Trẻ bị mụn sữa phải làm sao? Hướng dẫn cách trị mụn hiệu quả 

Rate this post

Bé bị mụn sữa khiến mẹ loay hoay không biết trẻ bị mụn sữa phải làm sao để nhanh khỏi? Bí quyết cho mẹ đây! Bài viết này, chuyên gia Dr.Papie sẽ hướng dẫn cho mẹ cách trị mụn sữa cho bé khoa học và hiệu quả nhất, mẹ theo dõi nhé!

Xem thêm: Nanh sữa ở trẻ và mẹo chữa trị

Trẻ bị mụn sữa phải làm sao
Mụn sữa là tình trạng nhiều trẻ sơ sinh mắc phải, gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ

1. Tắm cho trẻ bằng nước lá thảo dược dân gian

Phương pháp nấu lá tắm cho trẻ bị mụn sữa đã được mẹ áp dụng từ lâu đời. Theo chuyên gia, trong các loại lá thảo dược có chứa flavonoid, alkaloid, các hoạt chất giống kháng sinh như carvacrol, thymol,… có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm mạnh, tiêu diệt vi khuẩn và giúp làm sạch da hỗ trợ điều trị mụn sữa ở trẻ em rất tốt. 

Một số loại lá được mẹ áp dụng khi bé bị mụn sữa như: lá khế, lá tía tô, lá chè xanh, lá trầu không,…  Mẹ có thể kết hợp 2 hay nhiều loại lá với nhau làm nước tắm cho trẻ để đem lại hiệu quả cao hơn.

Trẻ bị mụn sữa tắm lá dân gian
Mẹ sử dụng một số loại lá như lá tía tô, trầu không,… làm nước tắm giúp mụn sữa nhanh khỏi

Cách nấu nước lá tắm tại nhà, mẹ áp dụng theo các bước sau đây: 

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch lá tắm và ngâm lá trong nước muối khoảng 3 – 5 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trong lá. Sau khi ngâm, mẹ rửa lại bằng nước sạch. 
  • Bước 2: Mẹ vò nát lá, cho vào nồi chứa 2 – 3 lít nước, đun sôi trong khoảng 3 phút. 
  • Bước 3: Lọc bỏ cặn lá tắm, pha nước lá tắm đã lọc hòa tan vào chậu nước ẩm sạch khoảng 10 lít để về đến nhiệt độ trong khoảng 35 – 38 độ C.

Như vậy với 3 bước trên mẹ đã có được chậu nước lá và sau đây là cách tắm cho bé bị mụn sữa đúng nhất: 

  • Bước 1: Mẹ dùng khăn mềm thấm nước tắm đã chuẩn bị và lau toàn bộ cơ thể cho trẻ, đặc biệt những vùng da bị mụn sữa. Mẹ tránh để nước lá dây vào mắt, mũi, miệng của trẻ. 
  • Bước 2 : Mẹ tráng lại có thể bé bằng nước sạch để loại bỏ hết cặn lá dính trên người trẻ.

Lưu ý: 

  • Thực hiện 2 – 3 lần/tuần để trị mụn sữa đạt được hiệu quả tốt nhất. Mẹ không nên sử dụng hàng ngày vì nhựa lá tắm có thể làm xỉn, đổi màu da bé. 
  • Chọn lá tắm rõ nguồn gốc, lá phải được làm sạch bụi bẩn và lọc kỹ cặn, bã để tránh gây kích ứng da bé. 
  • Không sử dụng cho trẻ chưa rụng rốn vì đây là vùng nhạy cảm, dễ đọng lại cặn lá, cặn bẩn làm tổn thương thậm chí nhiễm trùng rốn của cho bé. 
Tắm là trị bệnh về da cho bé
Mẹ nấu nước lá tắm theo hướng dẫn ở trên và một số lưu ý khi sử dụng

Phương pháp lá tắm thiên nhiên đem lại một số ưu điểm cho mẹ vì nguồn nguyên liệu dễ kiếm bởi vậy giá thành rẻ tiết kiệm cho mẹ. Thế nhưng, nước lá tắm tồn tại một số nhược điểm sau: 

  • Tiềm ẩn nguy cơ tổn thương da bé: Do lá tắm không sạch hay mẹ xử lý, lọc không kỹ đều có thể gây kích ứng da bé. 
  • Kém tiện lợi: Với nhiều giai đoạn phức tạp khiến mẹ mất nhiều thời gian, đồng thời phải tắm lại cho trẻ bằng nước sạch khiến trẻ dễ bị cảm lạnh.
  • Hiệu quả chậm: Đây là nhược điểm chung của các phương pháp dân gian, cần thời gian dài sử dụng. 

2. Tắm cho trẻ bằng nước tắm thảo dược chuyên dụng

Nước tắm thảo dược được chiết xuất từ nhiều loại lá tắm khác nhau. Cũng như cách tắm lá, các sản phẩm này có tác dụng làm sạch da, giảm viêm, ngứa khi bé bị mụn sữa. Tuy nhiên, nước tắm thảo dược là giải pháp ưu việt hơn, đặc biệt với mẹ bỉm bận rộn vì giúp mẹ tiết kiệm thời gian chuẩn bị, hiệu quả nhanh hơn nhiều lần so với cách mẹ tắm 1 vài loại lá ở trên. 

Trên thị trường có nhiều dòng nước tắm thảo dược chuyên dụng, để chọn được sản phẩm tốt nhất cho bé, mẹ cần lưu ý: Kiểm tra thành phần tránh chất tạo bọt, chất tạo mùi hóa học, ưu tiên chọn sản phẩm có chứng nhận đầy đủ, được chuyên gia nhi đánh giá cao và nhận được đánh giá tích cực của mẹ khi sử dụng.

Mẹ tham khảo nước tắm gội thảo dược Dr.Papie đã đạt giấy chứng nhận của Sở Y Tế Hà Nội để giúp bé trị mụn sữa. Thành phần nước tắm có tới 9 loại dược liệu không chứa xà phòng chất tạo bọt giúp làm sạch an toàn, tiêu diệt vi khuẩn vi nấm, kháng khuẩn kháng viêm. Đồng thời, nước tắm chứa vitamin giúp tái tạo phục hồi làn da giúp mụn sữa ở bé nhanh khỏi hơn. 

Nước tắm gội thảo dược Dr. Papie
Nước tắm thảo dược Dr.Papie giúp hỗ trợ điều trị mụn sữa được chuyên gia, nhiều mẹ tin cậy

Cách sử dụng nước tắm thảo dược chuyên dụng giúp mẹ chỉ cần 5 – 10 phút sẽ tắm xong cho bé: 

  • Bước 1: Chuẩn bị chậu nước ấm sạch, pha lượng nước tắm phụ thuộc vào mỗi trẻ đảm bảo liều lượng 2,5ml nước tắm hòa tan trong 5ml nước ấm.
  • Bước 2: Sử dụng nước tắm đã pha để tắm gội nhẹ nhàng toàn thân trẻ, đặc biệt vùng bị mụn sữa mẹ lau kỹ. 
  • Bước 3: Lau khô người trẻ, không tráng lại bằng nước sạch.

3. Sử dụng thuốc bôi trị mụn sữa cho trẻ

Bé cần sử dụng thuốc bôi khi có dấu hiệu của viêm nhiễm, ngứa ngáy, nhiễm khuẩn: sưng, da đỏ tấy lên, trẻ sốt, các nốt mụn mưng mủ lở loét,… Bố mẹ không nên tự ý bôi thuốc mà cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để có hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp với từng bé.

Một số loại thuốc được bác sĩ kê: Kem chống viêm chứa corticoid dạng nhẹ (Hydrocortisol 1%, clobetasaol,…), thuốc kháng sinh, chống nấm (mupirocin 2, acid fusidic,…),…

Sau khi được bác sĩ kê đơn thuốc, mẹ tham khảo cách bôi sau để an toàn và hiệu quả cao:

  • Bước 1: Mẹ rửa vệ sinh sạch tay để tránh lây vi khuẩn từ tay mẹ sang da bé. 
  • Bước 2: Lau rửa vị trí bé bị mụn sữa, lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm. 
  • Bước 3: Lấy lượng kem vừa đủ theo hướng dẫn, mẹ nhàng thoa và massage để kem thấm hết (mẹ không lấy quá nhiều sẽ dẫn đến bít tắc lỗ chân lông làm tình trạng trầm trọng).
Lưu ý dùng kem bôi trị mụn
Mẹ sử dụng kem khi bé có dấu hiệu viêm nhiễm và phải được tư vấn của bác sĩ khi dùng

4. Chăm sóc bé một cách khoa học

Ngoài việc mẹ sử dụng các loại nước tắm giúp hỗ trợ làm sạch, để bé bị mụn sữa nhanh khỏi mẹ cần tuân thủ 7 quy tắc sau: 

  • Chọn quần áo mềm, thoáng khí: Để giúp bé thoải mái, mồ hôi không ứ đọng trên da gây ngứa ngáy, bít tắc lỗ chân lông. Mẹ tránh loại quần áo thô ráp sẽ chà xát vào nốt mụn gây vỡ nguy cơ nhiễm trùng da.
  • Không gian sống cho trẻ: Giữ môi trường sạch sẽ, không bụi bẩn bằng cách vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa hằng ngày. Với những vật tiếp xúc trực tiếp với bé như chăn, nệm,… mẹ giặt 1 tuần 1 lần để tránh đồ vật chứa vi khuẩn, bụi bẩn lan sang da bé. 
  • Giữ da bé luôn sạch sẽ: Điều này giúp mồ hôi, bụi bẩn không tồn tại trên da bé quá lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Mẹ lau người bé mỗi ngày, rửa mặt thường xuyên nhất là sau khi bé ra ngoài về. 
  • Không tự ý bôi kem, thuốc: Vì nếu mẹ dùng sai cách, sai liều lượng sẽ dẫn đến bít tắc lỗ chân lông, thậm chí tác dụng phụ như phồng rộp, sưng nóng khiến tình trạng trầm trọng hơn. 
  • Không nặn mụn trên cơ thể bé: Nặn mụn sữa dễ làm nhiễm trùng, hoặc để lại sẹo trên da. 
  • Không chà xát mạnh khi tắm: Mẹ nên tắm nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh dẫn đến nốt mụn vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm.
  • Chế độ ăn của mẹ cho con bú: Mẹ ăn gì con bú đấy, nên chế độ ăn của mẹ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa trẻ bé. Mẹ nên ăn đồ thanh đạm, tránh đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, trứng,…
Mẹ nên dọn không gian thường xuyên cho bé
Mẹ dọn dẹp nhà cửa thường xuyên đặc biệt đồ vật hay tiếp xúc với da bé như chăn, nệm,… để tránh lây bẩn sang bé đang bị mụn sữa

Với câu hỏi Trẻ bị mụn sữa phải làm sao, mẹ nên dùng nước tắm thảo dược chuyên dụng để tắm cho bé kết hợp với chế độ chăm sóc khoa học như chia sẻ ở trên để bé nhanh khỏi nhất. Nếu mẹ còn bất cứ thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để nhận được sự tư vấn kịp thời từ đội ngũ chuyên gia của Dr.Papie mẹ nhé!

6 thoughts on “Trẻ bị mụn sữa phải làm sao? Hướng dẫn cách trị mụn hiệu quả 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook