Khi bé bị mụn sữa, mẹ được khuyên tắm lá để bé nhanh khỏi. Thế nhưng, trẻ bị mụn sữa tắm lá gì an toàn, trị mụn sữa hiệu quả? Có lưu ý gì quan trọng khi tắm lá cho bé bị mụn sữa hay không? Mẹ theo dõi tư vấn của chuyên gia Dr.Papie trong bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
1. Hiểu về mụn sữa để chọn lá tắm phù hợp
Mụn sữa là nốt nhỏ li ti nhỏ bằng 1 nửa hạt gạo có màu trắng hoặc đỏ, mọc ở bất kỳ vị trí nào trên người bé như cằm, cổ, xung quanh mắt,… Khoảng 20% trẻ sơ sinh bị mọc mụn sữa, xuất hiện sau sinh vài ngày hoặc vài tuần, thường biến mất sau vài tuần đến 1 tháng.
Theo ý kiến của chuyên gia Nhi Khoa, mụn sữa là vấn đề ngoài da lành tính, hầu hết dễ xử lý. Chính vì vậy, mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ mọc mụn sữa. Bé sơ sinh bị mụn sữa thường không cần sử dụng thuốc, mẹ chỉ cần chú ý vệ sinh da bé sạch sẽ, tránh sử tắm, bôi các chất gây kích ứng vì lúc này da bé rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
Xem thêm: Mụn sữa có tự hết không, cách để mụn sữa nhanh hết
2. Top 7 loại lá tắm tốt nhất cho trẻ bị mụn sữa
Vậy trẻ bị mụn sữa tắm lá gì là để làm sạch da bé an toàn? Dưới đây, Chuyên gia Dr.Papie sẽ chia sẻ tới mẹ 7+ loại lá tắm dân gian giúp đánh bay mụn sữa ở trẻ sơ sinh nhé!
2.1. Lá kinh giới
Kinh giới là loại lá được nhiều mẹ sử dụng để tắm cho trẻ sơ sinh trong thời gian trẻ bị mụn sữa hay rôm sảy. Lá kinh giới chứa flavonoid, các hoạt chất giống kháng sinh như carvacrol, thymol,…. Các thành phần có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, giúp làm sạch da rất tốt ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, kinh giới còn là thảo dược lành tính, hầu như ít trẻ bị dị ứng và dễ tìm mua.
Dưới đây là cách nấu nước tắm từ lá kinh giới trị mụn sữa cho trẻ:
Nguyên liệu:
- Lá kinh giới: 1 nắm (khoảng 300g), còn nguyên và tươi, không dùng lá già héo hoặc bị dập nát để đảm bảo lượng dưỡng chất được chiết ra đạt mức cao nhất.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Ngâm lá kinh giới trong nước muối khoảng 3 – 5 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Bước 2: Cho lá vào nồi chứa 2 lít nước, đun sôi trong khoảng 10 phút.
- Bước 3: Chuẩn bị 1 chậu nước ấm khác khoảng 8 – 10 lít nước, hòa nước lá kinh giới đã đun sôi ở trên vào.
- Bước 4: Khi nhiệt độ nước tắm trong khoảng 35 – 38 độ C thì dùng khăn sữa thấm nước và lau toàn bộ cơ thể bé. Mẹ lau kỹ vùng da ở hai nách, bẹn, mông… vì đây là những nơi tích tụ nhiều mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn.
- Bước 5: Tráng lại người bé bằng nước ấm, sạch để loại bỏ hết cặn lá kinh giới còn sót lại trên da bé.
Nếu không tiện có sẵn lá kinh giới tươi cho mỗi lần sử dụng, mẹ có thể chuẩn bị lá kinh giới tươi rồi đem phơi khô và cất dùng dần. Mỗi lần tắm cho bé, mẹ lấy lá kinh giới khô đun sôi và pha cùng nước tắm của bé. Mụn sữa của bé sẽ giảm dần và hết sau vài lần tắm lá kinh giới của mẹ.
2.2. Lá khế
Lá khế từ lâu đã được sử dụng trong dân gian với công dụng trị mụn sữa, mề đay, rôm sảy ở trẻ. Trong lá khế có chứa hàm lượng lớn alkaloid – là một chất kháng viêm mạnh giúp làm sạch da trẻ khi bị mụn sữa. Ngoài ra, các hoạt chất nhóm flavonoid có trong lá khế có tính kháng histamin giúp tiêu diệt các vi khuẩn, gây ngứa da ở trẻ sơ sinh.
Dưới đây là cách nấu nước tắm từ lá khế trị mụn sữa cho trẻ:
Nguyên liệu:
- Lá khế: 1 nắm (khoảng 300g), nên chọn những lá tươi, còn nguyên, không dập nát.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch lá khế và ngâm lá trong nước muối khoảng 3 – 5 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Bước 2: Vò nát lá, cho vào nồi chứa 2 – 3 lít nước, đun sôi trong khoảng 10 phút.
- Bước 3: Chuẩn bị 1 chậu nước ấm khác khoảng 10 lít nước, hòa nước lá đã đun sôi ở trên vào.
- Bước 4: Khi nhiệt độ nước tắm trong khoảng 35 – 38 độ C thì dùng khăn sữa thấm nước và lau toàn bộ cơ thể bé, đặc biệt là những vùng da bị mụn sữa.
- Bước 5: Tráng lại người bé để loại bỏ hết cặn lá dính trên da bé.
Lưu ý: Mẹ thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần/tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất. Mẹ không nên dùng hàng ngày bởi nhựa trong lá khế có thể gây xỉn, đen màu da.
2.3. Lá chè xanh
Chè xanh chứa các thành phần như như EGCG, tanin có tác dụng kháng viêm và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trên da bé. Các chất khác như vitamin B1, C,… trong chè xanh có tác dụng kích thích các tế bào da phát triển, nâng cao đề kháng để da bé khỏe mạnh hơn.
Dưới đây là cách nấu nước tắm từ lá chè xanh trị mụn sữa:
Nguyên liệu:
- Lá chè xanh: 1 nắm (khoảng 300g), nên chọn những lá tươi ở đầu ngọn vì chúng chứa nhiều hoạt chất tốt cho da hơn những lá ở vị trí khác.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch lá chè xanh và ngâm lá trong nước muối khoảng 3 – 5 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Bước 2: Vò nát lá, cho vào nồi chứa 2 – 3 lít nước, đun sôi trong khoảng 10 phút.
- Bước 3: Chuẩn bị 1 chậu nước ấm khác khoảng 10 lít nước, hòa nước lá đã đun sôi ở trên vào.
- Bước 4: Khi nhiệt độ nước tắm trong khoảng 35 – 38 độ C thì dùng khăn sữa thấm nước và lau toàn bộ cơ thể bé, đặc biệt là những vùng da bị mụn sữa.
- Bước 5: Tráng lại người bé để loại bỏ hết cặn lá dính trên da bé.
Lưu ý: Nước chè xanh có thể gây vàng da trẻ, vàng quần áo và khăn tắm, mẹ không nên tắm quá nhiều, chỉ tắm 2 – 3 lần/ tuần là hiệu quả.
2.4. Lá trầu không
Tắm bằng lá trầu không cho trẻ sơ sinh là một phương pháp an toàn, lành tính cho làn da nhạy cảm của trẻ trong thời gian bị mụn sữa.
Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, lá trầu không có chứa hàm lượng lớn hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp ngăn ngừa vi khuẩn, vi nấm chống viêm khi bé bị mụn sữa. Nhờ đó, giảm tình trạng mẩn ngứa, khó chịu do mụn sữa gây ra cho bé.
Ngoài ra, các hoạt chất phenol và vitamin có trong trầu không còn giúp làm sạch các tế bào chết, phục hồi nhanh các tổn thương trên da do mụn sữa gây ra. Lá trầu không có tính ấm, do đó, mẹ có thể sử dụng nước tắm lá trầu không tắm vào mùa đông giúp giữ ấm cho trẻ.
Dưới đây là cách nấu nước tắm từ lá trầu không trị mụn sữa cho trẻ:
Nguyên liệu:
- Lá trầu không: 2 – 3 lá, còn tươi để chiết được nhiều tinh dầu và dưỡng chất nhất, tránh chọn lá ở dưới gốc vì có nhiều vi khuẩn, vi nấm hay lông sâu.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch lá trầu không và ngâm trong nước muối loãng từ 3 – 5 phút để loại bỏ hết bụi bẩn còn bám trên mặt lá, rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Bước 2: Vò nát hoặc thái mỏng lá trầu không rồi cho vào nồi chứa 2 lít nước, đun sôi.
- Bước 3: Chuẩn bị 1 chậu nước ấm khác khoảng 8 – 10 lít nước, hòa nước lá trầu không đã đun sôi ở trên vào.
- Bước 4: Khi nhiệt độ nước tắm trong khoảng 35 – 38 độ C thì dùng khăn sữa thấm nước và lau toàn bộ cơ thể bé. Mẹ lau kỹ vùng da ở hai nách, bẹn, mông… vì đây là những nơi tích tụ nhiều mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn.
- Bước 5: Tráng lại người bé bằng nước ấm, sạch khác để loại bỏ hết cặn lá trầu không dính trên da bé.
2.5. Lá sài đất
Theo đông y, sài đất có tác dụng điều hòa sự điều tiết mồ hôi, giúp làm mát da ở trẻ sơ sinh, nên nó là bài thuốc quý ông bà ta áp dụng cho bé bị mụn sữa. Bên cạnh đó sài đất còn chứa các steroid và wedelolactone có khả năng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn Gram (+), nấm gây bệnh ngoài da, giúp giảm viêm chống dị ứng và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp bé nhanh hết mụn sữa hơn.
Dưới đây là cách nấu nước tắm từ lá sài đất trị mụn sữa cho trẻ:
Nguyên liệu:
- Lá sài đất: 1 nắm (khoảng 100g), chọn lá tươi, còn nguyên, không dập nát.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch lá sài đất và ngâm lá trong nước muối loãng khoảng 3 – 5 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Bước 2: Vò nát lá, cho vào nồi chứa 2 – 3 lít nước, đun sôi trong khoảng 10 phút.
- Bước 3: Chuẩn bị 1 chậu nước ấm khác khoảng 10 lít nước, hòa nước lá đã đun sôi ở trên vào.
- Bước 4: Khi nhiệt độ nước tắm trong khoảng 35 – 38 độ C thì dùng khăn sữa thấm nước và lau toàn bộ cơ thể bé, đặc biệt là những vùng da bị mụn sữa.
- Bước 5: Tráng lại người bé để loại bỏ hết cặn lá dính trên da bé.
Lưu ý:
- Mẹ thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần/tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất. Mẹ không nên dùng hàng ngày để tránh làm mất lớp bảo vệ tự nhiên trên da bé.
- Kiên trì áp dụng liệu pháp đến khi bé khỏi hoàn toàn.
2.6. Lá tía tô
Lá tía tô còn là một loại dược liệu quý, được ứng dụng nhiều trong dân gian để trị rôm sảy, mụn sữa, chữa ho… cho trẻ sơ sinh. Trong tía tô có chứa các hoạt chất như quercetin, acid alpha – linolenic, acid rosmarinic có tác dụng ngăn chặn quá trình sản xuất histamin, cytokine (nguyên nhân gây dị ứng và ngứa ở trẻ em) giúp hạn chế tình trạng dị ứng, viêm da khi bị mụn sữa.
Mẹ có thể nấu nước lá tía tô tắm cho trẻ trong thời gian trẻ bị mụn sữa, vừa an toàn với làn da vừa nhanh chóng đánh bay mụn sữa. Dưới đây là cách nấu nước tắm lá tía tô cho bé:
Nguyên liệu:
- Lá tía tô: 1 nắm (khoảng 300g), còn nguyên và tươi, không già héo để đảm bảo lượng dưỡng chất được chiết ra đạt mức cao nhất.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch lá tía tô, ngâm trong nước muối khoảng 3 – 5 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
- Bước 2: Cho lá vào nồi chứa 1 lít nước, đun sôi trong khoảng 10 phút.
- Bước 3: Chuẩn bị 1 chậu nước ấm khác khoảng 2 – 3 lít nước, hòa nước tía tô đã đun sôi ở trên vào.
- Bước 4: Khi nhiệt độ nước tắm trong khoảng 35 – 38 độ C thì dùng khăn sữa thấm nước và lau toàn bộ cơ thể bé. Mẹ lau kỹ vùng da ở hai nách, bẹn, mông… vì đây là những nơi tích tụ nhiều mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn.
- Bước 5: Tráng lại người bé bằng nước ấm, sạch khác để loại bỏ hết cặn lá tía tô còn sót lại trên da bé.
2.7. Lá riềng
Lá riềng là loại lá tắm phổ biến trong dân gian, được sử dụng để tắm giúp hỗ trợ chữa trị và phòng ngừa mụn nhọt, rôm sảy ở trẻ em. Trong lá riềng có chứa các hoạt chất kháng viêm, sát khuẩn giúp làm sạch da. Đồng thời, lá riềng có chứa các thành phần thiên nhiên vô cùng dịu nhẹ, không gây kích ứng với làn da nhạy cảm ở trẻ sơ sinh.
Dưới đây là cách nấu nước tắm từ lá riềng trị mụn sữa cho trẻ:
Nguyên liệu:
- Lá riềng: 3 – 5 lá (khoảng 200 – 300g), nên chọn những lá tươi ở đầu ngọn vì chúng chứa nhiều hoạt chất tốt cho da hơn những lá ở vị trí khác.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch lá riềng và ngâm lá trong nước muối loãng khoảng 3 – 5 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Bước 2: Vò nát lá, cho vào nồi chứa 2 – 3 lít nước, đun sôi trong khoảng 10 phút. Khi nước đã sôi và chuyển màu lúc các dưỡng chất có trong lá riềng đã tiết ra.
- Bước 3: Chuẩn bị 1 chậu nước ấm khác khoảng 10 lít nước, hòa nước lá đã đun sôi ở trên vào.
- Bước 4: Khi nhiệt độ nước tắm trong khoảng 35 – 38 độ C thì dùng khăn sữa thấm nước và lau toàn bộ cơ thể bé, đặc biệt là những vùng da bị mụn sữa.
- Bước 5: Tráng lại bằng nước ấm cho bé sau khi tắm nước lá để loại bỏ hết cặn bã còn dính trên da bé.
3. Lưu ý khi tắm lá thảo dược cho bé bị mụn sữa
Sử dụng lá tắm thiên nhiên tuy tốt nhưng vẫn có thể gặp một số rủi ro và tác hại không mong muốn như mụn sữa sưng to, vỡ mụn sữa,… nếu mẹ thực hiện không đúng cách. Mẹ theo dõi thêm 1 số lưu ý bên dưới để đảm bảo an toàn cho bé nhà mình nhé!
3.1. Lưu ý chọn và sơ chế lá tắm
Đầu tiên là trong cách chọn và sơ chế lá tắm, mẹ lưu ý:
- Chọn lá tắm sạch, rõ nguồn gốc: Mẹ chọn lá tắm rõ nguồn gốc, tránh các loại lá bị phun thuốc hay nhiễm sâu bệnh. Việc này sẽ ảnh hưởng đến thành phần hoạt chất có trong lá tắm và có thể gây hại cho trẻ vì làn da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm.
- Đảm bảo lá tắm sạch bẩn trước khi nấu: Mẹ rửa sạch lá nhiều lần với nước để loại bỏ đất cát, bụi bẩn, sâu bệnh trên lá. Mẹ cũng nên ngâm lá với nước muối loãng NaCl 0,9% từ 3 – 5 phút để làm sạch vi khuẩn và vi nấm.
- Không để da trẻ tiếp xúc trực tiếp với các loại lá khi tắm: Trẻ có thể bị xước da, ngứa, nổi mẩn đỏ do những sợi lông tơ, khía lá cứa vào nếu mẹ không lọc kỹ. Chính vì vậy, mẹ sử dụng khăn vải sữa mỏng, lọc kỹ từ 2 – 3 lần và vứt bỏ bã lá trước khi tắm cho trẻ sơ sinh.
- Thử dùng nước tắm trên 1 vùng da nhỏ của bé: Mẹ thử xem bé có dị ứng với lá tắm không bằng cách đun một cốc nước lá nhỏ, bôi một chút lên tay bé hoặc chân và theo dõi trong vòng 1-2 tiếng trước khi cho bé tắm. Nếu bé bị nổi mẩn đỏ, ngứa, quấy khóc thì mẹ không cho bé tắm bằng nước lá này.
3.2. Trường hợp không nên tắm nước lá
Trong trường hợp trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, mẹ không nên tắm nước lá cho bé. Rốn bé là vùng rất nhạy cảm, dễ đọng lại nước, cặn bẩn. Nếu mẹ lọc cặn không sạch hoặc nước tắm chẳng may còn lông sâu bệnh sẽ làm tổn thương, thậm chí nhiễm trùng cuống rốn của bé đó mẹ.
Lúc này mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm hoặc sử dụng nước tắm thảo dược thiên nhiên sẽ an toàn cho da bé, không tắm bằng nước lá.
3.3. Lưu ý về cách tắm cho bé bị mụn sữa
Khi tắm cho trẻ sơ sinh bị mụn sữa bằng lá, mẹ lưu ý một số điểm sau:
- Tần suất tắm: Mẹ để ý có thể thấy chậu tắm lá hay khăn tắm thường xuyên cho trẻ sẽ có màu xỉn, nâu. Nguyên nhân là do một số thành phần hoạt chất như nhựa có trong lá tắm, và chúng cũng sẽ gây xỉn màu da của trẻ. Chính vì vậy, mẹ chỉ tắm cho trẻ 2 – 3 lần/tuần với các loại lá tắm, những ngày còn lại có thể tắm bằng nước ấm hay sử dụng các loại nước tắm thảo dược thiên nhiên, an toàn với bé.
- Thời điểm:
- Sáng từ 9 – 11h hoặc chiều từ 14h – 16h: Đây là thời điểm ấm nhất trong ngày, tắm cho trẻ sẽ không bị cảm lạnh.
- Không nên tắm cho bé vừa ăn xong vì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, gây trớ sữa và khó chịu cho bé.
- Không nên tắm khi bé vừa tỉnh ngủ: Khi bé vừa ngủ dậy, nhiệt độ cơ thể bé thường thấp hơn so với bình thường. Chính vì vậy, tắm vào thời điểm này dễ khiến bé bị cảm lạnh. Mẹ có thể tắm cho bé trước khi đi ngủ, bé có thể thoải mái, thư giãn và ngủ ngon hơn đó ạ.
- Thời gian: Mẹ chỉ tắm cho trẻ trong khoảng từ 5-10 phút. Mẹ không tắm quá lâu vì dễ làm trẻ cảm lạnh.
- Nhiệt độ nước tắm: 35 – 38 độ. Đây là nhiệt độ gần với nhiệt độ cơ thể bé, đủ làm ấm da và không ảnh hưởng đến quá trình trao đổi thân nhiệt của bé và không gây khô da, tổn thương cấu trúc da của bé.
- Không gian tắm: Mẹ chọn nơi tắm kín gió, ấm áp có nhiệt độ khoảng 28 – 30 độ, không đặt chậu tắm nơi có gió lùa. Nếu phòng tắm lạnh, mẹ chuẩn bị thêm quạt sưởi, điều hòa và bật trước 15 phút để phòng tắm ấm lên rồi mới tắm cho bé.
- Trước khi tắm: Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng, nước tắm gội, quần áo và khăn lau người, tránh trường hợp đến lúc tắm hoặc khi vừa tắm xong mới vội vã tìm đồ có thể khiến cho bé bị nhiễm lạnh.
- Cách tắm: Nên vệ sinh phần mũi và mặt của trẻ trước, sau đó mới lần lượt tắm cho cơ thể và tay chân. Mẹ chú ý những vị trí nếp gấp như nách, cổ, bẹn,… vì mồ hôi tích tụ nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
- Thao tác sau khi tắm:
-
- Sau khi tắm nước lá, phải tráng lại cơ thể bé một lần nữa bằng nước ấm sạch để loại bỏ hoàn toàn cặn bã của lá tắm còn sót vì cặn này rất dễ gây kích ứng mụn sữa.
- Lau khô người bé sau khi tắm bằng khăn mềm để tránh cọ xát mạnh với vùng da bị tổn thương do mụn sữa.
Lưu ý: Trong các trường hợp mẹ áp dụng phương pháp tắm lá một thời gian (khoảng 2 tuần) mà tình trạng mụn sữa của bé không cải thiện hay bé đã hơn 3 tháng mà vẫn chưa hết mụn sữa và tình trạng mụn sữa chuyển biến xấu hơn. Mụn sữa xuất hiện các triệu chứng như mụn bị sưng viêm, tấy đỏ, có mủ trắng tạo thành nhọt thì mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để có phương án chữa trị kịp thời.
4. Đánh giá của chuyên gia về việc tắm lá thảo dược cho bé bị mụn sữa
Phương pháp tắm lá cho trẻ sơ sinh khi bị mụn sữa sẽ có một số ưu điểm và nhược điểm. Dưới đây là một số đánh giá của chuyên gia Dr.Papie về phương pháp tắm lá thiên nhiên khi bị mụn sữa ở trẻ sơ sinh.
4.1. Ưu điểm
Về ưu điểm, phương pháp tắm lá có một số lợi ích sau:
- Nguyên liệu: Các loại lá tắm thường rất quen thuộc, dễ tìm kiếm và có thể có sẵn trong bếp.
- Chi phí: Lá tắm có chi phí thấp, tiết kiệm cho mẹ.
4.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, phương pháp tắm lá vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương da bé: Do lá tắm được mua ở nơi không rõ nguồn gốc, lẫn tạp chất, còn tồn dư thuốc trừ sâu,…Đồng thời, một số nguyên nhân trong quá trình nấu lá tắm cho bé như mẹ pha không đúng tỉ lệ làm nước tắm lá đặc, lọc không sạch cặn bã cũng tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương da bé
- Kém tiện lợi: Mẹ mất nhiều thời gian và công sức nấu nước, lọc bã lá. Ngoài ra, sau khi tắm xong, bé còn phải tắm tráng lại bằng nước ấm. Điều này làm kéo dài thời gian tắm của bé và làm bé dễ nhiễm lạnh và bị ốm.
- Hiệu quả chậm: Với nước tắm lá, mẹ cần tắm trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả. Khi tắm trong thời gian dài với nước lá da bé dễ bị xỉn màu,ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Thay vào đó, mẹ dùng nước tắm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên. Các sản phẩm có thể sử dụng ngay trong quá trình tắm mà không mất nhiều thời gian chuẩn bị như nấu nước, lọc bã… Mẹ cũng không cần tráng lại cơ thể bé sau khi tắm, đảm bảo thời gian tắm của bé được rút ngắn và nằm trong khoảng 5 – 10 phút.
Mẹ lựa chọn nước tắm thảo dược có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tỷ lệ thành phần được nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh làm bỏng rát da bé. Mẹ không dùng những sản phẩm chứa phẩm màu, hương liệu tổng hợp, chất tạo bọt… vì chúng có thể kích ứng da con.
Nước tắm thảo dược Dr. Papie là sản phẩm được nhiều bác sĩ Nhi khoa khuyên dùng cho bé bị mụn sữa vì:
- Làm sạch dịu nhẹ: Với công thức hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, nước tắm Dr.Papie giúp làm sạch dịu nhẹ bụi bẩn, tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm, tránh viêm nhiễm khi bé bị chàm sữa chảy nước. Bên cạnh đó, nước tắm thảo dược Dr.Papie không có chứa xà phòng tạo bọt chất tẩy rửa tổng hợp nên tránh gây kích ứng da bé bị mụn sữa.
- Giảm viêm ngứa: Nhờ hoạt tính kháng sinh, các chất chống viêm tự nhiên từ thảo dược như trầu không, kinh giới, mướp đắng, trà shan tuyết. Khác so với thuốc tây kháng sinh thực vật này lành tính, an toàn và không gây tác dụng phụ trên cơ thể bé.
- Phát huy công dụng bảo vệ da bé toàn diện: Nước tắm thảo dược Dr.Papie kết hợp từ 9 dược liệu thiên nhiên quý cho da bé như kinh giới, trà shan tuyết, mướp đắng,… Vì vậy, ngoài công dụng hỗ trợ điều trị mụn sữa, nước tắm Dr.Papie đem đến nhiều lợi ích hơn so với tắm nước lá dân gian đơn lẻ, ví dụ như thêm tác dụng: đuổi muỗi, sạch lông măng, vảy cứt trâu da đầu, cung cấp kháng sinh tự nhiên tăng cường cơ chế bảo vệ tự nhiên…
- Công thức tắm bé chuyên biệt được sở Y tế Hà Nội công nhận: Các thành phần có trong nước tắm Dr.Papie được sở y tế Hà Nội kiểm nghiệm đạt chuẩn các tiêu chí: Hiệu quả, an toàn, không gây kích ứng, không cay mắt,…
- An toàn hơn: Thành phần trong nước tắm thảo dược Dr. Papie được chọn lọc cẩn thận. Tỷ lệ các thành phần được nghiên cứu theo tỷ lệ phù hợp để không gây nóng, hay kích ứng da cho bé như việc mẹ tự dùng nấu lá tắm và không theo tỷ lệ nào tại nhà. Đồng thời với nguồn nguyên liệu sạch, công nghệ chế biến hiện đại giúp loại bỏ hoàn toàn lông tơ (lông tơ là yếu tố dễ gây kích ứng, gây ngứa) và chất nhựa gây xỉn màu cho da bé.
- Tiết kiệm thời gian cho mẹ: Mẹ chỉ cần pha nước tắm theo công thức của nhà sản xuất là được, không cần mất thời gian chuẩn bị như tắm lá dân gian.
- Chi phí rẻ hơn: Tính ra mẹ chỉ mất khoảng 3000 – 5000 đồng/lần tắm cho bé.
4. Mẹo chữa mụn sữa cho trẻ sơ sinh
Dưới đây, chuyên gia Dr. Papie sẽ giới thiệu cho mẹ một số mẹo chăm sóc cho trẻ sơ sinh trong thời gian trẻ bị mụn:
- Vệ sinh sạch sẽ: Mẹ giữ cho da bé luôn được sạch sẽ khô thoáng. Mẹ lựa chọn các chất liệu mềm, bằng vải cotton, rộng rãi, dễ thấm hút mồ hôi giúp hạn chế tiếp xúc và gây tổn thương cho da. Mẹ không lựa chọn quần áo làm bằng chất liệu len (gây ngứa do sợi len đâm vào da), sợi tổng hợp (dễ gây kích ứng da bé).
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ: Nếu bé bú mẹ, mẹ ăn gì bé sẽ được bú những dưỡng chất từ thực phẩm đó. Do đó, mẹ có con bị mụn sữa tránh sử dụng…., nên sử dụng gì….. vì chúng gây dị ứng, ngứa ngáy và làm mụn sữa tiến triển nặng.
- Không bôi bất kỳ thứ gì lên vùng da bị mụn sữa của bé: Mẹ tuyệt đối không bôi kem trị mụn, dưỡng ẩm, thuốc,… lên vùng da bị mụn của bé khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Việc làm này của mẹ có thể gây bít tắc lỗ chân lông, gây kích ứng và làm tình trạng mụn sữa của trẻ nặng thêm.
- Không nặn mụn: Mẹ nặn mụn sẽ làm trầy xước da, làm vỡ các nốt mụn và lây lan ra các vùng da khác và dễ bị nhiễm khuẩn hơn.
Mụn sữa rất lành tính và có thể biến mất trong vòng 1 tháng sau khi xuất hiện. Khi bé bị mụn sữa, mẹ có thể sử dụng các loại lá tắm dân gian tắm cho trẻ vừa an toàn vừa giúp mẹ đánh bay mụn sữa của bé.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trẻ bị mụn sữa tắm lá gì hoặc mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm nước tắm thảo dược Dr. Papie, vui lòng liên hệ ngay tới số hotline 0988.229.672 để được chuyên gia hỗ trợ sớm nhất.
Mình bận công việc nên không có thời gian để đun nước lá ,toàn dùng nước tắm drpapie từ thảo dược an toàn mà tiện sử dụng
Bé nhà mình trước cũng bị mụn sữa. Vì không có thời gian tìm lá nấu tắm cho con nên mình dùng nước tắm thảo dược drpapie tắm cho con ạ
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin bổ ích ạ
Ôi giờ lại có nước tắm chứa đến 9 loại thảo dược luôn.tôt quá vậy là từ nay kg phải đi tìm lá như lúc trước nữa rồi.nươc tắm Drpapie dùng như thế nào và nếu da bé nhạy cảm thì có dùng đc kg ạ
Tắm lá an toàn cho bé nhưng mất thời gian chuẩn bị, mình dùng nước tắm dr papie tắm cho con vừa tiện dụng mà an toàn với bé nhà mình
Nhiều loại cây lá vườn nhà thật tốt mà mình không biết. Cảm ơn bài viết đã chia sẻ những thông tin rất hay
Nhà mình ở quê nên có nhiều loại lá để tắm cho con. Vừa an toàn lại hiệu quả
Cảm ơn dược sĩ cảm ơn nhãn hàng dr.papie đã chia sẻ thông tin bổ ích,chia sẻ cho mình 1 loại nước tắm tốt
Bé đầu mình hay tắm cho con bằng lá khế nhưng hơi mất thời gian. Đến bé thứ hai này mình chuyên dùng nước tắm dr.papie tắm cho con. Sạch mụn mà da dẻ lúc nào cũng mát dịu
Mình cũng trồng tía tô, kinh giới, trầu ko…để nấu nc tắm cho bé. Nhnưg nhìu khi b ậnquá thì cũng sd nc tắm thảo dược Dr Papie tắm cho con cũng rất an toàn và yên tâm
Lá cây vườn nhà nhiều tác dụng thật mà giờ em mới biết. Nhưng em biết đến nước tắm thảo dược tốt hơn vừa tiện lại an toàn
Đọc báo xong mình mới biết có nhiều cách tắm chữa mụn sữa cho bé. Cảm ơn bác sĩ
Nhà mình đang dùng nước tắm thảo dược dr papie, an toàn cho bé. Nước tắm chữa rôm sảy,chàm sữa hiệu quả
Có nhiều lá chữa mụn sữa cho con quá mà hnay mk mới biết.cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ
Nhà mình dùng nước tắm drpapie thao dược cho con hêt mụn sữa cảm ơn nhãn hàng đã chia sẻ ạk
Mình dùng nước tắm dr papie cho bé, nước tắm thảo dược chữa rôm sảy và mụn sữa rất hiệu quả
Mình dùng nước tắm thảo dược dr papie tắm cho bé từ lúc sơ sinh luôn nên trộm vía con k bị mụn sữa, da dẻ mịn màng
Ngày trước mình toàn tắm cho con bằng các loại lá tự nhiên thôi.từ khi biết đến sữa tắm của dr papie thì m dùng loại này rất hiệu quả và tiện lợi nữa
Trước kia mình cũng lích kích đi kiếm lá tắm cho con nhưng bây giờ mình biết đến nước tắm thảo dược Dr papie, sử dụng hàng ngày cho con rất an toàn, lành tính và tiện sử dụng.
Bé bị mổi sần ỏ măt thì nên tắm lá j ạ
Nước tắm thảo dược dr papie đúng là dùng rất thích, sạch dạ, trị mụn sữa rất hiệu quả mà thơm dịu và an toàn nữa.
Từ khi sử dụng nước tắm thảo dược Dr papie mình thấy yên tâm hơn, k phải mất công sức chuẩn bị lá leo cho con, da con thì mềm mại, đỡ rôm sảy.
Trước mình cũng hay hái lá tăm cho bé
Nhưng tốn nhiều thời gian quá.xau được các chị giới.thiệu cho dùng nước tắm dr papie.công nhận giúp mình tiết kiêm được rất nhiều thời gian.nước tắm sạch mà còn hiệu quả trong trị mụn sữa rất tốt ạ
Mình cũng được các chị giới thiệu dùng nước tắm dr papie.trộm vía tèo nhà mình tắm mấy hôm mụn sữa lặn rõ rệt luôn ạ
Mình cũng thấy dùng nước tắm thảo dược Dr papie vừa tiện vừa sạch, con đỡ bị chàm sữa , mẩn đỏ.
Lúc xưa nhà mình toàn tắm nước lá sả cho bé. Nhưng từ khi biết đến Nước tắm Dr. Papie thì tiện hẳn, lại hết chàm sữa cho con nữa.
Bé nhà mình trước bà ngoại cũng hướng dẫn dùng lá khế với là kinh giới để tắm nhưng tắm mãi mới đỡ hơn chút, cũng mát nhưng hiệu quả hơi chậm. Kiên trì tắm sẽ khỏi ạ. Giờ có sữa tắm dr.papie tiện dùng hơn nhiều không phải cất công đun nươc lấy lá này nọ mà hiệu quả lại nhanh.
Thông tin hữu ích lắm ạ,mình sẽ lưu lại để nhớ ạ
Bé nhà mình lúc sinh ra cũng bị mụn sữa chữa mãi không khỏi về sau e dùng nước tắm drpapie tắm cho bé hằng ngày giờ khỏi hẳn rồi nè
Ngày trước mình cũng hay tắm lá khế cho con.từ ngay biết đến nước tam drpapie khong còn lo tìm lá nấu bi con bị rôm nữa.
Nhà mình từng tắm lá nhưng không hiệu quả, nhưng từ khi biết đến nước tắm thảo dược DrPapie thì mình yên tâm hẵn. Tiện mà hiệu quả lắm
Mình thấy nước tắm thảo dược Dr papie rất tốt, dùng sạch, da con đẹp, đỡ mụn sữa hay mẩn đỏ
nước tắm drpapie. Trị rôm sảy rất tốt
Mình phải lưu lại ngay. Thông tin rất hay.
Nhà mình luôn tin tưởng sản phẩm của dr papie
Nước tắm dr.papie là sự lựa chọn hoàn hảo cho mẹ bỉm hiện đại
Nhà mình đang cho bé dùng nước tắm drpapie ạ,dùng tốt lắm ạ,cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ ạ
Trước mình cứ dã trầu không tắm cho con, mất thời gian mà quần áo của con toàn bị bẩn ố, từ ngày biết đến nước tắm thảo dược của dr.papie mình hoàn toàn yên tâm. Hiệu quả, an toàn
Bé nhà mình cũng đang dùng nước tắm dr papie trộm vía con từ ngày dùng đến giờ không thấy các vấn đề về da đâu ạ
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ ạ,bé nhà mình mới sinh có dùng được nước tắm drpapie này không ạ?
Mình tắm nước tắm dr.papie cho con từ bé. Da con sạch sẽ. Mềm mịn. Tắm lá dân dan tốt nhưng cầu kì lắm
Bài viết rất hữu ích. Bé nhà mình dùng nước tắm thảo dược drpapie thì da dẻ mịn màng hết hẳn mụn sữa ạ
Mình phải lưu lại bài chia sẻ để biết thêm về nhiều loại lá tắm cho bé và biết cách chăm sóc con tốt hơn khi tắm cho con , ngày trước mình cũng thi thoảng tắm cho con bằng lá trà xanh hoặc lá trầu không nhưng sau mình thấy vừa mất nhiều thời gian và cũng tùy từng da cho bé tắm các loại lá nên sau mình đã chọn nước tắm từ thảo dược cho an toàn và hiệu quả.
Mình cũng hay dùng lá kinh giới và tía tô để tắm cho con lúc nhỏ, những tốn khá nhiều time
Tắm lá dân gian cũng tốt nhưng mình cũng rất sợ bé bị viêm da do mình ko lựa chọn được lá sạch.
Mình cho con tắm dr. Papie từ bé, rất an tâm, da sạch sẽ hồng hào, không phải đi hái lá tắm vì kg có thời gian.
Nhà mình cũng dùng lá khế để tắm trị mụn sữa cho bé.
Mình không thích tắm các loại lá vì mình rất sợ hàm lượng thuốc trừ sâu có trong lá và tắm lá xong cảm giác người bé bị nhớt nhanh chua. Vì vậy mình lựa chọn nước tắm drpapie cho con từ hồi sơ sinh đến giờ con sáu tháng mình vẫn dùng
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ. Thông tin hữu ích