Chàm sữa ở tay hướng dẫn cách điều trị và chăm sóc trẻ

Rate this post

Bé nhà mình bị chàm sữa ở tay khiến mẹ loay hoay không biết phải làm sao? Liệu chàm sữa có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không? Bài viết này, chuyên gia Dr.Papie sẽ giúp mẹ hiểu rõ nguyên nhân, các cách xử lý và kinh nghiệm chăm sóc bé bị chàm ở tay hiệu quả nhất, mẹ theo dõi nhé!

Xem thêm: Bé bị chàm sữa quanh miệng phải xử lý thế nào

Chàm sữa ở tay
Chàm sữa ở tay là bệnh lý thường gặp ở những năm tháng đầu đời của con

1. Nguyên nhân trẻ bị chàm sữa ở tay

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến con bị chàm sữa ở tay nhưng chủ yếu do 3 yếu tố dưới đây: 

  • Nguyên nhân di truyền: Theo chuyên gia, nếu bố hoặc mẹ mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm da cơ địa,… thì nguy cơ mắc chàm sữa khá cao.
  • Do cơ địa: Bé có sức đề kháng kém, thường mắc các vấn đề dị ứng, mụn nhọt, rôm sảy dễ bị chàm sữa ở tay hơn các bé khác. 
  • Các tác nhân dễ gây chàm sữa ở tay: 
    • Tác nhân gây kích ứng da dẫn đến bé bị chàm sữa: bụi bẩn, lông thú, phấn hoa,…
    • Bé ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa bò,…
    • Bé ham chơi thường nghịch bùn đất, đồ vật bám đầy bụi bẩn, vi khuẩn nên gây kích ứng da, bít tắc nang lông dẫn đến chàm sữa. 
Nguyên nhân trẻ bị chàm sửa ở tay
Chàm sữa ở tay thường do di truyền hoặc do cơ địa của bé.

Xem thêm: Chàm sữa có tự khỏi không?

2. Dấu hiệu trẻ bị chàm sữa ở tay

Chàm sữa ở tay có sự phát triển theo từng giai đoạn, từ đó mà biểu hiện da tay thay đổi theo, mẹ theo dõi nhé:

Giai đoạn  Biểu hiện  Ảnh minh họa 
Ửng đỏ Da tay con đỏ ửng, mẹ sờ thấy ấm hơn so với vùng da khác. Ngoài ra, trên da bé xuất hiện các mụn hạt nhỏ màu trắng nổi lên, sau này chúng sẽ phát triển thành mụn nước. Chàm sữa ở tay ứng đỏ
Mụn nước  Da tay con nổi mụn nước đường kính 1 – 2 mm, dễ lây lan sang các vùng da khác.  Chàm sữa ở tay mụn nước
Mụn vỡ  Sau 1 – 2 ngày, mụn tự vỡ hoặc do bé cọ tay vào đồ vật khác dẫn đến chàm sữa chảy nước, tiết dịch mủ màu vàng. 

Nếu mẹ không chăm sóc đúng trong giai đoạn này, con dễ bị nhiễm trùng, gây sưng đau và dễ để lại sẹo. 

Chàm sữa ở tay mụn vỡ
Mụn nước khô dần  1 – 2 ngày tiếp theo, dịch mụn khô lại, đóng vảy trên da, da non bắt mọc lên. Chàm sữa ở tay mụn nước khô dần
Vết chàm bong vảy  Các vết chàm tróc vảy và hồi phục, có thể để lại sẹo nếu mẹ chăm sóc không cẩn thận.  Chàm sữa ở tay vết chàm bong

3. Hướng dẫn điều trị cho trẻ bị chàm sữa ở tay

Chàm sữa do di truyền hoặc do cơ địa của bé thường có tính chất tái đi tái lại nhiều lần.Tuy nhiên bệnh không quá nghiêm trọng, sẽ tự lành trong 5 – 7 ngày nếu mẹ áp dụng theo các hướng dẫn điều trị của chuyên gia dưới đây: 

3.1. Bôi kem trị chàm sữa cho trẻ

Chuyên gia khuyên mẹ khi trị chàm sữa ở tay cho con nên kết hợp 3 loại kem là kem dưỡng ẩm, kem trị sẹo, kem chống viêm để giảm các triệu chứng trên da cũng như nâng cao hiệu quả điều trị. 

3.1.1. Kem dưỡng ẩm

Sau khi các mụn nước của chàm sữa khô dần và đóng vảy trên da, lúc này da con đang rất khô và nứt nẻ. Do đó mẹ cần cấp ẩm cho da, làm dịu da đồng thời giảm bớt ngứa ngáy cho con. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm còn có tác dụng làm giảm nguy cơ để lại sẹo về sau cho con đó ạ!

Các loại kem dưỡng ẩm uy tín trên thị trường như: Aveeno Baby, Bepanthen, Yoosun rau má,…

Cách sử dụng:  

  • Bước 1: Tắm hoặc rửa sạch vùng da tay bị chàm sữa. Sử dụng khăn bông để lau khô cho con. 
  • Bước 2: Mẹ lấy một lượng kem dưỡng ẩm vừa đủ thoa đều lên da tay con. 

Tần suất thoa kem: Mẹ sử dụng 2 – 3 lần/ngày, liều lượng tùy thuộc vào diện tích da bị chàm sữa!

Lưu ý: 

  • Mẹ chú ý vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thoa kem cho con.
  •  Mẹ tán kem thành lớp mỏng để dưỡng chất dễ thấm sâu vào da.
Bôi kem dưỡng ẩm cho bé
Kem dưỡng ẩm là một bước vô cùng quan trọng trong điều trị chàm sữa cho con.

3.1.2. Kem trị sẹo 

Giai đoạn mụn vỡ bắt đầu khô lại, da non mọc lên dễ gây ngứa cho con, bé gãi nhiều làm tổn thương vùng da bị chàm, dễ để lại sẹo. Do đó mẹ nên sử dụng kem trị sẹo ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo, giữ thẩm mỹ cho tay của con.

Một số kem trị sẹo bán trên thị trường mẹ nên sử dụng cho con: Mederma for Kids, Dermatix ultra, Mitosyl,…

Cách sử dụng: 

  • Bước 1: Rửa sạch và lau khô vùng da tay bị chàm sữa bằng khăn ấm. 
  • Bước 2: Thoa lớp mỏng kem trị sẹo lên vết chàm. 

Tần suất thoa kem: Mẹ nên thoa kem trị sẹo cho con 2 lần/ngày để ngăn ngừa phát triển sẹo ở con. 

Lưu ý: 

  • Không thoa kem lên vết thương hở, tránh gây xót cho bé và làm nặng thêm các tổn thương.
  • Mẹ ngừng sử dụng kem nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường trên da con. 
Kem trị sẹo
Mederma for Kid là kem trị sẹo được nhiều mẹ tin dùng cho con.

3.1.3. Kem chống viêm

Các mụn nước vỡ ra trong chàm sữa tạo các vết thương hở, dẫn đến vi khuẩn từ bên ngoài dễ tấn công gây viêm, nhiễm trùng. Do đó khi thấy vùng da bị chàm sữa có dấu hiệu viêm nhiễm, sử dụng các kem kháng viêm corticoid giúp ức chế phản ứng viêm, da bớt sưng đỏ đau.

Một số thuốc bác sĩ thường kê như Hydrocortisone 1% hoặc 2,5%, Ketoconazol, Mupirocin 2%,…. 

Cách sử dụng: 

  • Bước 1: Vệ sinh sạch vùng da tay bị chàm sữa của con. Lau khô nhẹ nhàng bằng khăn bông sạch.
  • Bước 2: Thoa một lượng kem chống viêm vừa đủ và mỏng lên vùng da bị viêm của con.

Tần suất thoa kem: Mẹ thoa lớp kem mỏng lên vùng da tổn thương 2 lần/ngày, không dùng quá 14 ngày do có thể khiến bé gặp các rối loạn chuyển hóa, nội tiết.

Lưu ý: 

  • Mẹ không tự ý sử dụng kem chống viêm mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ. 
  • Nếu da con có bất kỳ biểu hiện bất thường sau khi thoa kem, mẹ cần ngừng thuốc và đưa ngay đến bác sĩ. 
Kem Hydrocortisone
Hydrocortisone 1% thường được bác sĩ kê khi tình trạng chàm sữa của bé chuyển biến nặng.

3.2. Sử dụng nước tắm thảo dược

Việc vệ sinh tay sạch sẽ giúp các nang lông của con được thông thoáng, bé nhanh khỏi chàm sữa ở tay hơn. Vậy sử dụng sản phẩm vệ sinh tay nào là phù hợp?

Da của con trong giai đoạn này rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi các chất tạo bọt, chất tẩy rửa, chất tạo hương liệu trong các loại nước tắm thông thường. Do đó, mẹ nên chọn những loại nước tắm được chiết xuất từ thảo dược (Sài đất, tía tô, trầu không,…), đảm bảo không gây kích ứng, không chứa chất tạo bọt và làm khô da bé.

Sử dụng nước tắm thảo dược với các thành phần có khả năng diệt khuẩn, kháng nấm cao, giúp làm sạch vùng da tay bị chàm của bé. Đồng thời sản phẩm này ngăn cản sự xâm lấn gây bệnh của các vi sinh vật gây viêm nhiễm, hạn chế vết chàm sữa ở tay chuyển sang biến chứng nặng hơn.

Cách sử dụng: 

  • Bước 1: Pha theo tỷ lệ nước tắm thảo dược 5l nước sạch. 
  • Bước 2: Tắm và massage toàn thân cho con. Mẹ chú ý nhẹ nhàng khi tắm hoặc rửa ở vùng da bị chàm sữa, tránh gây đau hoặc tổn thương da con. 
  • Bước 3: Sử dụng khăn tay sạch thấm một ít nước tắm thảo dược lau sạch vết chàm sữa trên tay con. 
  • Bước 4: Lau khô người cho con, không cần tráng lại bằng nước. 

Tần suất sử dụng: Mẹ nên sử dụng nước tắm thảo dược để tắm cho con 1 lần/ngày. Ngoài ra mẹ có thể dùng để rửa vết thương trên tay cho con trước mỗi lần thoa kem trị chàm sữa để nâng cao hiệu quả điều trị. 

Với các thành phần từ sài đất, tía tô, cỏ mần trầu, trầu không,… Nước tắm thảo dược Dr.Papie là giải pháp hữu ích cho các mẹ có con bị chàm sữa. Nước tắm chứa kháng sinh chiết xuất từ tự nhiên giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm vết chàm ở tay. Đồng thời các loại dưỡng chất, vitamin có trong thảo dược còn giúp dưỡng ẩm, làm lành da nhanh chóng và giảm nguy cơ để lại sẹo cho con. 

Ngoài cách pha loãng với nước để rửa, mẹ có thể thoa trực tiếp lên da bé Dr.Papie nguyên chất lên da bé giúp tăng cường hiệu quả điều trị, bé nhanh khỏi hơn mẹ nhé!

Nước tắm thảo dược Dr. Papie
Nước tắm thảo dược Dr.Papie được nhiều mẹ và chuyên gia khuyên dùng để trị chàm sữa ở tay cho con.

4. Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị chàm sữa ở tay

Chàm sữa ở tay hoàn toàn có thể tự khỏi tuy nhiên nó dễ chuyển sang những biến chứng nghiêm trọng, do đó mẹ nên cẩn thận khi chăm sóc con nhé. Một số kinh nghiệm được nhiều mẹ bỉm truyền tai nhau lúc con bị chàm sữa ở tay gồm những điều nên và không nên, mẹ tham khảo dưới đây nhé: 

Những điều mẹ nên làm: 

  • Mặc đồ dài tay cho bé khi ra ngoài: Áo dài tay giúp bảo vệ vùng da bị chàm sữa của con tránh bị các vi khuẩn, bụi bẩn môi trường bên ngoài tấn công, từ đó dẫn đến viêm nhiễm, tình trạng chàm sữa nặng hơn, kéo dài thời gian khỏi.
  • Giữ vệ sinh cho vết chàm: Vết chàm cần được vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm hoặc nước tắm thảo dược đã pha loãng để làm thoáng các nang lông, ngăn ngừa viêm nhiễm, da con sẽ mau lành hơn đó ạ! Sau khi con ăn và chơi, vi khuẩn sẽ bám nhiều trên tay bé, dễ dẫn đến viêm nhiễm nên mẹ chú ý vệ sinh vết thương ở tay của con vào thời điểm này nhé!
  • Chú ý không gian sống: Mẹ nên cho bé chơi ở không gian thoáng mát, sạch sẽ, chú ý dọn dẹp phòng con 1 lần/ngày. Không cho thú cưng hay đặt hoa vào phòng của con, bởi bụi bẩn, phấn hoa, lông thú dễ gây kích ứng làm nặng thêm chàm sữa ở tay. Ngoài ra quần áo, đồ chơi, chăn gối của bé cũng cần được làm sạch khoảng 1 lần/tuần, tránh để nhiễm khuẩn.  
Mẹ lưu ý khi tắm bé bị chàm sữa
Việc vệ sinh thân thể nói chung và vùng tay bị chàm sữa nói riêng sẽ giúp con nhanh khỏi hơn đó.

Xem thêm: Cách trị chàm sữa bằng lá trầu không hiệu quả lắm luôn!

Những điều mẹ không nên làm: 

  • Mẹ không cho bé ăn những thực phẩm dễ gây kích ứng: Các thực phẩm như hải sản, sữa bò, đậu phộng,… khiến da bé dễ phát ban, mẩn đỏ và làm nặng thêm tình trạng mụn sữa. 
  • Gãi vào vùng da tay bị chàm sữa: Chàm sữa gây ngứa nhiều khiến trẻ gãi liên tục vào vùng da tay bị chàm. Việc này khiến da bị tổn thương nhiều, dễ dẫn đến viêm loét và nhiễm trùng. Do đó mẹ cần đeo bao tay cho con hoặc thổi nhẹ vào chỗ tay bị chàm để bé cảm thấy đỡ ngứa và dễ chịu hơn.  
  • Không cho trẻ nghịch bẩn, chơi đùa ở điều kiện thiếu vệ sinh: Vết chàm ở tay dễ dàng bị viêm nhiễm và sưng tấy do tiếp xúc với lượng lớn vi khuẩn gây bệnh trong lúc chơi đùa. 
  • Tự ý sử dụng thuốc có thành phần corticoid: Corticoid có khả năng giảm viêm cấp tốc nên mẹ thường lạm dụng để trị chàm sữa cho con. Tuy nhiên chất này dễ gây kích ứng da đồng thời để lại tác dụng phụ nghiêm trọng cho trẻ nhỏ nên mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho con nhé!
Bé không nghịch bùn đất
Mẹ không cho con nghịch bùn đất khi con đang bị chàm sữa ở tay mẹ nhé!

Khi bé bị chàm sữa ở tay, chỉ cần mẹ chăm sóc đúng theo hướng dẫn ở trên, bé sẽ nhanh khỏi và không để lại sẹo về sau. Nếu mẹ có bất cứ câu hỏi nào cần Dr.Papie giải đáp, đừng ngại ngần mà để lại bình luận hoặc liên hệ số hotline 0988.229.672 mẹ nhé!

72 thoughts on “Chàm sữa ở tay hướng dẫn cách điều trị và chăm sóc trẻ

    • Avatar
      Maidungquynh says:

      Bé mình trước cũng bị chàm ở má nhưng lúc đầu con bị đỏ và dần dần nan rộng ra rồi lo lắng ko biết con bị sao đi khám mới biết bị chàm .

      • Avatar
        Nguyễn Chung says:

        Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ

  1. Avatar
    Hoangthong says:

    Con mình trước còn bị ở mặt.Nhưng hết hợp bôi với tam nước tắm thao duoc drpapie nhạy thật.tuần là khỏi ah

  2. Avatar
    Nguyễn Đan says:

    Trước mình bị vi da cơ địa nên sinh bé ra bé rất hay bị chàm sữa. Nhìn con khó chịu thực sự rất là thương

  3. Avatar
    Thơm says:

    Bé nhà mình chưa bị chàm sữa ở tay bao giờ cảm ơn những chia sẻ của bác sĩ mình sẽ lưu lại và phòng tránh cho con mình và chăm sóc con mình nếu như lỡ bị chàm sữa ở tay

  4. Avatar
    Nguyễn thị thúy says:

    Bé nhà e cũng bị chàm sữa mãi chưa khỏi. Nay đọc bài báo này thấy tìm được phương pháp điều trị hiệu quả rồi

  5. Avatar
    Phương huyền says:

    Em giờ mới biết có cả tràm sữa ở tay ấy. Nhưng may bé nhà em không bị. Em tắm cho bé bằng nước tắm thảo dược DrPapie thường xuyên nên da bé rất mịn màng nhé

  6. Avatar
    Tuyền says:

    Cảm ơn chuyên gia của Dr papie đã chia sẻ kinh nghiệm nay mình biết thêm về chàm ở tay và cách điều trị cho bé, chắc chắn nhiều mẹ bỉm sẻ cần

  7. Avatar
    Lệ says:

    Trước con mình cũng hay bị mụn nhọt,rôm sẩy, mẩn ngứa , đi khám bs khuyên nên dùng nc tắm thảo dược Dr Papie tắm hàng ngày cho con, sau 1 tuần thấy da con bớt mụn, bớt rôm hẳn đó mom

  8. Avatar
    Nhung nguyên says:

    Cảm ơn dươc sĩ đã chia sẻ về cách điều trị chàm sữa cho những mẹ có con nhỏ như chúng e,thật sự bài viết rất bổ ích ạ

  9. Avatar
    Nguyễn Dung says:

    Theo mình thì sử dụng nước tắm thảo dược Dr papie thường xuyên cho con có thể giúp con tránh được bị chàm sữa, nhà mình dùng cho con từ lúc sơ sinh luôn, rất yên tâm.

    • Avatar
      Nguyễn Chung says:

      Chào mom! rất cảm ơn sự tin tưởng của mom dành cho Nước tắm thảo dược Dr.Papie! Dr.Papie luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ Việt.

    • Avatar
      Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ

  10. Avatar
    Kimnhunghoang says:

    Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ bài viết rất hay. Với những bà mẹ bỉm sữa tấp đầu nhiều thứ còn bỡ ngỡ.

  11. Avatar
    dangsen1990ns@gmail.com says:

    Mình mới tập đầu đọc bài này thấy rất tự tin cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin hữu ích

  12. Avatar
    Hồng Nhung says:

    Chàm sữa có tái đi tái lại k ạ?. Bé nhà mk vừa khỏi nhưng mk sợ bị lại quá. Lm tn để phòng vậy dược sĩ

  13. Avatar
    Nguyenthuong says:

    Bé bị chàm sữa nhìn thương lắm, ngứa ngáy khó chịu, phải biết cách chăm sóc đúng cách mới đc. Cảm ơn bài chia sẻ

  14. Avatar
    Vương thùy dương says:

    Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin hữu ích cho các mẹ ạ,em lại có thêm kinh nghiệm chăm con ạ

    • Avatar
      Nguyễn Chung says:

      Chào mom! Đội ngũ chuyên gia Nhãn hàng DR.Papie luôn cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới khách hàng. Theo dõi bài viết tiếp theo để được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ

Comments are closed.

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook