Mụn sữa trong miệng trẻ sơ sinh: Hướng dẫn 5 mẹo chữa nanh sữa ở trẻ sơ sinh

3/5 - (3 bình chọn)

Mụn sữa mọc trong miệng (còn gọi là “nanh sữa”) trẻ sơ sinh hay còn gọi là nanh sữa, biểu hiện có các mụn trắng li ti mọc ở trong khoang miệng. Mẹ yên tâm vì bệnh này thường ít gây biến chứng và có thể tự khỏi từ 1 – 2 tuần nếu mẹ xử lý tốt. Bài viết này sẽ “mách mẹ” một số kinh nghiệm chữa trị khi gặp mụn sữa mọc trong miệng trẻ sơ sinh.

Hình ảnh trẻ bị nanh sữa - Mụn sữa mọc trong miệng trẻ sơ sinh
Hình ảnh trẻ bị nanh sữa (mụn sữa ở lợi trẻ sơ sinh)

1. Tổng quan về mụn sữa trong miệng trẻ sơ sinh

1.1. Mụn sữa ở lợi (nanh sữa) là gì

Mụn sữa mọc trong miệng (mụn sữa ở lợi trẻ sơ sinh) hay còn gọi là nanh sữa, là tổn thương lành tính của niêm mạc miệng hay gặp. Mẹ sẽ thấy những nốt mụn màu trắng hoặc vàng có kích thước từ 2 – 3mm ở niêm mạc lợi hàm trên, hàm dưới của trẻ. Thông thường chúng là mụn nước và rất dễ vỡ trong quá trình ăn uống tạo thành các vết loét nhỏ, khiến trẻ cảm thấy khó chịu. 

Mụn sữa ở lợi trẻ sơ sinh
Nướu trẻ sơ sinh màu vàng là dấu hiệu nanh xuất hiện ở niêm mạc lợi hàm trên, hàm dưới của trẻ. (mụn sữa ở lợi)

1.2. Nguyên nhân gây mụn sữa (nanh sữa) ở lợi trẻ sơ sinh

  • Do cặn sữa mẹ đọng lại: Trong khoảng 2 tháng đầu sau sinh, cặn sữa dễ đọng lại trong khoang miệng và hình thành mụn sữa ở lợi trẻ sơ sinh. 
  • Do bé dùng kháng sinh: Bé sử dụng kháng sinh dài ngày làm mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại, khiến vi khuẩn gây bệnh dễ dàng tấn công, gây viêm nhiễm, mọc mụn. 
  • Do bệnh nấm miệng, nhiễm trùng nấm Candida Albicans: Nấm Candida gây mọc mụn ở trong khoang miệng, tuy nhiên bệnh thường xuất hiện ở người lớn hoặc trẻ trên 6 tháng tuổi. 
  • Do bố mẹ không vệ sinh sạch sẽ miệng của bé: Vệ sinh miệng kém cho con khiến các vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi, phát triển và gây viêm nhiễm, mọc mụn sữa ở lợi. 
  • Mẹ nhiễm nấm do dùng kháng sinh, thuốc kháng acid, steroid, bị dị ứng, stress hoặc ăn đồ ngọt,..: Những chất này sẽ qua sữa mẹ vào trong khoang miệng của con, gây kích ứng niêm mạc miệng, làm rối loạn hệ vi sinh vật dẫn đến mọc mụn sữa ở lợi. 
Nguyên nhân mụn sữa mọc trong miệng trẻ sơ sinh
Lợi trẻ sơ sinh bất thường do cặn sữa dễ đọng lại trong khoang miệng và hình thành mụn sữa ở lợi.

Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh: Mụn sữa mọc trong miệng là bệnh lành tính, sẽ nhanh khỏi nếu được phát hiện sớm và mẹ có cách xử lý đúng cách. Bệnh trở nên nguy hiểm khi mẹ thấy các vết loét lây lan sang vòm họng, trẻ quấy khóc thường xuyên, bé không ăn và ngủ được. Thậm chí, những vết loét này có thể lan sang thanh quản, phổi hoặc đường tiêu hóa dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn. 

1.3. Nanh sữa cứng hay mềm?

Nanh sữa hình thành từ cặn sữa đọng lại và một số ổ viêm xuất hiện trên lợi bé. Do đó mụn sữa thường mềm, không cứng do không phải chân răng mọc lệch. Nếu thấy nanh sữa của bé có dấu hiệu cứng và sưng to, hãy đưa bé đi khám tại cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán chính xác.

2. Top 5 mẹo chữa nanh sữa ở trẻ sơ sinh

2.1. Vệ sinh vùng lợi có nanh sữa đúng cách

Nướu và lưỡi trẻ sơ sinh màu vàng, bất thường, hay dính cặn sữa do niêm mạc trẻ sơ sinh thường khô hơn người lớn nên vi khuẩn dễ tích tụ và phát triển, gây mụn sữa trong miệng. Vì vậy, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày đó ạ.

Thời gian thích hợp để mẹ vệ sinh vùng bị nanh sữa cho con là 1 – 2 tiếng sau khi con ăn sữa hoặc bú mẹ. Mẹ không vệ sinh ngay sau khi con ăn xong bởi con vừa ăn no sữa, mẹ đưa tay vào miệng con sẽ khiến con dễ bị nôn trớ do cổ họng bị kích thích. 

Vệ sinh miệng vào buổi sáng sau khi bé ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ giúp khoang miệng của bé được sạch sẽ hơn đó ạ!

Gạc vải mềm vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh khi bị nanh sữa
Sử dụng gạc vải mềm để vệ sinh vùng miệng dễ bị nanh sữa cho bé

Mẹ sử dụng gạc vải mềm hoặc gạc rơ lưỡi của Dr.Papie để vệ sinh vùng miệng bị mụn sữa ở lợi cho trẻ sơ sinh như sau: 

  • Bước 1: Mẹ rửa tay sạch, tránh để vi khuẩn từ tay mẹ vào trong khoang miệng của con. 
  • Bước 2: Mẹ quấn gạc hoặc đeo gạc tưa lưỡi hình ống quanh ngón trỏ, sau đó nhúng vào dung dịch NaCl 0,9% hoặc nước đun sôi để nguội. 
  • Bước 3: Mẹ lau miệng cho bé theo từng vùng: vòm miệng, lưỡi, nướu, họng. Chú ý không đưa ngón tay quá sâu gây nôn cho con. 
  • Bước 4: Mẹ đặt ngón tay ở gốc lưỡi rồi kéo ra ngoài để loại bỏ hết cặn sữa bám bên dưới lưỡi. 

2.2. Vệ sinh đồ dùng, tránh nhiễm khuẩn gây mụn sữa (nanh sữa)

Các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với bé dễ bị vi khuẩn lây vào khoang miệng, tấn công và làm nặng thêm tình trạng mụn sữa (nanh sữa). Do đó, để đảm bảo vệ sinh và ngăn ngừa tiến triển nặng thêm của mụn sữa ở lợi trẻ sơ sinh, mẹ cần: 

  • Vệ sinh núm vú, bình sữa bằng nước sôi, để khô ráo nước trước khi cho con bú. 
  • Đồ chơi, những vật dụng khác tiếp xúc thường xuyên với con, mẹ vệ sinh bằng xà phòng và rửa sạch bằng nước 1 ngày/lần. 
Vệ sinh bình sữa, núm sữa của bé giảm nanh sữa
Mẹ nên luộc bình sữa và núm sữa để đảm bảo vô khuẩn trước khi cho con bú giúp tránh bị mụn sữa trong miệng trẻ sơ sinh

2.3. Cách cho bé bú giúp giảm nanh sữa ở trẻ

Mẹ chú ý chế độ của bé nhà mình khi bé bị mụn sữa trong miệng:

2.3.1 – Với trẻ sơ sinh mới chỉ được bú sữa: 

  • Mẹ không để bé uống sữa khi sữa quá nóng vì nhiệt độ cao sẽ gây bỏng cho con, các nốt mụn hoặc vết loét dễ bị viêm nhiễm và khó lành hơn.
  • Nhiệt độ chuẩn của nước khi pha sữa cho bé thông thường từ 40 – 50 độ C. Trước khi cho con bú, mẹ nhỏ vài giọt vào mu bàn tay để thử độ nóng. Mẹ lưu ý không thử bằng miệng, tránh vi khuẩn ở khoang miệng của con lây sang cho con. 

2.3.2 – Với trẻ sơ sinh bắt đầu tập ăn dặm (bé ở độ tuổi từ 5 – 6 tháng): 

  • Mẹ chỉ nên cho con ăn những loại thực phẩm dạng lỏng hoặc mềm, có tính mát như trái cây mềm (kiwi, chuối,…), rau củ đã xay nhuyễn. Những thực phẩm này giúp mụn sữa trong miệng con ít bị vỡ, các vết loét nhanh khỏi hơn. 
  • Mẹ không cho trẻ ăn thức ăn quá cứng, quá mặn hoặc quá nóng vì chúng sẽ làm con đau rát nhiều, vết mụn sữa ở lợi sẽ dễ loét và trở nặng hơn. 
Chế độ ăn của bé bị mọc mụn sữa (nanh sữa) trong miệng
Chế độ ăn và bú sữa có thể giúp rút ngắn thời gian chữa mụn sữa trong miệng trẻ sơ sinh

2.4. Đưa bé đi khám mụn sữa trong miệng

Đa số trường hợp răng sữa không gây đau hay khó chịu gì cho trẻ, tuy nhiên nếu mẹ quan sát thấy con có một trong những biểu hiện sau thì cần đưa con đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời:

  • Trẻ bỏ bú, bỏ ăn và quấy khóc liên tục vì đau.
  • Các mụn sữa ở lợi vẫn có màu trắng nhưng phần niêm mạc lợi xung quanh có màu đỏ, sưng. 
  • Bé sốt không rõ nguyên nhân.
  • Các vết loét lan rộng sang các vùng khác trong khoang miệng. 

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm sẽ tiến triển nhanh, mụn sữa lan khắp miệng thậm chí xuống vòm họng, thanh quản hoặc đường tiêu hóa. Khi đó, cách xử lý sẽ phức tạp hơn, bệnh lâu khỏi hơn đó ạ!

Biện pháp bác sĩ có thể áp dụng để điều trị cho con khi nang sữa có dấu hiệu nghiêm trọng đó là chích hay nhể mụn sữa. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ thoa 1 ít thuốc tê để giảm đau cho con. Sau đó, sử dụng dụng cụ nhọn làm rách vỏ nanh sữa, giải phóng chất màu trắng. Phần mụn sữa sau đó sẽ tự lành sau 1 – 2 ngày. 

Bé quấy khóc nhiều
Con quấy khóc liên tục khi bị mụn sữa (nanh sữa) trong miệng, mẹ cần đưa đi bác sĩ ngay.

Lưu ý biện pháp chích nanh sữa chỉ được thực hiện bởi bác sĩ, mẹ không tự ý thực hiện cho con tại nhà vì gây đau cho con, quá trình thực hiện không đủ vô khuẩn khiến con dễ nhiễm trùng nặng hơn. 

2.5. Cẩn trọng khi dùng mẹo dân gian trị mụn sữa trong miệng trẻ sơ sinh

Dân gian có một số cách như dùng nước lá đắp hoặc sử dụng các thuốc bôi trị mụn sữa. Tuy nhiên mẹ không áp dụng các mẹo này để trị mụn sữa trong miệng trẻ sơ sinh. Vì các cách này không đảm bảo vô khuẩn, mẹ vô tình đưa thêm nhiều vi sinh vật vào trong khoang miệng khiến mụn sữa nặng thêm. Ngoài ra, những loại thuốc bôi vào trong khoang miệng khiến bé dễ nuốt phải, gây rối loạn chuyển hóa và nhiều tác dụng phụ.

Lưu ý khi bé bị mụn sữa mọc trong
Mẹ cẩn trọng khi sử dụng mẹo dân gian để chữa nanh sữa cho trẻ sơ sinh

Mụn sữa mọc trong miệng (nanh sữa) trẻ sơ sinh không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không có cách xử lý đúng, bệnh sẽ lâu lành và tiến triển sang những biến chứng nặng hơn, mẹ chú ý nhé! Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, mẹ có thể để lại bình luận dưới bài viết này để được giải đáp bởi các chuyên gia của Dr.Papie. 

16 thoughts on “Mụn sữa trong miệng trẻ sơ sinh: Hướng dẫn 5 mẹo chữa nanh sữa ở trẻ sơ sinh

  1. Avatar
    Nhung nguyên says:

    Có lần bé nhà mik cũng thấy có mấy nốt trắng trong lợi như thế,cứ nghĩ bé mọc răng,nhưng rồi lại tự hết.nay đọc bài viết mới biết đó lạ mụn sữa mọc trong miệng,cũng hay giờ lại biết thêm cách trị mụn sữa trong miệng rồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook