Mách mẹ cách tắm cho bé 3 tháng tuổi an toàn, đơn giản

Rate this post

Cách tắm bé 3 tháng tuổi thế nào để phù hợp, an toàn? Thực tế, nếu mẹ đã biết cách tắm cho con trước đó thì việc tắm sau 3 tháng không khác biệt nhiều. Giai đoạn này bé chỉ nặng hơn, đã biết vận động hơn 1 chút thôi ạ. Mẹ theo dõi chia sẻ của chuyên gia Dr.Papie để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm:

Cách tắm cho bé 3 tháng tuổi không khác giai đoạn khác nhiều đâu mẹ ạ
Cách tắm cho bé 3 tháng tuổi không khác giai đoạn khác nhiều đâu mẹ ạ

1. Chuẩn bị tắm cho bé sơ sinh 3 tháng tuổi

Dụng cụ tắm: 

  • Chậu hoặc bồn tắm cho trẻ dưới 1 tuổi: Giai đoạn 3 tháng con vẫn chưa ngồi được, do đó chậu có ghế tựa chống trượt sẽ giúp mẹ dễ tắm hơn, bé thoải mái hơn. Về kích thước, mẹ nên ưu tiên chọn chậu rộng 1 chút (khoảng 80 cm x 50 cm x 10 cm) để trẻ có không gian thoải mái vùng vẫy, vừa dùng được sau khi con lớn.
  • Nhiệt kế đo nhiệt độ nước tắm: Da của bé 3 tháng còn rất mỏng, nhạy cảm nên nhiệt độ tắm bé cũng cần chuẩn xác khoảng 35 -38 độ C. Mẹ có thể dùng khuỷu tay để ước chừng, tuy nhiên nhiệt kế sẽ giúp mẹ đo chính xác hơn. 
  • Nước tắm, sữa tắm: Bằng mắt thường mẹ thấy nước trắng làm sạch được bụi bẩn trên da, tuy nhiên nó không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, vi rút. Do đó mẹ cần sử dụng nước tắm hoặc sữa tắm sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, vi nấm. 
  • Khăn sữa: Khăn mềm sạch, có chất liệu cotton mềm mại, không gây kích ứng da bé. 

Dụng cụ sau khi tắm:

  • Khăn bông sạch để quấn và lau khô người bé: Chọn các loại khăn có chất liệu mềm mại, dễ thấm nước như cotton, bamboo,… để thấm nước tốt hơn, giúp bé nhanh khô người hơn. 
  • Quần áo, bỉm, mũ, tất tay, tất chân: Mẹ chuẩn bị trước để sử dụng ngay sau khi bé tắm, tránh trường hợp con phải đợi mẹ đi tìm, như thế bé sẽ dễ bị lạnh hơn. 
  • Dụng cụ vệ sinh như mắt mũi: Nước muối sinh lý 0,9%, tăm bông.
Chuẩn bị dụng cụ tắm cho bé
Một số đồ dùng mẹ cần chuẩn bị cho bé 3 tháng tuổi

Xem thêm: Lợi bất cập hại khi tắm cho trẻ sơ sinh bằng bia

2. Hướng dẫn tắm đúng cho bé 3 tháng tuổi

Da của các bé 3 tháng tuổi vẫn còn rất nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn tấn công, do đó mẹ nên chú ý tắm đúng cách để đảm bảo an toàn cho con.

2.1. 2 bước tắm bé 3 tháng tuổi

Bước 1 – Gội đầu

Mẹ chuẩn bị thêm 1 chậu nhỏ chứa nước từ 35 -38 độ C để gội đầu. Mẹ chỉ dùng phần thịt ở đầu ngón tay để mát xa nhẹ nhàng, tránh chà mạnh hoặc dùng móng tay vì dễ gây đau, tổn thương da đầu của bé. Vùng thóp và não bộ của bé 3 tháng tuổi chưa hoàn thiện, còn rất mềm nên mẹ cần chú ý thao tác thật nhẹ, tuyệt đối không được ấn hoặc gãi ở thóp. 

Bước 2 – Tắm toàn thân

Mẹ tắm bé theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, cụ thể: 

  • Tắm phần thân trên: Mẹ đặt bé vào chậu nước, sau đó dùng nhúng khăn xô vào nước tắm để lau nhẹ cổ, ngực, lưng, bụng, 2 cánh tay. Mẹ chú ý vùng cổ và nách lau nhẹ nhàng, cẩn thận vì những vị trí này có nhiều nếp gấp, bé ra nhiều mồ hôi nên cần được làm sạch kỹ lưỡng hơn. 
  • Tắm phần thân dưới: Tiếp tục dùng khăn xô nhúng nước để lau đùi, bẹn, mông và chân của bé. Với bộ phận sinh dụng mẹ lau theo chiều từ trước ra sau, tuyệt đối  không làm ngược lại vì dễ kéo chất bẩn từ hậu môn lên. 

Trong quá trình tắm cho bé 3 tháng tuổi, mẹ cần lưu ý: 

  • Bế bé cẩn thận: Ở tầm 3 tháng tuổi, bé đã biết quẫy, đạp vô tình khiến bé tuột tay và đánh rơi con xuống chậu nước. Làm rơi trẻ sẽ ảnh hưởng tới não bộ, xây xước da hoặc gãy xương của bé, do đó mẹ cần phải chú ý. Mẹ có thể quấn 1 khăn nhỏ ở dưới lưng bé để đỡ, tránh bị tuột tay hoặc đặt bé nằm trên ghế tắm. 
  • Mẹ không để tóc hoặc đồ vật lòa xòa trong tầm mắt bé: Bé 3 tháng tuổi đã biết cầm nắm, thích khám phá thế giới quan. Nếu tóc mẹ lòa xòa, mẹ đeo vòng cổ hoặc khuyên tai, bé sẽ chú ý và có xu hướng nắm, kéo gây cản trở quá trình tắm. Vì vậy, mẹ chú ý buộc tóc gọn gàng, không đeo vòng cổ dài khi tắm với con nhé!
Lau khô và ủ ấm bé sau khi tắm
Sau khi gội đầu, mẹ cần lau khô ngay để giữ ấm cho bé

2.2. Chăm sóc bé 3 tháng tuổi sau khi tắm

Bé 3 tháng tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ gặp các bệnh về hô hấp do nhiễm lạnh lúc tắm. Vì vậy mẹ chú ý giữ ấm, vệ sinh sạch sẽ mắt, mũi, tai, miệng của trẻ. 

2.2.1. Lau khô và ủ ấm cho bé

Mẹ đặt bé lên một cái khăn mềm to đã được trải sẵn để tiến hành lau khô người và làm ấm. Mẹ dùng thêm 1 khăn xô mỏng để lau sạch nước đọng ở vùng vành tai và vùng kín, tránh để ẩm ướt gây viêm nhiễm. Sau đó mẹ mặc tã lót, quần áo, đeo bao tay, bao chân để giữ ấm

Vào mùa đông, mẹ thoa thêm vào giọt tinh dầu tràm tự nhiên vào lòng bàn tay, sau đó xoa nhẹ vào vùng ngực, lòng bàn tay, bàn chân để giúp giữ ấm cho  con. Với những bé sử dụng nước tắm có tinh dầu tràm, mẹ bỏ qua bước này. 

Cũng giống như khi tắm, bé 3 tháng tuổi có thể quấy khóc khi mẹ lau người hoặc mặc đồ cho bé. Do đó, mẹ nên vừa làm vừa trò chuyện nhẹ nhàng để bé thấy thoải mái hơn.

Sau khi lau khô, thoa tinh dầu và mặc quần áo xong xuôi, mẹ ôm bé vào lòng để hơi ấm từ mẹ truyền sang bé, giúp con được ấm áp và cảm nhận tình yêu thương của mẹ nhiều hơn. 

2.2.2. Vệ sinh sau khi tắm 

Thực tế sau khi tắm, việc nước đọng lại tại các cũng mắt, mũi, tai là không thể tránh khỏi. Tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến viêm nhiễm, vì vậy mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ cho bé tại các vị trí này sau tắm. 

  • Vệ sinh mắt: Mẹ dùng miếng bông, tẩm thêm nước muối sinh lý để lau khóe mắt của trẻ. Mỗi mắt sử dụng 1 miếng bông gạc khác nhau để tránh nhiễm bẩn từ mắt này sang mắt khác.
  • Vệ sinh mũi: Dùng tăm bông nhỏ có tẩm nước muối sinh lý hoặc nước ấm, vệ sinh phần lỗ mũi của bé, tránh đưa sâu vào phía trong vì sẽ gây khó chịu và tổn thương phần niêm mạc mũi của bé. 
  • Vệ sinh tai: 
    • Vành tai: Mẹ dùng bông gạc sạc để lau phần nước đọng lại ở phần vành tai của bé. 
    • Phần ống tai: Mẹ nhỏ nước muối sinh lý vào tăm bông, lắc nhẹ cho ráo sau đó vệ sinh ống tai cho bé. Mẹ thao tác nhẹ, không đưa vào sâu vì dễ gây thủng màng nhĩ, mỗi bên tai mẹ dùng 1 đầu tăm bông khác nhau để tránh nhiễm bẩn, vi khuẩn từ tai này sang tai khác. 

3. Câu hỏi thường gặp khi tắm cho bé 3 tháng tuổi

3.1. Bé 3 tháng tuổi nên tắm bao lần/tuần?

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nên được tắm hàng ngày để làm sạch bụi bẩn, cặn mồ hôi,… Tuy nhiên vào những ngày bé bị ốm, ho, sổ mũi, mẹ không nên tắm mà chỉ lau người con thôi. Khi lau mẹ chú ý những vị trí có nhiều nếp gấp dễ bẩn như nách cổ, bẹn, bàn tay, bàn chân,… 

Mẹ xem thêm:

Nên tắm cho bé hàng ngày để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn, cặn mồ hôi
Nên tắm cho bé hàng ngày để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn, cặn mồ hôi

3.2. Nhiệt độ khi tắm cho bé 3 tháng tuổi là bao nhiêu?

Với cấu trúc da mỏng chỉ bằng ⅓ lần người lớn, bé dễ mất nhiệt nóng từ cơ thể ra bên ngoài hơn khi gặp thời tiết lạnh. Đồng thời, hệ điều hòa thân nhiệt của bé chưa hoàn thiện, lớp mỡ dưới da ít nên khả năng sinh nhiệt kém. Do đó, trẻ rất dễ nhiễm lạnh, bị cảm lạnh, đặc biệt gặp các bệnh về hô hấp nếu như mẹ không biết cách giữ ấm cho con. Bởi vậy, nhiệt độ phòng tắm, nhiệt độ nước tắm là những thông số mẹ cần lưu ý. 

Theo ý kiến của chuyên gia, nhiệt độ phòng tắm gần với nhiệt độ cơ thể bé là thích hợp nhất (khoảng 37 độ C), nhiệt độ thấp nhất khoảng 25 độ C. Với thời tiết mùa đông, mẹ bật lò sưởi trước 30 phút để đảm bảo nhiệt độ phòng trong khoảng 28-30 độ C, tránh gió lùa trực tiếp. Vào mùa hè, mẹ nên tắm bé trong phòng kín, không bật điều hòa hoặc để quạt thổi trực tiếp vào chậu tắm. 

Ts. BS Lê Minh Trác (viện Phụ Sản Trung ương) khuyến cáo nhiệt độ nước tắm thích hợp là 35 – 38 độ C. Khoảng nhiệt độ này gần với nhiệt độ cơ thể bé, không quá nóng cũng không quá lạnh, giúp giữ cho bé không bị lạnh khi tắm và cũng đồng thời giúp bảo vệ làn da của bé không bị khô hay tổn thương khi tắm.

3.3. Nên tắm cho bé 3 tháng tuổi trong bao lâu? 

Thực tế các bé 3 tháng tuổi không nên ngâm mình quá lâu trong nước tắm do khi ngâm quá lâu, nhiệt độ nước tắm giảm dễ dẫn đến nhiễm lạnh. Thời gian ngâm nước tắm phù hợp với bé là khoảng 5 phút. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để làm sạch cơ thể và nước vẫn giữ được nhiệt độ trong khoảng thích hợp.

4. Một số lưu ý khi tắm cho bé 3 tháng tuổi

Tắm cho bé 3 tháng tuổi giúp da bé sạch sẽ, khỏe mạnh và đây cũng là thời điểm cả 2 mẹ con được âu yếm, mẹ được quan sát kỹ hơn sự phát triển toàn diện của bé. Vậy có lưu ý gì để cả mẹ và con đều vui vẻ, thoải mái nhất khi tắm? Mẹo nhỏ cho mẹ: 

  • Nước trong chậu tắm từ 5 – 8 cm nước: Bé vẫn chưa đủ cứng cáp để ngồi và khi tắm mẹ vẫn nằm ngửa. Do đó việc để nước trong chậu từ 8-10cm sẽ tránh tình trạng bé bị sặc nước, đảo bảo an toàn khi tắm.
  • Không tắm khi bé ăn no: Tắm sau khi bé vừa ăn no dễ gây sặc sữa, nôn, trớ,…. Tốt nhất, bé được tắm trước khi ăn khoảng 30 phút, hoặc nếu bé vừa ăn xong, mẹ đợi khoảng 1 – 2 tiếng rồi mới tắm nhé!
  • Tắm vào thời điểm ấm nhất trong ngày: Cơ thể của bé 3 tuổi rất nhạy cảm với nhiệt, do đó nên tắm vào thời điểm ấm, ổn định nhất trong ngày ( 9 -11 giờ, 14 – 16 giờ).
  • Tạo thói quen tắm, ăn, ngủ, chơi đúng giờ: Theo các chuyên gia, việc tạo thói quen này rất quan trọng với sự phát triển đầu đời của bé. Việc này vừa giúp bé có thói quen sống tốt vừa giúp mẹ nhàn hơn trong việc chăm bé.
  • Cẩn thận khi lựa chọn loại dầu tắm: Da của bé sơ sinh 3 tháng vừa mỏng, khô, liên kết màng bảo vệ trên da còn yếu. Nếu mẹ sử dụng các loại nước tắm có xà phòng tạo bọt, chất tạo mùi thơm, phẩm màu hóa học sẽ gây kích ứng, da bé khô hơn. Bởi vậy, nước tắm thảo dược lành tính sẽ là giải pháp phù hợp nhất cho bé 3 tháng. Nước tắm từ “mẹ thiên nhiên” không chỉ an toàn, thân thiện với cấu trúc da chúng còn cung cấp thêm kháng sinh tự nhiên, vitamin,… để tăng cường cơ chế tự bảo vệ cho da bé, từ đó ngăn ngừa được các vấn đề như hăm tã, viêm da, rôm sảy,… 

Một trong những sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng nhất hiện nay là Dr.Papie. Sản phẩm duy nhất trên thị trường chứa Trà Shan tuyết chuẩn Hữu Cơ  châu Âu. Nước tắm Dr.Papie là công thức kết hợp từ trà Shan tuyết với 8 thảo dược quý khác như trầu không, kinh giới, mướp đắng,… Với nguồn gốc 100% từ thảo dược, sản phẩm được Sở Y Tế Hà Nội kiểm nghiệm đạt chuẩn: 

  • Nước tắm không xà phòng, không kích ứng, không cay mắt.
  • Mùi thơm tự nhiên từ sả chanh, tinh dầu tràm đảm bảo an toàn với khứu giác và thần kinh của bé. 
  • pH cân bằng với pH da trẻ, tránh gây khô hoặc làm thay đổi lớp màng ngoài của da.
  • Làm sạch, tăng cường cơ chế tự bảo vệ giúp ngăn ngừa hăm tã, rôm sảy, mụn nhọt,..
  • Làm sạch lông măng, vảy cứt trâu da đầu (tiêu chí này rất quan trọng với bé 3 tháng tuổi) 

Bật mí nhỏ với mẹ, nước tắm Dr.Papie còn có thêm tinh dầu tràm giúp giữ ấm, phòng cảm cho bé trong suốt quá trình tắm. Với mẹo nhỏ này của nhà sản xuất, cả mẹ và bé đều cảm thấy yên tâm hơn nhiều!

Nước tắm gội thảo dược Dr. Papie
Dr.Papie – sản phẩm nước tắm được các chuyên gia tin dùng

Hy vọng với cách tắm cho bé 3 tháng tuổi ở trên, mẹ đã biết cách tắm cho bé sạch sẽ, an toàn. Ngoài ra, mẹ có thể truy cập vào mục Chia sẻ kinh nghiệm của website Thảo dược tắm bé để tham khảo thêm nhiều kiến thức chăm con hữu ích mẹ nhé!

24 thoughts on “Mách mẹ cách tắm cho bé 3 tháng tuổi an toàn, đơn giản

  1. Avatar
    Nguyễn Dung says:

    Sử dụng nước tắm Dr Papie mình đã yên tâm hơn, nước tắm giúp da con sạch sẽ, mềm mại, có tinh chất dầu trầm còn giữ ấm cơ thể con sau khi tắm.

  2. Avatar
    Băng Ngọc says:

    Nhà mình cũng đang tắm ns cho con nước tắm thảo dược Dr papie nè.Mình mới sinh con đầu lòng tắm cho con còn lóng ngóng quá bé nhà mình cũng dc gần 3 tháng rồi mình sẽ làm theo cách mà viết đã chia sẻ

  3. Avatar
    Hoàng Thái says:

    Đối với bé mình luôn phải cẩn thận và lựa chọn nước dr papie để tắm cho con, an toàn hơn sạch sẽ hơn và mùi thảo dược làm con khỏe mạnh hơn

  4. Avatar
    haidung says:

    Mình lúc này đã tự tắm được cho con. Bé thích nước cười toe. Yêu lắm mình hay tắm bằng nước tắm thảo dược DrPapie. Cả 2 mẹ con đều thích mùi thơm tự nhiên dễ chịu lắm

  5. Avatar
    An vương says:

    Nhà mình đang cho bé dùng nước tắm drpapie từ lúc mới sinh luôn ạ,nước tắm trị rôm sảy cho bé rất tốt nên mình rất yên tâm khi cho con dùng

  6. Avatar
    Kim thao says:

    Mùa hè này nhà mình không thể thiếu nước tắm dr papie trong nhà để dùng cho các con.vì mùa này các con đổ mồ hôi rất nhiều phòng chống cảm mạo cho các con rất tốt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook