7 sai lầm cần tránh và cách trị hăm ở vùng kín khoa học cho trẻ 

Rate this post

Vùng kín là khu vực dễ bị hăm nhất trên cơ thể của bé. Trẻ bị hăm ở vùng kín thường đau và lâu khỏi hơn các vùng da khác khiến mẹ lo lắng, sốt ruột nên khó tránh khỏi những sai lầm. Vậy những sai lầm đó là gì? Mẹ hãy đọc hết bài viết dưới đây để hiểu rõ và biết cách trị hăm ở vùng kín khoa học cho trẻ.

Trẻ bị hăm ở vùng kín
Bị hăm vùng kín khiến bé khó chịu, quấy khóc

1. Sai lầm phổ biến khi chữa hăm vùng kín cho con

Dưới đây là những sai lầm phổ biến mẹ mắc phải khi chữa hăm vùng kín cho bé, mẹ lưu tâm nhé!

1.1. Dùng phấn rôm

Mẹ nghĩ rằng, phấn rôm có khả năng kiềm mồ hôi, loại bỏ môi trường ẩm ướt gây hăm vùng kín nên đã vội vàng sử dụng ngay. Tuy nhiên phấn rôm ở dạng bột mịn mỏng, có thể bám vào da quanh vùng kín gây bít tắc lỗ chân lông và làm cho tình trạng hăm ở đây nghiêm trọng hơn. Nó còn có thể thâm nhập vào sâu trong vùng kín gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.Vì vậy mẹ tuyệt đối không sử dụng phấn rôm để trị hăm vùng kín cho trẻ. Thay vào đó, mẹ nên sử dụng kem bôi đặc trị cho hăm vùng kín như kem Bubchen, Desitin, Chicco,…

Không sử dụng phấn rôm trị hăm bé

1.2. Không vệ sinh vùng mặc tã sạch sẽ

Khi trẻ bị hăm vùng kín, việc vệ sinh sạch sẽ trước khi mặc tã rất quan trọng. Nếu không vệ sinh đúng cách sẽ làm cho trẻ bị hăm vùng kín ngày càng nặng và lâu khỏi hơn. Bởi các chất bẩn, vi khuẩn, vi nấm chưa được loại bỏ sẽ là nguyên nhân gây nên tình trạng hăm và có thể gây nhiễm trùng chỗ hăm của trẻ.

Mẹ lau rửa vùng kín qua loa trước khi mặc bỉm cho trẻ khiến chất thải khi bé đi vệ sinh chưa được lấy đi hết. Hay mẹ vệ sinh không đúng thứ tự từ trước ra sau cũng dễ khiến chất bẩn (phân) từ hậu môn kéo lên bộ phận sinh dục của trẻ gây nhiễm khuẩn.

Mẹ vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé
Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho trẻ trước khi mặc tã

1.3. Dùng xà phòng tắm để lau rửa vùng kín cho con

Mẹ nghĩ xà phòng lau rửa vùng kín của con sạch hơn nhưng không phải đâu, thậm chí nó còn gây hại khiến vùng da bị hăm nặng hơn đó! Tại sao vậy? Bởi trong xà phòng có chứa các chất tẩy rửa, tạo bọt, chất tạo màu, hương liệu hóa học như DEA (diethanolamine), TEA (triethanolamine),… Thêm vào đó độ pH cao không phù hợp với pH của da trẻ là 5,5 khiến vùng kín trẻ bị kích ứng, ngứa ngáy làm tình trạng hăm vùng kín của trẻ lâu khỏi và nặng thêm.

Không dùng sữa tắm chứa xà phòng khi bé bị hăm
Không dùng sữa tắm chứa xà phòng vệ sinh vùng kín khi bị hăm cho trẻ.

1.4. Dùng nước lá tắm bé khi bé bị hăm vùng kín nặng

Bé bị hăm nặng với các biểu hiện như đau rát cả ngày, vết hăm đỏ ửng rõ rệt, xuất hiện dày đặc, da vùng kín bị hăm sẽ sưng, nổi mụn sần sùi đồng thời có thể xuất hiện mụn mủ và sốt nhẹ. Lúc này mẹ không nên tắm nước lá cho trẻ. 

Do tắm nước lá chỉ dùng khi bé bị hăm vùng kín mức độ nhẹ. Khi trẻ đã bị hăm nặng thì việc tắm bằng các loại lá dân gian có nguy cơ khiến bé bị đau, xót và kích ứng. Hơn nữa này cũng có những bất cập như việc chuẩn bị nguyên liệu mất thời gian, không đảm bảo vệ sinh, có thể chứa thuốc trừ sâu, không rõ liều lượng,… gây kích ứng không phù hợp với bé hăm vùng kín nặng.

Không dùng lá tắm khi bé bị hăm vùng kín nặng
Không dùng nước lá tắm khi bé bị hăm vùng kín nặng

1.5. Mặc bỉm/tã thiếu khoa học

Mặc bỉm chất lượng kém cho bé khi bé bị hăm vùng kín: Sản phẩm bỉm, tã giấy kém chất lượng có độ thấm hút rất thấp, độ thoáng khí không đạt tiêu chuẩn, khâu khử trùng kém, nên dễ gây ra mẩn ngứa, nhiễm trùng. Kích thước bỉm không phù hợp, độ co giãn kém gây cọ xát khiến vùng kín hăm nặng hơn.

Không thay bỉm thường xuyên khi bé bị hăm vùng kín:Vùng kín bị hăm không được thoáng khí, độ ẩm cao lại tiếp xúc với phân và nước tiểu trong thời gian dài, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển mạnh làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Bé mặc bỉm tã đúng cách
Mặc tã không đảm bảo chất lượng khiến hăm vùng kín ở trẻ nặng lên

1.6. Mặc quần chật, bí nóng, cọ xát liên tục vào da bé

Mặc quần quá chật, bí nóng khiến cho các vết hăm ở vùng kín của bé thường xuyên bị cọ xát dẫn đến lở loét, chảy máu, nhiễm trùng.

Mặc quần áo thoải mái cho bé
Không mặc quần áo quá chật cho bé khi bị hăm vùng kín nặng

1.7. Tự ý sử dụng thuốc trị hăm

Vì nôn nóng mong bé khỏi bệnh mà mẹ đã tự ý sử dụng thuốc trị hăm vùng kín cho bé. Thuốc trị hăm tác dụng nhanh thường chứa corticoid giảm đau, kháng viêm nhanh chóng nhưng có thể gây suy giảm miễn dịch khiến bé dễ mắc các bệnh nhiễm trùngkhác. Do vậy mẹ không được tự ý sử dụng các loại kem trị hăm này.

Căn cứ vào tình trạng hăm vùng kín của trẻ, mẹ chủ động liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ lưỡng hơn. Đồng thời, chỉ nên sử dụng các loại thuốc được các bác sĩ đã kê đơn hoặc khuyên dùng phù hợp với cơ địa bé.

Kem Bepanthen giúp trị hăm hiệu quả
Không nên tự ý sử dụng kem trị hăm vùng kín cho bé

Một số sai lầm mẹ thường gặp khi trị hăm vùng kín cho bé như dùng phấn rôm, không vệ sinh vùng mặc tã sạch sẽ, dùng nước lá tắm cho bé khi bị hăm nặng, mặc quần chật bí,.. Mẹ cần lưu ý để không mắc phải, tránh những tác động xấu đến vết hăm ở vùng kín của bé.

2. 7 kinh nghiệm điều trị khi trẻ bị hăm vùng kín hiệu quả

Vậy chăm sóc bé bị hăm vùng kín như nào là hiệu quả. Dưới đây là 7 kinh nghiệm các các chuyên gia muốn chia sẻ tới mẹ!

2.1. Nước lá chỉ dùng khi trẻ bị hăm vùng kín nhẹ

Theo kinh nghiệm dân gian, có nhiều loại lá có tác dụng điều trị hăm vùng kín như lá khế, lá trầu không, lá trà shan tuyết, lá trà xanh,… Tuy nhiên dùng nước lá tắm sẽ gây xót, gây kích ứng vùng kín nếu bé bị hăm nặng (có vết thương hở). Vì vậy nước lá chỉ dùng khi bé bị hăm vùng kín nhẹ, chưa có biểu hiện lở loét, mụn mủ mẹ nhé!.

Mẹ cần chọn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng tránh nhiễm thuốc trừ sâu,… Rửa sạch nhiều lần, nấu nước và lọc kỹ để tránh lá tiếp xúc với da bé gây xây xát. Mẹ không nên chà mạnh vào vùng kín bị hăm của bé tránh làm rách da. 

Tắm nước lá chỉ khi bé bị hăm vùng kín nhẹ
Tắm nước lá chỉ khi bé bị hăm vùng kín nhẹ

2.2. Lau rửa vùng kín của bé bằng nước tắm thảo dược để tăng hiệu quả điều trị

Nước tắm thảo dược có nguồn gốc từ lá tắm nhưng được sản xuất bằng phương pháp hiện đại, quy trình đạt chuẩn với thành phần lành tính. Mẹ không mất thời gian chuẩn bị, nguồn nguyên liệu chuẩn sạch, hàm lượng hoạt chất cao. Do đó nước tắm thảo dược dùng được cho cả trường hợp bé bị hăm vùng kín nhẹ và nặng. 

Tiêu chí chọn nước tắm thảo dược trị hăm vùng kín cho bé như sau:

  •  Thành phần hữu cơ thiên nhiên để an toàn, lành tính với da bé. Mẹ chọn loại có độ pH phù hợp với da bé (5.5) để tránh kích ứng, khô da,..
  • Có giấy chứng nhận đầy đủ từ các cơ sở y tế, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, không chứa thành phần độc hại cho bé.
  • Giá cả phù hợp với khả năng tài chính của mẹ. Ngoài ra, mẹ lưu ý tìm hiểu kỹ về giá niêm yết của sản phẩm, tránh mua hàng giảm giá quá sâu vì có thể mua phải hàng nhái/hàng gần hết hạn sử dụng.
  • Được nhiều chuyên gia Nhi khuyên dùng và mẹ bỉm tin tưởng sử dụng để chữa hăm bùng kín cho trẻ.

Với những tiêu chí trên, chuyên gia Dr.Papie khuyên mẹ nên chọn sản phẩm nước tắm thảo dược Dr.Papie – nước tắm thảo dược được Sở Y tế cấp phép, có tác dụng hỗ trợ trị hăm kể cả hăm vùng kín. Sản phẩm được nhiều mẹ bỉm ưu ái với các ưu điểm:

  • Hiệu quả trị hăm vùng kín nhanh chóng: Chiết xuất từ tinh chất lá Shan tuyết, sài đất, cỏ mần trầu, trầu không, mướp đắng… chứa nhiều “kháng sinh tự nhiên” giúp kháng khuẩn, chống viêm, làm lành tổn thương và cải thiện rõ rệt tình trạng hăm vùng kín sau 3 – 4 lần tắm.
  • An toàn tuyệt đối cho vùng kín của bé: Chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên, sạch, chuẩn hữu cơ châu Âu. Công nghệ lọc, chiết loại bỏ hoàn toàn cặn, lông tơ, vi khuẩn trong dược liệu, đảm bảo không kích ứng đặc biệt vùng kín của bé. Không chứa chất tạo bọt, hương liệu, cồn khô hoặc các chất hóa học khác.
  • Tiết kiệm chi phí và tiện lợi: Nước tắm đậm đặc nên tiết kiệm chi phí hơn so với nước tắm khác, mẹ chỉ cần pha loãng với nước rất tiện lợi.
Nước tắm Dr.Papie chứa các thành phần tự nhiên được các ý tá tắm tại viện cho trẻ sơ sinh
Nước tắm thảo dược Dr. Papie trị hăm vùng kín cho bé an toàn và hiệu quả

2.3. Thay đổi cách dùng bỉm/tã cho con

Do vùng kín của bé sẽ luôn tiếp xúc trực tiếp với bỉm nên việc dùng bỉm đúng cách chuẩn khoa học rất cần thiết. Làm thế nào để mẹ lựa được những chiếc bỉm đạt chuẩn cho con? Dr.Papie mách mẹ 3 lưu ý khi chọn bỉm sau: 

  • Chọn tã thấm hút tốt, giữ nước tốt, chứa nhiều hạt SAP: Hạt này có cấu tạo polyme có khả năng ngậm nước, giữ cho bề mặt khô ráo và chống trào ngược hiệu quả. Nhờ đó mà vùng kín của bé giảm tích tụ nước thải giúp vết hăm nhanh hồi phục hơn. 
  • Chọn tã lành tính: Vùng kín của bé nhạy cảm và dễ bị kích ứng với những chất độc hại có trong các loại bỉm không rõ nguồn gốc như chất làm trắng, chất chống nhăn, chất tạo hương,….
  • Chọn kích thước tã phù hợp với bé: Tã chật có thể gây cọ xát giữa bề mặt tã và da khiến vùng kín bé dễ bị tổn thương. Mẹ dựa vào độ tuổi, giới tính và cân nặng của con để lựa chọn size bỉm thích hợp cho con nhé!

Ngoài ra mẹ cũng cần chú ý mặc tã cho bé đúng cách:

  • Thay tã thường xuyên cho bé 3 – 4 giờ/lần ngay cả khi còn sạch: Để tránh việc chất thải tích tụ quá lâu, gây hầm bí và nặng thêm tình trạng hăm vùng kín của trẻ. 
  • Làm sạch phần da vùng kín đặc biệt là vùng kín trước khi mặc tã: Để tránh chất thải còn đọng lại ở vùng kín gây nhiễm khuẩn vết hăm. Do đó mẹ cần vệ sinh sạch sẽ, tốt nhất với nước tắm thảo dược, đợi da con khô rồi mới mặc tã mẹ nhé! 
Bỉm cho bé
Mẹ cần chọn lựa bỉm đảm bảo chất lượng cho bé

2.4. Lựa chọn quần áo vải thoáng khí, rộng rãi cho con

Mặc quần áo rộng rãi sẽ giúp vùng kín của bé được khô thoáng tự nhiên làm giảm tình trạng hăm vùng kín. Mẹ nên chọn quần áo chất liệu cotton dễ thấm hút mồ hôi. Đồng thời chọn rộng hơn một size để không khí dễ lưu thông hơn… Khi mặc quần áo mẹ có thể lộn ngược để tránh các đường may cọ vào khu vực hăm của trẻ.

Quần áo thoáng mát
Lựa chọn quần áo thoáng mát cho bé

2.5. Dùng kem chống/trị hăm cho bé

Kem trị hăm là phương pháp được rất nhiều mẹ sử dụng hiện nay để điều trị hăm vùng kín cho con. Do có tác dụng sát khuẩn và làm sạch hiệu quả, hỗ trợ phục hồi tổn thương của vùng kín. Tuy nhiên kem trị hăm chỉ dùng trong trường hợp hăm nhẹ (vùng da bị hăm không xuất hiện vết thương hở, không có mụn nước và các vết loét). 

Mẹ có thể tham khảo một số kem trị hăm vùng kín hiệu quả và an toàn như: Bepanthen, Sudocrem,Chicco, Sanosan, Biolane, Cetaphil,…

Kem trị hăm vùng kín cho bé
Kem trị hăm hỗ trợ hiệu quả trong điều trị hăm vùng kín ở trẻ nhỏ

Lưu ý khi dùng kem trị hăm vùng kín: Sử dụng kem phù hợp với tháng tuổi của con, thường được ghi trên bao bì sản phẩm. Thao tác nhẹ nhàng, chỉ lấy một lượng vừa đủ thoa và không được bôi kem vào sâu bộ phận sinh dục tránh tác dụng phụ nguy hiểm cho con.

2.6. Xây dựng thói quen chăm sóc vùng kín của con đúng cách

Mẹ cần xây dựng thói quen chăm sóc vùng kín cho bé đúng cách để vùng kín của bé nhanh hết hăm dưới đây:

  • Không bôi phấn rôm lên vùng kín của bé: Tránh tình trạng hạt phấn rôm sẽ gây bít tắc lỗ lỗ chân lông làm vết hăm vùng kín nặng thêm.
  • Tránh dùng sữa tắm/xà phòng tắm có chất tạo bọt, tạo mùi để lau rửa vùng kín cho bé: Hạn chế kích ứng da làm vùng kín của bé ngứa ngáy khó chịu.
  • Không chà xát mạnh, không thụt rửa quá sâu vùng kín của bé: Tránh gây rách da, thụt rửa sâu có thể khiến vi khuẩn bên ngoài vùng kín đi vào bên trong sẽ ảnh hưởng chức năng sinh sản của bé sau này.
Chăm sóc bé đúng
Cần có các biện pháp chăm sóc vùng kín của bé đúng cách

2.7. Đưa bé đi khám bác sĩ khi thấy hăm vùng kín trở nặng

Nếu chứng hăm vùng kín của bé chuyển biến xấu hoặc kéo dài vài tuần đến cả tháng thì mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu hăm vùng kín nặng mà mẹ cần đưa bé đi đến bác sĩ ngay:

  • Vùng da ở bộ phận sinh dục bị hăm sưng lên, sần sùi, xuất hiện mụn nước, mụn mủ lở loét.
  • Hăm lan rộng từ vùng kín sang các vùng da khác.
  • Bé đau rát, ngứa ngáy, bỏ bú, quấy khóc cả ngày.
  • Sốt không rõ nguyên nhân.
Khi nào đưa bé đi khám hăm vùng kín
Mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ nếu hăm vùng kín trở nặng

Mẹ cần nhớ những kinh nghiệm điều trị hăm vùng kín cho bé đã nêu bên trên như: Lau rửa vùng kín của bé bằng nước tắm thảo dược để tăng hiệu quả điều trị, thay đổi cách dùng tã/ bỉm, dùng kem trị hăm,…  để có cách chăm sóc bé thật khoa học, giúp bé chóng khỏi bệnh.

3.Thắc mắc thường gặp về vấn đề hăm vùng kín ở trẻ nhỏ

3.1. Trị hăm vùng kín cho bé trai cần lưu ý gì?

Khi bé trai bị hăm vùng kín thì mẹ có thể sử dụng nước lá hay nước tắm thảo dược để vệ sinh cho bé. Bên cạnh đó cũng có thể dùng kem trị hăm và cần chọn tã bỉm thiết kế riêng cho bé trai, kích thước rộng hơn một size,….

Mẹ có thể tham khảo thêm: Cách xử lý khi bé trai bị hăm bìu.

Trị hăm bìu bé trai
Trị hăm bìu cho bé trai

3.2. Trị hăm da vùng kín cho bé gái như thế nào?

Trị hăm vùng kín cho bé gái cũng tương tự cách trị hăm vùng kín cho bé trai đã nêu bên trên. Tuy nhiên việc chọn bỉm cho bé gái cũng có loại riêng nên mẹ chú ý khi lựa chọn nhé.

Mẹ có thể tham khảo thêm: Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao”.

Trị hăm vùng kín bé gái
Trị hăm vùng kín ở bé gái

3.3. Trẻ bị hăm đỏ hậu môn nên làm gì?

Khi trẻ bị hăm đỏ hậu môn mẹ cũng cần có cách chăm sóc hợp lý. Lau rửa hậu môn thường xuyên, mặc tã bỉm rộng hơn một size, dùng kem trị hăm,…Nếu bé bị hăm đỏ hậu môn quá nặng thì mẹ cần đưa đám gặp bác sĩ nhi khoa để được tư vấn chữa trị kịp thời.

Mẹ tham khảo thêm bài viết: Trẻ bị hăm đỏ hậu môn.

Nguyên nhân trẻ bị hăm hậu môn
Bé bị hăm hậu môn

3.4. Bé bị hăm rửa nước gì?

Bé bị hăm mẹ nên chọn nước tắm thảo dược để vệ sinh cho bé. Do nước tắm thảo dược có nguồn gốc từ lá tắm nhưng được sản xuất bằng phương pháp hiện đại, quy trình đạt chuẩn với thành phần lành tính. Giúp mẹ không mất thời gian chuẩn bị, đảm bảo an toàn cho bé.

Feedback nước tắm Dr. Papie
Nước tắm thảo dược giúp vệ sinh hăm an toàn cho bé

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chuyên gia gửi đến mẹ. Hi vọng mẹ sẽ có thêm những cách trị khi trẻ bị hăm ở vùng kín chuẩn khoa học và tránh được sai lầm khi chăm sóc. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận hoặc liên hệ theo số hotline 0988.229.672 để đc hỗ trợ nhé!

 

One thought on “7 sai lầm cần tránh và cách trị hăm ở vùng kín khoa học cho trẻ 

Comments are closed.

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook