TOP 9+ cách xử lý khi bé trai bị hăm bìu

Rate this post

Bé trai bị hăm bìu khiến mẹ loay hoay, không biết phải xử lý làm thế nào để bé nhanh khỏi. Bí quyết cho mẹ đây! Bài viết này, chuyên gia Dr.Papie sẽ mách mẹ 9 cách xử lý siêu khoa học, an toàn giúp bé khỏi hăm bìu nhanh nhất.

Bé trai bị hăm bìu
Trị hăm bìu cho bé trai

1. Dùng nước lá dân gian lau rửa vùng bìu cho bé trai

Việc lau rửa vùng bìu cho bé trai sẽ giúp làm sạch bụi bẩn, mồ hôi bám trên da, góp phần giúp giảm hăm cho bé. Tuy nhiên việc dùng nước lá dân gian lau rửa bìu chỉ áp dụng khi bé bị hăm bìu nhẹ, chưa có vết thương hở. Khi đó mẹ sẽ quan sát thấy vùng bìu căng bóng, ửng đỏ, ban đỏ lan ra và xuất hiện các vết mụn li ti. Ngoài ra bé thấy sợ hãi và quấy khóc khi đi vệ sinh và thay tã, bỏ ăn vì ngứa rát khó chịu.

1.1. Dùng lá trà xanh để trị khi bé hăm bìu

Theo tài liệu, Dược thư, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. TS. Đỗ Tất Lợi, nhà nghiên cứu dược liệu nổi tiếng ở nước ta…trà xanh chứa các thành phần như tanin, polyphenol… có tác dụng sát khuẩn mạnh, giúp làm sạch và phục hồi những tổn thương tại vùng hăm bìu của bé trai. Đồng thời, thành phần vitamin B1, B2, vitamin C trong lá trà xanh còn giúp nuôi dưỡng da khoẻ mạnh, nâng cao cơ chế đề kháng cho da.

Trị hăm bìu ở bé trai bằng lá trà xanh
Trị hăm bìu ở bé trai bằng lá trà xanh

Cách tắm rửa chè xanh cho bé trai bị hăm bìu: Đun khoảng 10 lá chè xanh với 2 lít nước sôi trong 3 phút. Chắt lấy dịch để rửa vùng bìu cho trẻ. 

Lưu ý: Tần suất thực hiện 2-3 lần/ngày.

1.2. Dùng lá trầu không để chữa khi bé bị hăm chim

Trong lá trầu có chứa tới 2.5% là tinh dầu cùng các thành phần có hoạt tính mạnh, tính kháng khuẩn, tiêu viêm, ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn có hại. Đồng thời, các chất vitamin C, B1… trong lá trầu không còn giúp dưỡng ẩm, nuôi dưỡng và phục hồi vùng da bị tổn thương nhanh chóng.

Trị hăm bìu ở bé trai bằng lá trầu không
Trị hăm bìu ở bé trai bằng lá trầu không

Cách tắm rửa lá trầu không cho bé trai bị hăm bìu: Đun sôi khoảng 3 – 5 lá trầu không cùng 1 lít nước sạch trong 10 phút. Chắt lấy nước và chấm nhẹ nhàng lên vùng bìu bị hăm.

Lưu ý: Tần suất thực hiện 3-4 lần/tuần.

1.3. Dùng lá khế để trị hăm bìu ở bé

Theo Đông y thì lá khế được xếp vào danh sách các lá thảo dược tự nhiên, công dụng giải độc, sát khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa, giúp làm giảm các triệu chứng của hăm bìu.

Trị hăm bìu cho bé trai bằng lá khế
Trị hăm bìu cho bé trai bằng lá khế

Cách tắm rửa lá khế cho bé trai bị hăm bìu: Mẹ giã nát lá khế, đun sôi cùng 1,5 lít nước và ít muối. Chắt lấy nước và rửa nhẹ nhàng vùng bìu bị hăm sau đó rửa lại bằng nước sạch. Mẹ nên chọn những loại lá khế còn xanh loại bánh tẻ là tốt nhất vì lượng hoạt chất lúc này là cao nhất.

Lưu ý: Tần suất lau rửa 2-3 lần/ngày.

1.4. Dùng lá trà Shan tuyết trị hăm bìu ở bé trai

Trà Shan tuyết chứa nhiều “kháng sinh thực vật” giúp kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn chặn vi khuẩn gây hăm bìu. Ngoài ra còn chứa tanin có tác dụng đẩy nhanh quá trình tái tạo da, giúp vùng hăm bìu mau khỏi. Trà Shan tuyết là loại trà đặc biệt, trồng trên vùng núi cao, lớn lên hoàn toàn tự nhiên, tuổi đời có thể trên 100 tuổi nên hàm lượng dưỡng chất trong trà Shan tuyết cao gấp nhiều lần trà xanh thông thường. 

Trị hăm bìu cho bé trai bằng trà shan tuyết
Trị hăm bìu cho bé trai bằng trà shan tuyết

Cách tắm rửa trà shan tuyết cho bé trai bị hăm bìu: Mẹ cần đun sôi 2 lít nước, cho khoảng một nắm lá trà vào đun tiếp khoảng 10 phút. Chắt lấy nước và mát xa nhẹ nhàng vùng bìu bị hăm cho bé sau đó thấm khô bằng khăn mềm. Mẹ lưu ý không cần rửa lại bằng nước sạch.

1.5. Dùng mướp đắng trị hăm chim cho bé

Mướp đắng có chứa nhiều vitamin B, C, betaine, protein… làm sạch và cấp ẩm cho vùng da tổn thương khi bé bị hăm chim. Đặc biệt thành phần momordicin trong mướp đắng có công dụng kháng khuẩn, chống lại sự tấn công vi khuẩn vi nấm giúp vùng bìu hăm không bị nhiễm trùng.

Trị hăm bìu cho bé trai bằng mướp đắng
Trị hăm bìu cho bé trai bằng mướp đắng

Cách tắm rửa mướp đắng cho bé trai bị hăm bìu: Cho 2 – 3 quả mướp đắng đun sôi cùng 2 lít nước. Chắt lấy nước và rửa nhẹ nhàng vùng bìu hăm cho bé, sau đó thấm khô lại bằng khăn mềm. Mẹ không cần tráng lại bằng nước.

Lưu ý chung khi dùng nước lá dân gian lau rửa vùng bìu cho bé trai:

  • Chỉ dùng khi bé trai bị hăm bìu nhẹ vì nước lá dễ gây xót, kích ứng vết thương hở khi bé bị hăm bìu nặng. 
  • Nước lá sau khi đun nên dùng ngay không để qua đêm làm biến đổi các dưỡng chất, nước tắm dễ bị nhiễm bẩn khi mẹ bảo quản không cẩn thận. 
  • Cần sơ chế lá sạch sẽ, tránh để lông tơ sót vì chúng dễ bám dính vào nếp gấp của bìu. 

Dùng nước lá để lau rửa vùng bìu cho bé trai có những ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm  Nhược điểm
  • Nguồn nguyên liệu rất dễ tìm.
  • Chi phí tương đối rẻ.
  • Dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.
  • Hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa của từng bé, chỉ phù hợp với hăm nhẹ (cấp độ 1, 2, 3)
  • Thời gian điều trị lâu, có thể gây xỉn màu da bé. 
  • Khó căn đúng liều lượng, nguồn nguyên liệu chưa chắc đảm bảo.
  • Da bé trai có thể bị kích ứng, tổn thương và khiến cho tình trạng hăm bìu nặng hơn.

2. Xử lý tình trạng bé trai bị hăm bìu an toàn với nước tắm thảo dược

Lau rửa vùng bìu cho trẻ bằng nước tắm thảo dược giúp làm sạch bụi bẩn, mồ hôi bám trên da, cải thiện tình trạng hăm cho bé. Nước tắm thảo dược cũng có nguồn gốc từ lá tắm dân gian có công dụng trị hăm bìu nhưng lại có nhiều ưu điểm hơn so với việc dùng nước lá. 

Khi dùng nước tắm thảo dược, mẹ không cần phải mất công chuẩn bị nước lá nên rất tiện lợi. Nguồn dược liệu đầu vào được tuyển chọn nên đảm bảo an toàn vệ sinh. Công nghệ bào chế hiện đại giữ được lượng hoạt chất tối ưu, hiệu quả cao nhất trong cả điều trị hăm bìu nhẹ và nặng ở bé trai.

Tiêu chí chọn nước tắm thảo dược trị hăm bìu cho bé trai là thành phần hữu cơ thiên nhiên, có giấy chứng nhận đầy đủ từ các cơ sở y tế, được nhiều chuyên gia Nhi khuyên dùng và mẹ bỉm tin tưởng sử dụng, không gây kích ứng, có độ PH phù hợp với da bé (5.5),…

Chuyên gia khuyên mẹ nên chọn sản phẩm nước tắm thảo dược Dr.Papie – nước tắm thảo dược được Sở Y tế cấp phép, có tác dụng hỗ trợ trị hăm kể cả hăm bìu. Sản phẩm được nhiều mẹ bỉm ưu ái với các ưu điểm:

  • Hiệu quả trị hăm nhanh chóng: Chiết xuất từ tinh chất lá trà Shan tuyết, sài đất, cỏ mần trầu, trầu không, mướp đắng… chứa nhiều “kháng sinh tự nhiên” giúp kháng khuẩn, chống viêm, làm lành tổn thương và cải thiện rõ rệt tình trạng hăm bìu.
  • An toàn tuyệt đối cho vùng bìu của bé: Chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên, sạch, chuẩn hữu cơ châu Âu. Công nghệ lọc, chiết loại bỏ hoàn toàn cặn, lông tơ, vi khuẩn trong dược liệu, đảm bảo không kích ứng đặc biệt vùng bìu của bé. Không chứa chất tạo bọt, hương liệu, cồn khô hoặc các chất hóa học khác.
  • Tiết kiệm chi phí và tiện lợi: Nước tắm đậm đặc nên tiết kiệm chi phí hơn so với nước tắm khác, mẹ chỉ cần pha loãng với nước rất tiện lợi.
Dr.Papie là nước tắm thảo dược chiết xuất từ 9 loại thảo dược khác nhau có công dụng tốt trong hỗ trợ điều trị hăm mông 
Nước tắm thảo dược Dr. Papie trị hăm bìu bé trai an toàn và hiệu quả

Cách thực hiện trị hăm bìu cho bé trai bằng nước tắm thảo dược Dr.Papie:

  • Bước 1: Pha theo tỉ lệ 2,5ml nước tắm Dr.Papie với 5 lít nước ấm.
  • Bước 2: Tắm, gội, rửa mặt, rửa bìu cho bé, ngâm người bé trong nước tắm đồng thời mát xa nhẹ nhàng.
  • Bước 3: Dùng khăn mềm thấm khô người. Không tráng lại bằng nước thông thường.

Vệ sinh bìu cho bé khi bị hăm bằng nước tắm thảo dược có những ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Hiệu quả, an toàn, tiện lợi, không gây kích ứng cho bé.
  • Tiết kiệm thời gian do không mất công chuẩn bị nhiều.
  • Thành phần dược liệu thiên nhiên đảm bảo chuẩn sạch, công nghệ chiết xuất hiện đại giữ được hàm lượng cao dược chất.
  • Giá thành sẽ cao hơn so với việc tự chuẩn bị nước lá dân gian ở nhà.

Bìu là bộ phận nhạy cảm và dễ tổn thương hơn bình thường. Nếu mẹ muốn trị hăm bìu cho con an toàn và hiệu quả nhanh, hãy ưu tiên áp dụng phương pháp lau/rửa vùng nhạy cảm của bé bằng nước tắm thảo dược chuyên dụng thay vì lá tắm dân gian mẹ nhé!

3. Sử dụng kem hăm trị hăm bìu cho bé trai

Ngoài những cách trị hăm bìu cho bé ở trên, sử dụng kem trị hăm cũng được mẹ áp dụng phổ biến. Kem trị hăm giúp làm dịu da đặc biệt là vùng bìu của bé, làm giảm các triệu chứng mẩn ngứa, viêm nhiễm và giúp da bé khô thoáng hơn, vết hăm nhanh lành hơn. Mẹ nên dùng kem trị hăm khi bé bị hăm bìu nhẹ do các sản phẩm trên có khả năng kháng khuẩn yếu nên ít hiệu quả trong quá trình điều trị các vết hăm nặng, có mủ kèm chảy dịch. 

Chuyên gia mách mẹ tiêu chí an toàn khi chọn kem hăm cho vùng da ở bộ phận sinh dục của bé:

  • Kem không chứa hoá chất độc hại, chất tạo mùi.
  • Ưu tiên dạng thuốc mỡ.
  • Kem có thành phần dưỡng ẩm.
  • Nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng rõ ràng. 

Một số kem trị hăm bìu cho bé trai lành tính, hiệu quả là Mustela, Chicco, Sudocrem,…

Kem trị hăm Chicco
Kem trị hăm Chicco

Lưu ý quan trọng khi dùng kem hăm trị hăm bìu của bé trai:

  • Bôi một lớp kem mỏng, tránh bôi quá dày sẽ làm vùng bìu bị bí, khó chịu. 
  • Đọc kỹ thông tin độ tuổi được dùng trên mỗi sản phẩm.

Trị hăm bìu cho bé bằng kem trị hăm có ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Dễ dàng tìm mua trên thị trường.
  • Cách sử dụng đơn giản.
  • Giúp dưỡng da, làm giảm viêm, ngứa.
  • Kem dễ bị làm giả, làm nhái, nhất là các loại kem có nguồn gốc từ nước ngoài.
  • Một số loại kem có chứa thành phần độc hại như corticoid, paraben,..
  • Khi bôi tay mẹ dễ chạm vào vết thương gây đau đặc biệt có thể gây nhiễm trùng vết thương hở.

4. Mặc bỉm khoa học cho bé trai nhanh khỏi hăm bìu

Sử dụng bỉm size chật, chất lượng kém, không thay thường xuyên,… là nguyên nhân khiến bé trai bị hăm nặng hơn. Vì vậy trong thời gian bị hăm bìu, mẹ cần lưu ý mặc và lựa chọn bỉm khoa học để bé trai mau khỏi bệnh.

Cách chọn bỉm cho bé trai mà mẹ cần biết:

  • Chọn tã có thiết kế phù hợp với giới tính của bé: Bé trai khi đi tiểu thường có xu hướng ướt về phía trước, vì vậy bỉm dành riêng cho bé trai thường được “đắp” thêm một lớp phía trước, giúp hiệu quả thấm hút và chống tràn của bỉm tốt hơn.
  • Chọn loại tã: Ưu tiên tã có chất liệu cotton, có khả năng thấm hút tốt và không chứa chất hóa học, chất làm trắng. 
  • Chọn kích thước tã: Bé trai có bộ phận sinh dục chiếm diện tích lớn hơn bé gái và sẽ căng lên khi sắp đi vệ sinh. Mẹ nên lựa chọn loại bỉm có kích thước rộng hơn rãi, tránh gây cọ xát, bí bách cho con. 

Lưu ý: Mẹ thay bỉm thường xuyên cho bé 3 – 4 giờ/lần. Trước khi thay bỉm mới, mẹ cần làm sạch vùng da mặc bỉm, đợi da con khô rồi mới mặc tránh bị bí hơi.

Mặc bỉm khoa học
Mặc bỉm khoa giúp bé trai bị hăm bìu nhanh khỏi hơn

5. Cách chăm sóc cho con khoa học hơn để tránh hăm bìu cho bé

Chăm sóc vệ sinh vùng kín cho bé trai đúng chuẩn sẽ hạn chế hăm bìu cho bé. Vì vậy mẹ hãy đọc hết phần dưới đây để có thể biết rõ được các cách chăm sóc bé chuẩn khoa học.

Một số lưu ý cho mẹ:

  • Chọn  loại quần rộng: Để tránh cọ xát vào vùng tổn thương trên da bé.
  • Tuyệt đối không bôi phấn rôm lên vùng bìu, vùng sinh dục: Do phấn rôm gây bít tắc lỗ chân lông, khó khăn cho việc thoát ẩm của da đặc biệt là vùng bìu.
  • Không dùng sữa tắm/ xà phòng lau rửa phần dưới của bé trai: Do một số loại có chất tạo bọt, tạo mùi dễ gây kích ứng cho bé.
  • Chế độ ăn khoa học cho bé: Bé nên kiêng cà chua, cam, dâu tây, mâm xôi, việt quất do có chứa lượng axit cao, làm thay đổi thành phần phân của bé khiến bé dễ bị hăm đặc biệt là vùng bìu. Mẹ nên cho bé bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, đạm, bổ sung đủ nước để tăng sức đề kháng cho bé.
  • Chú ý chế độ ăn của mẹ: Khi bé vẫn còn bú mẹ thì mẹ cần chú ý do thức ăn sẽ đi vào sữa. Mẹ nên kiêng cà chua, cam,.. và bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ, đạm,..

Thời điểm nên cho bé trai bị hăm bìu đi khám.

Nếu tình trạng hăm bìu chuyển biến xấu hoặc kéo dài vài tuần đến cả tháng thì bố mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Vì khi này có thể bé đã bị nhiễm trùng, nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng chức năng sinh sản sau này.

Các dấu hiệu nhận biết hăm bìu ở bé trai chuyển biến nặng:

  • Vùng da bìu bị hăm sưng lên, sần sùi, xuất hiện mụn nước, mụn mủ lở loét.
  • Hăm lan rộng từ bìu sang các vùng da khác.
  • Bé đau rát, ngứa ngáy, bỏ bú, quấy khóc cả ngày.
    Sốt không rõ nguyên nhân.

 

Bài viết trên đây của chuyên gia Dr.Papie đã đưa ra các cách điều trị cho bé trai bị hăm bìu chóng khỏi, an toàn tại nhà. Mẹ có thể tham khảo để có thể có phương án điều trị hiệu quả cho bé trai khi bị hăm bìu nhé.

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook