Da bé bị nổi hạt sần sùi là bệnh gì, có nguy hiểm không?

5/5 - (2 bình chọn)

Mẹ thấy da bé bị nổi hạt sần sùi trông khá đáng lo, mẹ băn khoăn đây có là dấu hiệu của bệnh lý gì không? Vậy chuyên gia DR.Papie sẽ giúp mẹ giải thích cặn kẽ nguyên nhân và chia sẻ cách chữa trong bài viết này nhé!

da bé bị nổi hạt sần sùi
Da trẻ bị sần sùi là tình trạng da liễu gặp nhiều ở trẻ

1. Da bé bị nổi hạt sần sùi như da gà là bệnh gì?

Dấu hiệu điển hình của tình trạng này là da bé bị nổi hạt sần sùi không ngứa, có thể có dịch ở trong/không, xuất hiện dày đặc trên da trẻ, tập trung ở một số vùng nhất định.

Các hạt thường tập trung nhiều trên mặt trẻ ở vùng trán, 2 bên má trẻ, và các vùng ra nhiều mồ hôi như lưng, cánh tay, nách,..

da bé bị nổi hạt sần sùi
Những nốt mụn nhỏ li ti không ngứa, mọc nhiều trên da trẻ và thường tập trung ở một số vùng nhất định 

Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Mẹ đừng lo lắng nhé, thật may các tình trạng này thường vô hại, lành tính, nhiều trường hợp có thể tự biến mất. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan, mẹ cần có những cách vệ sinh để tránh tình trạng da xấu hơn.

2. Nguyên nhân dẫn đến da bé bị nổi sần

Sau đây chuyên gia sẽ chỉ ra một số trường hợp cụ thể khiến da bé bị nổi sần. 

2.1 Da bé bị nổi sần do mụn sữa

Mụn sữa thường xuất hiện với bé từ 1 tháng – 24 tháng, và có thể tự khỏi nếu mẹ chăm sóc bé đúng cách. 

Nguyên nhân dẫn tới bé bị mụn sữa do hoạt động của hormon trẻ được nhận từ mẹ qua nhau thai, hoặc trẻ bị phì đại tuyến bã nhờn. 

Dấu hiệu của mụn sữa: bé nổi các nốt mụn không ngứa, li ti màu trắng ngà/vàng, thường không có nhân và tập trung ở mũi, trán, 2 bên má trẻ. 

Mụn sữa là những hạt li ti màu trắng ngà, không có dịch ở trong, mọc tập trung ở mũi trẻ

2.2 Nổi mề đay mẩn ngứa

Đối tượng mắc mề đay, mẩn ngứa khá rộng, từ trẻ sơ sinh đến khi lớn. Nguyên nhân chính khiến trẻ bị nổi mề đay là dị ứng với thức ăn/môi trường, tiếp xúc với các đồ vật trẻ bị kích ứng như sản phẩm chăm sóc da, phấn hoa, lông thú cứng,… 

Trẻ bị nổi mề đay sẽ xuất hiện các nốt mẩn ngứa, sẩn to trên da, khi trẻ gãi sẽ làm các nốt này lan rộng hơn. Ngoài ra, trẻ có thể sốt nhẹ, quấy khóc. 

da bé bị nổi hạt sần sùi
Trẻ bị nổi mề đay với những nốt mẩn to, gây ngứa dữ dội cho trẻ

2.3 Da bé bị nổi sần do chàm sữa

Chàm sữa hay lác sữa thường xuất hiện với trẻ từ 6 tháng tuổi. 

Trẻ bị chàm do nguyên nhân bébé có cơ địa dị ứng, hoặc hoặc tiếp xúc với các vật gây khả năng dị ứng cao như lông chó mèo, phấn hoa,…

Chàm tập trung ở 2 bên má trẻ, có thể lan ra toàn thân. Ban đầu, da trẻ xuất hiện nốt mẩn đỏ, phát triển thành mụn nước nhỏ li ti màu đỏ, gây nứt da, chảy nước, đóng vảy sau đó bong tróc vảy. 

Chàm sữa từ những nốt mụn nước nhỏ li ti, phát triển dần thành bong tróc da bé

2.4 Ban đỏ nhiễm độc

Đây là bệnh da liễu lành tính, tương tự như mụn trứng cá ở người lớn. Trẻ sơ sinh sau 6 tuần tuổi thường mắc ban đỏ nhiễm độc.

Dấu hiệu đặc trưng là da trẻ xuất hiện các nốt đỏ, đầu mụn có mủ trắng xuất hiện ở mặt, thân, và tay chân trẻ. Các nốt mụn này thường có thể tự hết sau vài ngày mà không cần điều trị. 

2.5 Da bé bị nổi sần do hăm tã

Hăm tã là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt với trẻ thường dùng tã, bỉm. Nguyên nhân chủ yếu từ việc mẹ sử dụng tã cho bé sai cách. 

Triệu chứng điển hình của hăm tã là vùng da quanh mông và bẹn ửng đỏ, xuất hiện các nốt mụn li ti, trẻ thường quấy khóc, bỏ ăn do vết hăm cọ vào tã gây đau, rát. 

da bé bị nổi hạt sần sùi
Hăm tã nguyên nhân từ việc mẹ sử dụng tã sai cách hoặc do bé bị kích ứng khiến nổi mẩn vùng mông, bẹn 

2.6 Mụn cóc

Tình trạng này khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nguyên chính là do tiếp xúc với người đã bị và thường vô hại, sẽ tự hết sau 1 – 2 năm. Dấu hiệu để mẹ nhận biết là da trẻ bị nổi hạt sần sùi không ngứa, sờ vào thô ráp, phân bố ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể trẻ.  

Mụn cóc thường là những nốt mụn to, mọc rải rác trên cơ thể trẻ

2.7 Rôm sảy khiến da bé bị nổi sần

Rôm sảy là tình trạng da liễu thường xuất hiện ở trẻ vào mùa hè, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng tuổi – 2 tuổi. 

Nguyên nhân chính dẫn tới rôm sảy do lỗ chân lông bị bít tắc khiến mồ hôi không thoát ra được, hình thành nốt rôm. Đặc biệt, trẻ em tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn hoàn thiện như người lớn. 

Da trẻ sẽ xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti, không ngứa, màu đỏ/trắng đục, tập trung nhiều ở vùng ra mồ hôi. 

da bé bị nổi hạt sần sùi
Rôm sảy thường xuất hiện vào mùa trẻ với những nốt mụn nhỏ li ti, không ngứa

3. Kinh nghiệm chữa da bé bị nổi sần hiệu quả 

Đa số các trường hợp da bé bị nổi sần sùi là lành tính, không gây nguy hiểm đến trẻ và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, chăm sóc để giúp bé nhanh khỏi và phòng tránh biến chứng, trầm trọng bệnh hơn, mẹ cần chú ý những điều sau: 

  • Vệ sinh cho bé: Nguyên tắc khi điều trị các bệnh về da là mẹ cần giữ da trẻ sạch sẽ. Đặc biệt, da trẻ sơ sinh mỏng, nhạy cảm nên mẹ cần lưu ý khi chọn sữa tắm, nước tắm làm sạch. Không chỉ dừng lại ở khả năng làm sạch, nước tắm cho bé còn cần đạt một số tiêu chí sau:
  • Nhẹ dịu với làn da bé: Sản phẩm không xà phòng, không kích ứng, không cay mắt bé. 
  • Đạt các chứng chỉ của bộ Y tế, nếu từ thảo dược cần đạt tiêu chuẩn Dược liệu sạch 100% hữu cơ.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ: Mẹ lưu ý dọn dẹp không gian sống, nhà cửa 2 lần/tuần, giặt các vật tiếp xúc với bé hằng ngày như chăn, màn, gối,… thường xuyên để tránh vi khuẩn bám vào. 
  • Tránh tiếp xúc với dị nguyên: Một số đồ vật như phấn hoa, lông chó mèo,… có thể là nguyên nhân dẫn tới bé bị kích ứng. Bởi vậy, khi bé đang bị nổi sần, mẹ hạn chế cho bé tiếp xúc với những yếu tố trên. 
  • Sử dụng thuốc: Tùy vào tình trạng da bé mà mẹ sử dụng các thuốc phù hợp, nhưng cần tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ trước khi sử dụng. 
  • Lựa chọn quần áo cho trẻ: Khi trẻ bị nổi sẩn, mẹ lựa chọn cho trẻ những quần áo chất liệu mềm mại và tránh mặc đồ bó sát vào người trẻ.
  • Sử dụng tã: Với trẻ bị hăm tã hay bị nổi sần ở vùng mông, mẹ nên có những thời gian “ thả rông” để da bé được nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với chất thải. Khi lựa chọn tã, mẹ ưu tiên tã thấm hút tốt, đến từ các thương hiệu uy tín. 

Da bé bị nổi hạt sần sùi là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đa số các trường hợp không gây nguy hiểm tới sức khoẻ trẻ. Tuy nhiên, khi chăm sóc trẻ mẹ cần lưu ý những hướng dẫn trên để giúp bé nhanh khỏi, đánh bay những nốt sần nhé. Mọi ý kiến thắc mắc mẹ vui lòng để lại phản hồi bên dưới bài đăng hoặc liên hệ ngay hotline 0911.225.336 để chuyên gia tư vấn cho mẹ sớm nhất nhé!

4 thoughts on “Da bé bị nổi hạt sần sùi là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook