Cách tắm bằng lá sài đất an toàn cho bé yêu

5/5 - (3 bình chọn)

Tắm bằng lá sài đất là phương pháp trong dân gian thường dùng để cải thiện các bệnh về da cho trẻ nhỏ được nhiều mẹ truyền tai nhau. Liệu lá sài đất có công dụng như lời đồn và tắm thế nào mới đúng cách và an toàn cho bé? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Dr.Papie tìm hiểu về tác dụng của lá sài đất đối với làn da bé, cách tắm bằng lá sài đất an toàn cho bé và những ưu, nhược điểm của phương pháp tắm này mẹ nhé! Xem thêm:

Cách tắm bằng lá sài đất an toàn cho bé yêu
Tắm bằng nước lá sài đất là mẹo dân gian thường dùng để điều trị các bệnh về da cho trẻ.

1. Công dụng của lá sài đất đối với làn da của trẻ 

Sài đất (Wedelia chinensis) là một loại cây thân thảo, thuộc họ Cúc, mọc bò lan trên mặt đất, thân bò tới đâu, rễ lan tới đó. Thân sài đất màu xanh, hình vuông, lá mọc đối chữ thập và không có cuống. Sài đất có hoa mọc ở đầu thành cụm, màu vàng tươi. Sài đất ở nhiều nơi còn được gọi là ngổ núi, húng trám, cúc nhám, sơn cúc bò… Theo quan niệm của Y học cổ truyền, sài đất là dược liệu có vị cam (ngọt), hơi toan (chua), tính lương (mát), có công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, bổ thận, đồng thời chữa bệnh lở loét, viêm da.

Công dụng của lá sài đất khi dùng làm nước tắm cho bé
Lá sài đất thường được dùng để chữa bệnh về da cho trẻ nhỏ

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, bộ phận trên mặt đất của cây sài đất có chứa các thành phần như: Các terpens (diterpenes, terpenoids, sesquiterpenes…), Lacton (wedelolactones, eudesmanolide lactones), isoflavonoids, alkaloids, steroids, tinh dầu,… Nhờ các thành phần đó mà sài đất mang lại rất nhiều lợi ích cho làn da của trẻ nhỏ. Trong số đó, phải kể đến một số công dụng nổi trội như:

  • Trị viêm nhiễm ngoài da: Wedlolactone và các lacton khác có vai trò ức chế các chất trung gian gây viêm. Đồng thời, một số thành phần trong tinh dầu của lá sài đất đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn Gram (+) và nấm gây bệnh trên da. 
  • Trị rôm sảy: Theo Y học cổ truyền, sài đất còn có tác dụng điều hòa sự tiết mồ hôi, giúp săn se, mát da. Từ đó, sài đất giúp hỗ trợ điều trị rôm sảy ở trẻ nhỏ.
  • Trị mụn nhọt ngoài da: Nhờ tác dụng ức chế quá trình viêm nhiễm, kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật nên lá sài đất có vai trò ngăn ngừa, giảm mụn nhọt trên da.
  • Trị mẩn ngứa, dị ứng: Lá sài đất có chứa wedlelactone, một số steroids tự nhiên đóng vai trò trong việc chống dị ứng, chống viêm thông qua hệ miễn dịch. Nhờ vậy mà lá sài đất thường được dùng để điều trị mẩn ngứa, dị ứng ở trẻ.

Lá sài đất mang lại rất nhiều lợi ích trong việc điều trị các bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ. Vậy mẹ nên sử dụng lá sài đất như thế nào mới đúng cách và an toàn với trẻ? Mẹ kéo xuống bên dưới để xem hướng dẫn cách tắm lá sài đất cho bé nhé!

2. Cách nấu nước tắm bằng lá sài đất cho bé

Có nhiều cách sử dụng lá sài đất khác nhau để trị các bệnh ngoài da cho trẻ như nấu nước tắm, giã lấy dịch đắp, sắc lấy nước uống… Dưới đây, Dr.Papie sẽ mách mẹ cách nấu nước tắm từ lá sài đất cho bé đơn giản mà hiệu quả và an toàn nhất!

2.1. Nguyên liệu

Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị gồm có:

  • 200 gram (2 lạng) lá sài đất tươi non, sạch
  • 1 thìa muối trắng sạch
Nguyên liệu nấu nước tắm lá sài đất cho bé
Mẹ cần chuẩn bị 2 lạng lá sài đất và 1 thìa muối nhỏ.

2.2. Các bước nấu nước tắm từ lá sài đất

Mẹ tham khảo 3 bước đơn giản sau để nấu nước tắm từ lá sài đất cho trẻ nhé:

  • Bước 1 – Rửa và ngâm lá: Mẹ rửa lá sài đất dưới vòi nước sạch, đem lá ngâm trong nước muối loãng (tỷ lệ pha nước muối 1 thìa muối trong 1 lít nước sạch). Sau 7 – 10 phút, mẹ lấy lá ra rửa lại với nước sạch 1 – 2 lần, để ráo nước.
  • Bước 2 – Giã/xay lấy nước cốt: Cho lá sài đất vào cối giã hoặc cho vào máy xay kỹ, rồi lọc qua khăn sữa để lấy phần nước cốt, bỏ phần bã.
  • Bước 3 – Đun lá lấy nước tắm: Cho phần nước cốt vào nồi cùng 1,5 – 2 lít nước sạch. Bật bếp và đun sôi. Sau khi sôi 5 phút, tắt bếp, để đến nguội bớt hoặc hòa với nước tới ấm ấm (khoảng 35 – 38 độ C) để tắm cho trẻ.
Cách nấu nước tắm sài đất cho bé
Việc giã/xay giúp dễ dàng chiết ra cách thành phần có tác dụng trong lá sài đất.

3. Cách tắm bằng lá sài đất cho bé chuẩn

Tắm cho bé bằng lá sài đất gồm 3 hoạt động chính: Chuẩn bị trước khi tắm, tắm cho bé và vệ sinh cho bé sau khi tắm. Cách tiến hành cụ thể như sau:

3.1. Chuẩn bị trước khi tắm

Các vật dụng cần thiết:

  • Chậu/bồn tắm (1 chiếc): Mẹ chọn loại vừa đủ rộng, để ở nơi dễ điều chỉnh nước nóng/lạnh.
  • Khăn sữa (2 chiếc): Để lau rửa, thấm nước cho trẻ trong và sau khi tắm.
  • Khăn tắm (2 chiếc): 1 chiếc để lau khô người và 1 chiếc để ủ ấm trẻ sau tắm.
  • Thiết bị đo nhiệt độ nước: Để đảm bảo nhiệt độ nước tắm phù hợp với trẻ và điều kiện thời tiết. 
  • Máy sưởi (nếu cần): Để làm ấm không gian tắm và sưởi ấm trẻ sau khi tắm vào mùa lạnh.

Phòng tắm: 

  • Nhiệt độ phòng tắm: Để tránh bị lạnh và sốc nhiệt cho trẻ khi tắm, mẹ duy trì nhiệt độ phòng tắm trong khoảng 26 – 35 độ C. Vào mùa đông, mẹ nên bật máy sưởi trước khi tắm 10 – 15 phút để an toàn cho bé.
  • Không gian phòng tắm: Mẹ tắm cho bé trong phòng rộng, kín gió, đóng cửa sổ, cửa chính trước khi tắm để tránh gió vào.

Nước tắm: 

  • Pha nước tắm: Nước tắm lá sài đất đã được chuẩn bị từ trước và mẹ chuẩn bị thêm một chậu nước sạch (khoảng 37 – 39 độ C) để tắm tráng cho bé sau cùng. 
  • Nhiệt độ nước tắm: 35 – 38 độ C là nhiệt độ nước tắm tối ưu cho trẻ nhỏ được các chuyên gia khuyến cáo. 
Chuẩn bị nước tắm sài đất cho bé
Duy trì phòng tắm và nước tắm ở nhiệt độ thích hợp giúp tạo cảm giác dễ chịu và giữ an toàn cho trẻ khi tắm.

3.2. Các bước tắm cho bé

Tắm bằng nước lá sài đất cũng tương tự như cách tắm thông thường cho trẻ hằng ngày mẹ vẫn làm chỉ với 3 bước cơ bản sau đây:

  • Bước 1 – Cởi bỏ quần áo, tá quấn: Mẹ cởi tã và quần áo của bé. Nếu vào mùa lạnh, mẹ dùng khăn bông quấn quanh phần cơ thể chưa tắm để giữ ấm cho bé.
  • Bước 2 – Tắm cho bé: Mẹ dùng khăn sữa thấm nước lá sài đất, từ từ lau nhẹ nhàng lên từng vùng da trên cơ thể bé, đặc biệt là những vùng da bị viêm, rôm sảy, mụn nhọt. Mẹ chú ý lau thật nhẹ nhàng, tránh lau chùi mạnh gây xước da, vỡ mụn nước sẽ làm viêm da của bé nặng hơn. Mẹ tắm cho bé trong vòng không quá 5 phút để tránh bé bị lạnh.
  • Bước 3 – Tắm tráng: Sau khi tắm sạch bằng nước lá, mẹ tráng lại người bé bằng nước sạch, ấm để loại bỏ vụn lá, nước lá còn dính trên da bé.

3.3. Vệ sinh sau khi tắm

Sau khi đã tắm xong, mẹ nên nhanh chóng:

  • Lau khô người: Mẹ nên đặt bé nằm trong một chiếc khăn tắm to và nhẹ nhàng lau khô người cho bé ngay sau khi tắm xong.
  • Ủ ấm cho trẻ: Sau khi khô người, mẹ đóng tã, mặc quần áo rồi quấn một chiếc khăn bông quanh người để giữ ấm cho bé. Nếu vào mùa lạnh, mẹ có thể dùng máy sưởi để làm ấm bé, nhưng chú ý cần để máy ở xa vì trẻ nhỏ dễ bị khô da.
  • Vệ sinh mắt, mũi và tai: Khi tắm, nước có thể sẽ đọng lại gây khó chịu, viêm nhiễm. Nên mẹ dùng nước muối sinh lý chuyên dụng để vệ sinh mắt, mũi và tai cho bé.
  • Bôi kem dưỡng ẩm: Da trẻ nhỏ bị khô dễ gây các bệnh viêm da, đặc biệt là vào mùa hanh khô. Do đó, mẹ cần bôi kem dưỡng ẩm cho bé để giúp bé có làn da căng mọng, giảm khô da, nứt nẻ.

4. Một số lưu ý khi tắm bé bằng lá sài đất

Ngoài các bước cơ bản như trên, Dr.Papie còn muốn mẹ lưu tâm thêm một vài điểm khác như sau khi tắm cho bé bằng nước lá sài đất:

4.1. Lưu ý khi chọn và sơ chế lá sài đất

Lựa chọn lá: 

  • Với lá sài đất, mẹ nên chọn những lá tươi, lá non hoặc lá bánh tẻ, có nguồn gốc uy tín, đảm bảo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong giới hạn cho phép. 
  • Nên dùng lá sài đất tươi thay vì lá đã phơi khô, bởi khi phơi hoặc sấy khô, một số thành phần trong lá có thể bị biến đổi hoặc giảm đi.

Sơ chế: 

  • Bước rửa lá và ngâm nước muối: Giúp loại bỏ bùn đất, vi sinh vật và các tác nhân có thể gây hại cho da trẻ nhỏ. 
  • Bước lọc: Mẹ không nên chiết đơn thuần để bỏ bã mà mẹ nên lọc qua khăn sữa sạch để loại được những lông tơ nhỏ trên lá gây ngừa cho trẻ. 
  • Bước giã/xay lá: Nếu mẹ giã/xay càng kỹ thì hàm lượng hoạt chất trong lá sẽ chiết được càng nhiều, tăng hiệu quả của nước tắm.

4.2. Lưu ý về cách tắm nước lá sài đất

  • Thử dị ứng trước khi tắm: Mẹ chuẩn bị một lượng nước tắm rồi thử cho một chút lên vùng da nhỏ của bé, đợi 1 – 2 tiếng để xem da có phản ứng gì không. Nếu da bình thường, không nổi mẩn, đau ngứa… thì mẹ có thể tắm nước lá sài đất cho bé.
  • Tần suất tắm: Mẹ nên tắm nước lá sài đất cho bé 2 – 3 lần/tuần. Bởi trẻ 2 tháng tuổi chưa vận động nhiều nên ít mồ hôi, bé chỉ ở trong nhà nên không có nhiều bụi bẩn bám lên da. Cùng với hệ hô hấp còn non nớt, lớp da còn mỏng, tắm nhiều sẽ dễ bị nhiễm lạnh gây các bệnh về hô hấp.

4.3. Lưu ý về trường hợp không nên tắm lá sài đất

Nếu bé bị viêm da, sưng tấy, trầy xước hoặc chảy mủ, mẹ tuyệt đối không nên tắm cho trẻ bằng nước lá.Bởi hàm lượng hoạt chất hoặc độc tính trong lá cây dễ dao động, khó xác định, tồn dư thuốc trừ sâu, lông tơ hoặc phấn hoa vương trên lá… có thể khiến cho tình trạng da của bé trở nên nặng hơn, dễ nhiễm trùng, đặc biệt là khi tắm nước lá lên các vết thương hở.

Lưu ý trường hợp không nên dùng nước tắm sài đất cho bé
Mẹ không nên tắm nước lá cho bé khi trên da có nhiều vết thương viêm nặng, lở loét.

Trong những trường hợp như vậy, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ da liễu để được chăm sóc và điều trị kịp thời. 

5. Ưu – nhược điểm của cách tắm bằng lá sài đất cho bé

Tắm bằng lá sài đất là phương pháp có ưu điểm nhất định, bên cạnh đó, cách tắm này còn tồn tại những khuyết điểm mà mẹ cần lưu ý trước khi sử dụng tắm cho con.

5.1. Ưu điểm

  • Tiết kiệm chi phí

5.2. Nhược điểm

  • Lá sài đất không dễ tìm, dễ mua
  • Tốn thời gian, công sức chuẩn bị (Khoảng 20 – 30 phút để chuẩn bị).
  • Khó kiểm soát chất lượng và độ an toàn của lá sài đất: Nếu mua lá có nguồn gốc không uy tín, lá có thể còn tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật mà mẹ không kiểm soát được. 

Tóm lại, lá sài đất có nhiều tác dụng tốt cho da, nhưng mẹ lại gặp khó khăn trong công tác chuẩn bị, tìm kiếm nguồn lá đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, các mẹo dân gian lại cần sử dụng trong thời gian dài mới phát huy hiệu quả.

Do đó, nếu mẹ không có nhiều thời gian mà vẫn muốn tắm cho con bằng lá sài đất hiệu quả và an toàn cho bé thì có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm nước tắm thảo dược chứa dịch chiết lá sài đất. Bên cạnh đó, các loại nước tắm thảo dược sẽ được kiểm định nguyên liệu ngặt nghèo, quy trình chiết xuất chính xác đảm bảo hàm lượng sài đất theo tiêu chuẩn. Một trong những loại nước tắm thảo dược chứa dịch chiết lá sài đất được các mẹ bỉm sữa tin dùng nhất trên thị trường hiện nay đó chính là Nước tắm thảo dược Dr.Papie

Nước tắm thảo dược Dr.Papie là lựa chọn hàng đầu cho trẻ.
Nước tắm thảo dược Dr.Papie chứa dịch chiết lá sài đất cùng các dược liệu khác rất an toàn và dịu nhẹ trên làn da trẻ.

Nước tắm thảo dược Dr.Papie chiết xuất từ sài đất và 8 loại thảo dược quý khác, là sản phẩm chuyên biệt cho trẻ sơ sinh đến 3 tuổi, giúp tăng cường cơ chế tự bảo vệ của da, kháng khuẩn, kháng viêm. Nhờ đó, Dr.Papie có tác dụng ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị rôm sảy, mụn nhọt, viêm da, hăm tã,… cùng nhiều vấn đề ngoài da khác. Nếu như các mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào về cách tắm cho trẻ bằng nước lá sài đất hay mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm Nước tắm thảo dược Dr.Papie, vui lòng liên hệ ngay tới số hotline0988.229.672 để được hỗ trợ sớm nhất.

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook