Trẻ bị ho nên tắm lá gì mau khỏi, lại an toàn cho bé?

5/5 - (3 bình chọn)

Khi bị ho, trẻ cảm thấy khó chịu, không còn hào hứng vui chơi, hoạt động, tìm tòi thế giới xung quanh khiến mẹ vô cùng lo lắng. Mẹ được khuyên dùng lá tắm để bé khỏi ốm nhanh, nhưng không biết trẻ bị ho nên tắm lá gì để an toàn? Cùng theo dõi tư vấn của chuyên gia Dr.PaPie trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé! Xem thêm:

Trẻ bị ho nên tắm lá gì
Khi trẻ bị ho, việc tắm rửa cần thực hiện cẩn thận hơn để bé mau khỏi bệnh

1. Trẻ bị ho tắm như bình thường được không?

Khi bé ho, mẹ lo sợ cơ thể bé yếu, dễ bị nhiễm lạnh nên thường kiêng tắm cho con. Đây là một quan niệm sai lầm. Nếu kiêng tắm, bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trên da  không được loại bỏ hoàn toàn. Từ đó, bé ngứa ngáy, khó chịu, dễ mắc các bệnh ngoài da như nổi mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sảy…Vì vậy, khi bé bị ho, mẹ vẫn tắm cho bé hàng ngày. Mẹ chú ý tắm nhanh, sử dụng thêm các loại lá tắm có tác dụng giữ ấm để ngừa bé bị nhiễm lạnh.   

Trẻ bị ho nên tắm không
Tắm lau để đảm bảo cơ thể bé luôn sạch sẽ và tránh cảm lạnh.

2. Trẻ bị ho nên tắm lá gì? 5 gợi ý cho mẹ

Vì sao bị ho lại nên tắm lá? Câu trả lời của mẹ đây ạ. Theo quan niệm đông ý, các loại dược liệu có tính nóng sẽ giúp làm ấm, ngăn ngừa nhiễm lạnh. Khi trẻ bị bị ho, cơ thể bé yếu hơn bình thường, và dễ bị nhiễm lạnh, đặc biệt là khi tắm. Bởi vậy, lá tắm giữ ấm, phòng cảm là giải pháp của mẹ có con bị ho. Ngoài ra, các loại thảo dược này còn giúp làm sạch cơ thể, ngăn ngừa các bệnh ngoài da, giúp làm toát mồ hôi để thải độc tố ra ngoài. Dưới đây là 5 loại lá tốt để tắm khi bé bị ho, mẹ theo dõi để chọn loại phù hợp với con mình nhé!

2.1. Gừng

Trong y học cổ truyền, gừng là vị thuốc quý có vị cay, tính nóng. Dược liệu này thường dùng để nấu nước tắm giúp giải cảm, giữ ấm cơ thể, trừ ho, tiêu đờm.Theo y học hiện đại, gừng chứa hoạt chất gingerols, shogaols có khả năng chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Khi tắm nước tắm gừng cho bé, những thành phần này giúp làm sạch vi khuẩn, bụi bẩn, điều trị và ngăn ngừa hiệu quả tình trạng viêm nhiễm trên da.

Trẻ bị ho tắm nước gừng
Gừng thường được dùng để nấu nước tắm khi bé bị ho.

Dưới đây là cách nấu nước tắm gừng cho bé:Nguyên liệu:

  • Gừng tươi: 3 nhánh.

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Rửa gừng bằng nước sạch, không nên cạo vỏ vì vỏ gừng chứa nhiều thành phần tốt cho da như gingerols, shogaols…
  • Bước 2: Giã nhuyễn gừng để quá trình chiết thu được nhiều dưỡng chất hơn.
  • Bước 3: Cho gừng đã giã vào nồi chứa 2 lít nước, đun sôi trong khoảng 10 phút.
  • Bước 4: Chuẩn bị 1 chậu nước ấm khác khoảng 8 – 10 lít nước, hòa nước gừng đã đun sôi ở trên vào. 
  • Bước 5: Khi nhiệt độ nước tắm trong khoảng 35 – 38 độ C thì dùng khăn sữa thấm nước và lau toàn bộ cơ thể bé. Mẹ lau kỹ vùng da ở hai nách, bẹn, mông… vì đây là những nơi tích tụ nhiều mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Bước : Tráng lại người bé bằng nước ấm, sạch khác để loại bỏ hết cặn lá gừng còn sót lại trên da bé.

2.2. Lá trầu không

Theo nền y học phương Đông, lá trầu không có vị cay nồng, tính nóng. Nhờ vậy, nước tắm lá trầu không giúp điều hòa khí huyết, tăng lưu thông máu, giảm ho, tiêu đờm và giữ ấm cơ thể.Bên cạnh đó, tinh dầu lá trầu không chứa nhiều hoạt chất quý giá như: beta – phenol, cadinen, chavicol… Đây là những thành phần có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp bé ngăn ngừa các bệnh ngoài da.

Trẻ bị ho tắm lá trầu không
Lá trầu không mang lại nhiều lợi ích khi nấu nước tắm cho bé.

Dưới đây là cách nấu nước tắm từ lá trầu không:Nguyên liệu:

  • Lá trầu không: 2 – 3 lá, còn tươi để chiết được nhiều tinh dầu và dưỡng chất nhất, tránh chọn lá ở dưới gốc vì nhiều vi khuẩn, vi nấm lông sâu.

Cách tiến hành: 

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu không bằng nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Bước 2: Vò nát hoặc thái mỏng lá trầu không rồi cho vào nồi chứa 1 lít nước, đun sôi trong khoảng 10 phút.
  • Bước 3: Chuẩn bị 1 chậu nước ấm khác khoảng 2 – 3 lít nước, hòa nước lá trầu không đã đun sôi ở trên vào. 
  • Bước 4: Khi nhiệt độ nước tắm trong khoảng 35 – 38 độ C thì dùng khăn sữa thấm nước và lau toàn bộ cơ thể bé. Mẹ lau kỹ vùng da ở hai nách, bẹn, mông… vì đây là những nơi tích tụ nhiều mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Bước 5: Tráng lại người bé bằng nước ấm, sạch khác để loại bỏ hết cặn lá trầu không dính trên da bé.

2.3. Lá ngải cứu

Đối với y học phương Đông, lá ngải cứu có vị đắng, hơi cay, mùi hăng và tính ấm. Đây là thảo dược quen thuộc được dùng làm nước tắm cho trẻ sơ sinh để giữ ấm cơ thể, trị ho, tiêu đờm, giải cảm.Ngoài ra, ngải cứu còn chứa nhiều flavonoid và polyphenol đều là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ vậy, nước tắm ngải cứu có khả năng loại bỏ nhiều vi khuẩn, chữa khỏi các bệnh ngoài da như mụn nhọt, rôm sảy… giúp da bé luôn sạch sẽ, hồng hào.

Trẻ bị ho tắm lá ngải cứu
Lá ngải cứu là nguyên liệu quen thuộc trong những bài thuốc trị ho, giải cảm cho bé.

Dưới đây là các bước nấu nước tắm ngải cứu cho bé bị ho:Nguyên liệu: 

  • Ngải cứu: 1 nắm lá (khoảng 300g).

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch ngải cứu bằng nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Bước 2: Thái nhỏ lá ngải cứu rồi cho vào nồi chứa 1 lít nước, đun sôi trong khoảng 10 phút.
  • Bước 3: Chuẩn bị 1 chậu nước ấm khác khoảng 2 – 3 lít nước, hòa nước ngải cứu đã đun sôi ở trên vào. 
  • Bước 4: Khi nhiệt độ nước tắm trong khoảng 35 – 38 độ C thì dùng khăn sữa thấm nước và lau toàn bộ cơ thể bé. Mẹ lau kỹ vùng da ở hai nách, bẹn, mông… vì đây là những nơi tích tụ nhiều mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Bước 5: Tráng lại người bé bằng nước ấm, sạch khác để loại bỏ hết cặn ngải cứu còn dính trên da bé.

2.4. Lá tía tô

Theo sách Những cây thuốc và bài thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất Lợi, tía tô có vị cay ấm, thường tắm cho bé để giải cảm, giảm ho, tiêu đờm, trị hen suyễn. Lá tía tô chứa hàm lượng polyphenol rất cao – là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng sát khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa dị ứng hiệu quả. 

Trẻ bị ho tắm tía tô
Nấu nước lá tía tô để tắm cho bé giúp trị ho hiệu quả.

Dưới đây là cách nấu nước tắm lá tía tô cho bé bị ho:Nguyên liệu:

  • Lá tía tô: 1 nắm (khoảng 300g), còn nguyên và tươi, không già héo để đảm bảo lượng dưỡng chất được chiết ra đạt mức cao nhất.

Cách tiến hành: 

  • Bước 1: Rửa sạch lá tía tô, ngâm trong nước muối khoảng 3 – 5 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Bước 2: Cho lá vào nồi chứa 1 lít nước, đun sôi trong khoảng 10 phút.
  • Bước 3: Chuẩn bị 1 chậu nước ấm khác khoảng 2 – 3 lít nước, hòa nước tía tô đã đun sôi ở trên vào. 
  • Bước 4: Khi nhiệt độ nước tắm trong khoảng 35 – 38 độ C thì dùng khăn sữa thấm nước và lau toàn bộ cơ thể bé. Mẹ lau kỹ vùng da ở hai nách, bẹn, mông… vì đây là những nơi tích tụ nhiều mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Bước 5: Tráng lại người bé bằng nước ấm, sạch khác để loại bỏ hết cặn lá tía tô còn sót lại trên da bé.

2.5. Lá kinh giới

Lá kinh giới là nguyên liệu thiên nhiên có tính ôn, vị cay, hơi đắng. Đây là thảo dược quen thuộc trong những bài thuốc dân gian trị cảm cúm, chữa ho, tiêu đờm. Lá kinh giới chứa nhiều vitamin C – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Khi dùng nước lá kinh giới tắm cho bé, vitamin C có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, nuôi dưỡng và bảo vệ da bé trong thời gian dài.

Trẻ bị ho tắm lá kinh giới
Nước tắm lá kinh giới giúp trị ho và bảo vệ da bé.

Nguyên liệu:

  • Lá kinh giới: 1 nắm (khoảng 300g), còn nguyên và tươi, không dùng lá già héo hoặc bị dập nát để đảm bảo lượng dưỡng chất được chiết ra đạt mức cao nhất.

Cách tiến hành: 

  • Bước 1: Ngâm lá kinh giới trong nước muối khoảng 3 – 5 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Bước 2: Cho lá vào nồi chứa 1 lít nước, đun sôi trong khoảng 10 phút.
  • Bước 3: Chuẩn bị 1 chậu nước ấm khác khoảng 2 – 3 lít nước, hòa nước lá kinh giới đã đun sôi ở trên vào. 
  • Bước 4: Khi nhiệt độ nước tắm trong khoảng 35 – 38 độ C thì dùng khăn sữa thấm nước và lau toàn bộ cơ thể bé. Mẹ lau kỹ vùng da ở hai nách, bẹn, mông… vì đây là những nơi tích tụ nhiều mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Bước 5: Tráng lại người bé bằng nước ấm, sạch khác để loại bỏ hết cặn lá kinh giới còn sót lại trên da bé.

3. Lưu ý chung khi tắm lá cho bé khi ho

Khi bé bị ho, cơ thể nhạy cảm hơn bình thường. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công bé hơn. Lúc này, khi tắm cho bé, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau: 

3.1. Lưu ý chọn và sơ chế lá tắm

Nguyên liệu thiên nhiên dùng để nấu nước tắm cho bé cần được lựa chọn cẩn thận:

  • Biết rõ nguồn gốc: Mẹ chọn mua lá ở những địa chỉ uy tín, không dùng nguyên liệu phun thuốc trừ sâu hoặc ngâm hóa chất bảo quản vì gây các chất này rất dễ gây kích ứng, mẩn đỏ da bé.
  • Đảm bảo nguyên liệu sạch: Trước khi nấu nước tắm cho bé, dược liệu cần ngâm trong nước muối từ 3 – 5 phút để làm sạch vi khuẩn, vi nấm có hại.
  • Cách đun: Cho nguyên liệu vào 1 lít nước, đun đến khi sôi thì bật lửa nhỏ và để khoảng 10 phút. Cách làm này giúp các dưỡng chất được chiết ra nước với hàm lượng lớn nhất. Sau đó, mẹ lọc bỏ bã vì bã dược liệu có thể làm xước da con và pha thêm với 2 – 3 lít nước ấm để tắm cho bé. Mẹ không đun quá lâu vì sẽ làm bay hơi tinh dầu trong thảo dược, giảm hiệu quả của nước tắm.
  • Kiểm tra bé có bị dị ứng nước tắm dược liệu không: Mẹ chuẩn bị khoảng ⅓ lượng nước so với bình thường, pha loãng và tắm thử lên cánh tay hoặc chân của bé, chú ý quan sát trong vòng 1 – 2 tiếng. Cách này giúp xác định bé có bị dị ứng với loại nước trên hay không. Nếu xảy ra một số triệu chứng kích ứng như: ngứa, nổi mẩn đỏ, mẹ ngưng sử dụng ngay lập tức.
Da bé bị mẩn đỏ
Nếu bé nổi mẩn đỏ ở tay, mẹ ngưng sử dụng nước tắm dược liệu.

3.2. Trường hợp không nên tắm nước lá

Một số trường hợp trẻ nhỏ không nên tắm nước lá:

  • Trẻ sơ sinh chưa rụng rốn: Bã dược liệu chưa được lọc sạch hoàn toàn có thể dính vào cuống rốn chưa rụng của trẻ, gây trầy xước và viêm nhiễm.
  • Trẻ đang có dấu hiệu viêm loét, sưng tấy, mủ hay trầy xước trên da: Khi bé bị viêm nhiễm, xước da, có vết thương hở, nước tắm dược liệu có thể gây xót, khiến bé khó chịu. Ngoài ra, nếu sử dụng dược liệu không rõ nguồn gốc hoặc chế biến không đúng cách có thể làm bé bị kích ứng, mẩn đỏ khắp người.

3.3. Lưu ý khi tắm cho trẻ bị ho

Khi bé bị ho, mẹ cần đặc biệt lưu tâm 4 điều sau khi tắm cho bé: 

  • Về thời điểm tắm: Mẹ tắm cho bé vào 9 – 11h hoặc 14 – 16h vì đây là lúc nền nhiệt ổn định, ấm áp nhất trong ngày. Mẹ không tắm cho bé sau khi vừa ăn xong vì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, bé dễ nôn, trớ… Mẹ cũng không tắm khi bé vừa ngủ dậy vì lúc này thân nhiệt bé khá thấp, nếu tắm thì nhiệt độ cơ thể sẽ tụt nhanh hơn khiến bé dễ bị bệnh.  
  • Thời gian tắm và nhiệt độ nước tắm: Thời gian tắm phù hợp là 5-10 phút để bé không cảm lạnh. Nhiệt độ nước tắm phù hợp là khoảng 35 – 38 độ (khoảng bằng nhiệt độ cơ thể bé 37 độ C). Cụ thể hơn về cách kiểm tra nhiệt độ nước tắm cho bé, mẹ theo dõi bài viết: [GIẢI ĐÁP] Nước tắm bé bao nhiêu độ là phù hợp và an toàn?
  • Không gian tắm: Phòng tắm là nơi kín gió, nhiệt độ khoảng 28 – 30 độ C. Vào mùa đông, mẹ bật lò sưởi trước 15 – 20 phút để đảm bảo phòng tắm luôn đủ ấm trong suốt thời gian tắm cho bé. 
  • Thao tác sau khi tắm: Mẹ nhanh chóng lấy khăn bao bọc lấy bé để ủ ấm, sau đó lau khô nước trên người bé, nhất là chỗ có nếp gấp dễ đọng nước như tai, rốn, bẹn, nách, bộ phận sinh dục – nơi tích tụ nhiều vi khuẩn gây bệnh ngoài da. Khi bé mặc quần áo xong, ôm bé vào lòng từ 5 -10 phút để truyền nhiệt ấm từ mẹ sang con, không cho bé ra ngoài trời sau khi tắm vì lúc này thân nhiệt bé chưa ổn định, dễ trúng gió, cảm lạnh.
Ủ ấm cho trẻ sau khi tắm
Mẹ dùng khăn bông ủ ấm bé sau khi tắm.

4. Đánh giá phương pháp tắm lá khi ho cho trẻ

Dưới đây là đánh giá của chuyên gia Dr.Papie về ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tắm lá khi bé bị ho:

Ưu điểmNhược điểm
  • Giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí.
  • Nguyên liệu quen thuộc, dễ kiếm, thậm chí thường có sẵn trong bếp (ví dụ như gừng).
  • Tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương da bé do không đảm bảo được chất lượng lá, quá trình nấu nước có thể đưa vi khuẩn vào nước lá gây kích ứng da….
  • Mất nhiều thời gian nấu nước, lọc bã lá,…
  • Cách tắm phức tạp, khó thực hiện do mẹ phải cất công chuẩn bị nước tắm, tìm hiểu lưu ý riêng cho từng loại lá tắm, chưa kể khâu chọn, tìm nguyên liệu, các bước tắm nhiều công đoạn,…

Dù lá tắm có tác dụng tốt nhưng đó là khi nguyên liệu sạch, mẹ có nhiều thời gian. Chuyên gia khuyên mẹ nên sử dụng nước tắm thảo dược thay cho lá tắm để đảm bảo an toàn cho bé, tiện lợi cho mẹ. Các sản phẩm này được Bộ y tế kiểm định rõ ràng về chất lượng, mẹ không mất nhiều thời gian chuẩn bị như nấu nước, lọc bã… Lưu ý: Mẹ lựa chọn nước tắm thảo dược có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tỷ lệ thành phần được nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh làm bỏng rát da bé. Mẹ không dùng những sản phẩm chứa phẩm màu, hương liệu tổng hợp, chất tạo bọt… vì chúng có thể kích ứng da con. 

Nước tắm thảo dược Dr. Papie
Nước tắm thảo dược Dr.Papie được chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên, giúp giữ ấm cơ thể bé khi tắm.

Trong đó, nước tắm thảo dược Dr.Papie là được nhiều mẹ tin dùng. Không chỉ sở hữu 7 loại thảo dược tự nhiên giữ ấm, sản phẩm còn chứa tinh dầu tràm nhũ hóa tự nhiên giúp phát huy tối đa tác dụng làm ấm, phòng nhiễm lạnh cho trẻ bị ho. Đặc biệt hơn, nước tắm Dr.Papie còn được Sở Y Tế Hà Nội đánh giá về mức độ an toàn, tỷ lệ từng thành phần, chất lượng nước tắm đảm bảo không có cặn lông tơ, không gây kích ứng cho bé. Sản phẩm được phân phối rộng rãi tại các hệ thống nhà thuốc, siêu thị mẹ bé trên toàn quốc. 

Nước tắm thảo dược Dr. Papie
Nước tắm thảo dược Dr.Papie chứa lá trầu không, kinh giới, tinh dầu tràm giúp bé giảm ho nhanh chóng.

5. Mẹo chăm sóc khi trẻ bị ho 

Bên cạnh việc tắm rửa, mẹ cần lưu ý chăm sóc khi bé bị ho như sau:

  • Về dinh dưỡng: Mẹ nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu protein, canxi… Từ đó, sữa mẹ chứa nhiều vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng cần thiết giúp bé tăng cường sức đề kháng và nhanh chóng khỏi bệnh. Mẹ hạn chế ăn các món chứa nhiều gia vị khiến bé khó tiêu, kích ứng niêm mạc họng, dễ bị ho.
  • Vệ sinh mũi, họng cho bé: Mẹ vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý 1 – 2 lần/ngày để hạn chế vi khuẩn, giúp mũi bé thông thoáng.
Lưu ý vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên
Vệ sinh mũi bé thường xuyên để ngăn ngừa và loại bỏ vi khuẩn, giúp bé nhanh khỏi ho.

Khi bé bị cảm, việc tắm rửa cần được thực hiện cẩn thận hơn để bé mau khỏi bệnh và tránh các triệu chứng thêm trầm trọng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trẻ bị ho nên tắm gì hoặc mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm nước tắm thảo dược Dr. Papie, vui lòng liên hệ ngay tới số hotline 0988.229.672 để được hỗ trợ sớm nhất.

15 thoughts on “Trẻ bị ho nên tắm lá gì mau khỏi, lại an toàn cho bé?

  1. Avatar
    Kim thao says:

    Ngày trước mình toàn phải nấu nước lá tắm cho con.nhưng từ khi biêt đến sản phẩm nước tắm thảo dược dr papie giup mình giề kiệm được thời gian rât là nhiều.mình rất ưng

  2. Avatar
    Kim thao says:

    Trước bé nhà mình bị rôm sảy toàn phải nấu nước lá để tắm mất rất nhiều thời gian.nhưng từ khi biêt đến nước tắm thảo dược dr papie giúp mình giề kiêm được rất nhiêu thời gian.mình rât ưng ạ

  3. Avatar
    Băng Ngọc says:

    Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ bài viết rất hữu ích cho các mẹ bỉm sữa ,nhờ vào trang mà mình đã tìm dc một sp cực kỳ hiệu quả đó là nước tắm thảo dược Dr papie và mình đã tắm cho con con mình không bị mẩn ngứa hay rôm sảy gì mình rất thích

  4. Avatar
    says:

    Xung quanh nhà mình có nhiều loại lá dân gian này lắm nhưng mình sợ nấu tắm cho con không đảm bảo. Vì vậy mình luôn tin dùng nước tắm dr.papie vừa an toàn lại tiện lợi

  5. Avatar
    Tuyền says:

    Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ cho các mẹ bỉm sữa những thông tin bổ ích. Nếu ở quê tự trồng được thì các mẹ nên áp dụng các bài thuốc dân gian. Em ở thành phố nên em chọn nước tắm Dr papie cho con cũng rất yên tâm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook