Trẻ sơ sinh bị hăm – 6 kinh nghiệm điều trị cực hay mẹ nên biết 

5/5 - (8 bình chọn)

Trẻ sơ sinh bị hăm khiến con ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. Mẹ lo lắng không biết làm thế nào để bé nhanh khỏi. Đừng lo, phần dưới đây là những kiến thức trong điều trị hăm tã được chia sẻ bởi chuyên gia Dr.Papie, mẹ tham khảo và áp dụng cho bé nhà mình nhé!

Trẻ sơ sinh bị hăm
Trẻ sơ sinh bị hăm với tỷ lệ khá cao

1. Hiểu rõ về chứng hăm trước khi chữa cho con

Hăm là tình trạng viêm da ở ở trẻ sơ sinh, thường ở ngấn mông, bẹn, bộ phận sinh dục, cổ, và các vùng da lân cận. Khi bị hăm da bé xuất hiện những mảng đỏ, có xu hướng lan rộng và đậm màu hơn. Giai đoạn nặng, trên vùng da bị hăm xuất hiện mụn nước li ti, có thể vỡ ra tạo vết loét, mụn sưng, viêm. 

Trẻ sơ sinh dễ bị hăm do các nguyên nhân sau: 

  • Da mỏng và nhạy cảm: Da của trẻ sơ sinh chỉ mỏng bằng ⅓  so với người lớn, nó rất nhạy cảm và dễ tổn thương bởi tác động từ môi trường bên ngoài đặc biệt là vi khuẩn, nấm gây bệnh. 
  • Vị trí trên bẹn nhiều nếp gấp, dễ đọng mồ hôi chất bẩn: Một số vị trí trên cơ thể của trẻ sơ sinh như bẹn, cổ, bộ phận sinh dục có nhiều nếp, dễ bị đọng mồ hôi, chất bẩn. Tại đây, môi trường ẩm ướt bí bách, nhiều vi khuẩn khiến chúng nhân lên nhanh chóng và gây hăm da cho con. 
Trẻ sơ sinh bị hăm da
Hình ảnh hăm da ở vùng bẹn của trẻ

Khi trẻ sơ sinh bị hăm, mẹ hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà cho con. Tuy nhiên, mẹ đừng vội chủ quan vì nếu vùng da bị hăm xuất hiện vết thương hở, mụn nước, mụn viêm thì tình trạng đang trở nên nghiêm trọng. Khi đó, con dễ mắc phải những biến chứng nguy hiểm như nhiễm nấm, nhiễm trùng da,…

Do đó, việc xử lý khi bé bị hăm ở mức độ nhẹ (khi chưa có vết thương hở, các mảng đỏ ít và chưa lan rộng) là vô cùng quan trọng, để tránh tình trạng hăm nặng gây khó chữa hơn. Mẹ lưu ý 2 nguyên tắc chính trong điều trị hăm da cho bé như sau:  

  • Loại bỏ nguyên nhân gây hăm ở con
  • Điều trị triệu chứng viêm nhiễm

Cụ thể thế nào, mẹ kéo xuống dưới đọc tiếp 6 cách “đánh bay” vết hăm hiệu quả và an toàn nhé! 

Nguyên tắc điều trị hăm da bé
Nguyên tắc điều trị hăm da ở trẻ sơ sinh là vệ sinh sạch sẽ và giảm viêm ngứa.

Hăm da khiến nhiều mẹ lo lắng và lúng túng trong việc chăm sóc con. Hiểu rõ được nguyên nhân cũng như nguyên tắc điều trị hăm, mẹ sẽ có hướng xử lý đúng cách. Dr.Papie mách mẹ 6 cách “đánh bay” vết hăm hiệu quả và an toàn, mẹ theo dõi nhé!

2. Trẻ sơ sinh bị hăm – chú trọng yếu tố vệ sinh

Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày và sau khi bé thay tã là việc cần thiết để con nhanh khỏi hăm hơn. Việc này không chỉ làm sạch da mà còn giúp loại bỏ những tác nhân gây hăm như vi khuẩn, nấm. Có 2 phương pháp để vệ sinh vùng da bị hăm cho bé: Nấu nước lá và sử dụng nước tắm thảo dược chuyên dụng.

Cách làm và ưu nhược điểm của từng phương pháp đã được tổng hợp bên dưới, mẹ theo dõi nhé!

2.1. Sử dụng nước lá dân gian vệ sinh cho bé

Các loại lá dân gian chứa thành phần như flavonoid, saponin, tinh dầu,… có tác dụng làm sạch và diệt khuẩn hiệu quả, do đó làm giảm tình trạng viêm đang tiến triển của hăm da. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng với bé bị hăm nhẹ, da chỉ ửng đỏ mà không có vết thương hở, vết loét hay mụn nước. 

Một số loại lá được dân gian áp dụng để trị hăm mẹ nên biết như: 

  • Trầu không: Trong lá chứa 0,8 – 2,4% tinh dầu thành phần chính là Eugenol – chất có khả năng kháng khuẩn làm sạch, ngừa viêm nhiễm khi bé bị hăm tã.
  • Trà shan tuyết: Thành phần chính trong trà shan tuyết là các polyphenol, EGGC, nó được coi như kháng sinh tự nhiên, nó chống lại được sự phát triển của vi khuẩn, nấm gây bệnh, hỗ trợ điều trị hăm hiệu quả.
  • Trà xanh: Trong trà xanh có hàm lượng lớn các chất có tác dụng sát trùng, diệt nấm và tái tạo da bị hăm hiệu quả như tanin, polyphenol, vitamin B, C.
  • Khổ qua (Mướp đắng): Mướp đắng chứa một lượng lớn glucoside, vitamin B, C, protein,… hỗ trợ điều trị hăm tốt cho trẻ sơ sinh nhờ khả năng làm sạch, diệt khuẩn hiệu quả, giảm tình trạng viêm ngứa và thúc đẩy phục hồi da.
  • Kinh giới: Thành phần chủ yếu của lá kinh giới là Menthol, d- Menthol, d – Limonene, có tác dụng kháng khuẩn chống viêm giúp giảm hăm nhanh chóng cho bé. 
Trẻ bị hăm tắm lá trầu không
Sử dụng trầu không để trị hăm cho con mang lại hiệu quả tốt.

Cách chuẩn bị nước tắm và tắm cho bé: 

  • Bước 1: Rửa sạch lá tắm, ngâm với một ít nước muối loãng trong 3 – 5 phút. 
  • Bước 2: Đun sôi lá cùng 2l nước sạch trong 3 – 5 phút. Sau đó, mẹ lọc bỏ bã và chắt lấy dịch nước. 
  • Bước 3: Pha loãng nước tắm vừa đun với 5l nước sạch, nhiệt độ nước tắm đến 35 – 38 độ C. 
  • Bước 4: Sử dụng khăn sạch để tắm cho bé, mẹ chú ý lau sạch phần da bị hăm của con. 

Lưu ý khi thực hiện: Mẹ tắm cho bé 1 lần/ngày và lau vùng da bị hăm sau mỗi lần thay tã. Mẹ không tắm nước lá cho trẻ sau khi đã khỏi bệnh vì nhựa lá dễ gây xỉn màu da bé sơ sinh. 

Lau khô người cho bé bị hăm sau khi tắm
Mẹ chú ý lau khô người cho con sau khi tắm xong mẹ nhé!

2.2. Sử dụng nước tắm thảo dược chuyên dụng

Hiện nay nhiều mẹ đã chuyển sang sử dụng sản phẩm nước tắm thảo dược để thay thế cho nước lá dân gian cách này tiện lợi và hiệu quả hơn gấp nhiều lần. Đặc biệt hơn, nước tắm thảo dược sử dụng được cả cho bé hăm nhẹ và hăm nặng mà không gây xót, đau vết thương hở. 

Tiêu chí quan trọng để lựa chọn nước tắm thảo dược trị hăm cho bé đó là sử dụng sản phẩm có thành phần tự nhiên và được chứng nhận đầy đủ từ cơ quan y tế có thẩm quyền.

Góc tham khảo: Nước tắm thảo dược Dr.Papie đáp ứng đầy đủ những tiêu chí ở trên đồng thời sản phẩm cũng nhận được nhiều đánh giá cao từ các chuyên gia nhi khoa và các bà mẹ bỉm sữa trong điều trị hăm ở trẻ sơ sinh.

Nước tắm thảo dược Dr.Papie trị hăm da cho bé
Nước tắm thảo dược Dr.Papie có công dụng tốt trong điều trị hăm da ở trẻ sơ sinh.

Nước tắm thảo dược Dr.Papie có những ưu điểm vượt trội hơn trong trị hăm da, đó là: 

  • Hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng: Sản phẩm là sự kết hợp của 9 loại thảo dược quý, giúp tăng cường tác dụng làm sạch, diệt khuẩn, giảm ngứa gấp nhiều lần so với khi chỉ dùng 1 loại lá. 
  • Đảm bảo tính an toàn, lành tính: Nước tắm Dr.Papie được ứng dụng công nghệ lọc qua màng, loại bỏ lông tơ sâu bệnh, cặn lá dễ gây kích ứng hăm tã. Ngoài ra, nước tắm này còn không gây xỉn màu da bé do đã được loại bỏ nhựa lá mẹ nhé! 
  • Tiết kiệm chi phí và tiện lợi: Mẹ chỉ mất 3 – 5 phút cho 1 lần tắm thay vì 20 – 30 phút khi tắm bằng nước lá. Ngoài ra, chi phí 1 lần tắm cho bé bằng nước tắm thảo dược chỉ có khoảng 3000 – 5000 đồng, một mức giá tiết kiệm cho các mẹ đó ạ!

Cách dùng nước tắm thảo dược trị hăm cho trẻ sơ sinh đơn giản và an toàn hơn: Mẹ pha nước tắm theo công thức chỉ mất 1- 2 phút và không cần tắm tráng lại bằng nước thường. 

Cách sử dụng nước tắm Dr. Papie trị hăm cho bé
3 bước đơn giản trị hăm bằng nước tắm thảo dược Dr.Papie

2.3 Nên dùng lá tắm hay nước tắm thảo dược chuyên dụng trị hăm cho bé sơ sinh? 

Mẹ vệ sinh nước lá dân gian hay nước tắm thảo dược đều có những ưu điểm và hạn chế riêng mà Dr.Papie đã tổng hợp ở bảng dưới đây. Mẹ tham khảo để có lựa chọn phù hợp nhất nhé! 

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm
Dùng nước lá dân gian
  • Hiệu quả, an toàn.
  • Tiết kiệm chi phí do nguyên liệu có sẵn.
  • Dễ kiếm nguyên liệu.
  • Thời gian chuẩn bị lâu. 
  • Dễ bị kích ứng với lá tắm, chỉ áp dụng khi bé bị hăm nhẹ. 
  • Dễ bị viêm ngứa, kích ứng bởi cặn lá, lông lá, bụi bẩn. 
  • Da bé dễ bị xỉn màu bởi nhựa lá.
Dùng nước tắm thảo dược
  • Hiệu quả nhanh hơn so với  nước lá dân gian.
  • An toàn, lành tính với da do chứa thành phần hữu cơ, ít gây kích ứng da.  
  • Không chứa cặn lá, lông lá, bụi bẩn trong thành phần do được lọc qua màng khi sản xuất. 
  • Không gây xỉn màu da bé do không chứa nhựa lá. 
  • Chưa ghi nhận nhược điểm 

Như vậy, qua bảng so sánh trên mẹ thấy rằng: Để giúp bé nhanh khỏi hăm, mẹ nên sử dụng nước tắm gội thảo dược vì nó đem đến hiệu quả nhanh hơn, được loại bỏ hoàn toàn cặn, bã lá và khắc phục được nhược điểm của lá tắm dân gian khi trị hăm. 

3. Xây dựng thói quen chăm sóc đặc biệt cho bé theo từng vị trí bị hăm

Dựa vào vị trí bị hăm của bé mà mẹ có cách chăm sóc khác nhau: 

  • Nếu bé hăm cổ: Mẹ hạn chế dùng khăn quàng cổ, tránh để khăn cọ xát nhiều vào vùng da bị hăm dễ tạo vết thương hở. Mẹ cũng chú ý lau nước dãi chảy xuống cổ bé sạch sẽ vì nước dãi có độ nhớt cao, chứa nhiều vi khuẩn nên dễ gây bít tắc nang lông, viêm nhiễm và làm nặng thêm tình trạng hăm.
  • Nếu bé bị hăm nách: Để tránh cọ xát vào vùng da bị hăm ở nách gây đau và gây xước da, mẹ nên mặc cho con áo 3 lỗ (tank top) vào mùa hè. 
  • Nếu bé bị hăm tã: Bé thường xuyên bị hăm tã do mẹ mắc phải những sai lầm trong việc chọn bỉm và vệ sinh mặc bỉm cho con. 
    • Chú ý cách chọn tã: Mẹ nên chọn những loại bỉm thấm hút tốt, chứa nhiều hạt SAP – hạt có khả năng thấm nước tốt. Mẹ ưu tiên chọn mua cho con những loại bỉm có nguồn gốc rõ ràng và kích thước rộng rãi, không gây bí bách, cọ xước da bé. 
    • Chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng mặc tã sau mỗi lần thay tã hoặc bé đi đại tiện: Với bé trai, mẹ chú ý rửa sạch bộ phận sinh dục vì vùng da này cấu  tạo nhiều nếp gấp nên tích tụ vi khuẩn. Với bé gái, chất thải dễ chảy ngược về phía sau nên mẹ chú ý vệ sinh vùng mông, bẹn, hậu môn cho bé thật kỹ mẹ nhé!
Chọn bỉm cho bé đúng cách
Chọn bỉm đúng cách giúp bé nhanh khỏi hăm tã hơn.

4. Sử dụng kem bôi hăm cho trẻ sơ sinh

Để bé nhanh khỏi hơn, ngoài việc tắm lau hàng ngày cho bé, mẹ nên kết hợp sử dụng kem bôi hăm ở trẻ sơ sinh. Với những trường hợp hăm nhẹ, bé không xuất hiện vết thương hở, vết loét hay mụn nước, mẹ có thể sử dụng kem thoa để hỗ trợ điều trị. 

Kem trị hăm tã với thành phần là tinh dầu chiết xuất từ các loại thảo dược có công dụng sát khuẩn, làm lành da nhanh chóng. Ngoài ra, các loại kem này còn chứa vitamin, dưỡng chất giúp cấp ẩm cho da, tăng cường hàng rào bảo vệ của da, thúc đẩy quá trình tái tạo da, bé nhanh lành và không để lại thâm, sẹo. 

Một số loại kem lành tính và hiệu quả cho trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo: Sudocrem, Bepanthen, Desitin, Bubchen,…

Kem trị hăm háng cho bé
Sử dụng kem trị hăm hỗ trợ mẹ điều trị hăm hiệu quả hơn.

Lưu ý quan trọng khi chọn kem trị hăm: 

  • Không sử dụng kem có thành phần chứa corticoid trừ trường hợp được bác sĩ chỉ định cho bé do có thể gây kích ứng da hoặc làm rối loạn các chuyển hóa trong cơ thể của bé.
  • Mẹ vệ sinh tay trước khi thoa kem cho con, tránh để vi khuẩn từ tay mẹ tiếp xúc với vùng da tổn thương của con. 

5. Cân nhắc dùng thuốc chữa hăm nếu có dấu hiệu viêm nhiễm

Mẹ quan sát ở vùng da bị hăm của trẻ xuất hiện những dấu hiệu của viêm nhiễm: Vùng da đỏ ửng, xuất hiện các mụn mủ, mụn nước và vết loét do mụn nước vỡ, bé quấy khóc nhiều, bỏ ăn do đau rát và ngứa ngáy liên tục. Một số loại thuốc được cân nhắc sử dụng mà mẹ nên biết: 

Thuốc chống viêm: 

  • Thành phần là hoạt chất thuộc nhóm corticoid: Có tác dụng chống viêm, giảm ngứa nhanh chóng, nhiều mẹ thường mua loại kem bôi da để trị hăm cho con.
  • Không tự ý sử dụng thuốc này: Do corticoid có thể gây những tác dụng không mong muốn nếu không có hướng dẫn điều trị cụ thể của bác sĩ. 
  • Một số thuốc corticoid dùng ngoài da thường được bác sĩ kê: Hydrocortisone 1%, Clobetasone Butyrate 0.05%,…

Kháng sinh bôi ngoài da:

  • Thành phần là các kháng sinh quen thuộc: Thuốc có tác dụng diệt vi khuẩn ngay tại vùng da tổn thương nhanh chóng, giảm nguy cơ nhiễm trùng da cho con.
  • Không tự ý lạm dụng kháng sinh bôi ngoài da để trị hăm cho con: Do chứa nhiều tác dụng phụ, kháng kháng sinh đặc biệt là độc tính khi dùng quá liều., mẹ cần được sự cho phép của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Một số kháng sinh được bác sĩ kê như: Mupirocin 2%, Acid fusidic,…

Thuốc chống dị ứng 

  • Thành phần là các hoạt chất kháng Histamin: Chúng có tác dụng giảm ngứa nhanh chóng, giúp bé thoải mái và đỡ quấy khóc hơn khi hăm tã chuyển sang giai đoạn nặng. 
  • Không tự ý sử dụng thuốc chống dị ứng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ: Vì cơ thể của trẻ sơ sinh nhạy cảm với các hoạt chất, dễ gây tác dụng phụ và độc tính nếu mẹ dùng quá liều cho con.
  • Một số thuốc chống dị ứng cho trẻ em như: Clorpheniramin, Loratadin,…
Thuốc Eumovate chống viêm cho da trị hăm cho bé
Clobetasone Butyrate 0.05%  thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp hăm da nặng ở trẻ sơ sinh.

6. Đưa bé đi khám bác sĩ nếu hăm chuyển biến xấu

Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ/đến cơ sở y tế, bệnh viện khi xuất hiện 1 trong những dấu hiệu sau:

  • Vùng da bị hăm sưng lên, sần sùi, xuất hiện mụn nước, mụn mủ lở loét
  • Hăm lan rộng sang các vùng da khác
  • Bé đau rát, ngứa ngáy, bỏ bú, quấy khóc cả ngày
  • Sốt không rõ nguyên nhân
Bé bị hăm háng
Nếu mẹ thấy con có biểu hiện loét, chảy mủ và tổn thương hở trên da thì cần đưa con đi khám bác sĩ ngay.

Đưa bé đi khám sớm sẽ ngăn ngừa những biến chứng nặng như nhiễm trùng da, nhiễm nấm,..đồng thời giúp bé nhanh khỏi hơn, mẹ cũng bớt lo lắng vì trạng hăm da của con. 

7. Một số chi tiết khác cần chú ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị hăm

Dr.Papie mách mẹ một số chi tiết cần chú ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị hăm, mẹ theo dõi dưới đây: 

  • Không dùng phấn rôm để trị hăm cho con: Phấn rôm cấu tạo là các hạt mịn, kích thước lớn dễ gây bít tắc nang lông. Ngoài ra, các hạt này dễ cọ xát vào da gây ngứa và gây đau cho con, làm nặng thêm tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh. 
  • Không dùng sữa tắm chứa xà phòng và chất tạo mùi: Da bé dễ bị khô bởi xà phòng, chất tạo bọt. Da không đủ độ ẩm sẽ lâu lành vết hăm đó mẹ ạ. Ngoài ra, những chất tạo mùi dễ gây kích ứng da, làm nặng thêm tình trạng hăm da. 
  • Chú ý nước giặt xả quần áo của bé bị hăm: Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với chất tẩy rửa và chất tạo hương nên khi lựa chọn nước giặt mẹ ưu tiên chọn những sản phẩm có thành phần tự nhiên và lành tính như Dnee, Anau,…
  • Mẹ đang cho con bú cần chú ý đến thực đơn của mình: Những chất dễ gây dị ứng trong thực phẩm của mẹ ăn hàng ngày có thể qua sữa mẹ vào cơ thể bé con, gây kích ứng da, làm rối loạn hệ tiêu hóa của bé, khiến bé đi ngoài nhiều và làm nặng thêm tình trạng hăm. Mẹ nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ, hạn chế các đồ cay nóng, đồ dễ dị ứng như hải sản, đậu phộng,…
Không sử dụng phấn rôm cho trẻ bị hăm 
Mẹ không sử dụng phấn rôm cho trẻ bị hăm

Trẻ sơ sinh bị hăm khiến các mẹ lo lắng. Hi vọng với những kinh nghiệm mà Dr.Papie chia sẻ ở trên sẽ giúp mẹ được phần nào trong chăm sóc bé con. Nếu có câu hỏi cần được giải đáp, mẹ đừng quên để lại bình luận ở phía dưới hoặc liên hệ số hotline 0988229672 mẹ nhé!

10 thoughts on “Trẻ sơ sinh bị hăm – 6 kinh nghiệm điều trị cực hay mẹ nên biết 

  1. Avatar
    Nguyễn thị thúy says:

    Nhìn các viết hăm mà thương bé quá. Mùa đông này còn đỡ chứ như mùa hè mà đóng bỉm suốt ngày thì tình trạng hăm kho cải thiện

Comments are closed.

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook