻ dưới 6 tháng mẹ đeo bao tay cho trẻ. 
  • Chú ý môi trường sống của trẻ: Không gian sống thoáng mát giúp trẻ ra ít mồ hôi hơn, ít bụi bẩn vi khuẩn ngoài không khí. Mẹ giặt các vật tiếp xúc với da bé hàng ngày như chăn, gối,… thường xuyên 2 lần/tuần, đồng thời dọn nhà thường xuyên. 
  • Giữ vệ sinh cho vết chàm: Mẹ giữ vệ sinh sạch sẽ cho vết chàm giúp vết chàm không nhiễm khuẩn, tránh biến chứng nặng làm thời gian điều trị lâu. Mẹ rửa mặt cho bé sau khi ra ngoài về và thấy mặt bé bẩn, rửa mặt tối thiểu 2 lần/ngày sáng và tối. 

4.2. Bé bị chàm sữa quanh miệng nên ăn gì, kiêng gì?

  • Thực phẩm trẻ bị chàm sữa cần kiêng: Mẹ tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng như: Hải sản, gà, các loại mặng, trứng,… Đồng thời, mẹ cần tăng cường cho bé ăn các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C,… để tăng sức đề kháng cho trẻ. 
  • Không để thức ăn dính quanh miệng: Thức ăn có thể là tác nhân gây dị ứng cho trẻ, đồng thời tạo môi trường điều kiện cho vi khuẩn dễ phát triển. Sau khi bé ăn xong, mẹ cần làm sạch nhẹ nhàng bằng nước sạch. 
Bé bị chàm sữa quanh miệng nên ăn kiêng và uống sữa phù hợp
Bé bị chàm sữa quanh miệng cần có chế độ ăn kiêng phù hợp, tránh hải sản, gà và thực phẩm dễ gây dị ứng

Bé bị chàm sữa quanh miệng làm trẻ khó chịu, ngứa ngáy có thể biếng ăn, mất ngủ khiến bé sụt cân,… Bởi vậy, mẹ cần điều trị từ sớm và chăm sóc theo hướng dẫn ở trên để giúp bé nhanh khỏi. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ hotline 0988229672 để nhận được sự tư vấn kịp thời từ đội ngũ chuyên gia của Dr.Papie nhé!

Xem thêm: Làm gì khi chàm sữa bị bội nhiễm, mẹ cần nhớ!

32 thoughts on “Bé bị chàm sữa quanh miệng phải làm sao? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa hiệu quả nhất

    • Avatar
      Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ

  1. Avatar
    Nhung nguyên says:

    Kg ngờ chàm cũng có nhiều cấp độ như vậy,trộm vía bé nhà mik kg có bị chàm.nhưng mik sẽ lưu lại và luôn nhớ để phòng sau này cho con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook