Trị rôm sảy bằng tía tô là phương pháp dân gian được nhiều mẹ mách nhau sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này có an toàn hay không? Thực hiện thế nào để hiệu quả nhất với bé? Mẹ theo dõi tư vấn của chuyên gia Dr.Papie trong bài viết dưới đây để hiểu rõ nhất!
Xem thêm:
- Trị rôm sảy bằng lá trầu không cần lưu ý gì?
- Rôm sảy mọc đầy người phải làm sao?
- Rôm sảy mụn nước chớ coi thường
1. Tác dụng của tía tô đối với chứng rôm sảy ở trẻ nhỏ
Theo quan điểm của Y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc có vị cay, thơm, tính ôn (tính ấm), có khả năng giải nhiệt, làm mát da dùng để trị dị ứng, mẩn ngứa, rôm sảy. .
Lá tía tô có chứa lượng lớn tinh dầu (limonene, perillaldehyde, α-pinene…) và citral có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của một số vi khuẩn, vi nấm gây các bệnh viêm da. Đồng thời, citral và các tinh dầu này còn giúp giảm viêm, làm mát da, giảm ngứa, tạo cảm giác dễ chịu khi bé bị rôm sảy.
Bên cạnh đó, các vitamin trong lá tía tô đóng vai trò giúp nuôi dưỡng và tái tạo làn da tổn thương do rôm sảy, giúp quá trình phục hồi da nhanh hơn.
Chính vì vậy, tắm rửa lá tía tô có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, vi nấm gây bệnh, giảm viêm ngứa, làm mát, giúp tái tạo và phục hồi da cho rôm sảy chóng lành.
Dùng lá tía tô trị rôm sảy là phương pháp được đánh giá an toàn cho bé, kể cả trẻ sơ sinh. Bởi tía tô là dược liệu thiên thiên lành tính, không có tác dụng phụ và đã được sử dụng để trị các bệnh về da cho trẻ phổ biến trong dân gian.
Vậy thì, dùng tía tô trị rôm sảy cho bé thế nào mới đúng cách và hiệu quả? Mẹ hãy tham khảo dưới đây nhé!
2. 3 cách trị rôm sảy bằng tía tô
Có nhiều cách khác nhau để trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô. Trong bài viết này, chuyên gia hướng dẫn mẹ 3 cách dùng lá tía tô trị rôm sảy cho bé chuẩn và dễ thực hiện.
2.1. Cách 1 – Tắm bé bằng nước lá tía tô
Cách tắm bằng nước lá tía tô được áp dụng khi bé bị rôm sảy nhẹ, chưa có mụn mủ, lở loét, và thường là rôm sảy ở vùng da rộng như rôm sảy toàn thân, rôm sảy ở bụng, lưng.
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá (20 – 30 lá) tía tô tươi
- 1 thìa cà phê muối trắng
- Nước sạch
- 1 chiếc khăn sữa
Cách tiến hành:
- Bước 1 – Sơ chế lá tía tô: Ngâm lá tía tô trong nước muối loãng trong vòng 3 – 5 phút, rửa sạch và để ráo.
- Bước 2 – Nấu nước tắm: Cho lá tía tô đã rửa sạch cùng 2 lít nước sạch vào nồi, đun sôi trong vòng 5 phút.
- Bước 3 – Pha chế nước tắm: Gạn lọc lấy phần dịch chiết, đem pha với nước sạch đến nhiệt độ khoảng 35 – 38 độ C để tắm cho bé.
- Bước 4 – Tắm cho bé: Dùng khăn xô nhúng nước lau sạch vùng kín của trẻ. Sau đó đặt bé vào chậu, lau nước lá tía tô lên các vị trí mọc nhiều rôm sảy. Mẹ chú ý lau nhẹ, không chà xát mạnh làm tổn thương da bé.
- Bước 5 – Tắm tráng: Tắm tráng lại bằng nước sạch ấm để loại bỏ cặn lá, lau khô người và mặc quần áo cho bé.
Lưu ý: Mẹ thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần/tuần thường sau khoảng 1 tuần các vết rôm sẽ lặn dần.
2.2. Cách 2 – Chấm nước cốt lá tía tô lên vùng da bị rôm sảy
Cách tắm này phù hợp trong trường hợp bé bị rôm sảy ở các vùng da nhỏ trên cơ thể (như cằm, cổ, tay, chân,…), chưa có mụn mủ, lở loét.
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá (10 – 15 lá) tía tô tươi
- Nửa thìa cà phê muối trắng
- Nước sạch
- Chày, cối hoặc máy xay
- Vải lọc
- Tăm bông
Cách tiến hành:
- Bước 1 – Sơ chế lá tía tô: Ngâm lá tía tô trong nước muối loãng trong vòng 3 – 5 phút, rửa sạch, để ráo.
- Bước 2 – Pha chế nước cốt: Cho lá tía tô đã rửa sạch cùng 100mL nước sạch vào cối/máy xay để giã/xay nát. Lọc qua vải lấy phần nước cốt, bỏ phần bã.
- Bước 3 – Chấm nước cốt lên vết rôm: Lấy tăm bông thấm nước cốt lá tía tô, rồi chấm, sau đó xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị rôm của bé.
Lưu ý:
- Mẹ thực hiện phương pháp này 1 – 2 lần/ngày để trị rôm sảy cho bé.
- Mỗi lần chấm, mẹ chỉ chấm 1 lượt mỏng, không chấm quá nhiều để tránh kích ứng, bít tắc lỗ chân lông khiến rôm sảy nặng hơn.
2.3. Cách 3 – Cho bé ăn lá tía tô
Cho bé ăn lá tía tô chỉ áp dụng khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Lá tía tô có tác dụng phát làm ra mồ hôi, thanh nhiệt giải độc, giúp hạn chế tình trạng ứ đọng bã nhờn và bít tắc lỗ chân lông do rôm sảy.
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá (10 – 15 lá) tía tô tươi
- Nửa thìa cà phê muối trắng
- Nước sạch
- Chày, cối hoặc máy xay
- Vải lọc
- Tăm bông
Cách tiến hành:
- Bước 1 – Sơ chế lá tía tô: Ngâm lá tía tô trong nước muối loãng trong vòng 3 – 5 phút, rửa sạch, để ráo.
- Bước 2 – Nấu nước lá tía tô: Cho lá tía tô đã rửa sạch cùng 200 mL nước sạch vào nồi, đun sôi trong vòng 5 phút. Chắt lấy nước cốt.
- Bước 3 – Cho bé uống: Để nguội, chia cho bé uống 2- 3 lần/ ngày.
Lưu ý:
- Phương pháp này không phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.
- Mẹ thực hiện phương pháp này 2 – 3 ngày để trị rôm sảy cho bé.
- Có thể kết hợp phương pháp này với 1 trong 2 phương pháp trên để tăng hiệu quả điều trị.
- Nếu nước lá tía tô có mùi vị khó chịu khiến bé không hợp tác, mẹ có thể nấu với cháo.
3. Lưu ý khi trị rôm sảy bằng lá tía tô cho bé
Điều trị rôm sảy bằng lá tía tô cho bé sẽ đơn giản và hiệu quả hơn nếu mẹ bỏ túi vài lưu ý nhỏ sau đây:
3.1. Trường hợp trẻ không dùng được lá tía tô
Phương pháp tắm bằng nước lá tía tô không áp dụng trong trường hợp:
- Trẻ sơ sinh chưa rụng rốn: Khi tắm cho bé chưa rụng rốn, cặn trong nước tắm dễ gây kích ứng, nhiễm khuẩn cuống rốn của con.
- Trẻ bị rôm sảy nặng, có mụn mủ, lở loét: Các vi khuẩn, vi nấm trong nước tắm xâm nhập vào sâu bên trong da qua các vết loét, vết mụn vỡ, gây viêm, nhiễm khuẩn da, làm rôm sảy trở nặng, khó khăn trong điều trị. Nguy hiểm hơn, chúng có thể đi vào máu gây nhiễm khuẩn máu, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nếu không được điều trị kịp thời.
Phương pháp cho bé uống nước lá tía tô không áp dụng cho trẻ sơ sinh, bởi trẻ sơ sinh chưa uống được nước, đồng thời hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện nên nước lá tía tô có thể gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
3.2. Thời gian trị rôm sảy bằng tía tô
Hiệu quả trị rôm sảy bằng tía tô phụ thuộc vào từng tình trạng nặng hay nhẹ và cách chăm sóc của mẹ. Thông thường, mẹ kiên trì thực hiện phương pháp này liên tục trong vòng 3 – 7 ngày, rôm sảy sẽ nhanh chóng tạm biệt bé thôi.
Nếu mẹ đã sử dụng phương pháp này trong 7 ngày mà bé không đỡ, có dấu hiệu nặng hơn như: rôm sảy lan rộng, sưng nóng, đỏ, sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn, sốt, ớn lạnh… mẹ đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám nhé!
3.3. Lưu ý về cách dùng tía tô trị rôm sảy cho bé
Nếu dùng lá tía tô để tắm hay để chấm lên vết rôm sảy, mẹ cần thử dị ứng cho bé theo cách sau:
- Nếu tắm bằng nước lá tía tô: Đun một lượng nhỏ nước tía tô để nguội rồi thử bôi một chút lên một vùng da nhỏ trên tay bé, đợi 1-2 tiếng để xem bé có bị dị ứng rồi mới áp dụng tắm lá cho bé.
- Nếu chấm bằng nước cốt tía tô: Dùng một chút nước cốt lá tía tô chấm lên vùng da nhỏ của bé, đợi 1-2 tiếng để xem bé có bị dị ứng rồi mới tiến hành chấm nước cốt lên các vùng da bị rôm.
Trong trường hợp bé có biểu hiện dị ứng như nổi mẩn, mề đay, phù nề, ngứa rát… vùng da thử dị ứng thì mẹ không áp dụng phương pháp tắm hay chấm nước lá tía tô cho bé.
Khi tắm nước lá tía tô cho bé, mẹ lưu ý một số điểm sau đây để việc trị rôm sảy cho bé an toàn và hiệu quả hơn:
- Tránh để nước tắm bắn vào mắt bé: Nước tắm tía tô có vị cay, dễ làm cay xót, kích ứng niêm mạc mắt của trẻ. Bên cạnh đó, nước lá tía tô nấu tại nhà tiềm ẩn nguy cơ nhiễm vi khuẩn, vi nấm… khi dính vào mắt bé dễ gây nhiễm trùng, viêm kết mạc, viêm giác mạc…
- Tắm tráng lại bằng nước sạch: Khi tắm nước tía tô xong, mẹ tắm tráng lại cho con bằng nước sạch để loại bỏ hết cặn, tạp màu trên da bé, để tránh gây ngứa ngáy, kích ứng cho bé sau khi tắm xong.
3.4. Chọn nguyên liệu sạch, đảm bảo an toàn
Nguyên liệu đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của nước lá tía tô. Lựa chọn nguyên liệu tốt vừa an toàn vừa đem lại hiệu quả cao trong điều trị rôm sảy cho bé. Mẹ cần lưu ý vài điểm sau khi chuẩn bị lá tía tô:
- Lưu ý khi chọn lá tía tô: Mẹ chọn lá tía tô tươi, non, không chọn lá bị sâu, hỏng để đảm bảo hàm lượng hoạt chất trong lá được nhiều nhất, cho tác dụng tốt nhất. Ngoài ra, mẹ cần chọn tía tô có nguồn gốc tin cậy, đảm bảo tồn dư thuốc trừ sâu trong giới hạn cho phép để đảm bảo an toàn cho bé.
- Lưu ý khi sơ chế lá tía tô: Ngoài việc rửa sạch mướp đắng dưới vòi nước đang chảy để loại bỏ bụi, đất, lông tơ… mẹ cần ngâm nước muối 3 -5 phút để loại bỏ sơ bộ được vi sinh vật bám trên lá.
Chọn và kết hợp nguyên liệu là bước quan trọng để giúp bé trị rôm sảy hiệu quả. Do đó, hãy tìm nơi bán uy tín và các loại thảo dược kết hợp trên chất lượng, không sâu bệnh hay chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Trị rôm sảy bằng tía tô là phương pháp phổ biến, nguyên liệu dễ kiếm. Tuy nhiên, đây là cách tắm trị rôm sảy trong dân gian, thường tốn nhiều thời gian chuẩn bị lích kích và có hiệu quả chậm, chỉ phù hợp với bé bị rôm sảy nhẹ. Bên cạnh đó, nước lá tía tô nấu tại nhà không đảm bảo chất lượng lá (dễ phun thuốc trừ sâu, kích thích), dễ gây lẫn tạp chất (cặn, lông tơ, vi sinh vật,…). Điều này có thể làm tình trạng rôm sảy của bé nặng hơn.
Vì vậy, để khắc phục những nhược điểm trên, mẹ thông thái hiện nay thường sử dụng nước tắm chiết xuất từ thảo dược dưới quy trình sản xuất hiện đại. Tắm thảo dược như vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian, các loại lá được kiểm định, loại bỏ lông tơ sâu bệnh,… nên đảm bảo an toàn cho bé yêu nhà mình.
Một trong những sản phẩm được các mẹ tin dùng là nước tắm thảo dược Dr.Papie. Sản phẩm được chiết xuất từ 9 loại thảo dược thiên nhiên quý: Trà Shan tuyết, mướp đắng, trầu không, kinh giới, sài đất… có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm ngứa, giúp tái tạo da nhanh lành, hỗ trợ điều trị rôm sảy cho trẻ từ 0 – 3 tuổi hiệu quả.
Bởi sự kết hợp từ nhiều thành phần, cùng phát huy tác dụng nên nước tắm Dr.Papie đem đến hiệu quả trị rôm sảy nhanh hơn việc mẹ chỉ tắm một mình lá tía tô. Đặc hơn, sản phẩm đã được đánh giá AN TOÀN, KHÔNG GÂY KÍCH ỨNG da bé, mẹ yên tâm sử dụng nhé!
4. Cách chăm sóc bé giúp nhanh lành rôm sảy
Để bé nhanh khỏi, tránh được các biến chứng nguy hiểm do rôm sảy, mẹ cần lưu ý:
- Mặc quần áo thấm hút, thoải mái: Mẹ chọn quần áo từ chất liệu thấm hút tốt như cotton, bamboo,… để da con được thông thoáng, hạn chế bí bách. Ngoài ra, mẹ chọn quần áo vừa hoặc nhỉnh hơn 1 size so với cân nặng của con, tránh quần áo chật cọ xát vào da làm rôm sảy nặng hơn.
- Cho bé ở nơi thoáng mát: Mẹ nên cho bé ở nơi thoáng mát, không cho bé đến nơi đông người vì có thể khiến con khó chịu, đổ mồ hôi nhiều hơn.
- Cắt móng tay cho bé 2 lần/tuần: Các vết rôm sảy rất ngứa, do đó, mẹ cắt móng tay để tránh bé gãi làm mụn rôm vỡ ra, gây nhiễm khuẩn.
- Không tự ý bôi kem trị rôm sảy: Một số loại kem trị rôm chứa corticoid, paraben… gây kích ứng da, khiến rôm sảy nặng hơn. Do đó, trước khi sử dụng sản phẩm nào, mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để an toàn nhất.
- Cho bé ăn thức ăn có tính mát: Mẹ cho bé uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, ăn nhiều rau củ xanh để làm mát cơ thể bé từ bên trong, giúp bé mau khỏi rôm hơn. Cùng với đó, mẹ hạn chế đồ cay nóng, chiên rán… mẹ nhé!
Tóm lại, trị rôm sảy bằng tía tô tuy quen thuộc, dễ tìm nguyên liệu nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn, kém hiệu quả và tốn thời gian hơn sử dụng nước tắm thảo dược. Hy vọng qua những chia sẻ trên, mẹ có thể an tâm lựa chọn cho con phương pháp trị rôm sảy tại nhà phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất.
Bây giờ thì mk mới biết hết công dụng của lá tía tô đấy.cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ cho các me,về cách trị rôm sảy của lá tía tô cho trẻ nhỏ
Thật hay. Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ cho các mẹ cách trị rôm sảy bằng lá tía tô cho bé.giờ thì mk đã hiểu rõ về công dụng của cây tía tô
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ.mk cũng hay dùng lá tía tô tắm cho bé
Bé nhà mình đang dùng nước tắm thảo dược drpapie từ lúc sinh ra cho đến bây giờ trộm vía da bé chả bao giờ biết một con rôm sảy gì cả
Tư vấn thêm cho mk về nước tắm thảo dược dr papie vs ạ.0326236741
Rôm sẩy có vẻ cũng rất nguy hiểm cũng như ảnh hưởng đến da con.Mình đọc rút đc nhìu kinh nghiệm.Cảm on bài viết bổ ích
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích này .
Cảm ơn những chua sẻ của dược sĩ
Bài viết hay ,hữu ích cho các mẹ bỉm
Ngày trước mình cũng hay nấu nước tía tô để tắm cho con.
Xung quanh ta toàn là những cây thuốc mà ta không biết
Nhà mình cũng đang dùng nước tắm thảo dược drpapie đó ạ.
Bài viết ý nghĩa lắm ạ,cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ ạ
Ôi lá tía tô nhà mình nhiều lắm mà không biết lá có tác dụng trị rôm hiệu quả. Mình phải nấu nước tắm cho bé mới được
Nhà mình cũng trồng được lá tía tô, để mình áp dụng thử.
Nước tắm cua drapaie tôi đã dùng cho bé , rất hiệu quả , an Toàn
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ
e cho bé dùng mà tắm 5,6 ngày đỡ hẳn nè e cảm ơn nhiều
Lá tía tô ăn vừa ngon vừa có td trị rôm sảy rất tốt
Be nha mh cũng thi thoảng tắm la tía tô mát lắm ạ
Tắm cho bé bằng lá tía tô rất tốt cho con,nguyên liệu trồng ở vườn nhà.nhưng em đi làm không có thời gian để chuẩn bị.
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ bay giờ mẹ k cần nấu lá nữa đã có nước tắm drpapie cho bé yêu roi
Mình không yên tâm khi dùng những loại lá dân gian để tắm cho con. Mình dùng nước tắm thảo dược.
Thông tin hữu ích, cám ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ,bé nhà mình da nhạy cảm có dùng đc nước tắm drpapie này ko ạ?
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ
Tía tô là lạo thuốc lá nam rất tốt và phổ biến. Nhà mình cũng dùng để tắm cho bé vừa phòng cảm vừa trị rôm rảy hiệu quả
Mình thấy dùng nước tắm Dr Papie tiện dụng mà sạch rôm sảy hơn các loại lá, nhà mình vẫn dùng thường xuyên cho con từ lúc sơ sinh.
Em cũng từng tắm cho bé bằng tía tô nhưng không tiện lắm , nên giờ em dùng nước tắm thảo dược cho con rất an toàn mà hiệu quả
Trong vườn nhà mình rất nhiều cây cỏ có tác dụng tốt với bé mà giờ mình mới biết
Có nhiều cách hạ sốt dân gian rất hữu ích, cám ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin
Mik cũng nghe nhiều người mách chữa rôm bằng lá tía tô,nhưng lại chưa thử qua bao giờ. Nhà mik toàn dùng khổ qua xay nhuyễn tắm cho con khi bé bị rôm sảy,trộm vía cũng hết mọi người ạ
Trị rôm sảy bằng tía tô cũng toits nhưng mình hay trị cho bé bằng nứic tắm thảo dược dr.papie chỉ 5 hôm là đỡ
Hay thế.nước lá tía tô nhiều tác dụng thật. Rất cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ. Mình sẽ áp dụng cho con. Phòng khi bị rôm sảy.
Mình cũng đã làm theo cách này thấy rất hiệu quả