Mụn sữa ở mũi trẻ sơ sinh tại sao lại xuất hiện? Cách điều trị thế nào để an toàn nhất? Mẹ tham khảo ngay những chia sẻ của chuyên gia dưới đây và trang bị cho mình kiến thức về mụn sữa đầy đủ, tin cậy nhất nhé
Xem thêm: Mụn sữa ở miệng trẻ sơ sinh và mẹo điều trị
1. Nguyên nhân gây mụn sữa ở mũi trẻ sơ sinh
Hiện tại, nguyên nhân chính xác dẫn đến mụn sữa ở mũi trẻ sơ sinh vẫn chưa được phát hiện. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, mụn sữa ở trẻ có liên quan đến hormone của mẹ lúc mang bầu, chúng kích thích tuyến dầu của bé phát triển, khiến bã nhờn tăng lên làm bít kín lỗ chân lông và gây ra mụn sữa ở trẻ.
Ngoài ra, một số yếu tố khác khiến trẻ dễ bị mụn sữa hơn như:
- Tác dụng phụ của thuốc: Trong thời kỳ mang thai mẹ sử dụng thuốc hoặc bé đang dùng thuốc điều trị, dược tính của thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là mụn sữa ở trẻ.
- Sữa bột không phù hợp: Khi trẻ bắt đầu uống sữa ngoài, sữa bột chứa nhiều đạm protein là chất dễ gây dị ứng khiến trẻ nổi mụn sữa ở mũi.
- Chế độ ăn uống của mẹ: Bé sơ sinh hấp thu dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ hay mẹ ăn gì con bú đấy. Bởi vậy, khi mẹ ăn các thực phẩm cay nóng khiến sữa nóng hoặc nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng, từ đó bé có nguy cơ bị nổi mụn sữa ở mũi.
- Trẻ bị phì đại tuyến bã nhờn: Trẻ em lỗ chân lông chưa được phát triển trong khi tuyến bã nhờn phì đại, đặc biệt vùng mũi tăng chất thải nhiều hơn cơ quan khác dẫn đến bít tắc lỗ chân lông cũng sẽ gây ra mụn sữa ở trẻ.
2. Mụn sữa ở mũi có nguy hiểm không
Mụn sữa là bệnh dễ gặp, nhất là trẻ từ 2 đến 3 tuần tuổi, hoặc sớm hơn ở giai đoạn 1 tuần tuổi. Theo thống kê, có khoảng 20% trẻ em trong nhóm tuổi trên mắc mụn sữa, đặc biệt tại các mặt, mũi là 2 vùng thường xuất hiện.
Vậy trẻ mắc mụn sữa sớm ở mũi như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe trẻ không? Câu trả lời là mụn sữa không gây nguy hiểm đến sức khỏe trẻ và có thể tự biến mất sau khoảng 2 tuần nếu mẹ phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên mụn sữa có thể trở nên nguy hiểm nếu chúng kéo dài hơn bình thường (2 tuần trở lên) hoặc xuất hiện chuyển biến xấu như:
- Mụn sữa ở mũi không biến mất dù bé đã 3 tháng tuổi.
- Mụn sữa ở mũi trở thành mụn đầu đen.
- Mụn sữa trên mũi khiến trẻ đau đớn, khó chịu.
- Mụn sữa trên mũi có dấu hiệu sưng viêm, tấy đỏ có mủ trắng tạo thành mụn nhọt.
Lúc này, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để nhận thăm khám kịp thời, tránh để lại các biến chứng xấu như nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, để lại sẹo trên mặt trẻ,…
3. 5 cách xử lý mụn sữa ở mũi trẻ sơ sinh
Để xử lý mụn sữa ở mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ cần chú trọng yếu tố vệ sinh vùng da mũi cho bé, loại bỏ các tác nhân có thể gây mụn sữa hoặc khiến mụn sữa trở nặng hơn như chế độ dinh dưỡng không hợp lý của mẹ, tác nhân gây kích ứng từ môi trường bên ngoài,… Mẹ theo dõi chi tiết các cách dưới đây:
3.1. Lau mặt cho bé với nước tắm thảo dược để làm sạch da mũi
Khi mũi của bé bị mụn sữa, mẹ làm sạch thường xuyên giúp da bé trở nên thông thoáng, bã nhờn, mồ hôi thoát ra không ứ đọng trên da trẻ lâu. Từ đó, giúp mụn sữa nhanh khỏi và tránh các biến chứng nặng hơn.
Để giúp bé làm sạch đồng thời hỗ trợ điều trị điều trị mụn sữa ở mũi, chuyên gia khuyên mẹ nên sử dụng nước tắm thảo dược thay vì nước trắng thông thường hay nước lá dân gian. Vì nước trắng chỉ giúp làm sạch không đem lại hiệu quả, còn nước lá dân gian tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho da bé như tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm, lông tơ cặn lá gây kích ứng,…
Bé bị mụn sữa ở mũi, mẹ cần chọn nước tắm có thể sử dụng trên da mặt trẻ với 3 tiêu chí sau: Không chứa xà phòng, không chất tạo bọt, không gây cay mắt trẻ. Mẹ ưu tiên sản phẩm nước tắm có chứng nhận đầy đủ và được chuyên gia đánh giá cao.
Mẹ tham khảo nước tắm thảo dược chuyên dụng Dr.Papie sản phẩm đã đạt giấy chứng nhận cấp phép sử dụng cho trẻ nhỏ của Sở Y Tế Hà Nội, được chuyên gia nhi khuyên dùng cho trẻ đang bị mụn sữa vì:
- Thành phần nước tắm: Sản phẩm được kết hợp từ 9 loại dược liệu chuyên điều trị mụn sữa: Trà Shan Tuyết, mướp đắng,… giúp làm sạch, đồng thời kháng khuẩn kháng viêm giúp mụn sữa nhanh khỏi.
- Đáp ứng yêu cầu về loại nước tắm dùng để rửa mặt cho bé đang bị mụn sữa ở mũi: Chứng nhận không cay mắt, công nghệ sản xuất tiên tiến giúp loại bỏ hoàn toàn cặn/bã lá dễ gây kích ứng da trẻ,…
Để sử dụng nước tắm đúng cách và tiết kiệm thời gian, mẹ thực hiện theo hướng dẫn sau: Lấy 2,5ml nước tắm thảo dược pha với 5 lít nước ấm và không cần tráng lại bằng nước sạch.
Xem thêm: Trẻ bị mụn sữa tắm lá gì?
3.2. Giữ cho da bé luôn khô thoáng, tránh ẩm và chất bẩn bám dính
Mẹ giữ cho da trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng giúp việc điều trị mụn sữa rút ngắn thời gian, đồng thời tránh tái phát.
- Giữ mặt bé sạch sẽ: Việc này giúp da mặt mũi bé sạch sẽ, không bị nhiễm trùng, kích ứng. Vì vậy, mẹ nên lau mặt mũi cho trẻ sau khi ăn. Đồng thời, mẹ rửa mặt cho trẻ 2 lần/ngày bằng nước tắm thảo dược.
- Giữ môi trường sạch sẽ: Mẹ lau dọn nhà mỗi ngày để giảm bụi bẩn, tránh bám lên mũi trẻ làm mụn sữa nặng hơn. Với những vật tiếp xúc trực tiếp với da bé như chăn, gối, vỏ đệm,… mẹ nên thay/giặt 1 tuần 2 lần tránh tích tụ vi khuẩn trên bề mặt vật.
3.3. Chú ý sản phẩm dùng ngoài da bé
Việc bôi kem ngoài da nếu mẹ dùng sai cách có thể khiến mụn sữa trầm trọng hơn do bí tắc lỗ chân lông,… Mẹ lưu ý điều sau khi dùng sản phẩm trên da bé khi đang bị mụn sữa ở mũi:
- Không tự ý thoa kem, thuốc mỡ,…lên da bé: Vì trong kem thường có chất giữ ẩm, các chất hóa học khác nếu mẹ sử dụng sai cách/sai liều lượng sẽ khiến kích ứng da bé, mụn sữa trầm trọng hơn.
- Không bôi phấn rôm lên mặt bé: vì phấn rôm sẽ dính bết ở 2 bên nếp mũi khiến bít tắc lỗ chân lông, làm các chất bài tiết không ra được ứ đọng dưới da làm mụn sữa trầm trọng hơn. Đồng thời, bé có thể hít phải gây hại cho hệ hô hấp còn yếu của trẻ.
- Không bôi tinh dầu lên mặt trẻ: Tinh dầu nguyên chất có nồng độ cao dễ gây kích ứng da bé, một số tinh dầu khi sử dụng trên mặt có thể gây cay mắt trẻ như tinh dầu gừng ,…
3.4. Mẹ cho con bú chú ý kiêng khem trong ăn uống
Khi mẹ đang có con nhỏ bú sữa mà mắc phải tình trạng mụn sữa ở mũi cần có những thay đổi trong chế độ ăn vì trẻ sơ sinh lấy dinh dưỡng từ sữa mẹ chủ yếu, mẹ ăn gì con hấp thụ đấy nên nếu mẹ ăn những đồ gây nóng sữa mẹ sẽ khiến trẻ bị mụn sữa nặng hơn:
- Mẹ kiêng ăn: thực phẩm cay nóng (ớt, tiêu,…), đồ nhiều dầu mỡ và nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, trứng, lạc,… vì khiến trẻ ra nhiều mồ hôi, dị ứng làm mụn sữa nghiêm trọng hơn.
- Mẹ nên ăn: các thực phẩm thanh đạm giàu chất xơ, các loại hoa quả nhiều vitamin như cam, quýt,… để giúp trẻ tăng đề kháng, khỏe mạnh.
3.5. Một số yếu tố khác cần chú ý
Để mụn sữa trên mũi trẻ nhanh khỏi, tránh nguy cơ một số biến chứng như nhiễm trùng mẹ cần lưu ý một số điều khi chăm sóc trẻ:
- Không nặn mụn sữa trên mũi trẻ: Khi mẹ nặn mụn sẽ tạo thành các vết thương hở, dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn, nấm,… nguy cơ gây nhiễm trùng nốt mụn làm điều trị khó khăn.
- Không chà xát mạnh khi rửa mặt mũi cho trẻ: Các nốt mụn rất dễ vỡ nên khi mẹ chà xát mạnh có thể dẫn tới vỡ nguy cơ để lại sẹo trên da. Mẹ cần thao tác nhẹ nhàng, sử dụng khăn mềm mại.
- Người lớn không ôm hôn trẻ: Việc tiếp xúc này có thể lây vi khuẩn từ người lớn lên da trẻ, hoặc nước bọt dính trên mặt trẻ nguy cơ gây nhiễm trùng, kích ứng làm mụn sữa lâu khỏi hơn.
- Đội mũ có khăn cho trẻ: Khi cho trẻ ra ngoài, mẹ nên sử dụng mũ có khăn giúp bụi bẩn không dính trên mặt trẻ. Mẹ chọn mũ vành rộng che đủ mặt trẻ, khăn chất liệu cứng, thô ráp có thể cọ xát vào da trẻ.
Mụn sữa ở mũi trẻ sơ sinh không phải tình trạng hiếm gặp và có thể tự thể tự hết. Nhưng mẹ cần chú ý chăm sóc đúng cách tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra: viêm nhiễm, mụn trứng cá, sẹo trên da,… Ngoài ra, mẹ kết hợp sử dụng nước thảo dược giúp làm sạch da đồng thời kháng khuẩn, kháng viêm giúp mụn sữa ở mũi trẻ nhanh khỏi hơn.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chuyên gia về Mụn sữa ở mũi trẻ sơ sinh. Nếu mẹ còn bất cứ thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ hotline 0988229672 để nhận được sự tư vấn kịp thời từ đội ngũ chuyên gia của Dr.Papie nhé!
Hay quá. Cảm ơn bác sĩ
Bài viết bổ ích quá, cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ
Bài viết rất hữu ích giúp mình có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc con tốt hơn , bé nhà mình từ nhỏ đã dừng nước tắm từ thảo dược an toàn và hiệu quả mình rất ưng dùng cho con.
Bé nhà mình lúc mới sinh cũng bị mụn sữa ở mũi mình cũng không làm gì cả ra ngoài tháng là con tự hết
Bé nhà mình lúc mới sinh cũng hay bị mụn sữa, sau khi tắm bằng nước tắm thảo dược là hết rồi
Chào mom! rất cảm ơn sự tin tưởng của mom dành cho Nước tắm thảo dược Dr.Papie! Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.
Bài viết hay hữu ích
Trộm vía lúc sơ sinh cin mik kg có mụn sữa ở mũi,nhưng mik vẫn duy trì dùng nước tắm Drpapie cho con hằng ngày trộm vía da bé khỏe hẳn
Bài viết hữu ích. Cảm ơn đã chia sẻ
Trẻ ss hay bị mụn sữa ở mũi
Mụn sữa này bao lâu sẽ hết vậy ạ?
Chào mom! Để được tư vấn kỹ hơn mom có thể gọi tới hotline: 0911225336
Trước giờ mình cứ nghĩ mụn sữa không ảnh hưởng gì đâu đấy. Cảm ơn bs
Cảm ơn dược sỹ chia sẻ, các mẹ bỉm tập đầu như mình có thêm kinh nghiệm chăm con
Bài viết hữu ích. Cảm ơn bs
Bài viết hay quá. Cảm ơn bs
Cảm ơn bài viết đã chia sẻ
Bài viết rất hay. Cảm ơn dược sĩ
Bài viết hay lắm ạ 🤘🤘
Bài viết hay quá cảm ơn bs
Ngày trước con bị dị ứng mk cũng hay kiếm lá đun tắm cho con.từ khi tìm nước nước tắm dr.papie tắm cho cob da bé khỏi dị ứng cái mình dùng đến này cũng hơn 5 năm rồi.vừa tiện mà nhanh gọn k mất thời gian như mọi khi
Mụn sữa nếu k chữa trị kịp thời thì dẫn đến hệ quả cho trẻ