Rôm sảy mọc đầy người là tình trạng các nốt sần, mụn xuất hiện trên bề mặt da khi thời tiết nắng nóng. Tuy là bệnh ngoài da lành tính, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, viêm da… Vậy nguyên nhân do đâu và có cách nào nhanh khỏi không? Để biết rõ hơn, mẹ tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
- Rôm sảy mụn nước phải làm sao?
- Trẻ bị rôm sảy ở cổ phải làm sao?
- Trẻ bị rôm sảy ở lưng cần lưu ý gì?
1. Dấu hiệu nhận biết rôm sảy mọc đầy người trẻ nhỏ
Rôm sảy mọc đầy người khiến bé khó chịu, ngứa ngáy, quấy khóc làm ảnh hưởng tới sinh hoạt và giấc ngủ hàng ngày của bé. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết bé bị rôm sảy thông qua một số dấu hiệu điển hình sau:
- Vị trí mọc rôm trên da: Rôm sảy mọc khắp cơ thể, nhưng tập trung tại các vùng da có nhiều nếp gấp và ra nhiều mồ hôi như: bẹn, cổ, mặt, lưng, ngực, bụng,…
- Biểu hiện trên da:
- Bắt đầu xuất hiện với các nốt mụn liti có kích thước khoảng 1 – 2mm, màu đỏ, đầu hơi trắng;
- Da vùng rôm sảy thường khô hơn;
- Khi chuyển sang giai đoạn nặng, có các mụn mủ, mụn viêm, mụn vỡ dẫn tới nhiễm trùng da.
- Biểu hiện khác:
- Bé ngứa ngáy dùng tay gãi rôm, dụi người vào chăn gối
- Bé quấy khóc, biếng ăn, ngủ không ngon
- Bé sốt không rõ nguyên nhân
Rôm sảy mọc đầy người có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh bé mắc phải:
- Rôm sảy không nguy hiểm khi bé mới mắc phải, chỉ là các mụn rôm nhỏ li ti. Lúc này, nếu chăm sóc bé đúng cách bé sẽ khỏi sau khoảng 3-7 ngày, không để lại sẹo hay nguy hiểm.
- Rôm sảy có gây nguy hiểm khi chuyển sang giai đoạn nặng có các biểu hiện như: mụn mủ, rôm sảy sưng đỏ, phù nề, có vết loét, bé sốt… Lúc này, mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để khám để điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm như: viêm da, nhiễm trùng huyết, nhiễm khuẩn tụ cầu vàng…
2. Nguyên nhân khiến trẻ nổi rôm sảy khắp người
Rôm sảy mọc ở đầy người có thể gặp ở bất cứ ai, nhưng phổ biến nhất ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ, do hệ thống bài tiết ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Điều này dẫn tới mồ hôi không thoát ra được gây bít tắc các nang lông và xuất hiện các nốt mụn rôm. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ mọc rôm sảy khắp người:
2.1. Thời tiết nóng nực, oi bức
Vào những ngày hè, thời tiết nắng nóng, oi bức khiến trẻ tăng thân nhiệt. Vì vậy, cơ thể bé tăng tiết mồ hôi để làm mát gây nên tình trạng bít tắc lỗ chân lông, điều này làm bé dễ bị rôm sảy và một số bệnh ngoài da như viêm da, mụn nhọt…
2.2. Trẻ mặc quần áo bí bách
Các mẹ thường có tâm lý sợ trẻ bị lạnh và mặc nhiều quần áo cho bé. Tuy nhiên, việc mặc nhiều quần áo dày dễ gây bí bách da bé, khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi, dẫn tới rôm sảy, mụn nhọt. Đồng thời, bé đổ nhiều mồ hôi mẹ không kịp vệ sinh còn tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn, vi nấm gây bệnh.
2.3. Trẻ nằm nhiều
Trẻ dưới 6 tháng chưa biết vận động nhiều, chủ yếu trẻ nằm chơi và ngủ cả ngày. Điều này làm da trẻ tiếp xúc với chăn đệm gây bí da, mồ hôi không thoát ra được gây nên tình trạng rôm sảy xuất hiện nhiều ở lưng, cổ, đầu. .
2.4. Trẻ bị nóng trong
Ở trẻ nhỏ, khả năng bài tiết của gan chưa được phát triển hoàn thiện, do đó chức năng lọc và thải độc của gan còn thấp. Vì vậy khi trẻ bị nóng trong, không chỉ gan tham gia quá trình thải nhiệt, hệ thống bài tiết dưới da sẽ làm việc một phần, thải nhiệt nóng qua da và gây nên các bệnh ngoài da cho trẻ như rôm sảy, mề đay, mụn nhọt…
2.5. Rôm sảy lan từ bộ phận nhỏ đến khắp người
Khi trẻ bị rôm sảy, nếu mẹ không có biện pháp chăm sóc kịp thời, rôm sảy dễ lan từ vùng này sang vùng khác và lan ra đầy người. Do các vùng da rôm sảy bị bít tắc chân lông, mồ hôi khó thoát ra, cơ thể sẽ tự động đào thải mồ hôi nhiều hơn ở vùng da khác chưa bị rôm sảy, làm cho rôm sảy mọc ở vùng da này.
Ngoài ra, khi bị vỡ mụn rôm, các dịch mủ từ mụn không được mẹ xử lý đúng cách sẽ lây sang vùng khác gây mọc rôm.
3. Xử lý khi trẻ mọc rôm sảy đầy người
Đến đây, chắc hẳn mẹ muốn biết cách xử lý, chăm sóc khi trẻ bị rôm sảy đầy người đúng không ạ? Cụ thể từng phương pháp sẽ được giới thiệu sau đây. Mẹ theo dõi nhé!
3.1. Vệ sinh cơ thể bé hằng ngày bằng thảo dược
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn gây hại bám trên da, việc này sẽ giúp giảm viêm nhiễm, ngứa ngáy và nhanh hết mụn rôm hơn cho trẻ. Mẹ có thể tắm/lau hàng ngày cho trẻ bằng 2 cách như: Sử dụng nước tắm lá dân gian hoặc nước tắm thảo dược chuyên dụng.
3.1.1. Tắm/lau bằng nước lá dân gian
Một số loại lá tắm dân gian như lá tía tô, kinh giới, chè xanh, lá khế, mướp đắng… chứa các thành phần như kháng sinh tự nhiên, tinh dầu hoặc alkaloid,… có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn. Đồng thời, lá tắm còn có tác dụng mát da, tạo cảm giác dễ chịu và cho bé nhanh khỏi rôm. Do đó, việc sử dụng lá dân gian làm nước tắm cho bé được nhiều mẹ sử dụng khi trẻ bị mọc rôm sảy.
Để đạt được hiệu quả trị rôm sảy khi tắm lá cho bé, mẹ lưu ý:
- Mua lá ở nơi có nguồn gốc rõ ràng, tránh hóa chất bảo vệ thực vật vì dễ gây kích ứng da bé
- Chỉ tắm khi rôm sảy giai đoạn nhẹ, nếu xuất hiện mụn mủ, mụn viêm, vết loét, mẹ không tắm cho bé. Nước lá có thể gây xót da, các cặn lá bám vào vết loét gây viêm nhiễm.
- Nếu sau khoảng 2 tuần tắm nước lá, rôm sảy của trẻ không cải thiện, hay có dấu hiệu nặng hơn mẹ cần dừng tắm lá và đưa trẻ đi khám bác sĩ.
3.1.2. Tắm/lau bằng nước tắm thảo dược chuyên dụng
Sử dụng nước tắm thảo dược chuyên dụng là phương pháp hiện nay được mẹ bỉm lựa chọn nhiều nhất khi bé bị rôm sảy. Bởi sản phẩm đem đến sự tiện lợi, hiệu quả và an toàn hơn hẳn phương pháp tắm lá.
Với nước tắm thảo dược, mẹ không cần lích kích thời gian chuẩn bị, lá được sản xuất theo quy trình chuẩn để đảm bảo an toàn. Nhờ đó, mẹ chỉ cần pha nước tắm với nước ấm sạch theo tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất, rất nhanh gọn chỉ từ 2-3 phút bé đã có chậu tắm thảo dược sạch, an toàn.
Đồng thời, các loại nước tắm thảo dược hầu hết được chiết xuất từ nhiều dược liệu cùng kết hợp với nhau để tăng cường tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm ngứa, làm mát, cho hiệu quả rôm sảy nhanh hơn hẳn lá tắm dân gian.
Một số loại nước tắm thảo dược trị rôm sảy như: Nước tắm gội thảo dược Dr.Papie, Elemis, Diệp An Nhi,… Trong đó, Nước tắm thảo dược Dr.Papie là sản phẩm được BS.TS Lê Minh Trác đánh giá cao về hiệu quả và mức độ an toàn. Nước tắm đã được Sở Y tế Hà Nội đánh giá không gây kích ứng da bé, mẹ yên tâm sử dụng nhé!
Nước tắm Dr.Papie được nhiều mẹ tin dùng bởi nó còn có các ưu điểm khác như:
- Hiệu quả nhanh: Kết hợp từ nhiều thảo dược chuyên trị rôm sảy như mướp đắng, tía tô, kinh giới, chè shan tuyết… nên tăng cường tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, làm mát, giúp bé nhanh khỏi rôm sảy hơn so với 1 loại lá tắm thông thường.
- Tiết kiệm chi phí: Nước tắm Dr.Papie được sản xuất với công thức đậm đặc hơn so với các nước tắm khác và tiết kiệm chi phí cho mẹ (chỉ tốn khoảng 3000 – 5000/lần tắm)
3.2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Khi bé bị rôm sảy mọc đầy người, mẹ lưu ý một trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ để giúp bé giảm ngứa và nhanh hết rôm sảy. Cụ thể:
- Bé kiêng ăn một số thực phẩm nóng như nhãn, xoài, mít, kẹo ngọt,… vì chúng khiến cơ thể trẻ tăng sinh nhiệt dẫn tới tăng đào thải mồ hôi gây rôm sảy mọc nhiều hơn. Đồng thời, mẹ hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng, ngứa ngáy như cua, ốc, tôm, cá biển,…
- Bé nên ăn các thực phẩm có tính mát như rau củ, trái cây, uống nhiều nước lọc, nước ép. Cụ thể như rau dền, đậu xanh, dưa leo, cam… vì chúng làm cơ thể và giúp trẻ nhanh hết rôm hơn. Với bé dưới 6 tháng chưa ăn uống được thêm, mẹ chú ý cho bé bú sữa đều đặn khoảng 2h/ 1 lần.
Nếu trẻ đang bú mẹ thì mẹ cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý bởi mẹ ăn gì con sẽ bú nấy đó ạ. Mẹ cần tránh ăn thực phẩm cay nóng, dễ gây dị ứng và tăng cường rau xanh, hoa quả và các thực phẩm khác làm mát sữa nhé!
3.3. Mặc quần áo cho bé đúng cách
Mặc quần áo đúng cách giúp trẻ thoải mái, không đổ nhiều mồ hôi và không bị quần áo cọ xát làm tổn thương vết rôm sảy. Mẹ lưu ý một số tiêu chí sau để chọn được quần áo phù hợp, có thể áp dụng các tiêu chí này ngay cả khi trẻ khỏi bệnh nhé!
- Chọn quần áo vừa với số đo trẻ, tránh quá chật gây bí và cọ xát làm tổn thương da bé.
- Ưu tiên các loại vải cotton vì dễ thấm hút mồ hôi, vải mềm, vải lụa.
- Hạn chế vải len vì gây ngứa, sợi tổng hợp vì gây bí, dễ kích ứng da bé.
- Nếu thời tiết lạnh, mẹ mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ thay vì 1 áo dày. Mẹ sẽ tiện cởi ra khi trẻ bị nóng.
3.4. Chú ý các sản phẩm dùng ngoài da bé
Da trẻ vốn nhạy cảm, khi bị rôm sảy, da bị tổn thương càng nhạy cảm hơn. Do đó, khi sử dụng các sản phẩm ngoài da bé, mẹ chú ý:
- Không nên sử dụng sữa tắm có chứa xà phòng, chất tẩy rửa, hương liệu hay các chất hóa học tổng hợp vì gây kích ứng da.
- Không bôi các loại phấn rôm vì phấn rôm là các hạt mịn, dễ làm bít tắc lỗ chân lông của trẻ, làm nặng hơn rôm sảy của trẻ.
- Kem chống nắng dễ làm bít tắc lỗ chân lông trẻ, khiến da khó thoát mồ hôi, làm mọc nhiều rôm sảy hơn. Nếu có việc cần đi ra ngoài, mẹ che chắn cẩn thận cho trẻ bằng mũ hay khăn voan sẽ tốt hơn đó ạ.
3.5. Chú ý môi trường xung quanh bé
Môi trường xung quanh bé sạch sẽ sẽ giúp bé hạn chế tiếp xúc với các bụi bẩn, vi khuẩn trong không khí, bé sẽ nhanh hết rôm sảy hơn. Do đó, mẹ lưu ý một số vấn đề sau:
- Cho trẻ ở phòng thoáng mát, sạch sẽ giúp cơ thể bé tiết ít mồ hôi và khỏi rôm sảy nhanh hơn.
- Sử dụng quạt không khí hoặc điều hòa khi thời tiết quá nóng. Mẹo nhỏ cho mẹ, quạt trần sẽ làm không khí thoáng mát hơn so với quạt cây, nhờ đó bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn đó ạ.
- Hạn chế cho bé đến những nơi đông người.
- Vệ sinh nhà cửa, khu vực bé chơi hàng ngày, giặt chăn gối 1 lần/tuần để loại bỏ bớt bụi bẩn, mồ hôi bám trên đó, cho bé được sạch sẽ.
4. Hỏi – đáp về tình trạng rôm sảy ở trẻ nhỏ
Dưới đây, chuyên gia sẽ giúp mẹ giải đáp một số thắc mắc liên quan đến vấn đề trẻ nhỏ. Mẹ theo dõi để thực hiện giúp trẻ nhanh hết rôm sảy hơn nhé!
4.1. Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì?
Trẻ bị rôm sảy nhẹ nên tắm một số loại lá như lá kinh giới, tía tô, lá khế, chè xanh… Trong các loại lá dân gian có chứa thành phần có khả năng ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn có hại trên bề mặt da trẻ, giúp giảm ngứa, hỗ trợ trị rôm sảy cho bé. Mẹ lưu ý, không sử dụng tắm khi trẻ có vết thương hở vì các cặn lá bám vào gây xót da hay viêm nhiễm, dễ dẫn tới nhiễm trùng gây nguy hiểm cho bé.
4.2. Trẻ bị rôm sảy uống thuốc gì?
Thuốc trị rôm sảy chỉ sử dụng khi bé bị viêm, có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn khi bé bị rôm sảy như:
- Thuốc chống dị ứng là thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa. Một số thuốc uống chống dị ứng bác sĩ thường kê cho trẻ khi bị rôm sảy cho trẻ như: clorpheniramin, loratadin, Zyrtec…
- Thuốc sát trùng giúp tiêu diệt vi khuẩn tại bề mặt rôm sảy có vết thương hở hay chảy mủ, dịch. Một số thuốc bôi ngoài da như: Betadine, Milian 1%, Eosine 2%…
- Thuốc chống viêm thường có chứa corticoid giúp giảm ngứa, chống viêm. Một số thuốc bôi ngoài da chống viêm như: hydrocortisone 1% hoặc 2.5%, Clobetasone butyrate 0.05%
- Kem bôi kháng khuẩn thường được bác sĩ kê như: mupirocin 2%, acid fusidic
- Kem bôi chống nấm giúp tiêu diệt vi nấm khi trẻ bị bội nhiễm tại vết thương hở. Kem thường sử dụng bôi ngoài da kháng nấm cho trẻ là ketoconazol.
Khi sử dụng thuốc trị rôm sảy cho trẻ, mẹ lưu ý:
- Chỉ sử dụng khi có chỉ định bác sĩ, không dùng quá liều gây tăng tác dụng phụ và độc tính, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé
- Khi hết thuốc mà trẻ chưa khỏi, mẹ cần đưa trẻ đi khám lại, không tự ý mua tiếp thuốc để sử dụng.
4.3. Rôm sảy có tự hết không?
Với rôm sảy nhẹ, trẻ có thể tự hết trong khoảng 3 – 10 ngày. Tuy nhiên thời gian khỏi còn tùy thuộc vào dạng bệnh, tình trạng bệnh, cơ địa của bé. Do đó, mẹ nên chăm sóc đúng cách theo như hướng dẫn cho trẻ ngay từ khi trẻ mới bắt đầu mọc rôm. Việc này sẽ giúp trẻ nhanh hết hơn, không để lại sẹo hay biến chứng nguy hiểm.
Với rôm sảy giai đoạn nặng, xuất hiện vết loét, mụn mủ, mụn viêm, mẹ cần có phương pháp can thiệp mới khỏi. Tốt nhất, mẹ đưa trẻ đi khám bác sĩ để trẻ nhanh hết, tránh để lâu làm bội nhiễm nấm, vi khuẩn làm nguy hiểm cho bé.
Khi rôm sảy mọc đầy người mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách theo như hướng dẫn ở trên để trẻ nhanh hết rôm và không bị nặng hơn gây ra biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề rôm sảy hoặc mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm nước tắm thảo dược Dr. Papie, mẹ vui lòng liên hệ ngay tới số hotline 0988.229.672 để được hỗ trợ sớm nhất.
Nhà mình cũng dùng nước tắm thảo dược Dr Papie hàng ngày cho con, trộm vía đỡ rôm sảy, mẩn đỏ.
Bài viết hay quá. Cảm ơn bác sỹ đã chia sẻ
Bài báo hữu ích quá, e lưu lại để sau này lấy kinh nghiệm chăm sóc con. Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ
Còn dễ bị rôm sảy mùa hè. Nghe theo tips này mình an tâm dùng nước tắm thảo dược dr.papie cho con. Ưng lắm. Hiệu quả rõ rệt
Bé nhà mình trước hay rôm sảy lắm nhìn con gãi tội nghiệp ghê. May đc chị bạn bảo dùng nước tắm dr.papie từ đấy k thấy con bị rôm sẩy nữa sạch da lắm
Mình ra hiệu thuốc mua thuốc trị rôm sảy thì người bán thuốc họ bán cho nước tắm dr.papie bảo cứ dùng là đỡ. E dùng 5-7 hôm là đã thấy con đỡ rôm sảy rồi
Trước đây mẹ chồng mình hay dùng nước lá khế nấu tắm cho bé để trị rôm nhưng giờ mình dùng nước tắm drpapie rồi đỡ phải mất công nấu lá mà lại hiệu quả hơn
e học đc vài điều hay và kimlnh nghiện lm mẹ
Nc tắm dr papie sạch thơm siêu ưng ý với bé nhà mình .
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ mk đang dùng nước tắm thảo dược drpapie cho bé trộm vía da bé rất sạch
Bé nhà mình hiện đag sử dụng nước tắm thảo dược papie.và k còn thấy con bị rôm.nữa
Thời tiết thay đổi bé nha mh cũng hay nổi rôm sẩy lắm lun . nhờ có nc tắm dr papie ma mh đỡ lo hẳn y
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ cho các mẹ tập đầu như e để có thêm kinh nghiệm chăm con
Trời nắng nóng bé dễ bị rôm sảy làm con khó chịu,
Nhà mình dùng nước tắm dr papie cho bé hàng ngày , da con mềm mại, ko lo rôm sảy
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin hữu ích.trom vía con mình tự bé đến giờ tam NC tam drpapie con k bị rôm sảy cham sữa man ngứa nua
Trời nắng nóng bé bị rôm sảy rất đau và khó chịu.dùng nước tắm thảo dược tự nhiên là rất tốt
Thông tin bổ ích lắm ạ,mình sẽ lưu ý để chăm sóc con đc tốt ạ
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ kinh nghiệm
Cảm ơn dược sĩ
Bé nhà e cứ trời nóng là nổi rôm sảy à,nhìn con mà xót cả ruột.may hôm bữa có chị hàng xóm chỉ cho nước tắm Drpapie,trộm vía từ khi dùng nước tắm da bé nhà e hết rôm sảy mà còn khỏe hẳn ra
Bé nhà em mùa hè nhiều rôm lắm . Em phải ra hiệu thuốc cô dược sĩ bán nước tắm thảo dược bé mới hêt
Vệ sinh Hằng ngày cho con bằng nước tắm thảo dược để tránh rôm sảy cho con
Nhìn con bị rôm sảy nhiệt mẹ nào cũng sốt ruột, trc kia mình hay hái lá nấu nước tắm nhưng giờ mình biết đến nước tắm thảo dược Dr papie, hàng ngày dùng cho con rất tiện, hết luôn rôm sảy.
Bài viết bổ ích
Bài viết rất hay, mình hiểu thêm về căn bệnh rôm sảy của trẻ và cách điều trị
Nhà mình cũng là phan cứng của đrpapie
Mỗi lần con bị rôm sảy mẹ đau hết cả đầu . Cảm ơn những chia sẻ của bài nhé
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin hữu ích
Nhà mình dùng nước tắm thảo dược dr papie, chữa rôm sảy hiệu quả, da con mềm mại
Mình tắm cho bé bằng nước tắm thảo dược dr papie dùng rất hiệu quả để trị rôm sảy, ưng lắm
Để bé bị rôm sẩy toàn thân thì ngứa lắm. Mon nào có con nhỏn nhớ tắm thảo dược dr paie cho con
Bài viết hay quá cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ ạk
Tình cờ mình được chị bạn chỉ cho nước tắm dr.papie. bé nhà mình hết rôm sảy chỉ sau 1 tuần. Cảm ơn nhãn hàng
nhà mình dùng nc tắm Dr Papie này cho bé tvia da con nhẵn nhụi mà mùi thơm cũng dễ chịu lắm
Nhìn rôm sảy mà em ớn quá, thật tội cho các con. May bé nhà em chỉ lên vài chiếc khi dùng nước tắm thảo dược DrPapie cho con từ đó da mịn màng hẳn
Bài viết rất hữu ích, cám ơn dược sỹ đã chia sẻ
Trước kia mình hay dùng lá tắm cho con nhưng đôi khi chọn lá và rửa k sạch đc nên da con bị sẩn thêm, bữa nay mình chọn nước tắm thảo dược Dr papie để tắm hàng ngày cho con, trộm vía sạch rôm sảy.
Trước mình hay dùng lá tắm cho con nhưng đôi khi chọn lá k kỹ da con bị sẩn nhiều hơn, giờ mình chỉ dùng nước tắm thảo dược Dr papie, trộm vía sạch hết rôm sảy.
M tăm cho con băng que muop đắng
Bé nhà mình hôm trước cũng bị rôm sảy được bác sỹ nhi khoa khuyên dùng nước tắm dr papie cho con.trộm vía con tắm mấy hôm rôm lặn đỡ rõ luôn ạ.nên mình rất yên tâm khi dùng sản phẩm này cho con
Ngìn rôm sẩy thương con quá.Mỗi lần con bị rôm ngứa khắp người.Cảm on bài chia sẻ