Mụn sữa quanh miệng là tình trạng sinh lý thường gặp ở trẻ ngay từ khi chào đời hoặc xuất hiện sau 2 – 3 tuần tuổi. Vậy dấu hiệu phát hiện mụn sữa quanh miệng là gì? Cách điều trị dứt điểm mụn sữa xuất hiện quanh miệng bé như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho mẹ!
1. Mụn sữa quanh miệng trẻ là gì?
Dấu hiệu nhận biết của mụn sữa quanh miệng là những mụn trắng nhỏ li ti bằng hạt gạo mọc lốm đốm hoặc thành mảng quanh miệng bé. Vùng da miệng bị mụn ửng đỏ lên, bé thường đưa tay lên miệng gãi vì ngứa. Mụn có khả năng lan vào trong miệng bé nếu không được điều trị kịp thời.
Mẹ cần phân biệt mụn sữa với chứng nổi mẩn quanh miệng bé từ đó xác định nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Dấu hiệu này là tình trạng phát ban với nhiều chấm đỏ li ti quanh miệng và có thể lan rộng ra má, cằm và vùng ngực của bé. Nguyên nhân là do làn da nhạy cảm của trẻ tiếp xúc lâu với nước bọt quanh miệng, cộng thêm cọ xát khi nằm gối khiến chúng trở nên kích ứng phát ban, nổi mẩn.
Nguyên nhân mụn sữa quanh miệng trẻ:
- Hormon từ mẹ truyền sang con: Giới khoa học chưa chỉ ra được lý do cụ thể trẻ bị mụn sữa nhưng họ cho rằng nó liên quan đến hormon kích thích tuyến giáp của mẹ truyền sang bé vào giai đoạn thai kỳ hoặc thông qua nguồn sữa mẹ. Hormon này tác động lên tuyến tiết dầu của bé tiết ra lượng lớn hơn làm tắc nghẽn lỗ chân lông gây mụn.
- Sữa không phù hợp: Khi trẻ uống sữa bột chứa đạm động vật, hormon Androgen có thể kích thích lỗ chân lông của bé tiết ra nhiều bã nhờn sinh ra mụn sữa.
- Dùng thuốc không đúng cách: Trẻ bị bệnh phải dùng thuốc nhưng không tìm hiểu kỹ dẫn đến tình trạng bị mụn sữa do tác dụng phụ của thuốc.
- Di truyền: Do cơ địa bẩm sinh của bé làm phì đại tuyến bã cũng là một nguyên nhân trẻ mắc phải.
- Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý: Mẹ ăn nhiều đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu,… hoặc hải sản sẽ thông qua sữa mẹ làm trẻ kích ứng, dễ nổi mụn.
Sau khi xác định được nguyên nhân, mẹ cần chủ động loại bỏ các tác nhân gây mụn sữa quanh miệng bé và đưa bé đi khám bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời. Đồng thời, mẹ có thể áp dụng các mẹo điều trị dứt điểm sẽ được đề cập ở phần dưới.
2. Cách chữa mụn sữa quanh miệng bé nhanh khỏi
Trong giai đoạn bị mụn sữa, vùng da quanh miệng của trẻ rất nhạy cảm và yếu ớt. Mẹ cần cẩn thận và áp dụng cách chăm sóc chuẩn để trẻ bớt khó chịu, mụn sữa nhanh hết và không để lại sẹo trên da bé như sau:
2.1. Lau vết mụn với nước tắm thảo dược
Trước khi sử dụng nước tắm thảo dược cho bé, mẹ cùng tìm hiểu tác dụng của nước tắm đối với mụn sữa của bé như thế nào và cách lựa chọn loại nước tắm tốt thích hợp ra sao qua nội dung bên dưới.
2.1.1. Tác dụng của nước tắm thảo dược đối với mụn sữa quanh miệng
Mẹ nên lau mặt, đặc biệt là vùng da quanh miệng bé hàng ngày bằng nước tắm thảo dược mà không phải là nước trắng hay nước lá dân gian. Đó là do:
- Nước trắng không đủ khả năng làm sạch: Vì chỉ có khả năng tiêu diệt khoảng 65% vi khuẩn tích tụ trên bề mặt da bé nên nước trắng không làm sạch được hoàn toàn cho bé.
- Nước lá dân gian có nhiều nhược điểm khi dùng để rửa mặt cho bé khi bị mụn sữa quanh miệng: Nước lá dân gian tồn dư thuốc trừ sâu, cặn lá, lông tơ khi tiếp xúc với da trẻ gây kích ứng nặng hơn. Đồng thời, liều lượng khó kiểm soát và mất nhiều thời gian chuẩn bị cũng là nhược điểm mẹ cần cân nhắc.
Chính vì thế bác sĩ da liễu khuyên dùng mẹ sử dụng nước tắm thảo dược để lau mặt cho con khi bé bị nổi mụn sữa quanh miệng. Nước tắm thảo dược không chỉ làm sạch mà còn có tác dụng điều trị mụn sữa, nuôi dưỡng làn da. Đặc biệt chúng rất an toàn cho cả vùng da nhạy cảm như da mặt, vùng da quanh miệng bé. Trong nước tắm có thành phần thảo dược hữu cơ, được nghiên cứu và sản xuất theo công nghệ hiện đại, với liều lượng thích hợp và độ pH cân bằng với da mặt vốn nhạy cảm của bé.
2.1.2. Cách chọn nước tắm thảo dược an toàn
Trên thị trường có rất nhiều dòng nước tắm thảo dược khác nhau dành cho bé. Vì thế để chọn được nước tắm phù hợp với bé bị mụn sữa quanh miệng, mẹ cần lưu ý các yếu tố sau:
- Thành phần chiết xuất từ dược liệu hữu cơ, lành tính.
- Quy trình sản xuất hiện đại, đã được kiểm định chất lượng bởi các cơ sở Y tế uy tín.
- Không chứa xà phòng, chất tạo bọt gây kích ứng da bé.
Nước tắm gội thảo dược Dr.Papie đáp ứng hoàn hảo các tiêu chí trên giúp mụn kê quanh miệng của bé nhanh khỏi vì:
- Thành phần là sự kết hợp của 9 dược liệu quý: Trong đó có kinh giới, trà shan tuyết, mướp đắng có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch và tái tạo da, hiệu quả trong điều trị mụn sữa ở trẻ nhỏ.
- An toàn với 4 KHÔNG: Không xà phòng, chất tẩy rửa; Không gây kích ứng; Không chất tạo màu; Không mùi thơm hoá học. Sản phẩm được chứng nhận chất lượng do Sở Y tế cấp phép và chuyên gia Nhi khoa khuyên dùng.
- Hiệu quả tốt: Nước tắm Dr.Papie là giải pháp tuyệt vời cho mẹ trong điều trị mụn sữa ở miệng, giúp ngăn ngừa các bệnh về da khác. Sản phẩm đã khắc phục được nhược điểm của cách tắm lá dân gian thông thường.
2.1.3. Cách lau vùng da bị mụn sữa quanh miệng
Mẹ chỉ cần mất 5 – 10 phút để dùng nước tắm thảo dược để lau hoặc rửa vùng da quanh miệng bé. Cách bước thực hiện đơn giản như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị chậu nước nhỏ, mẹ pha đảm bảo tỷ lệ 2,5ml nước tắm trong 5 lít nước. Do diện tích da mặt bé nhỏ nên mẹ pha lượng nước vừa đủ dùng thôi ạ.
- Bước 2: Mẹ dùng khăn sạch thoa đều nước tắm lên vùng da bị mụn sữa quanh miệng bé, hai bên má, cằm.
- Bước 3: Mẹ lau khô mặt của trẻ và không cần tráng lại bằng nước sạch.
Ngoài ra, mẹ có thể chấm trực tiếp lên vết mụn để hiệu quả được nhanh hơn. Với sự tiện lợi và hiệu quả mà nước tắm mang lại, mẹ có thể sử dụng hàng ngày để điều trị tình trạng mụn sữa quanh miệng bé.
2.2. Vệ sinh vùng da bị mụn sữa quanh miệng
Bên cạnh việc dùng nước tắm thảo dược trị mụn sữa thì mẹ cần chú ý những nguyên tắc sau để làm sạch và giữ cho vùng da quanh miệng bé khô thoáng như sau:
- Lau miệng bé sạch sẽ sau khi bé bú, lau nước bọt, bụi bẩn dính trên mặt bé: Sữa cũng như chất bẩn tích tụ lâu làm bé dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, nổi mụn. Vì vậy, mẹ nên dùng khăn ướt hoặc khăn xô ẩm nhẹ nhàng lau sạch miệng bé.
- Vệ sinh chăn gối bé nằm và phòng ngủ: Mẹ lau dọn chỗ ngủ hàng ngày cho bé, thay ga gối mỗi tuần 1 lần tránh bụi bẩn, vi khuẩn gây bệnh lây sang bé.
- Không để người lớn ôm hôn bé: Hành động này rất mất vệ sinh. Vi khuẩn, nước bọt từ miệng người lớn tiếp xúc với da mặt bé làm tình trạng mụn sữa quanh miệng bé càng nặng thêm.
Việc vệ sinh, làm sạch vùng da quanh miệng bé là điều quan trọng trong giai đoạn bé bị mụn sữa nói riêng và trong cách chăm sóc trẻ nói chung
Mẹ xem thêm: Trẻ bị mụn sữa phải làm sao?
3. Lưu ý khi điều trị mụn sữa quanh miệng
3.1. Tránh để mụn sữa quanh miệng bé vỡ ra
Mụn sữa quanh miệng khi vỡ ra làm bé đau, dễ để lại sẹo. Đồng thời, mụn còn có xu hướng lan rộng ra, nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Mẹ lưu ý:
- Không tự ý cạy, nặn mụn sữa quanh miệng bé: Mẹ tự ý cạy ra không chỉ gây đau đớn cho bé mà vi khuẩn từ tay mẹ lây lan sang càng làm bé dễ bị nhiễm trùng.
- Không chà xát mạnh khi lau miệng bé: Mẹ nên dùng khăn xô vắt qua nước tắm thảo dược lau nhẹ nhàng mặt bé vì da trẻ mỏng hơn người lớn rất nhiều và rất dễ bị xước.
- Không cho bé gãi mụn sữa quanh miệng: Bé bị ngứa vùng bị mụn nên thường theo phản xạ đưa tay lên gãi. Mụn vỡ tạo cơ hội cho vi khuẩn từ tay bé xâm nhập gây viêm loét.
3.2. Chế độ ăn khi bé bị mụn sữa quanh miệng
Chế độ ăn uống của bé ảnh hưởng đến tình trạng mụn sữa nhanh hết hay kéo dài thêm. Mặt khác, trẻ đang bú sữa mẹ thì chế độ ăn của mẹ cũng góp phần quan trọng. Nếu mẹ ăn phải thực phẩm không phù hợp chúng sẽ truyền qua sữa mẹ làm bệnh nặng hơn.
Đối với mẹ cho con bú, mẹ nên ăn:
- Thực phẩm giàu Omega – 3: Mẹ nên ăn các loại cá thu, cá hồi, cá trích,… Vì chúng cung cấp lượng omega – 3, ARA cao giúp cả mẹ và bé tăng sức đề kháng, tái tạo da và mụn sữa của bé được cải thiện.
- Trái cây giàu Vitamin C: Các loại quả như chanh, cam, chuối rất tốt cho da, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Qua đó trẻ bú mẹ cải thiện được mụn sữa quanh miệng.
- Tỏi: Chất Allicin có trong tỏi truyền sang cơ thể bé làm giảm ngứa, giảm phồng rộp, phòng ngừa dị ứng và giúp mụn sữa của bé nhanh khỏi hơn.
Mẹ nên kiêng ăn:
- Thực phẩm cay nóng: Các loại gia vị như tương ớt, hạt tiêu, ớt bột,… và hoa quả tính nóng như xoài, vải, nhãn, bơ,… thông qua sữa mẹ kích thích vùng da mụn quanh miệng bé ngứa ngáy hơn.
- Thức ăn chứa nhiều phụ gia: Đồ ăn sẵn, đóng hộp chứa chất bảo quản, phụ gia mẹ cần tránh nạp vào cơ thể và chứa trong sữa mẹ.
- Thực phẩm chứa nhiều chất tanh: Đó là các loại hải sản như cua, ghẹ, tôm,… Chúng chứa protein “lạ” cơ thể khó tiêu hoá, truyền sang cơ thể bé khiến mụn sữa tấy đỏ, ngứa hơn.
Đối với bé đã bước sang tuổi ăn dặm hoặc ăn thô, mẹ nên cho bé ăn:
- Thức ăn lỏng, dễ nuốt: Mẹ nên cho ăn cháo, cơm nhã, xay nhuyễn thức ăn để giảm bớt thời gian nhai nuốt, tránh tác động nhiều vùng da mụn miệng của bé, mụn sữa có thời gian hồi phục.
- Rau xanh: Các loại củ quả như cải xanh, súp lơ, cà chua là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất có lợi giúp tăng cường sức đề kháng, giảm dấu hiệu mụn sữa ở trẻ em.
- Uống nhiều nước: Điều này giúp tăng cường độ ẩm cho da, tốt cho tình trạng mụn sữa ở trẻ.
Bé nên được kiêng ăn:
- Thực phẩm giàu chất béo: Đồ ăn chiên rán, thịt mỡ, lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật,… chứa hàm lượng chất béo và cholesterol cao gây kích ứng, không tốt cho tình trạng mụn sữa quanh miệng bé.
- Đồ ăn nóng: Da quanh miệng trẻ đang nhạy cảm, viêm nhiễm nên để nguội đồ ăn rồi mới cho trẻ ăn. Tránh thức ăn nóng gây bỏng rát, phồng rộp miệng bé.
- Uống sữa bột không phù hợp: sữa chứa đạm albumin làm hệ tiêu hoá của trẻ khó hấp thu, làm kích ứng da bé, càng mọc thêm nhiều mụn sữa hơn.
Mẹ nên cho bé ăn những đồ ăn lỏng, dễ nuốt như cháo, bột,…
3.3. Cẩn thận khi chăm sóc vùng da bị mụn sữa quanh miệng bé
Da trẻ rất nhạy cảm, non nớt, nhất là vùng da mặt nên mẹ cần thận trọng khi bôi thuốc lên da của bé trong giai đoạn khi bé bị mụn sữa. Mẹ cùng theo dõi những chú ý dưới đây nhé:
- Không tự ý thoa kem, thuốc mỡ lên vùng da quanh miệng bé: Kem hoặc thuốc mỡ có kết cấu tương đối đặc dễ làm bít tắc lỗ chân lông của bé làm tuyến tiết dầu tiết nhiều hơn. Từ đó mụn sữa có cơ hội lây lan nhanh.
- Không dùng phấn rôm ở vùng da mặt, đặc biệt là da quanh miệng bé: Phấn rôm có nguy cơ bít tắc lỗ chân lông, không thoáng khí, da tiết nhiều mồ hôi gây viêm, làm mụn sữa lâu hết. Ngoài ra, thành phần chính của phấn rôm là bột talc, bé hít phải dẫn đến khó thở, viêm họng, ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp của trẻ.
- Không bôi tinh dầu lên mặt bé: Trẻ dưới 3 tháng tuổi tuyệt đối không dùng tinh dầu bôi trực tiếp lên mặt. Ví dụ như tinh dầu có chứa menthol (bạc hà) gây kích ứng trên da bé, tăng tiết mồ hôi làm mụn sữa trở nặng hơn.
4. Mụn sữa quanh miệng – khi nào nên đi khám bác sĩ?
Mụn sữa quanh miệng là bệnh lành tính, thường không gây nguy hiểm ở trẻ. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh sẽ biến mất sau khoảng 2 tuần và không để lại di chứng trên da bé.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp khi mụn sữa kéo dài hơn bình thường và gây ra biến chứng nặng hơn như đóng vảy, bong tróc, tấy đỏ, nhiễm trùng. Điều này khiến bé không chỉ đau đớn, khó chịu, quấy khóc mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ.
Mẹ cần quan sát thật kỹ để phát hiện sớm các dấu hiệu mụn sữa quanh miệng chuyển nặng như:
- Trẻ trên 3 tháng tuổi nhưng mụn sữa không biến mất
- Nốt mụn sữa quanh miệng chuyển thành mụn đầu đen
- Trẻ đau đớn, khó chịu vì nốt mụn sữa quanh miệng
- Nốt mụn sưng viêm, đỏ tấy và có mủ trắng tạo thành nhọt
Khi bé có những dấu hiệu trên thì mẹ nên đưa bé đi khám da liễu để được bác sĩ tư vấn thuốc trị mụn sữa thích hợp cho bé.
Như vậy, phương pháp trị dứt điểm mụn sữa quanh miệng bé là: loại bỏ tác nhân gây ra mụn sữa, vệ sinh kỹ vùng da bị mụn quanh miệng bé, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ và bé, quan sát và đưa bé đi thăm khám bác sĩ khi bé có dấu hiệu nặng lên.
Đọc đến đây, chắc hẳn mẹ đã hiểu rõ về mụn sữa quanh miệng và biết cách chăm sóc khoa học cho bé yêu. Mẹ lưu ý quan sát biểu hiện bất thường của con để xử trí kịp thời. Nếu còn thắc mắc nào mẹ hãy để lại phản hồi dưới phần bình luận hoặc gọi ngay hotline 0911225336 sẽ có đội ngũ chuyên gia Dr.Papie tư vấn cho mẹ nhé.
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin bổ ích.
Cảm ơn những chia sẻ rất hữu ích của dược sĩ giúp mình biết phân biệt giữa mụn sữa và nổi ban đỏ.
Mình đã hiểu hơn được cách vệ sinh và trị mụn sữa cho con, sẽ mua thử nước tắm dr papie về dùng cho con.
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ thông tin ý nghĩa ạ
Bài viết hay quá, mình sẽ mua nước tắm dr papie về cho con
Những cách này rất hay phải lưu lại
Dùng nước tắm dr papie cho bé thật tiết kiệm thời gian
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ
Thảo nào ai cũng khen da bé nhà mình mịn màng thế , hóa ra là do mình tắm bằng nước tắm drpapie cho bé hằng ngày
Thông tin hữu ích
Thông tin hữu ích quá
Thông tin hữu ích, cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ
Hay lắm ạ. Cảm ơn dược sĩ
Những cách đơn giản mà hiệu quả cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ ạ
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ bài viết rất hay
Nhà mình xài nước tắm dr papie cho bé.sạch mụn sữa da con mềm mại hơn
Nhà mình dùng nước tắm thảo dược cho bé lên sạch rôm sảy lắm ah
Bài viết hữu ích lắm ạ,cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ ạ
Cảm ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin hữu ích cho các mẹ bỉm sữa.minh sẻ lưu lại để chăm sóc con tốt hon
Bé nhà mình từng bị.may sao bị nhẹ nên cũng nhanh khỏi
Trước con mình cũng bị, nhìn thương lắm, may biết đến nước tắm dr.papie tắm xong con lặn hẳn
May bé nhà em không bị.
Bé nhà mình thì hay bị ở má .mình tắm nước tắm dr papie mấy hôm là hết rồi
Dược sĩ Lê Quân chia sẻ những bài viết bổ ích quá
Cám ơn dược sỹ đã chia sẻ thông tin
Bé nhà mik thỉnh thoảng cũng nổi mấy nốt mụn sữa ngư vậy trên má,mik dùng thuốc rau má bôi là hết.
Mình cũng chọn nước tắm thảo dược Dr papie từ lúc con sơ sinh, trvia con k bị mụn sữa hay rôm sảy.
Mình nên quan tâm con ngay từ bây giờ. Vì làn da con rất nhạy cảm
Bé nhà mình dùng nước tắm Dr.papie hằng ngày luôn
Cảm ơn thông tin hữu ích của bài viết